ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành, quản lý và phát triển thị trường tài chính. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần lành mạnh hoá thị trường tài chính. Cụ thể, nội dung công việc thay vì được thực hiện bởi con người, được thực hiện bởi trí tuệ nhân tạo, các kỹ thuật phân tích mới sẽ nâng cao tính minh bạch, quy chuẩn hoá và tự động hoá việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính (EY, 2017). Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình hội nhập tài chính sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cùng với những giải pháp công nghệ được áp dụng ngày một hiện đại và hiệu quả.
5.1.2. Bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tình trạng đói nghèo và quá trình hội nhập tài chính của các quốc gia khu vực châu Á và toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương giảm 6,0%
- 9,5% vào năm 2020 so với dự báo trước COVID-19 (ADB, 2021). Thiệt hại kinh tế toàn cầu có thể lên tới 4,8 nghìn tỷ - 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2020, trong đó khu vực châu Á đang phát triển chiếm 1,4 nghìn tỷ - 2,2 nghìn tỷ USD, hay khoảng 28%. Vào cuối năm 2020, cuộc khủng hoảng đã đẩy thêm 78 triệu người xuống dưới mức nghèo khổ 1,90 USD một ngày. Các biện pháp được thực hiện để phòng ngừa đại dịch COVID
-19 đã dẫn đến sự sụt giảm lượng kiều hối và việc đóng cửa của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Giảm số lượng việc làm là một vấn đề hết sức nghiêm trọng khiến tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao mới ở nhiều quốc gia. Giá lương thực tăng, thu nhập hộ gia đình giảm và chuỗi cung ứng thực phẩm bị gián đoạn làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu thốn của cá nhân, hộ gia đình nghèo.
Theo báo cáo của ADB (2021), trong và sau đại dịch Covid 19, xu hướng của các khoản đầu tư xuyên biên giới có thể được khái quát thông qua “hoạt động” của dòng vốn FDI vào Châu Á giảm 7,7% trong năm 2020 so với năm 2019 ở mức 510,5 tỷ USD, trong khi FDI toàn cầu tăng tăng 3,0%, dòng vốn đầu tư cả toàn cầu và khu vực có thể sẽ giảm hơn nữa kể từ năm 2020. Sự sụt giảm FDI vào Châu Á trong năm 2020 chủ yếu là do nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm điện tử và ô tô suy yếu, và do căng thẳng thương mại kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2020, thị phần FDI nội khối của châu Á vẫn ổn định ở mức 51,7%. Thu nhập tái đầu tư toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong thời kỳ đại dịch bằng khoảng một nửa so với năm 2019, có thể sẽ là nguyên nhân gây ra xu thế giảm FDI trong thời kỳ tới. Các nền kinh tế Châu Á là một
trong những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm kể từ quý đầu tiên của năm 2020. Các khoản đầu tư mới, sáp nhập và mua lại trong khu vực năm 2020 giảm lần lượt 35,2% và 27,8% so với năm ngoái (so với mức giảm toàn cầu là 27,0% và 49,2%). Trên toàn cầu, cũng như trong khu vực, đầu tư vào than, dầu và khí đốt, khách sạn và du lịch, bất động sản, nghỉ dưỡng, giải trí và giao thông đã giảm đáng kể trong năm 2020.
Đầu tư ra nước ngoài của Châu Á tăng 4,3% kể từ năm 2019, ở mức 531,4 tỷ USD, chiếm 40,5% các khoản đầu tư ra nước ngoài toàn cầu. Tuy nhiên, đầu tư ra nước ngoài giảm kể từ quý đầu tiên của năm 2020. Trong bối cảnh đại dịch, đầu tư ra nước ngoài của Châu Á giảm đối với các lĩnh vực mới và với hoạt động sáp nhập và mua lại với mức giảm 27,0% và 64,3% trong năm 2020. Đầu tư xuyên biên giới của Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải và kho bãi, hóa chất và linh kiện điện tử giảm sút. Trên toàn cầu, một số quốc gia đã thắt chặt các biện pháp chọn lọc FDI để bảo vệ các ngành chính khỏi sự thống trị bởi các quốc gia mạnh hơn trong bối cảnh đại dịch. Ở một số quốc gia khác, hành động này cũng nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng. Tuy nhiên, các hạn chế về quản lý FDI có thể cản trở dòng vốn FDI toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Đánh Giá Tác Động Của Hội Nhập Tài Chính Đến Tình Trạng Đói Nghèo
- Mô Tả Thống Kê Dữ Liệu Nghiên Cứu Trong Mô Hình
- Ước Lượng Mô Hình Bằng Phương Pháp Moment Tổng Quát
- Tối Ưu Hoá Lợi Ích Của Mở Cửa Thương Mại Đối Với Giảm Nghèo
- Banerjee, Abhijit & Andrew Newman (1993), “Occupational Choice And The Process”, Journal Of Political Economy, Volume 101, Number 2Apr.
- Calderon.c & Liu.l (2003), “The Direction Of Causality Between Financial Development And Economic Growth”, Journal Of Development Economics, Elsevier, Vol. 72(1), Pages 321-334, October.
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Xu hướng gia tăng các “lỗ hổng” tài chính trong và sau đại dịch: Suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra trong năm 2019 dẫn đến sự thay đổi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư và sự gia tăng biến động tài chính, điều này tạo ra xu hướng dịch chuyển dòng vốn đến các nơi an toàn và xu hướng thắt chặt các điều kiện thanh khoản cho các nền kinh tế thị trường mới nổi. COVID-19 đang thử nghiệm khả năng phục hồi tài chính của Châu Á. Khi các điều kiện thanh khoản được thắt chặt và sự căng thẳng thị trường tài chính xuất hiện, vào giữa tháng 3 năm 2020, giá cổ phiếu trong khu vực đã giảm khoảng 30% ở một số thị trường so với đầu năm 2020. Đồng tiền của một số quốc gia trong khu vực cũng trở nên suy yếu, trong khi đó dòng vốn danh mục đầu tư đảo chiều, với dòng chảy ra là 57 tỷ USD, trong quý đầu tiên của năm 2020. Tuy nhiên, các phản ứng chính sách nhanh chóng của các cơ quan chức năng trong khu vực (và trên toàn cầu) đã giúp giảm bớt điều kiện thanh khoản và tâm lý nhà đầu tư khôi phục vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, rủi ro về thanh khoản thắt chặt hơn và việc các nhà đầu tư giảm khẩu vị rủi ro vẫn đang có xu hướng tăng từ nửa cuối năm 2020 trong bối cảnh số lượng ca nhiễm bệnh trên toàn cầu ngày càng gia tăng.
Tỷ lệ nắm giữ tài sản và nợ nước ngoài của châu Á tăng kể từ năm 2019, sau khi giảm nhẹ vào năm 2018, các nhà đầu tư trong khu vực tiếp tục nắm giữ nhiều tài sản và nợ bên ngoài khu vực hơn trong phạm vi Châu Á. Chính vì vậy, trong bối cảnh những
bất ổn toàn cầu chung và các phản ứng chính sách đồng thời, tác động của các cú sốc bên ngoài đối với sự biến động trong lợi nhuận giá tài sản của châu Á đã tăng mạnh và lớn hơn mức độ tác động của các cú sốc trong khu vực. Tính đến cuối năm 2019, các nhà đầu tư Châu Á tiếp tục nắm giữ tài sản và nợ ngoài khu vực nhiều hơn đáng kể với tỷ lệ gấp khoảng 2 lần so với trong khu vực. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận thị trường tài chính của khu vực Châu Á với bên ngoài cao hơn. Tuy nhiên, gần 50% số tài sản nước ngoài và 25% nợ phải trả nước ngoài của châu Á được tính bằng đô la Mỹ. Điều này phản ánh sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính quốc tế và sự phụ thuộc của châu Á vào đồng đô la Mỹ cho các giao dịch tài chính và thương mại xuyên biên giới.
Đại dịch đã bộc lộ một số rủi ro tài chính tiềm ẩn mà các nhà hoạch định chính sách nên đề phòng để bảo vệ sự ổn định tài chính khu vực. Mặc dù những căng thẳng trên thị trường tài chính ban đầu đã nhanh chóng được giải quyết thông qua các biện pháp can thiệp chính sách nhanh chóng và tích cực, trên toàn cầu cũng như trong khu vực, các nhà hoạch định chính sách của khu vực vẫn cần cảnh giác và giám sát các rủi ro kinh tế và tài chính tiềm ẩn. Các phản ứng chính sách, dẫn đầu bởi các hỗ trợ tài khóa tích cực trong thời kỳ đại dịch, mặc dù cần thiết và thích hợp nhưng có thể đẩy nhanh quá trình tích lũy nợ ở các nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng nợ sau đại dịch. Những rủi ro liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng và tích lũy nợ của các hộ gia đình và các tổ chức phi tài chính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại và sự phục hồi kinh tế trong khu vực. Đồng thời, sự lo ngại về dịch bệnh đã khiến thay đổi thói quen của người tiêu dùng, bao gồm cả việc sử dụng dịch vụ tài chính. Thay vì thực hiện các giao dịch truyền thống, tại các địa điểm cụ thể, xu thế sử dụng các dịch vụ tài chính trên các thiết bị điện tử, có kết nối mạng Internet đã gia tăng. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, về quy định pháp lý về trình độ, nhận thức, tâm lý của người dân đã khiến việc tiếp cận dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số trở nên rất khó khăn. Hơn nữa, đại dịch đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương về cấu trúc của hệ thống ngân hàng thương mại châu Á do tính thanh khoản không phù hợp với sự gia tăng các hoạt động quốc tế và sự phụ thuộc về tài trợ bằng USD của các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ. Phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn này đòi hỏi tăng cường hợp tác tài chính khu vực để bảo vệ sự ổn định và khả năng phục hồi tài chính của khu vực. Trong khi điều quan trọng là phải mở rộng và làm sâu thêm thị trường vốn nội tệ, khu vực cần theo đuổi các cải cách hơn nữa và tăng cường nỗ lực củng cố mạng lưới an toàn tài chính.
5.1.3. Định hướng hợp tác và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển khu vực Châu Á sau đại dịch COVID-19
Đại dịch bệnh COVID-19 gây ra đã ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống kinh tế và y tế trên toàn thế giới, làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động kinh tế, tài chính và thương mại xuyên biên giới của Châu Á, đồng thời bộc lộ các lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, trước khi bùng phát đại dịch, trong hơn nửa thế kỷ, châu Á được hưởng lợi đáng kể từ mở cửa đầu tư và thương mại, với chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực và sức hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Đại dịch đang diễn ra nhấn mạnh nhiều hơn tầm quan trọng và những lợi ích của sự tiến bộ trong công nghệ, tăng cường số hóa và gia tăng dịch vụ thương mại trong việc kết nối nền kinh tế toàn cầu và cung cấp các hình thức liên kết toàn cầu mới. Tăng cường những thay đổi mang tính cấu trúc này có thể là cơ sở của sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, nhanh chóng và bền vững. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tạo cơ hội cho sự hợp tác toàn cầu và khu vực bền chặt hơn để (i) ngăn chặn COVID-19 cũng như các đại dịch khác có thể xảy ra trong tương lai,
(ii) tăng cường chuỗi cung ứng toàn cầu cho các mặt hàng thiết yếu (bao gồm cả thực phẩm, vật tư y tế và vắc xin), và (iii) làm cho thế giới trở nên an toàn hơn trước các hiểm họa thiên nhiên và đại dịch bằng cách khuyến khích đầu tư vào các dự án có tác động xã hội và lợi nhuận kinh tế cao.
Theo báo cáo của ADB (2010), ba nội dung của hợp tác Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm sự dịch chuyển của con người, cơ sở hạ tầng và sự kết nối, thương mại và đầu tư sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập khu vực. Kể từ năm 2019, mức độ hội nhập khu vực nhìn chung đã tăng lên đối với hầu hết các các tiểu vùng Châu Á, trong đó khu vực Đông Nam Á vẫn là khu vực hội nhập nhất, được thúc đẩy bởi thương mại và đầu tư và sự di chuyển của con người. Trên toàn thế giới, châu Á vẫn hội nhập cao, chỉ kém liên minh Châu Âu. Khuôn khổ hợp tác mới bổ sung thêm hai nội dung hợp tác mới: (i) công nghệ và kết nối kỹ thuật số, và (ii) hợp tác môi trường và hàng hóa công cộng của khu vực. Nhìn chung, xu hướng chia sẻ công nghệ (bao gồm cả hợp tác khu vực trong kết quả nghiên cứu và các ứng dụng bằng sáng chế), và kết nối kỹ thuật số (bao gồm cả khả năng thâm nhập internet và băng thông), đã được cải thiện trong Châu Á trong 15 năm qua.
Yếu tố địa lý đóng một vai trò trong việc hội nhập của nền kinh tế châu Á với các nền kinh tế khác trong khu vực. Ở châu Á, mức độ hội nhập khu vực cao tập trung ở Đông Nam Á, trong khi các nhóm nước có mức độ hội nhập khu vực thấp được tìm thấy ở các nền kinh tế khó khăn về địa lý, chẳng hạn như các quốc gia giáp biển ở Trung
Á và các quốc gia giáp biển ở Thái Bình Dương. Ảnh hưởng đáng kể của vị trí địa lý đến mức độ hội nhập khu vực của một quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp và hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia một cách chặt chẽ hơn.
5.2. Khuyến nghị chung đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á
Căn cứ vào nghiên cứu định tính, định lượng về hội nhập tài chính, tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo, căn cứ vào bài học kinh nghiệm về hội nhập tài chính của một số các quốc gia, căn cứ vào bối cảnh khu vực và thế giới, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động tích cực của hội nhập tài chính đến việc giảm tình trạng đói nghèo của các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á. Cụ thể như sau:
5.2.1. Khuyến nghị với chính phủ các nước đang phát triển khu vực Châu Á
5.2.1.1. Hoàn thiện lộ trình hội nhập tài chính một cách an toàn và hiệu quả
Việc phân tích định tính ở Chương 3 và phân tích định lượng ở chương 4 đều đưa ra kết luận chung rằng hội nhập tài chính tác động tích cực đến quá trình giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm quốc tế cũng đã chỉ ra rằng hội nhập tài chính có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào lộ trình và tốc độ của quá trình hội nhập. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, và một số kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển trên thế giới, luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách về hoàn thiện lộ trình hội nhập tài chính một cách an toàn và hiệu quả, gồm (i) Chính phủ các quốc gia cần đảm bảo tuân thủ trật tự của quá trình hội nhập tài chính; (ii) Các chính phủ cần có các biện pháp thích hợp chống lại bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro hệ thống có thể phát sinh từ quá trình hội nhập tài chính, bao gồm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Một thách thức quan trọng đối với quá trình hội nhập tài chính là khai thác lợi ích đồng thời giảm thiểu rủi ro. Các quốc gia nên thực hiện hội nhập tài chính từng bước theo lộ trình, cần thiết phải lập trình tự cẩn thận và tuân thủ các điều kiện tiên quyết trước khi chuyển sang bước tiếp theo một cách an toàn. Cụ thể, các quốc gia nên thực hiện cải cách thị trường tài chính nội địa, phát triển cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính, tự do hoá hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách thả nổi có điều tiết. Các chính phủ nên từng bước thực hiện tự do hoá khu vực ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán, các dịch vụ tài chính, tự do hoá tài khoản vãng lai. Đặc biệt, song song với các bước trên, lộ trình tự do hoá tài khoản vốn cần thực hiện một cách cẩn trọng. Đó là việc tự do hóa dòng chảy dài hạn nên được tiến hành trước dòng chảy ngắn hạn và đầu tư trực tiếp nước ngoài trước khi đầu tư danh mục. Chính phủ nên có những cải cách
nhằm tăng tính đa dạng trong hệ thống tài chính bằng cách giới thiệu các công nghệ và công cụ mới, cũng như các kỹ năng và phương thức quản lý rủi ro mới, củng cố cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính và thúc đẩy cạnh tranh sẽ nâng cao hiệu quả. Tự do hóa khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế thông qua việc áp dụng các yêu cầu kế toán và công bố thông tin mới cũng như sửa đổi các quy định lỗi thời và các thỏa thuận giám sát không hiệu quả để có thể cải thiện kỷ luật tài chính. Đồng thời, các quốc gia tiếp tục duy trì một số hạn chế để có thể cung cấp các biện pháp bảo vệ hợp pháp chống lại đầu cơ và ngăn ngừa sự hình thành rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Điều này bao gồm các hạn chế đối với việc sử dụng nội tệ ở nước ngoài và cho vay nước ngoài bằng nội tệ cũng như những giới hạn về khả năng phòng ngừa rủi ro ngoại tệ của các nhà đầu tư. Những hạn chế này trong tương lai có thể phải loại bỏ dần đề đáp ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập tài chính. Tuy nhiên, những hạn chế này cần được duy trì cho đến khi các khuôn khổ chính sách tài chính và kinh tế vĩ mô được nâng cấp đầy đủ.
5.2.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tích cực quá trình giảm tình trạng đói nghèo từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Cơ sở lý thuyết chỉ ra rằng hội nhập tài chính có thể tác động tích cực đến tình trạng đói nghèo thông qua tăng trưởng và phát triển tài chính. Bên cạnh đó, kết quả định tính và định lượng rút ra từ Chương 3 và Chương 4 của luận án về thực trạng hội nhập tài chính tác động đến sự đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều tích cực giữa hội nhập tài chính và việc giảm đói nghèo. Trong nghiên cứu, chỉ số về tổng tài sản và nợ nước ngoài đối với GDP đã được sử dụng đo lường mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018. Trong đó, FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và nợ nước ngoài hay nói cách khác FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập tài chính và xoá đói giảm nghèo ở nhóm nước này. Chính vì vậy, một vài khuyến nghị chính sách đối với chính phủ được đưa ra dưới đây nhằm giúp những người có thu nhập thấp trong xã hội nhận được nhiều lợi ích từ dòng vốn này.
Thứ nhất, cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách có chọn lọc thì cần tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng cho người nghèo như là một giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người nghèo tham gia và đón nhận những lợi ích từ các dòng vốn đầu tư trực tiếp. Theo như kết quả phân tích định tính ở chương 3, chỉ số học vấn của các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á đã được cải thiện trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với chỉ số trung bình của thế giới chính vì vậy chính phủ các quốc gia đang phát triển khu vực này cần có các chính sách cải thiện giáo dục nhằm khai thác tiềm năng từ FDI.
Ngoài ra, ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á, tỷ lệ người dân có mức thu nhập thấp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là cao. Khi các quốc gia đón nhận dòng vốn FDI, ruộng đất sẽ được thay thế bởi các nhà máy, doanh nghiệp FDI. Vậy để người nghèo có thể đón nhận lợi ích trực tiếp từ FDI bằng việc tham gia đội ngũ lao động của các doanh nghiệp FDI thì một vấn đề cấp thiết đặt ra là người nghèo cần thiết được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Việc thiếu tri thức và kỹ năng, những người nghèo sẽ không đạt được những yêu cầu công việc từ các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến thất nghiệp và không thể cải thiện được thu nhập, chất lượng cuộc sống. Một khuyến nghị đối với chính phủ các nước đang phát triển khu vực Châu Á là sự thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa các trung tâm đào tạo và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chương trình đào tạo cần được bổ sung và cập nhật những kiến thức khoa học công nghệ, những kỹ năng lao động từ căn bản và nâng cao để những người có thu nhập thấp có cơ hội làm việc trong lĩnh vực khác nhau, đặc biệt lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Trong thực tế, công nghệ cũng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong hoạt động gia công ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á như Philippines và Ấn Độ, tạo ra những công việc mới và được trả lương cao hơn cho người dân. Làm việc tự do trực tuyến cũng cung cấp cho người lao động quyền truy cập vào các thị trường việc làm toàn cầu và lớn hơn, từ đó cải thiện thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát hay đảm bảo các nguồn thu từ thuế và các nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp FDI không chỉ giúp môi trường kinh doanh/cạnh tranh trở nên bình đẳng, minh bạch và công bằng mà còn giúp thực hiện các chương trình của chính phủ trong việc phát triển mạng lưới an toàn và cải thiện các phúc lợi xã hội cho những người nghèo. Những hoạt động này có tác dụng tích cực và rõ rệt đối với việc xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, chính phủ cần khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài vào phúc lợi xã hội giúp làm giảm gánh nặng của ngân sách chính phủ trong việc hỗ trợ người nghèo những điều kiện cơ bản và cần thiết để vượt qua các khó khăn khi xảy ra những biến động tiêu cực trong nền kinh tế gây ra bởi đại dịch, thiên tai, lạm phát v.v…, Ngoài ra, chi tiêu của chính phủ có tác động lớn đến tình trạng đói nghèo. Chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, và ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để tạo điều kiện phát triển cho những người có thu nhập thấp trong xã hội trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
5.2.1.3. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững
Kết quả phân tích định tính và định lượng đều chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực tới giảm nghèo. Tuy nhiên, mức độ giảm nghèo phụ thuộc vào cách
phân phối thu nhập thay đổi theo tăng trưởng. Như vậy, chính phủ cần tập trung xây dựng các chính sách hướng tới tăng trưởng đều đặn và đảm bảo công bằng xã hội để tối ưu hoá lợi ích dành cho người nghèo.
Thứ nhất, các chính phủ chủ động trong việc lên kế hoạch hành động để đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. Các chuyển đổi liên quan đến tăng trưởng thường kéo theo sự dịch chuyển sản lượng từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Các quốc gia có tỷ trọng ngành nông nghiệp cao sẽ chuyển đổi các nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp lạc hậu thành các nền kinh tế có nền nông nghiệp có năng suất cao hơn, và vai trò của các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ lớn hơn trong việc tăng sản lượng và số lượng việc làm. Đối với các nước này, kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy rằng cần chú ý để tạo và duy trì các điều kiện phần cứng và phần mềm tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế của họ trong nước, khu vực và toàn cầu. Để có thể tạo ra sự tăng trưởng bền vững, chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn con người và kỹ năng, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế của hầu hết các nước có thu nhập dưới mức trung bình hiện đã hội nhập tốt với khu vực và toàn cầu và trở thành một phần không thể thiếu của mạng lưới sản xuất quốc tế, và có thể thấy hội nhập là một nguồn chính đóng góp cho sự tăng trưởng gần đây của các quốc gia này. Để phát huy tác động tích cực này, các nước này cần quan tâm nhiều hơn đến hội nhập kinh tế trong nước, bao gồm sự hội nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, không chỉ giúp giảm thiểu bất bình đẳng, mà còn góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Các chính phủ cần tiếp tục nỗ lực trong việc cải thiện kết nối trong nước với khu vực và mở rộng năng lực của các thành phố và các thị trấn để tiếp nhận lao động nhập cư thông qua đầu tư công, quan hệ đối tác công và tư, và các chính sách công. Với biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang trở thành những vấn đề được toàn cầu quan tâm, sự can thiệp của chính phủ trong việc kiểm soát môi trường là điều kiện cần thiết để duy trì nền kinh tế tăng trưởng ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, tăng trưởng cao và bền vững tạo ra cơ hội việc làm hiệu quả phải được thúc đẩy bởi một khu vực tư nhân năng động thông qua cạnh tranh thị trường và các biện pháp khuyến khích dựa trên thị trường. Vai trò trung tâm của chính phủ là phát triển và duy trì một môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh và khởi nghiệp tư nhân bằng cách loại bỏ các yếu tố trở ngại của thị trường, sự yếu kém về thể chế và những bất cập về chính sách.
Thứ hai, chính phủ nên thúc đẩy hoà nhập xã hội cho những người nghèo bằng việc tăng cường đầu tư vào ba lĩnh vực cộng đồng: (i) đầu tư vào giáo dục, y tế và các