Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 10


Phụ lục 6: Dự án cải thiện hạ tầng giao thông ĐBSCL

Dự án sẽ được triển khai thực hiện 2 giai đoạn, bắt đầu vào tháng 4 - 2008 và kết thúc vào tháng 9 - 2013, chia thành 4 hợp phần:

+ Hợp phần A: Xây dựng các tuyến quốc lộ 53, 54 và 91.

+ Hợp phần B: Hành lang các tuyến đường thủy xuyên Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và duyên hải phía Nam.

+ Hợp phần C: Các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương.

+ Hợp phần D: Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh phía Nam


Phụ lục 7: Báo chí

Bát nháo lễ hội Vía bà chúa Xứ núi Sam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

(Dân trí) - Năm nay, lễ hội Vía bà Chúa xứ núi Sam là một trong những sự kiện của Năm du lịch quốc gia Me Kong - Cần Thơ 2008. Nhưng chưa đến ngày khai hội mà hàng loạt dịch vụ “chặt chém”, buôn thần bán thánh đã nở rộ bát nháo và “ngông nghênh”.

Thi nhau “chặt chém”

Miếu bà chúa Xứ nằm chót vót trên đỉnh núi Sam, thị xã Châu Đốc, một trong bảy ngọn núi hùng vĩ của An Giang, gắn với lễ hội Vía bà chúa Xứ nổi tiếng. Mỗi năm trung bình có hơn 2 triệu lượt du khách đến với lễ hội này, chủ yếu là du khách địa phương và Việt kiều.

Khách du lịch đến với miếu bà chúa Xứ phải nghỉ lại dưới chân núi rồi mới leo lên đỉnh. Bao quanh chân núi là một “quần thể” khách sạn, nhà nghỉ lèo tèo, nhếch nhác. Những nhà nghỉ ẩm thấp tối om, nặc mùi, độc mỗi chiếc quạt máy có giá 100 ngàn/đêm là nơi duy nhất du khách có thể lưu lại.

Vào cao điểm tháng tư âm lịch hàng năm, khách du lịch đến với lễ hội có thể lên tới 40.000 người/ngày. Hệ thống nhà nghỉ ở đây được “thổi” giá lên cao gấp 3-4 lần cùng với dịch vụ ăn uống giải khát “cắt cổ” nhưng du khách cũng phải cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.

Ngoài ra, người dân quanh khu du lịch này còn “khai sinh” ra những loại hình dịch vụ chẳng giống ai: cho thuê chiếu manh, võng hoặc ghế bố, mỗi loại có giá 10.000 đồng/đêm. Vào mùa cao điểm, dù tất cả các nhà dân quanh khu vực đều kinh doanh loại hình dịch vụ này nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Thế nên nhiều du khách chậm chân đành tìm đến nương náu nhờ miếu bà chúa Xứ.

Hình ảnh hàng ngàn con người nằm ngồi la liệt giữa chốn linh thiêng khiến một lễ hội mang nặng tính chất tâm linh trở nên phản cảm. Bên ngoài khuôn viên miếu, hàng chục lò heo quay hoạt động liên tục để phục vụ du khách. Heo được chủ lò mua lại của những người khách vừa cúng viếng heo sữa với giá 100 ngàn đồng/con; qua tay chủ lò, đến tay thực khách là 400 ngàn đồng/con. Cứ như vậy, nạn buôn bán đồ tế lễ ngay tại chỗ khiến hình ảnh lễ hội trở nên nham nhở.

Ngoài ra, ở đây còn có dịch vụ cho thuê heo quay để cúng với giá 50 ngàn đồng trong vòng… 5 phút. Du khách được chỉ định chỗ đặt heo cúng và đích thân bảo vệ khu lễ hội sẽ… bấm đồng hồ. Hết giờ khấn là phải mang heo xuống trả lại. Nếu du


khách mua nhang tại khuôn viên lễ hội, mỗi thẻ nhang có giá sơ sơ 10 ngàn đồng, gấp gần 10 lần giá bên ngoài.

“Thần thánh” bu như ruồi

Ngay trong khuôn viên Miếu bà chúa Xứ, có hàng chục thầy bà chuyên “nghề” giải hạn. Các “thầy” ngồi san sát nhau, kéo dài suốt từ cổng vào đến trong miếu.

Ngay tại lối đi của chùa Tân An, một trong ba ngôi chùa của khu miếu Bà, một bảng hiệu “bài trừ mê tín dị đoan” to đùng được căng trên đầu du khách. Ngay phía dưới, hai bên đường, các tiệm bói toán chen nhau hoạt động. Hàng trăm đệ tử cò mồi của các “thầy bà” sẵn sàng lôi kéo du khách vào “chốn thiêng” để gieo quẻ.

Mỗi phiếu xăm gieo quẻ ở đây được bán với giá 50 ngàn đồng, áp dụng chung cho tất cả các tiệm. Khách gieo quẻ nếu gặp hạn phải giải hạn thì mỗi “thầy” lấy mỗi giá. Đến miếu bà chúa Xứ, khách được gieo đủ thứ quẻ, giải đủ thứ hạn: Từ giàu sang, sức khỏe, hiếm muộn… cho đến sự nghiệp công danh; chuyện gì “thầy bà” cũng giải được.

Thậm chí, có người chán vợ, chán chồng được các “thầy” cho bùa để… ly hôn nhanh trong vòng một tuần, giá bùa được tính 150 ngàn đồng/ngày. Nếu là người bị vợ, chồng bỏ, các thầy cũng sẽ yểm bùa để gia đình sum họp, bùa này phải 3 tuần mới công hiệu nên giá rẻ hơn: 50 ngàn đồng/ngày.

Mỗi “thầy” ở đây cũng có những chiêu “xây dựng thương hiệu” rất riêng: nhờ người đồn chốn linh thiêng để lôi kéo khách; hạ thấp uy tín đồng sự, bôi xấu “thầy” này là ông chăn vịt, “thầy” kia vốn là bà ăn mày…

Thức thời nhất phải kể đến “thầy” Mười Kiệt, ngồi ngay cổng chùa Giác Ngộ. Thầy trao đổi quan hệ bằng “cạc-đờ-vi-sit”, soạn thảo thẻ giải xăm bằng máy tính hiện đại, viết chữ thư pháp bằng font chữ trên word. Ai bắt trúng xăm “hạ hạ” (quẻ xui), “thầy” phán nộp không dưới một triệu đồng để giải hạn. Khách được quẻ “thượng thượng” (quẻ tốt) thì “thầy” “xin” gần nửa triệu để tạ ơn thần thánh. Khách nào không có tiền thì chí ít cũng phải “hương khói” 50 ngàn đồng vào trong đĩa nếu không muốn bị thần thánh “quở”.

Được biết tình trạng bát nháo nói trên của khu du lịch Miếu bà chúa Xứ đã diễn ra từ nhiều năm nay trong sự bất lực của các cơ quan chức năng. Năm nay, lễ hội này được nâng cấp về quy mô để phục vụ năm du lịch nhưng thực trạng “chặt chém”, lừa đảo… vẫn chưa có dấu hiệu được dẹp bỏ, hứa hẹn một năm viếng bà chúa Xứ ngán ngẩm của du khách.


Rối ren vì độc quyền rọi ảnh

Do Phòng VHTT thị xã Châu Đốc (An Giang) can thiệp khiến nhiều cơ sở tráng rọi

ảnh và thợ chụp ảnh tại khu du lịch Núi Sam gặp khó khăn, phát sinh khiếu kiện


Trước đây, tại khu vực Miếu Bà Chúa Xứ, phường Núi Sam, có 4 cơ sở rọi ảnh. Việc kinh doanh của các cơ sở này theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đối tác chính của họ là các thợ nhiếp ảnh hoạt động tại địa bàn.


Miếu Bà Chúa Xứ nơi tập hợp 170 thợ chụp ảnh Hợp đồng độc quyền Năm 1

Miếu Bà Chúa Xứ, nơi tập hợp 170 thợ chụp ảnh

Hợp đồng độc quyền

Năm 1993, Đoàn Thanh niên xã Vĩnh Tế thành lập CLB Nhiếp ảnh Núi Sam, tập hợp toàn bộ thợ nhiếp ảnh để hoạt động có nề nếp trong khu vực Chùa Bà – Núi Sam. Để công bằng, việc tráng rọi ảnh cho CLB được thỏa thuận thực hiện xoay vòng cho các cơ sở rọi ảnh.


Năm 2006, UBND thị xã Châu Đốc thành lập đội nhiếp ảnh (khoảng 170 thợ) do Phòng VHTT thị xã quản lý. Lúc này, đội nhiếp ảnh vẫn thực hiện việc tráng rọi ảnh xoay vòng với các cơ sở như trước đây.


Năm 2008, do giá cả tăng cao, các cơ sở rọi ảnh đề nghị đội nhiếp ảnh thương lượng lại giá rọi ảnh. Trong khi chưa đạt được thỏa thuận, ngày 9- 4-2008, Phòng VHTT thị xã Châu Đốc chỉ đạo cho đội nhiếp ảnh ký hợp đồng rọi ảnh độc quyền với cơ sở ảnh màu Phương Thảo.


Trong hợp đồng trên có sự chứng thực, đóng dấu của Phòng VHTT thị xã Châu Đốc, do ông Giang Hưng Trí ký tên. Việc làm này của Phòng VHTT thị xã đã đẩy các cơ sở rọi ảnh khác vào tình trạng ế ẩm triền miên.


Bà Lê Hồng Ngọc, chủ cơ sở ảnh màu Phương Oanh, bức xúc: “Tốn tiền tỉ mới có được máy móc thiết bị như hiện nay. Vậy mà giờ phải trùm mền, tiền vốn không thể thu hồi, trong khi lãi suất ngân hàng ngày càng nặng thêm”.


Cũng như bà Ngọc, ông Thái Văn Đẳng, chủ cơ sở Bình Đẳng, cũng đang rơi vào tình trạng bi kịch: “Từ lúc có hợp đồng rọi ảnh độc quyền giữa ban quản lý đội nhiếp ảnh và ảnh màu Phương Thảo, các cơ sở, khác như chúng tôi chỉ còn biết đóng cửa”.

Thợ chụp ảnh kêu trời

Không chỉ các cơ sở rửa ảnh rơi vào hoàn cảnh bế tắc mà ngay cả những người thợ chụp ảnh ở khu vực miếu Bà Chúa Xứ cũng trở nên lao đao kể từ khi hợp đồng rửa ảnh “độc quyền” xuất hiện.


Ông Huỳnh Khắc Tường, thành viên đội nhiếp ảnh, bất bình: “Chỉ làm với một cơ sở, vào lúc cao điểm lượng ảnh tập trung vào rọi một nơi thì không phục vụ được. Hẹn khách 30 phút, nhưng nhiều khi phải chờ 1-2 giờ, khách bỏ ảnh thì thiệt hại thuộc về người thợ như chúng tôi. Cũng vì không đáp ứng kịp thời gian nên thợ không dám chụp. Trước đây, rọi xoay vòng thì các cơ sở luôn sẵn sàng tương trợ lẫn nhau khi có sự cố... Nhờ vậy mà ảnh luôn đến tay khách kịp thời”.


Một thành viên khác là anh Hùng Nghĩa cho rằng: “Chỉ rọi ở một cơ sở, trễ giờ, việc khách bỏ ảnh diễn ra thường xuyên, rửa ảnh ra rồi hoặc hư phim, cơ sở rọi ảnh bồi thường khoảng 6.000-7.000 đồng, trong khi vốn của tấm ảnh là 11.000 đồng, như vậy người thợ lỗ gần phân nửa”.

Bất bình trước việc làm của Phòng VHTT, các cơ sở rọi ảnh đồng loạt khiếu nại đến UBND thị xã Châu Đốc. Do khiếu nại nhiều lần mà UBND thị xã Châu Đốc chưa giải quyết hợp lý, các cơ sở rọi ảnh khởi kiện tại TAND thị xã Châu Đốc.

Tại bản án sơ thẩm ngày 18-11-2009, Tòa Dân sự TAND thị xã Châu Đốc nhận định rằng Ban Quản lý đội nhiếp ảnh không phải là cá nhân hay tổ chức kinh doanh nên không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Nhưng việc Ban Quản lý đội nhiếp ảnh là đại diện cho các nhiếp ảnh viên để giao dịch và ký hợp đồng kinh tế với ảnh màu Phương Thảo, tòa vẫn cho là hợp pháp. Bởi vậy tòa tuyên bác nguyện vọng của các nguyên đơn.


Do dịch vụ tráng rọi ảnh ở khu du lịch Núi Sam rối ren, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở tráng rọi ảnh và tập thể thợ chụp ảnh, bên bị đơn chống án.

Dự kiến, ngày 5-2 tới đây, Tòa Dân sự TAND tỉnh An Giang sẽ đưa vụ việc ra xét xử phúc thẩm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022