23
Min θ,
Với điều kiện:
-yi +Yλ≥0 θxi–Xλ≥0
∑λi = 1
λ ≥ 0 (6)
Giải bài toán (5) và (6) là tìm các giá trị θ và λ cho từng DMU với các dữ liệu đầu vào và đầu ra cho trước.
Trong mô hình DEAVRS, độ đo hiệu quả kỹ thuật TE được phân rã thành hiệu quả kỹ thuật thuần PE và hiệu quả kỹ thuật theo quy mô SE. Chính sự phân rã hiệu quả này giúp chúng ta biết được nguồn gây ra phi hiệu quả. Phi hiệu quả có thể từ phi hiệu quả kỹ thuật thuần và phi hiệu quả quy mô.
Nếu hiệu quả quy mô bằng 1, điều đó có nghĩa DMU hoạt động với quy mô tối ưu và do đó tăng năng suất của các đầu vào không thể được cải thiện bằng cách tăng hay giảm quy mô sản xuất. Hiệu quả quy mô bằng 1 chỉ khi doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện CRS. Nếu hiệu quả theo quy mô nhỏ hơn 1 chứng tỏ DMU đang hoạt động với quy mô không tối ưu và tồn tại phi hiệu quả quy mô. Phi hiệu quả quy mô có thể tồn tại trong điều kiện sản lượng tăng (IRS) hoặc sản lượng giảm (DRS) theo quy mô.
So sánh kết quả khi giải bài toán (5) và (6) xác định doanh nghiệp có tồn tại hiệu quả theo quy mô hay không nhưng không cho biết được doanh nghiệp đang ở trong điều kiện sản lượng tăng theo quy mô hay sản lượng giảm theo quy mô. Muốn biết điều này cần giải bài toán (6) với ràng buộc ∑λi ≤ 1:
Min θ,
Với điều kiện: -yi +Yλ≥0 θxi –Xλ≥0
∑λi ≤ 1
λ ≥ 0 (7)
24
Áp dụng một bộ số liệu cho 2 mô hình DEACRS và DEAVRS sẽ xác định hiệu quả theo mô hình DEACRS và DEAVRS. Sự khác nhau giữa các điểm hiệu quả kỹ thuật của một DMU cụ thể chứng tỏ DMU này có hiệu quả phi quy mô1.
1.2.4. Đề xuất mô hình đánh giá hiệu quả HĐKD
Như đã trình bày ở mục 1.2.1, 1.2.2 và 1.2.3, hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào quan điểm và khả năng thu thập dữ liệu mà các nhà nghiên cứu sẽ quyết định sử dụng mô hình nào cho phù hợp với tình huống nghiên cứu.
Trong luận văn này, căn cứ trên ưu điểm của mô hình CAMEL là có các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các NH, bên cạnh đó, khi sử dụng mô hình CAMEL việc đánh giá hiệu quả của một NH có thể thực hiện qua nhiều thời kỳ liên tiếp và dưới cùng những chỉ tiêu, tạo điều kiện để so sánh tình hình hoạt động của các NH với nhau cũng như với ngành, giúp có cái nhìn toàn diện về thực trạng hiệu quả HĐKD trong suốt thời kỳ đánh giá. Việc lượng hóa các đánh giá theo mô hình này không chỉ mang tính thống nhất mà còn có tính khách quan cao và dễ dàng tiếp thu. Hơn nữa, mô hình CAMEL gần như bao quát toàn bộ những khía cạnh cơ bản nhất trong HĐKD của mỗi NHTM, tạo điều kiện để phát hiện ra những ưu, nhược điểm của mỗi NH trong quá trình hoạt động.Như vậy, mô hình CAMEL là rất thích hợp để đánh giá hiệu quả HĐKD của SHB vì NH được đánh giá chỉ mới đi vào hoạt động sau M&A chưa quá 3 năm nên việc sử dụng mô hình định lượng thuần túy có thể không đưa ra được những kết quả chính xác hoàn toàn do chuỗi thời gian chưa đủ dài và các số liệu về tình hình hoạt động có thể chưa phản ánh được thực chất. Sử dụng mô hình CAMEL có thể giúp phân tích và đánh giá một cách toàn diện những thay đổi trong HĐKD của các NH, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại sau khi tích hợp. Đây cũng là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của SHB trong tương lai.
1 Xem phụ lục 3 : Đồ thị mô tả đường biên CSR và DRS
25
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng mô hình CAMEL trong đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM ở Việt Nam có thể gặp những khó khăn do thông tin và hệ thống sổ sách của các TCTD Việt Nam chưa đủ dữ liệu. Chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa hòa nhập hoàn toàn với các chuẩn mực quốc tế để các báo cáo tài chính theo đúng thông lệ. Chẳng hạn như việc bán nợ xấu hay tái cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam hiện chưa được được hạch toán phù hợp với thông lệ, làm việc chẩn đoán nợ xấu và đánh giá tình hình tài chính dưới các chuẩn mực CAMEL vẫn chưa được chính xác như mong đợi.
Bên cạnh sử dụng mô hình CAMEL, luận văn còn kết hợp thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng mô hình DEA nhằm bổ sung thêm các kết quả định lượng, đưa ra những số liệu cụ thể để có thể đánh giá trực quan những cải thiện hiệu quả mang tính kỹ thuật và quy mô của NH, so sánh với các NH cùng nhóm xét theo năng lực cạnh tranh qua 2 thời kỳ trước và sau sáp nhập.
26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
M&A ngành ngân hàng tại Việt Nam là xu hướng tất yếu và sẽ ngày càng phổ biến khi hệ thống tài chính phát triển. Hợp nhất giữa hai hay nhiều NH dẫn đến những thay đổi nhiều mặt trong cơ cấu điều hành và hoạt động của nó. Những biến động này sẽ tác động đáng kể lên hiệu quả HĐKD, đòi hỏi các NH phải đánh giá thật chính xác nguyên nhân, hệ quả của những thay đổi ngay sau tích hợp nhằm có định hướng phát triển đúng đắn, phát huy được hết lợi thế mà các thương vụ M&A mang lại.
Chương 1 của luận văn trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về hiệu quả HĐKD, các khái niệm theo nhiều góc độ khác nhau về hiệu quả, đặc biệt là khái niệm hiệu quả HĐKD đối với một NHTM. Qua đó, luận văn cũng đã trình bày các phương pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của NH bao gồm các phương pháp truyền thống, các mô hình định tính và định lượng được áp dụng tại Việt Nam và các nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xác định và phân tích các nguyên nhân tác động đến hiệu quả HĐKD của các NH. Dựa trên khung lý thuyết đã trình bày và điều kiện tiếp cận với nguồn dữ liệu, cũng như căn cứ vào việc đánh giá tính thích hợp của từng mô hình với đặc điểm của đề tài, luận văn đề xuất đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng SHB thông qua các chỉ tiêu của mô hình CAMEL và mô hình DEA.
Nội dung lý thuyết của chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của SHB trong giai đoạn 2008 – 2014, nhằm xem xét việc sáp nhập đã đem lại những kết quả nào, từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn của NH thời kỳ hậu M&A và đưa ra giải pháp giúp NH nâng cao hiệu quả HĐKD. Những đánh giá về thực trạng hiệu quả HĐKD của SHB sẽ được trình bày trong chương 2 của luận văn.
27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SHB SAU SÁP NHẬP
2.1. Bối cảnh và quá trình sáp nhập của SHB và HBB
2.1. 1. Bối cảnh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thương vụ sáp nhập giữa SHB và HBB đến từ sức ép về chất lượng tài sản, trong đó nổi bật là vấn đề nợ xấu ngày càng tăng đột biến đe dọa nghiêm trọng đến lợi nhuận và VCSH của ngân hàng bị sáp nhập. Vào thời điểm tích hợp, HBB là một trong chín TCTD yếu kém nằm trong lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015 của NHNN.
Bối cảnh gây ra khó khăn về tài chính cho HBB dẫn đến việc sáp nhập:
Vấn đề của HBB nằm ở danh mục cho vay khách hàng quá tập trung. HBB chủ yếu cấp các khoản vay cho các ngành như đóng tàu, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, thủy sản với tổng giá trị các khoản cho vay 50 khách hàng lớn nhất đã chiếm tới 65% tổng dư nợ cho vay của NH. Do đó, chỉ cần một vài khoản nợ xấu cũng đủ khiến HBB đứng bên bờ vực phá sản. Vinashin cùng một số khách hàng lớn khác đã khiến thương hiệu HBB biến mất trên thị trường.
Vinashin từng là cổ đông lớn của HBB, nắm giữ hơn 10% cổ phần của HBB năm 2007 và giảm xuống còn 6% vào năm 2009. Thống kê đầu năm 2012 cho thấy tổng số nợ phải trả của HBB là 33.122 tỷ đồng, trong đó có đến 16% là nợ xấu (khoảng
5.300 tỷ đồng). Trong khối nợ xấu này, có đến 3.345,347 tỷ đồng là cho Tập đoàn đóng tàu Vinashin vay (gồm: 2.745,347 tỷ đồng dư nợ cho vay, 600 tỷ đồng trái phiếu), số tiền này hầu như không đòi được. Việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin từng được coi là chính sách chủ lực của HBB, tuy nhiên việc tập trung quá nhiều vào nhóm này (3.345, 347 tỷ đồng tương đương 83% vốn điều lệ của HBB, vượt xa mức 15% quy định) dẫn đến hậu quả là: khi Vinashin rơi vào tình trạng khó khăn thì HBB cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng chi phí huy động vốn hàng năm NH phải trả để duy trì khoản dư nợ của Vinashin đã lên đến khoảng 500 tỷ đồng. Ngoài trường hợp Vinashin, một số khách hàng của ngân hàng cũng
28
gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn do tình trạng kinh tế khủng hoảng, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụ thu hẹp dẫn đến thua lỗ, doanh thu bán hàng sụt giảm.
Tuy nhiên, việc phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ 2010 - 2012 cũng phản ánh một thực tế nữa là chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của HBB chưa phát triển, công tác thẩm định và đánh giá khách hàng, quản lý sau giải ngân còn lỏng lẻo và thiếu sót dẫn đến NH không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp có vấn đề. Việc kiểm soát, giải ngân cho các khách hàng cũng không được thực hiện tốt. Công tác thẩm định tín dụng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo mà chưa đánh giá toàn diện khách hàng trên các khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, điều này cũng góp phần làm nợ xấu gia tăng khi thị trường có những thay đổi bất lợi. HBB còn chịu những tổn thất khi hệ thống quản trị rủi ro không phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận của khách hàng. Hậu quả là HBB từng liên quan đến hai vụ lừa đảo, gian lận từ phía khách hàng liên quan đến tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá.Như vậy, hoạt động quản trị điều hành không hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những tổn thất cho HBB.
Trong năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình tài chính của HBB rất kém, chất lượng tín dụng xấu, NH luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả và thực tế là đã mất khả năng thanh toán. Bên cạnh những vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng, việc quản lý danh mục đầu tư của NH cũng có nhiều bất ổn. Các khoản đầu tư của HBB vào một số công ty, tập đoàn tài chính đang có nguy cơ phá sản cũng góp phần làm trầm trọng thêm những khó khăn của HBB vào thời điểm đó. Các khoản tiền gửi liên ngân hàng của HBB tại Công ty Tài chính Cao su (270 tỷ đồng), Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ficombank (200 tỷ đồng), Công ty Tài chính Sông Đà và Công ty Tài chính Handico đã không thể rút ra được khi các đối tác cũng gặp những khó khăn về thanh khoản.
Ngoài những bất lợi nội tại, HBB còn chịu nhiều bất lợi từ môi trường bên ngoài. Áp lực tăng trưởng trong bối cảnh HĐKD của ngành bị chi phối nhiều bởi các quy định của NHNNkhiến NH thực hiện các giao dịch có rủi ro cao. Trong bối cảnh một
29
số TCTD liên tục có những đột phá về tổng tài sản và lợi nhuận, HBB phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, đặc biệt là khi NH từng có giai đoạn tạo ra lợi nhuận rất tốt, luôn duy trì tỷ lệ ROE khoảng 25% - 30%. Vì thế, để làm hài lòng cổ đông, HBB đã thực hiện một số giao dịch ủy thác với các bên thứ ba để các bên này đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhằm tạo ra lợi nhuận nhanh chóng như đầu tư vào thị trường chứng khoán, gửi tiền tại các TCTD khác với lãi suất thỏa thuận…Các khoản đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng khi thị trường đảo chiều. Thêm vào đó, do cạnh tranh khốc liệt trong việc huy động vốn giữa các TCTD có quy mô nhỏ, HBB phải chấp nhận huy động vốn với lãi suất cao nhằm thu hút và hạn chế khách hàng rút tiền ồ ạt để gửi tại các TCTD khác. Nhu cầu thanh khoản của NH luôn ở mức đặc biệt cao hơn so với các TCTD khác do có dư nợ không sinh lãi tập trung cho nhóm Vinashin quá lớn so với quy mô. Có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng kiệt quệ về tài chính của HBB trước thời điểm phải tiến hành sáp nhập thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản:
Bảng 2.1.: Các chỉ tiêu tài chính của HBB tính đến thời điểm 09/02/2012
Theo BCTC kiểm toán 2011 | BCTC kiểm toán theo chuẩn mực VAS ngày 29/2/2012 | Đánh giá đặc biệt theo dự báo mức độ rủi ro lớn nhất tại 09/02/2012 | |
Tổng tài sản | 41.285 | 36.855 | 33.307 |
Nợ phải trả | 36.892 | 33.112 | 33.112 |
Vốn chủ sở hữu | 4.051,455 | 3.741 | 195,339 |
Tỷ lệ nợ xấu | 4,42% | 16,06% | 32,06 |
Dự phòng | -292 | -495 | -2.622 |
Lợi nhuận thuần trước thuế | 310,132 | -649 | -4.197 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập - 2
- Các Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtm
- Management Ability – Năng Lực Quản Trị Điều Hành
- Đánh Giá Hiệu Quả Hđkd Của Shb Sau Sáp Nhập Theo Mô Hình Camel
- Nim Và Chênh Lệch Lãi Suất Của Shb Giai Đoạn 2010 - 2013
- Nhận Xét Về Thực Trạng Hiệu Quả Hđkd Của Shb Sau Sáp Nhập Qua Phân Tích Bằng Mô Hình Camel
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
(Đvt: tỷ đồng) Nguồn: BC của HBB
30
2.1.2. Quá trình sáp nhập SHB và HBB
Với những khó khăn nhiều mặt như đã trình bày trong mục 2.1.1, HBB phải thực hiện giải pháp bổ sung thêm vốn để NH vượt qua tình huống này và tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sau khi thảo luận, ban lãnh đạo HBB quyết định lựa chọn phương án sáp nhập do các cổ đông hiện hữu của HBB chưa sẵn sàng để góp vốn bổ sung trong giai đoạn này.Trên cơ sở đó, từ tháng 2/2012, HBB đã tích cực tìm kiếm các NH tiềm năng quan tâm đến HBB, trong đó SHB nổi bật và là NH phù hợp nhất để sáp nhập dựa trên những lý do:
SHB là đối tác có tiềm lực tài chính tốt (thể hiện qua kết quả kinh doanh khả quan trong 3 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011), có hướng phát triển mạnh thể hiện qua chiến lược ngân hàng bán lẻ, đa năng và định hướng trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trong nước và khu vực. Cách tiếp cận của SHB đối với HBB trong việc sáp nhập cũng rất thực tiễn và khả thi: theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu sau sáp nhập, SHB vẫn duy trì HBB hoạt động theo thế mạnh HBB sẵn có trong thời gian qua, SHB chỉ tham gia điều hành và kiểm soát các HĐKD của HBB, đồng thời hỗ trợ vể các hoạt động chính như hoạt động nguồn vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kế toán, công tác nhân sự và CNTT. Việc lựa chọn SHB cũng dựa trên cơ sở ngân hàng này có mô hình hoạt động tương xứng và cùng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Qua quá trình đàm phán thì tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu từ HBB sang SHB được thỏa thuận là 1:0,75.
Ngày 28/08/2012, HBB chính thức sáp nhập vào SHB theo quyết định ngày 07/08/2012 của thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó, tên tổ chức tín dụng sau khi sáp nhập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.