Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải Hà Nội.

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải là kháh hàng của Ngân hàng. Trung bình 30-40% doanh số hoạt động của Ngân hàng là phục vụ các doanh nghiệp ngành Hàng hải ( bao gồm cả hoạt động cho vay và hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, cung ứng ngoại tệ). Trong vài năm gần đây, dư nợ cho vay cuả Ngân hàng tại các doanh nghiệp ngành Hàng hải luôn luôn duy trì từ 100 - 130 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ của Ngân hàng.

Bên cạnh việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp của ngành, Ngân hàng còn rất chú trọng đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng của các khách hàng ngành Hàng hải

Về cơ sở khách hàng, ngay từ khi thành lập, Ngân hàng Hàng hải chi nhánh Hà nội đã xác định khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu, là vấn đề sống còn của mình. Chính vì thế bên cạnh việc luôn đi theo định hướng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ngành Hàng hải, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Ngân hàng còn luôn quan tâm đa dạng hoá khách hàng, thu hút các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế ở các ngành kinh tế khác có liên quan; Ngân hàng chủ trương thực hiện một chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng thị trường và từng loại khách hàng nhằm xây dựng một đội ngũ khách hàng nòng cốt và gắn bó lâu dài, với trọng tâm là các doanh nghiệp lớn.

Sau 13 hoạt động trong cơ chế thị trường với cạnh tranh gay gắt của hàng trăm ngân hàng thương mại khác, bằng sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể CBNV,với cách làm năng động, sáng tạo và bằng chất lượng phục vụ của mình, Ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng thực sự lớn mạnh thuộc nhiều ngành nghề và thành phần kinh tế khác nhau, nhưng có một điểm chung là luôn gắn bó với Ngân hàng qua những bước thăng trầm. Đây thực sự là nền tảng quan trọng nhất cho sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua, đồng thời cũng chính là cơ sở cho sự phát triển của Ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Đến nay, Ngân hàng có trên 2.000 khách hàng, trong đó chiếm một phần quan trọng là các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn thuộc các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như Hàng hải, Đường bộ, Bưu chính viễn thông, Bảo hiểm, Xây dựng, Thuỷ sản, Điện tử và tin học, Xuất nhập khẩu, và nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành kinh tế then chốt của đất nước.

Bằng các hoạt động kinh doanh và quản lý nghiệp vụ của mình Ngân hàng đã thực sự hỗ trợ khách hàng một cách có hiệu quả. 12 năm qua, trong cơ chế thị trường thời kỳ đổi mới, không ít khách hàng rơi vào tình trạng khó khăn tưởng chừng không gượng dậy nổi vì nhiều lý do khác nhau như mất thị trường tiêu thụ, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ của dịch vụ ngân hàng đều tìm thấy ở Ngân hàng một người bạn chung thuỷ, luôn sát cánh cùng họ để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vực họ vượt qua gian nan, ổn định sản xuất kinh doanh và từng bước đi lên . Trong 12 năm, đã có rất nhiều dự án và doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư của Ngân hàng Hàng hải cung cấp, các dự án đã và đang phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của Thủ đô

Thời gian tới, Ngân hàng sẽ triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm duy trì tốt đội ngũ khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới là những doanh nghiệp có tiềm năng, tăng khối lượng giao dịch đối với các khách hàng là doanh nghiệp nằm trong diện chiến lược phát triển của từng địa phương; áp dụng triệt để những ưu đãi về lãi suất, biểu phí, giảm thiểu thủ tục hành chính, ưu tiên nguồn vốn, chủ động phục vụ tại chỗ và áp dụng các tiện ích khác đối với những khách hàng màng lại lợi ích và an toàn cho Ngân hàng; Tăng cường công tác quản lý khách hàng, chú trọng hơn nữa đến công tác tư vấn cho khách

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội.


a) Huy động vốn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

Thực hiện phương châm 'Huy động vốn để cho vay" Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà Nội đã luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Với nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, vào kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam và mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước trong từng thời kỳ để đề ra biện pháp, kế hoạch huy động vốn phù hợp đạt hiệu quả cao.

Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 4

Công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng chú trọng do vậy mà tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng nên trong từng năm. Diễn biến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội trong thời gian gần đây được mô tả theo số liệu sau:


Liên tục trong nhiều năm liền Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội đã đạt vượt mức chỉ tiêu huy động vốn của mình, vốn huy động tăng qua từng năm. Nếu như năm 2000 mức vốn huy động đạt 430.488 triệu đồng thì đến năm 2001 đạt 553.576 triệu đồng tăng 123,088 triệu đồng, tăng 28,6 % so với năm 2000. Sang năm 2002 tổng vốn huy động tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng thấp hơn, tăng 77.241 triệu đồng bằng 113% so với năm 2001. Có được kết quả như vậy là sự lỗ lực không mệt mỏi của cán bộ nhân viên Ngân hàng, đặc biệt tổ dịch vụ khách hàng, Sự chỉ đạo sát sao ban lãnh đạo chi nhánh và chính sách huy động vốn hợp lý.

Về cơ cấu vốn


Theo thời hạn


Từ chỗ chỉ huy động các nguồn vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế, sang năm 2001, 2002 chi nhánh đã khai thác được các nguồn vốn dài hạn của các tổ chức kinh tế . Nguồn vốn huy động dài hạn năm 2001 đạt 127.246 triệu đồng bằng 362% so với năm 2000, năm 2002 đạt 172.049 triệu đồng tăng 35% so với năm 2001. Mặc dù tỷ trọng vốn ngắn hạn giảm dần qua các năm nhưng luôn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm 2000, 2001, 2002

lần lượt là 91,84%, 70,01%, 72,59%. Tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn nhỏ, do đó Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội khó khăn trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng chủ yếu dùng vốn do trung tâm cấp để cho vay trung và dài hạn đối với các đơn vị kinh tế.

Theo thành phần kinh tế


Nguồn vốn huy động được của Ngân hàng chủ yếu từ tiền gửi của các doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn.Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 tỷ trọng vốn huy động từ các doanh nghiệp luôn ổn định và chiếm trên dưới 85% tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng luôn trú trọng và giữ mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp. Chính vì thế mà các hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp qua Ngân hàng mang lại nguồn thu phí lớn cho Ngân hàng.

Các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế quan hệ với Ngân hàng thuộc đủ mọi thành phần kinh tế. Trong đó các doanh nghiệp thuộc các ngành Hàng hải, Giao thông vận tải, Bưu điện,... là các cổ đông góp vốn góp vốn Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Ngân hàng đã giữ được các khách hàng lớn quen thuộc với Ngân hàng và thường xuyên có số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này khi có nhu cầu về vốn thì họ lại rút một lượng vốn lớn khỏi Ngân hàng. Điều này đôi khi làm trở ngại lớn đối với Ngân hàng để đảm bảo về vốn và không bị lỗ trong kinh doanh, nhiều khi Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp khắc phục như đi vay khi thiếu vốn hoặc gửi vốn vào các ngân hàng khác khi thừa vốn.

Theo tiền tệ.


Nguồn vốn tăng hàng năm của ngân hàng chủ yếu là huy động bằng nội tệ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, có nhiều biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn ngoại tệ, song lượng ngoại tệ thu được hàng năm tăng không đáng kể. Ngân hàng không thể nâng lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ lên được; trong những năm vừa qua kinh tế thế giới tăng trưởng chậm đặc biệt kinh tế Mỹ, lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới giảm. Do đó lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ trên thị trường tiền tệ ở nước ta giảm và thấp hơn nhiều lần so với lãi suất huy động vốn bằng nội tệ. Cho nên việc gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất bằng ngoại tệ không hấp dẫn những người nắm giữ ngoại tệ. Chính vì thế mà nguồn ngoại tệ huy động được không đủ

để đáp ứng các nhu cầu tín dụng bằng ngoại tệ. Do vậy mà chi nhánh đã cần sự điều tiết ngoại tệ từ hội sở chính.

Mặc dù huy động được lượng vốn khá lớn, song lượng vốn này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Chính vì thế mà trong nhiều năm liền Ngân hàng phải sử dụng vốn vay từ các TCTD khác. Nguồn vốn vay của Ngân hàng chủ yếu được phân bổ từ trung tâm qua việc vay các ngân hàng nước ngoài để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế.

Nhìn chung công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội đã tăng trưởng và ổn định qua các năm, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng vốn. Công tác huy động vốn đóng góp quan trọng vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, công tác huy động vốn bên cạnh những mặt tích cực còn không ít những khó khăn cần phải khắc phục.

b) Sử dụng vốn.


Trong các năm 2000, 2001, 2002 cùng với sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng kinh tế ổn định của đất nước, nhu cầu về vốn của kinh tế tăng, để phát triển sản xuất. Chính vì thế mà hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội tăng trưởng liên tục trong những năm vừa qua và đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Diễn biến hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội trong thời gian gần đây được mô tả trong số liệu sau:


Dư nợ cho vay đến 31/12/2000 đạt 354.857 tr đ, sang năm 2001 đã tăng 5,7

% đạt 351.874tr đ và sang năm 2002 mức tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tăng 18,7% so với năm 2001 đạt 416.000 tr đ. Đạt được kết quả như vậy là do sự lỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc duy trì các khách hàng cũ và tìm các khách hàng mới. Doanh số cho vay tăng liên tục tăng qua các năm, năm 2001 là

366.305 tr đ bằng 148% so với năm 2000, năm 2002 con số này là 421.195 tr đ đạt mức kỷ lục từ trước đến nay tăng 15% so với năm 2001.

Doanh số thu nợ năm 2001 đạt 351.871 tr đ bằng 154,7% so với năm 2000 (không bao gồm doanh số chuyển tiền 72.664 tr đ dự án GTVT), sang năm 2002 doanh số thu nợ tăng nhanh. Bởi vì trong năm vừa qua đã thu hồi được vốn các dự án cho vay ngắn hạn trước đó, và công tác xử lý các khoản nợ quá hạn ( nợ kho đòi) đạt kết quả khả quan.

Theo thời hạn


Việc tăng dư nợ cho vay trên qua các năm 2001,2002 chủ yếu là do sự tăng trưởng vượt bậc các dự án cho vay trung và dài hạn. Nếu như năm 2000 dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 56.164 tr đ chiếm 18,65% thì sang năm 2002 dư nợ cho vay dài hạn đã nên tới 206.693 tr đ chiếm 49,7% dư nợ cho vay tăng 3,3 lần so với năm 2000. Việc tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn trong các năm 2001, 2002 trên là do trong những năm này Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội tiếp tục giải ngân các dự án cho vay sau; cho vay đồng tài trợ với Ngân hàng Ngoại thương TƯ, cho vay đồng tài trợ với Ngân hàng TMCP Quân đội, cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của công ty tài chính Bưu điện (55 tỷ đồng), cho vay uỷ thác cho công ty tài chính Dầu khí (25 tỷ đồng).

Nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn, hơn nữa nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội chủ yếu là các nguồn ngắn hạn. Chínhvì thế mà các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu do trung tâm cấp.

Cho vay ngắn hạn cũng có hướng tăng trưởng khá góp phần vào sự tăng dư nợ cho vay. Đối với ngân hàng cho vay ngắn hạn có nhiều lợi thế. Trước hết là khả năng thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn để thu lãi nhiều lần, đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho các đơn vị kinh tế trên địa bàn Hà nội và cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Các doanh nghiệp trên địa bàn nhận vốn vay của Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội chủ yếu để thanh toán xuất nhập khẩu các máy móc thiết bị nước ngoài, các đơn vị vay ngắn hạn có thể kể tới công ty TNHH thép Nam Đô (5 tỷ đồng) công ty TNHH Động Lực (180 tr đ) Ngân hàng TMCP nhà Hà nội (5 tỷ đồng).

Phân tích theo thành phần kinh tế.


Trong thời gian vừa qua thực hiện phương châm đa dạng hoá khách hàng. Ngân hàng đã quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế. Vốn tín dụng của ngân hàng chủ yếu cấp cho các loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần. Trong 2 năm 2001, 2002 tỷ lệ cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước tăng vượt bậc; Từ chỗ năm 2001 vốn tín dụng cấp cho doanh nghiệp nhà nước chỉ là 85.285tr đ chiếm 25,4% tổng dư nợ cho vay, thì sang năm 2001,2002 vốn tín dụng cấp cho doanh nghiệp nhà nước đã tăng vượt bậc ; năm 2001là 205.196 tr đ chiếm 57,8% dư nợ tín dụng, năm 2002 là 142,993 tr đ chiếm 46,39% dư nợ tín dụng. Vốn tín dụng cấp cho doanh nghiệp nhà nước lớn như vậy là do việc thực hiện các dự án lớn: dự án đồng tài trợ với NHNT TW (tổng mức cấp

3.990.158 USD) và thực hiện 2 dự án UTĐT lớn cho công ty tài chính Bưu điện; tài trợ dự án hợp tác phát triển tín dụng giữa FPT và Hoa kỳ 25 tỷ đồng, dự án UTĐT cho công ty tài chính Dầu khí cấp cho PVFC 25 tỷ đồng . Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước lớn đem lại sự an toàn kinh doanh hơn cho Ngân hàng, tránh được nhiều rủi do, hơn nữa dễ được sự bảo lãnh của nhà nước.

Tuy nhiên vốn tín dụng cấp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng không nhỏ, trong những năm qua đều trên 50%. Ưu điểm của việc cấp tín

dụng cho các doanh nghiệp này là hạn mức nhỏ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, khả năng quay vòng vốn nhanh, mang lại tỷ lệ lãi lớn cho Ngân hàng. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp tư doanh, công ty TNHH ra đời nhưng vốn nhỏ, chủ yếu dùng vốn vay của ngân hàng để kinh doanh, lại làm ăn không hiệu quả, làm ăn không đúng chức năng nhiệm vụ của mình, vay vốn ngân hàng với mục đích chiếm dụng vốn. Tất cả các tồn tại đó gây thất thoát vốn cho Ngân hàng với khối lượng lớn. Những khoản nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội chủ yếu là các khoản vay của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Khắc phục những hạn chế này, những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội đã đôn đốc công tác thu nợ và hạn chế cho vay với công ty TNHH, công ty tư nhân đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng điều kiện pháp lý, các điều kiện về kinh tế cũng như năng lực kinh doanh của các đơn vị này. Chính vì thế mà nợ quá hạn của Ngân hàng đã không phát sinh tăng. Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội đã sử lý được 1 số khoản nợ khó đòi. Đây là bài học kinh nghiệm không chỉ cho riêng Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội mà cho cả các ngân hàng thương mại khác.

Về cơ cấu theo ngành kinh tế.


Đầu tư cho ngành hành hải năm 2001 là 14,3% tổng dư nợ gấp 3 lần năm 2000. Năm 2002 là 15,6% tổng dư nợ tăng 28% so với năm 2001, tăng chủ yếu do đồng tài trợ cho Vinalines, ngành Bưu điện năm 2001 chiếm 9,6% dư nợ cho vay năm 2001 là 10,5% dư nợ cho vay. Dư nợ đầu tư cho ngành bưu điện 2 năm 2001,2002 tăng gấp 10 so với năm 2000, chủ yếu do đầu tư vào VNPT, Tỷ trọng CV thương mại và cho vay tiêu dùng chiếm 47,4% (năm 2001), 45% ( năm 2002) tổng dư nợ tỷ trọng .....như là khá cao so với nhu cầu đặt ra.

Các loại hình kinh doanh khác:


Ngoài cho vay với các đơn vị kinh tế, Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội còn sử dụng vốn vay của mình vào các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ đã thu được nhữnh khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Do hệ thống thông tin nhanh, hiện đại phục vụ công tác thanh toán với những mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước cộng với đội ngũ cán bộ nhanh nhạy trong công tác kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng TMCP Hàng hải Hà nội không ngừng tăng lượng mua bán để tăng lợi nhuận, phí qua việc thanh toán qua ngân hàng cho các

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí