31
2.2. Đánh giá hiệu quả HĐKD của SHB sau sáp nhập theo mô hình CAMEL
2.2.1. Đánh giá VCSH
Bảng 2.2.: Các chỉ tiêu đánh giá VCSH của SHB giai đoạn 2008 – 2014
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
VCSH | 2.266 tỷ | 2.417 tỷ | 4.183 tỷ | 5.830 tỷ | 9.506 tỷ | 10.355 tỷ | 10.480 tỷ |
Tăng trưởng VCSH | - | 6,63% | 73,07% | 39,39% | 63,03% | 8,94% | 1,2% |
Hệ số an toàn vốn (CAR) | - | 17,06% | 13,81% | 13,37% | 14,18% | 12,38% | 11.39% |
Hệ số đòn bẩy tài chính | 5,34 | 10,36 | 11,20 | 11,17 | 11,26 | 12,87 | 10,20 |
Hệ số tạo vốn nội bộ | 7,54% | 13,53% | 10,36% | 13,14% | 0,27% | 7,32% | 7% |
Tỷ lệ đầu tư TSCĐ/VCSH | 4,98% | 36,78% | 37,84% | 40,45% | 47,52% | 40,09% | 44% |
Tỷ lệ đầu tư tài chính/ VCSH | 107,49% | 202,14% | 211,96% | 259,30% | 133,79% | 180,42% | 212% |
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần / VCSH | 33,01% | 11,16% | 7,97% | 5,72% | 4,12% | 3,49% | 3,06% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtm
- Management Ability – Năng Lực Quản Trị Điều Hành
- Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Shb Sau Sáp Nhập
- Nim Và Chênh Lệch Lãi Suất Của Shb Giai Đoạn 2010 - 2013
- Nhận Xét Về Thực Trạng Hiệu Quả Hđkd Của Shb Sau Sáp Nhập Qua Phân Tích Bằng Mô Hình Camel
- Tóm Tắt Mức Độ Hiệu Quả Của Các Nh Trong 2 Thời Kỳ Trước (2008 – 2011) Và Sau Sáp Nhập (2012 – 2014)
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Nguồn: BCTC và báo cáo thường niên của SHB 2008 – 2014 Bảng 2.2 cho thấy SHB có sự tăng trưởng mạnh về VCSH trong năm hợp nhất. Sự kiện HBB sáp nhập vào SHB đã giúp gia tăng vốn điều lệ của SHB từ 4.815 tỷ đồng lên đến 8.865 tỷ đồng. Đây là lợi ích mà việc sáp nhập mang lại cho NH này khi gia tăng quy mô vốn gần gấp đôi chỉ trong bảy tháng với chi phí hợp lý, so với việc tăng trưởng bình thường thì NH phải mất ít nhất 5 năm với số vốn đầu tư lớn hơn, đồng thời việc sáp nhập cũng đưa SHB xếp hạng 8/10 NH có VCSH lớn nhất trong toàn hệ thống (xem phục lục 5). SHB luôn thể hiện tăng trưởng nguồn vốn khá tốt qua các năm kể cả trước và sau sáp nhập. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 NH duy trì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn chậm lại so với thời kỳ trước đó, thể hiện NH đang bước vào thời kỳ ổn định về tăng trưởng nguồn vốn.
Đối với chỉ tiêu hệ số an toàn vốn, SHB trước và sau sáp nhập đều duy trì được tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với quy định của NHNN và so với trung bình ngành, chỉ có năm đầu tiên đi vào hoạt động sau sự kiện sáp nhập (2013), CAR của SHB bị sụt
32
giảm và xuống mức thấp hơn so với trung bình ngành (12,38% so với 13,25% năm 2013, 11,39% so với 12,75% của ngành năm 2014). Tuy nhiên, tỷ lệ như vậy vẫn khá tốt và đáp ứng được những tiêu chuẩn về an toàn vốn tự có.
Bên cạnh đó, SHB luôn duy trì được hệ số đòn bẩy tài chính tương đối ổn định kể từ năm 2009 đến 2014. Theo thông lệ, tỷ lệ đòn bẩy tài chính tốt nhất là từ 10 đến 14 lần và SHB luôn duy trì được tỷ lệ này trong khoảng từ 11 đến 12 lần. Điều này thể hiện khả năng tài chính vững vàng của SHB khi có thể đảm bảo được tương quan hợp lý giữa nợ phải trả và VCSH qua các năm.
Riêng hệ số tạo vốn nội bộ của SHB biến động thất thường trong suốt thời kỳ, giai đoạn trước sáp nhập hệ số tạo vốn nội bộ luôn được duy trì ở mức trung bình. Tuy nhiên trong năm sáp nhập (2012), tỷ lệ này giảm đột ngột còn 0, 27%. Trong năm này, SHB gần như không giữ lại lợi nhuận do việc phải gánh khoản lỗ khá lớn từ HBB (1.660 tỷ đồng), đồng thời, VCSH tăng mạnh trong năm 2012 cũng làm góp phần làm giảm tỷ lệ này xuống gần bằng 0. Tuy nhiên chỉ một năm sau sáp nhập, hệ số tạo vốn nội bộ đã được nâng rò rệt lên mức 7,32% cho thấy khả năng tự tài trợ của NH từ nguồn lợi nhuận giữ lại đã được cải thiện khá nhanh chóng.
Một điểm đáng lưu ý nữa trong bảng chỉ tiêu đánh giá nguồn vốn của SHB đó là tỷ lệ đầu tư tài chính/VCSH.Tỷ lệ này của SHB khá cao và vượt quá mức VCSH. Tuy nhiên, cơ cấu danh mục đầu tư tài chính của NH không tập trung hoàn toàn vào các tài sản tài chính có kỳ hạn dài mà phân tán đồng đều sang các khoản đầu tư có kỳ hạn ngắn như kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Các khoản đầu tư này được đánh giá là an toàn và có tính thanh khoản cao.
33
120
100
80
60
40
20
0
2.2.2. Đánh giá chất lượng tài sản
Ngành
SHB
10
8
6
4
2
0
Ngành
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB so với ngành (Đvt: %)
SHB
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Biểu đồ2.2: Tỷ lệ nợ xấu của SHB so với ngành (Đvt: %) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của SHB 2008 - 2014
34
Bảng 2.3.: Các chỉ tiêu chất lượng tài sản của SHB giai đoạn 2008 – 2014
Đvt: %
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tăng trưởng dư nợ cho vay | 103,97 | 89,76 | 19,52 | 93,32 | 35,25 | 38,20 | |
Tỷ lệ cho vay/TTS | 43,30 | 46,24 | 47,23 | 40,58 | 47,79 | 52,44 | 61,58 |
Tỷ lệ đầu tư/TTS | 65,44 | 65,01 | 65,26 | 62,35 | 59,04 | 65,70 | 69,15 |
Tỷ lệ TSCĐ/TTS | 5,73 | 3,11 | 2,99 | 3,18 | 3,54 | 2,89 | 2,43 |
TSC sinh lời /TTS | 87,90 | 92,01 | 89,45 | 89,54 | 87,68 | 88,53 | 89,05 |
TSC không sinh lời/TTS | 12,10 | 7,99 | 10,55 | 10,46 | 12,32 | 11,47 | 10,95 |
Cấp tín dụng/Nguồn vốn huy động | 51,40 | 50,70 | 52,46 | 45,74 | 52,03 | 57,43 | 65,97 |
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ | 3,26 | 3,89 | 6,06 | 16,65 | 7,13 | 3,93 | |
Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ | 2,82 | 1,41 | 2,23 | 8,80 | 4,06 | 2,02 | |
Tỷ lệ DPRR tín dụng trên tổng dư nợ | 1,13 | 1,23 | 2,25 | 1,58 | 1,20 |
Nguồn: BCTC và Báo cáo thường niên SHB 2008 – 2014 Quan sát các chỉ tiêu đã tính toán kết hợp phân tích thông tin được cung cấp ở báo cáo thường niên của SHB trong suốt thời kỳ đánh giá có thể nhận thấy:
Giai đoạn trước sáp nhập, SHB đạt mức tăng trưởng tín dụng rất ấn tượng, cao hơn trung bình ngành (xem hình 2.1).Trước năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức khoảng 100% mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng chậm lại còn 19,52% vào năm 2011. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng cũng không ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của SHB, tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2008 - 2011 luôn được duy trì ở mức dưới 3%. DPRR ngân hàng trích lập tại thời điểm cuối năm 2011 cho danh mục tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN chỉ ở mức 1,23% tổng dư nợ .
Trong nhiều năm liền trước khi sáp nhập, SHB đã cho thấy những cải thiện trong việc đa dạng hóa danh mục tài sản để giảm thiểu rủi ro. Trong danh mục đầu tư, ngoài các khoản đầu tư dài hạn nhằm mục đích mở rộng mạng lưới đối tác chiến lược, các khoản trái phiếu, kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn. Các khoản đầu tư vào các tài sản sinh lãi này được đánh giá là các khoản mục đầu tư có tính chất an toàn và đáp ứng được yêu cầu nâng cao lợi nhuận, phù hợp với tính chất và đặc điểm trong hoạt động của các TCTD, các TCTD cũng được khuyến
35
khích đầu tư vào các tài sản dạng này nhằm đa dạng hóa danh mục, phòng ngừa các rủi ro có thể xuất hiện trên thị trường trong quá trình HĐKD.
Giai đoạn sau sáp nhập, tốc độ tăng trưởng TTS của SHB vẫn duy trì ở mức khá tốt so với trung bình ngành (tỷ lệ tăng trưởng TTS năm 2013 của SHB là 23,24% cao gấp 5 lần so với mức 4,37% của toàn ngành). Trong bối cảnh ngành NH đang gặp phải những thách thức của kinh tế vĩ mô, SHB vẫn phải nâng cao năng lực tài chính và vị trế cạnh tranh, đồng thời tập trung vào ổn định hoạt động sau sáp nhập, tuy nhiên các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của SHB nhìn chung vẫn khá khả quan: Xét về chất lượng tín dụng, bối cảnh kinh tế năm 2013 và 2014 đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do hoạt động của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, … Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của SHB tính đến cuối năm 2013 vẫn đạt mức 35,25%. Kết quả này là khá tốt khi tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 12,51%. Sự tăng trưởng vượt trội này một phần đến từ ưu đãi mà SHB nhận được từ NHNN sau khi sáp nhập, ví dụ như SHB có hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với hầu hết các ngân hàng tương đương khác (các NH thuộc nhóm 1 chỉ được tăng trưởng tín dụng cao nhất là 17% do thời kỳ này NHNN chủ động áp hạn mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm NH để đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng). NH vẫn duy trì được tốc độ này một cách ổn định ở mức 38,2% trong năm thứ 3 sau hợp nhất (2014).
36
Biểu đồ 2.3.:Cơ cấu cho vay phân loại theo ngành của SHB 2009 – 2014
Đvt:%
Nguồn: BC thường niên SHB 2009 – 2014
Về cơ cấu cho vay: nếu dựa vào phân loại cho vay theo nhóm khách hàng, ta thấy cơ cấu của các khoản vay đã thay đổi kể từ khi sáp nhập. Danh mục cho vay DNNN tăng từ 14,5% năm 2011 lên 19,2% vào năm 2013. Nếu gộp cả 1,6% khoản nợ chờ xử lý của Vinashin, tỷ trọng cho vay DNNN trên tổng nợ sẽ chiếm 20,8%. Tỷ trọng cho vay DNNN của SHB cao hơn một chút so với trung bình ngành khoảng 18%2. Mặt khác, tỷ trọng các khoản cho vay cá nhân đã giảm từ 31,1% năm 2011 xuống 23,2% vào năm 2013. Sự thay đổi trong cơ cấu khách hàng như vậy lại
không mấy phù hợp với chiến lược trở thành một ngân hàng dẫn đầu trong phân khúc bán lẻ theo định hướng của SHB.
2 Xem phụ lục 8: Phân loại cho vay theo nhóm khách hàng của SHB giai đoạn 2011-2013
37
Biểu đồ 2.4.: Cơ cấu nợ phân loại theo kỳ hạn của SHB
Đvt: triệu đồng
150000000
100000000
50000000
Nợ dài hạn
Nợ trung hạn
Nợ ngắn hạn
0
200920102011201220132014
Nguồn: BC thường niên SHB 2009 – 2014 Xét về cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay, kỳ hạn danh mục cho vay của SHB đã được kéo dài hơn trong thời gian gần đây, ví dụ như tỷ trọng vay ngắn hạn giảm từ 63,5% năm 2011 xuống còn 51,7% trong năm 2013 và 43.5% trong năm 2014, trong khi tỷtrọng vay dài hạn tăng từ 14,6% lên 31.9% và trung hạn tăng từ 21,9% lên 24,9% (xem Biểu đồ 2.4.). Điều này trái ngược với xu hướng chung của hệ thống ngân hàng. So với MBB, SHB có tỷ trọng cho vay ngắn hạn thấp hơn và tỷ trọng vay trung hạn và dài hạn cao hơn nhiều. Cơ cấu kỳ hạn này giúp SHB có được lãi suất thu nhập trung bình cao hơn do các khoản vay dài hạn thường đem lại biên lợi nhuận cao hơn. Trên thực tế, kỳ hạn cho vay dài hơn trung bình ngành của SHB có lại lợi hơn cho NH khi NH vẫn đang duy trì được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn thấp hơn mức quy định là 30% (xem bảng 2.8.).
Xét theo ngành nghề cho vay (xem biểu đồ 2.3.) , cơ cấu danh mục tín dụng của SHB trong những năm gần đây phân bố đa dạng theo ngành, tỷ lệ cao hơn ở một số ngành ít rủi ro như: sản xuất kinh doanh xuất khẩu, sản xuất kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn…Năm 2013, SHB có tỷ trọng cho vay nông, lâm nghiệp và thủy sản là 21,6%, cao gấp đôi so với trung bình ngành là 10,5%. Trong những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được ưu tiên tiếp cận vốn vay ngân hàng trong khi các ngành phi sản xuất bị áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ. Thêm vào đó,
38
NHNN còn đưa ra các chính sách linh hoạt hơn và những ưu đãi liên quan đến dự trữ bắt buộc hoặc tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng mở rộng cho vay sang các lĩnh vực được khuyến khích. Sự gia tăng tỷ trọng cho vay của SHB trong các lĩnh vực này trong thời gian gần đây là phù hợp với xu hướng và tận dụng được các ưu đãi của NHNN.
Đối với vấn đề xử lý nợ xấu: sau sáp nhập, SHB đặc biệt chú trọng đến việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nên việc thu hồi nợ đã đạt những kết quả khả quan. Như đã phân tích ở phần 2.1.1., HBB buộc phải tái cơ cấu trong tình trạng kiệt quệ về tài chính, việc sáp nhập HBB đã ảnh hưởng không nhỏ đến những chỉ tiêu an toàn tài chính của SHB trong năm 2012 chẳng hạn như tỉ lệ nợ xấu lên đến mức rất cao: 8,8%. Tuy nhiên chỉ một năm sau sáp nhập, SHB đã đưa được tỷ lệ nợ xấu này xuống còn 4,06% vào thời điểm cuối năm 2013, và chỉ một năm sau đó (2014), SHB đã hạ tỷ lệ nợ xấu xuống một nửa còn 2.02%, về mức an toàn theo quy định của NHNN (dưới 3%). Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm mạnh từ 16,65% năm 2012 xuống còn 7,13% . Để giải quyết những vấn đề đến từ HBB, SHB đã triển khai đồng bộ một loạt các biện pháp: Đầu tiên, SHB tham gia vào tái cơ cấu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất khả năng chi trả để giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn và tăng cường sức khỏe tài chính để trả nợ; một số trường hợp tái cơ cấu thành công là Công ty CP Bianfishco, Công ty TNHH giấy Thành Đạt và CTCP Quốc Bảo.
Về nợ xấu, SHB đã bán 1.800 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) để đổi lại 1.665 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. SHB cũng sử dụng gần 188 tỷ đồng trích lập dự phòng trước đó để xóa các khoản nợ xấu trong năm 2013. Đây là một con số đáng kể vì trong 5 năm gần đây, SHB không hề phải xóa nợ xấu. Một biện pháp khác là SHB đã thanh lý các tài sản đảm bảo của những khách hàng không có khả năng trả nợ để thu hồi lại nhiều nhất có thể.
Đối với khoản nợ 3.345 tỷ đồng của Vinashin, SHB chuyển đổi 1.103 tỷ đồng nợ thành trái phiếu và phần còn lại 1.419 tỷ đồng được trích lập dự phòng và phân bổ trong vòng 5 năm. DATC đã mua nợ Vinashin ở mức 30% giá trị