Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Á Châu – Chi Nhánh Huế Giai Đoạn 2009 – 2011.


Xét theo trình độ học vấn: Tỷ lệ số lao động tại Chi nhánh có trình độ đại học và trên đại học chiếm một tỷ trọng lớn, và ngày càng tăng lên, cụ thể tỷ trọng lao động có trình độ ĐH và trên ĐH năm 2009 là 82% và tăng lên 84.15% trong năm 2010, đến năm 2011 thì con số đó là 84.44%. Đây là điều kiện giúp cho nhân viên ngân hàng có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của tính chất công việc, dễ dàng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Có được điều này là nhờ bên cạnh việc chú trọng tuyển dụng tuyển dụng những lao động có trình độ cao, Chi nhánh cũng rất chú ý đến việc đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên của mình.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn trẻ, có sự năng động, sáng tạo, chăm học hỏi cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, Chi nhánh việc thường xuyên tổ chức những khóa học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tại hội sở, tạo điều kiện cho nhân viên có thể tiếp tục học lên cao.

Xét theo giới tính: số lượng lao động đều tăng lên qua 3 năm, nhưng số lao động nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, đây là do đặc thù của ngành ngân hàng. Tuy vậy tỷ trọng lao động nữ có xu hướng giảm xuống qua các năm, bên cạnh đó, số lao động nam tuy thấp hơn nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, thể hiện sự điều chỉnh cơ cấu bình đẳng giới tại Ngân hàng TMCP ACB - Chi nhánh Huế. Như vậy, việc phân chia lao động theo giới tính của NH TMCP ACB Huế là khá phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng hiện nay.

2.1.2.4 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng.

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

Tại Sở giao dịch hoặc các Chi nhánh, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn:

- Đối với khách hàng doanh nghiệp tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng cá nhân tại Phòng Khách hàng cá nhân.

- Tại Phòng Kinh doanh tại Sở giao dịch hoặc các Chi nhánh.

- Tại Phòng Giao dịch trong hệ thống ACB.


Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình.

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên phân tích tín dụng (CA) tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng (năng lực hành vi dân sự,

năng lực pháp luật dân sự).

- Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng.

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư; thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay: nhân viên định giá tài sản (A/A) tiến hành thẩm định để định giá tài sản đảm bảo và lập tờ trình.

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.

- Quyết định cho vay: Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng, tiến hành gửi hồ sơ cho các thành viên HĐTD đánh giá, xem xét quyết định cho vay.

- Thông báo kết quả cho khách hàng: Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày HĐTD ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, phải thông báo kết quả bằng văn bản cho khách hàng.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay.

- Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của HĐTD, Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân.

- Loan CSR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) để hoàn tất các thủ tục pháp lý về TSĐB cho khoản vay, sau đó tiến hành thủ tục nhận và quản lý TSĐB.

- Đối với việc cho vay bằng chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng, chứng thư bảo lãnh của công ty mẹ… sẽ do A/O tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, tiến hành sao (photo) thư bảo lãnh, bản sao lưu vào hồ sơ theo hướng dẫn của Ngân hàng. Bản chính thư bảo lãnh cho vào phòng bì và lưu vào kho. Bước 5: Lập Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ.

- Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của HĐTD đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng.


- Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký. Bước 6: Tạo tài khoản vay và giải ngân.

- Căn cứ HĐTD, Khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng.

- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan

CSR phối hợp với Nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay.

- Nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân.

Bước 7: Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ, xử lý những vấn đề phát sinh.

- Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi)

- Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng

- Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là

TSĐB): tiến hành đánh giá lại hiện tượng và giá trị TSĐB nợ vay cho ngân hàng.

- Xử lý các vấn đề phát sinh như: Khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn so với thời hạn trong hợp đồng tín dụng, khách hàng có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng xin miễn giảm lãi vay…

Bước 8: Thanh lý/ tất toán khoản vay.

- Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay và các chi phí khác có liên quan.

- Sau khi tất toán khoản vay, tiến hành thủ tục giải chấp TSĐB theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.

- Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng, đồng thời làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.


2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 -2011.

Đơn vị tính: Triệu đồng.



2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

Giá trị

Giá trị

Giá trị

(+/-)

%

(+/-)

%

I. Thu nhập

74,296.04

81,725.64

89,898.21

7,429.60

10.00

8,172.58

10.00

1.Tổng thu từ lãi

70,770.43

77,847.47

85,632.21

7,077.04

10.00

7,784.75

10.00

Thu lãi tiền gửi

56.16

61.78

67.95

5.62

10.00

6.18

10.00

Thu lãi cho vay

30,382.57

33,420.82

36,762.91

3,038.25

10.00

3,342.09

10.00

Thu lãi khác

40,331.70

44,364.87

48,801.35

4,033.17

10.00

4,436.48

10.00

2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1,994.33

2,193.76

2,413.14

199.43

10.00

219.38

10.00

Thu từ dịch vụ thanh toán

945.36

1,039.90

1,143.89

94.54

10.00

103.99

10.00

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

346.32

380.95

419.05

34.63

10.00

38.10

10.00

Thu từ dịch vụ ngân quỹ

74.88

82.37

90.61

7.49

10.00

8.24

10.00

Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý

0.65

0.71

0.77

0.06

9.23

0.06

8.45

Thu từ các dịch vụ khác

627.12

689.83

758.82

62.71

10.00

68.99

10.00

3. Thu nhập từ HĐKD ngoại hối

1,244.88

1,369.37

1,506.32

124.49

10.00

136.95

10.00

Thu từ kinh doanh ngoại tệ

505.44

555.98

611.59

50.54

10.00

55.61

10.00

Thu từ kinh doanh vàng

739.44

813.39

894.73

73.95

10.00

81.34

10.00

Thu từ các công cụ TCPS tiền tệ

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00


4. Thu nhập khác

286.40

315.04

346.54

28.64

10.00

31.50

10.00

II. Chi phí

62,590.60

68,849.66

75,734.63

6,259.06

10.00

6,884.97

10.00

1. Chi phí lãi

54,361.93

59,798.12

65,777.94

5,436.19

10.00

5,979.82

10.00

Trả lãi tiền gửi

25,330.18

27,863.19

30,649.51

2,533.01

10.00

2,786.32

10.00

Trả lãi tiền vay

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00


Trả lãi phát hành giấy tờ có giá

8,373.08

9,210.39

10,131.43

837.31

10.00

921.04

10.00

Trả lãi tiền thuê tài chính

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00


Chi phí trả lãi khác

20,658.67

22,724.54

24,997.00

2,065.87

10.00

2,272.46

10.00

2. Chi phí hoạt động dịch vụ

62.79

69.07

75.97

6.28

10.00

6.90

9.99

Chi về dịch vụ thanh toán

51.13

56.24

61.86

5.11

9.99

5.62

9.99

Chi về ngân quỹ

11.66

12.83

14.11

1.17

10.03

1.28

9.98

3. Chi phí HĐKD ngoại hối

692.37

761.61

837.77

69.24

10.00

76.16

10.00

Chi về kinh doanh ngoại tệ

260.64

286.70

315.37

26.06

10.00

28.67

10.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh Huế - 3


Chi về kinh doanh vàng

431.73

474.91

522.40

43.18

10.00

47.49

10.00

Chi về các CCTC phái sinh tiền tệ

0.00

0.00

0.00

0.00


0.00


4. Chi phí hoạt động

7,473.51

8,220.86

9,042.95

747.35

10.00

822.09

10.00

III. Tổng lợi nhuận trước thuế

11,705.44

12,875.98

14,163.58

1,170.54

10.00

1,287.61

10.00

(Nguồn: Phòng Kế Toán Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế).

Theo thời gian cùng với những nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóa dịch vụ, áp dụng cải tiến công nghệ, Ngân hàng ACB đã sáng tạo ra nhiều tiện ích vượt trội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cho đến nay người dân Huế đã tương đối quen thuộc với thương hiệu “Ngân hàng Á Châu – Ngân hàng của mọi nhà”, đó là những đền đáp xứng đáng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của tấp thể, cán bộ công nhân viên Ngân hàng trên toàn bộ hệ thống nói chung và của Chi nhánh Huế nói riêng. Minh chứng cho những điều trên chính là những kết quả rất đáng khích lệ thu được từ hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua, cụ thể như sau:

Về thu nhập.

Thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011, và tốc độ tăng là rất ổn định. Cụ thể thu nhập của Ngân hàng ACB Huế năm 2009 đạt 74.296,04 triệu đồng, năm 2010 đạt 81.725,64 triệu đồng, tăng 7.429,60 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 10%. Đến năm 2011 thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng 10% so với năm 2010, tương ứng 8.172,58 triệu đồng, đạt mức 89.898,21 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào ổn định hơn. Thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng trong giai đoạn trên là do tác động của các yếu tố sau:

- Tổng thu từ lãi: Đây là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh, trong đó thu lãi cho vay và thu lãi khác chiếm đa số, điều này cũng dễ hiểu bởi do hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Chính vì các yếu tố này đã tăng trưởng với tốc độ ổn định qua các năm đã tạo ra nguồn thu nhập có mức tăng ổn định cho Ngân hàng. Cụ thể Thu lãi cho vay năm 2009 đạt 30.382,57 triệu đồng, năm 2010 đạt 33.420,82 triệu đồng, tăng 10%

so với năm 2009, năm 2011 đạt 36.762,91 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2010.

Bên cạnh khoản mục Thu lãi cho vay, khoản mục Thu lãi khác cũng chiếm tỷ trọng


rất lớn. Lãi thu khác này bao gồm các khoản phí mà Ngân hàng thu của khách hàng khi khách hàng có những giao dịch với ngân hàng như thu phí giao dịch vàng, phí thanh khoản, phí bảo đảm của khách hàng vay du học, phí quản lý tài sản (được áp dụng vào năm 2009)… Cụ thể Thu lãi khác năm 2009 đạt 40.331,70 triệu đồng, năm 2010 đạt44.364,87 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009 và năm 2011 cũng có mức tăng 10% so với năm 2010, đạt 48.801,35 triệu đồng.

- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Tuy khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, nhưng đây là hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng nhằm phục vụ cho những nhu cầu đa dạng của khách hàng, do vậy hoạt động này luôn được chú trọng duy trì và phát triển. Khoản thu nhập này cũng có sự phát triển ổn định trong vòng 3 năm qua, cụ thể năm 2009 đạt 1.994,33 triệu đồng, năm 2010 đạt 2.193,76 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 2.413,14 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2010. Trong đó các khoản mục Thu từ dịch vụ thanh toán và Thu từ dịch vụ khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi khoản mục Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý hầu như không đáng kể.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: đây là khoản thu nhập có tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, tuy vậy đây vẫn là một hoạt động cần thiết, phục vụ cho nhu cầu mua bán, kinh doanh ngoại tệ, vàng và công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của khách hàng. Cũng giống như các khoản thu nhập trên, thu nhập khoản này cũng có sự tăng trưởng ổn định với mức tăng 10% hàng năm và năm 2011 đạt mức 1.506,32 triệu đồng. Trong đó Thu từ kinh doanh ngoại tệ và vàng chiếm đa số trong khi Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ là không đáng kể.

- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập không cố định, được phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng thu nhập của Ngân hàng, hầu như không đáng kể qua các năm.

Về chi phí.

Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, tăng cường mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng nên các khoản chi phí của Ngân hàng tăng dần lên qua các năm với mức độ ổn định, điều này cho thấy Ngân hàng đã xác định được chiến lược phát triển dài hạn của mình. Cụ thể mức chi phí năm


2009 là 62.590,60 triệu đồng, năm 2010 là 68.849,66 triệu đồng, tăng 10% so với

năm 2009 và năm 2011 cũng tăng 10% so với năm 2010, đạt mức 75.734,63 triệu

đồng. Sự tăng lên các khoản chi phí cụ thể như sau:

- Chi phí trả lãi: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng và có mức tăng 10% qua các năm, năm 2011 mức chi phí trả lãi là 65.777,94 triệu đồng. Do hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn để cho vay nên chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản mục này (trên 50%). Bên cạnh đó, khoản mục chi phí Trả lãi khác cũng chiếm tỷ trọng cao, đây là các khoản chi phí mà Ngân hàng phải dùng để trả các khoản lãi từ các hoạt động khác hoặc các khoản lãi phát sinh ngoài dự kiến. Chi phí Trả lãi khác cũng có sự tăng lên đều nhau với mức 10% qua các năm, năm 2011 đạt mức 24.997 triệu đồng. Ngoài ra, chi phí Trả lãi phát hành GTCG cũng chiếm một tỷ trọng nhất định và cũng có sự tăng lên ổn định là 10% qua các năm, năm 2011 đạt 10.131,43 triệu đồng. Điều đó cho thấy huy động vốn thông qua phát hành GTCG là một kênh huy động vốn quan trọng với doanh nghiệp và cũng cho thấy uy tín cao của Ngân hàng trong việc thu hút vốn từ khách hàng thông qua kênh đầu tư này.

- Chi phí hoạt động dịch vụ: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng, đây là các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ phục vụ cho khách hàng như dịch vụ về thanh toán, dịch vụ Ngân quỹ. Khoản mục này có mức tăng đều nhau là 10% qua các năm và đạt mức 75.97 triệu đồng trong năm 2011.

- Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng, đây là các khoản chi phí phục vụ cho việc kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, công cụ phái sinh… cho Ngân hàng. Khoản chi phí này cũng có sự tăng lên 10% qua các năm, đạt mức 837.77 triệu đồng trong năm 2011.

- Chi phí hoạt động: đây là các khoản chi phí dùng để duy trì hoạt động của Ngân hàng như chi phí lương, chi phí phụ cấp, chi phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng… Khoản mục này cũng chiếm một tỷ trọng nhất định và có sự tăng trưởng đều nhau là 10% qua các năm, đạt mức 9.042,95 triệu đồng vào năm 2011.

Về lợi nhuận.

Nhìn chung qua các năm, thu nhập và chi phí đều tăng lên với tốc độ khá

đồng đều và mức thu nhập hằng năm tạo ra là lớn hơn so với chi phí nên lợi nhuận của


Ngân hàng cũng tăng lên với tốc độ ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2009, lợi nhuân trước thuế của Ngân hàng đạt 11.705,44 triệu đồng, năm 2010 đạt 12.875,98 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2009 và năm 2011 cũng có mức tăng 10% so với năm 2010, đạt mức 14.163,58 triệu đồng. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến động như vậy mà Ngân hàng vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định qua các năm chứng tỏ Ngân hàng có tiềm lực rất mạnh, uy tín cao cùng chiến lược phát triển dài hạn rất rõ ràng và hiệu quả.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu

– Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011.

2.2.1 Tình hình huy động vốn trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu –

Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, việc huy động vốn giúp Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ “đi vay để cho vay”. Do đó, huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vốn huy động là nguồn vốn có tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng thì các Ngân hàng phải buộc phải tăng được nguồn vốn huy động.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ACB - Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

Doanh số huy động

711,360

1,067,040

1,173,744

355,680

50.00

106,704

10.00

1. Theo thời hạn

Ngắn hạn

549,120

823,680

906,048

274,560

50.00

82,368

10.00

Trung dài hạn

162,240

243,360

267,696

81,120

50.00

24,336

10.00

Tỷ lệ DSHĐ ngắn hạn (%)

77.19

77.19

77.19





Tỷ lệ DSHĐ trung dài hạn (%)

22.81

22.81

22.81





2. Theo loại hình

Tiền gửi cá nhân

433,680

761,592

837,751.20

327,912

75.61

76,159

10.00

Tiền gửi KHTN

135,720

149,292

164,221.20

13,572

10.00

14,929

10.00

Tiền gửi KHDN

141,960

156,156

171,771.60

14,196

10.00

15,616

10.00

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế)


Theo bảng số liệu, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng dần lên qua các năm. Tổng doanh số huy động năm 2009 đạt 711.360 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.067.040 triệu đồng, tăng 50% tương ứng 355.680 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 đạt 1.173.744 triệu đồng, tăng 10% tương ứng 106.704 triệu đồng. Sở dĩ năm 2010 có mức tăng doanh số huy động vốn cao như vậy (50%) là do trong 3 tháng cuối năm 2010, nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng, nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn nên Ngân hàng đã có chủ trương huy động nhiều nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu đó của nền kinh tế. Đây cũng là giai đoạn mà việc huy động vốn giữa các Ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt, việc cạnh tranh ngầm về huy động vốn là rất gay gắt, đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ đã liên tục chạy đua lãi suất huy động, đẩy mức lãi suất huy động lên rất cao, bất chấp việc NHNN đã yêu cầu trần lãi suất huy động không vượt quá 14% vào tháng 12/2010. Mặc dù vậy, việc Ngân hàng ACB đạt mức tăng trưởng doanh số huy động cao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy chứng tỏ Ngân hàng có uy tín cao và việc huy động rất có hiệu quả. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đã chững lại, chỉ còn 10%, điều này một mặt là do Ngân hàng có chủ trương giảm nguồn vốn huy động để tập trung vào việc cho vay nguồn vốn khá lớn đã huy động được từ năm 2010, mặt khác là do vào tháng 3/2011, NHNN đã chính thức ban hành Nghị định về trần lãi suất huy động là 14%, mức lãi suất này khá thấp so với các kênh đầu tư khác trên thị trường nên

không thu hút được nhiều người dân gửi tiền vào.

1,200


1,000


800


600


400


200


0

2009 2010 2011

DSHĐ Ngan han Trung dai han

Biểu đồ 2.1: Doanh số huy động theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB-Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: tỷ đồng)


Theo thời hạn huy động vốn, ta có thể thấy doanh số huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với doanh số huy động trung dài hạn và tỷ trọng này là ổn định qua các năm. Điều này có thể hiểu được bởi nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn hơn nhiều so với nhu cầu trung dài hạn do các ngành kinh tế trên địa bàn có chu kỳ luân chuyển vốn ngắn và các nhu cầu về cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp… là rất lớn. Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn qua các năm đều xấp xỉ 77%, còn tỷ trọng huy động vốn dài hạn là 23%, sự ổn định này chứng tỏ Ngân hàng đã có chiến lược huy động vốn lâu dài nhằm đáp ứng cho hoạt động của mình một cách chủ động và hiệu quả nhất. Sở dĩ Ngân hàng lại duy trì mức nguồn vốn huy động trung dài hạn khá thấp như vậy bởi đây là nguồn vốn ổn định nên lãi suất huy động cao, tốn kém nhiều chi phí, trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn với chi phí thấp và Ngân hàng có thể sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN, việc sử dụng nguồn vốn chi phí thấp để đầu tư vào kênh sinh lợi cao sẽ thực sự tạo lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tỷ trọng huy động vốn hầu như không đổi qua các năm nên sự biến động nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn giống như sự biến động của tổng nguồn vốn huy động, cụ thể nguồn vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn năm 2010 đều tăng 50% so với năm 2009, năm 2011 đều tăng 10% so với năm 2010.

Theo loại hình huy động vốn, ta có thể thấy doanh số huy động ở các nhóm Tiền gửi đều tăng lên qua các năm và tỷ trọng doanh số huy động ở nhóm Tiền gửi cá nhân là lớn nhất. Điều này cũng dễ hiểu bởi các cá nhân chiếm số lượng rất lớn trong xã hội và nhu cầu gửi tiền của họ cũng vì thế mà rất lớn. Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động ở các nhóm là khá ổn định qua các năm ở mức 10%, tuy nhiên cá biệt lượng vốn huy động Tiền gửi cá nhân năm 2010 có sự tăng lên đột biến với mức tăng 327.912 triệu đồng, tương ứng 75.61%. Điều này là do trong 3 tháng cuối năm 2010, Ngân hàng có chính sách huy động một số lượng lớn nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế vốn đang hồi phục nhanh sau khủng hoảng.


2.2.2 Tình hình cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Hoạt động cho vay là hoạt động chính trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Trong đó, cho vay trung dài hạn là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Với tư cách là người “đi vay để cho vay”, Ngân hàng cần phải sử dụng vốn một cách an toàn và hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do những khoản cho vay đem lại, đặc biệt là hoạt động cho vay trung dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

2.2.2.1 Doanh số cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu –

Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Qua bảng doanh số cho vay, ta có thể nhận thấy DSCV của ngân hàng TMCP Á Châu – CNH có những biến động rất lớn trong giai đoạn 2009 – 2011.

Bảng 2.4: Doanh số cho vay của Ngân hàng ACB - Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

Doanh số cho vay

1,468,000

437,148

864,274

-1,030,852

-70.22

427,126

97.71

1. Theo đối tượng

Khách hàng cá nhân

1,356,975

304,434

594,415

-1,052,541

-77.57

289,981

95.25

Khách hàng doanh nghiệp

111,025

132,714

269,859

21,689

19.54

137,145

103.34

2. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

1,270,500

335,777

736,707

-934,723

-73.57

400,930

119.40

Trung dài hạn

197,500

101,371

127,567

-96,129

-48.67

26,196

25.84

Tỷ lệ DSCV ngắn hạn (%)

86.55

76.81

85.24





Tỷ lệ DSCV trung dài hạn (%)

13.45

23.19

14.76





(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế)


Tổng doanh số cho vay của Chi nhánh năm 2009 đạt 1.468.000 triệu đồng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy trong đó theo đối tượng thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân chiếm đa số, còn theo kỳ hạn thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đa số (86.55%) với mức 1.270.500 triệu đồng, cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp (13.45%) với mức 197.500 triệu đồng. Đây cũng là điều thường thấy ở các Ngân hàng bởi số lượng cá nhân tham gia giao dịch tín dụng với Ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với số lượng doanh nghiệp và cũng bởi nguồn vốn Ngân hàng huy động được trong năm chủ yếu là các nguồn vốn ngắn hạn, bên cạnh đó đa phần các ngành kinh tế trên địa bàn đều có chu kỳ vốn ngắn nên hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc cho vay ngắn hạn. Hơn nữa, hoạt động cho vay ngắn hạn có thời gian chu chuyển vốn nhanh, nên hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhất là trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như những năm qua.

Bước sang năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng đã thực hiện việc thắt chặt chính sách tín dụng làm cho doanh số cho vay năm 2010 giảm xuống mức rất thấp, đạt 437.148 triệu đồng, giảm 1.030.852 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 70.22%. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là quá xấu đối với Ngân hàng khi tình hình kinh tế - xã hội diễn biến xấu trong thời gian này, sự thận trọng sẽ giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro cần thiết.

Mức giảm doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm 2010 là do sự suy giảm doanh số cho vay đối với KHCN, cụ thể cho vay KHCN năm 2010 đạt

304.434 triệu đồng, giảm đến 1.052.541 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng mức giảm 77.57%, một mức giảm rất lớn. Trong khi đó, mức doanh số cho vay đối với KHDN vẫn tăng lên, đạt mức 132.714 triệu đồng trong năm 2010, tăng 21.689 triệu đồng tương ứng 19.54% so với năm 2009. Sở dĩ lại xảy ra điều này là do đối tượng KHDN vay với số lượng ít nên Ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mức độ rủi ro có thể xảy ra và trong điều kiện doanh số cho vay đối với KHCN thu hẹp thì việc tăng doanh số cho vay đối với KHDN là cần thiết.

Xét theo kỳ hạn, doanh số cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 101.371 triệu đồng, giảm 96.129 triệu đồng tương ứng mức giảm 48.67% so với năm 2009, còn doanh số cho vay ngắn hạn giảm đến 73.57% so với năm 2009. Chính điều đó đã làm cho tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn năm 2010 đã tăng lên đáng kể so

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí