Các Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hđkd Của Các Nhtm

7


Tuy nhiên, ngoài thuận lợi, M&A cũng mang đến những thách thức, tác động không nhỏ đến hiệu quả HĐKD của các NH sau khi tích hợp. Vì vậy, cần có cái nhìn khái quát về các thuận lợi, khó khăn có thể xảy ra nhằm đưa ra dự báo, giúp phân tích xác thực tình trạng hoạt động của các NHTM, với mục tiêu cuối cùng là đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NH.

Thuận lợi

M&A giữa các NHTM trước hết mang lại lợi thế kinh tế theo quy mô. Việc hợp nhất, sáp nhập sẽ tạo ra một NH mới lớn hơn, có thể hạ thấp chi phí cố định bằng cách tinh giảm các phòng ban, các hoạt động trùng lắp giữa các NH, giảm chi phí của các NH liên quan tới doanh thu từ các sản phẩm giống nhau, giảm chi phí phân phối, mạng lưới… do đó làm gia tăng lợi nhuận biên. Tăng trưởng về quy mô cũng đi đôi với thúc đẩy cơ hội tái định vị thương hiệu:với thế mạnh của từng NH, NH mới sau M&A sẽ tăng cường bao phủ, mở rộng thị phần tạo lợi thế cạnh tranh với các NH khác.

Một số kết quả nghiên cứu củng cố cho điều này: Berger và các cộng sự (1999, trang 36) cho thấy rằng kết quả của những thương vụ M&A có thể dẫn đến những thay đổi trong hiệu quả, sức mạnh thị trường, lợi thế kinh tế theo quy mô, tính sẵn có của dịch vụ cho KH nhỏ và tăng hiệu quả của hệ thống thanh toán. Prager và Hannan (1998) cho thấy rằng việc sáp nhập và mua lại NH tạo ra sự tập trung hóa cao về vốn, quy mô… làm cho lãi suất tiền gửi thấp hơn đáng kể.

Bên cạnh tăng trưởng quy mô, M&A giữa cácNH cũng cải thiện khả năng quản trị, gia tăng hiệu quả quản lý nghiệp vụ NH nhờ điều phối nguồn lực.Sau hợp nhất, các nguồn lực sẽ được phân phối lại một cách hợp lý, giúp tạo ra giá trị cộng hưởng cho hoạt động của NH mới, giúp việc vận hành trở nên hiệu quả hơn.

Tích hợp giữa các NHTM cũng giúp tạo ra một hệ thống NH khỏe mạnh và ổn định hơn.Thông qua hợp nhất, sức mạnh tài chính của các NH sẽ được gia cố đáng kể và góp phần lành mạnh hóa tính an toàn của hệ thống, ngược lại, khi hệ thống tài chính trở nên an toàn và lành mạnh thì các NHTM sẽ phát triển đồng đều và bền vững hơn. Ở Việt Nam, M&A giúp các ngân hàng nâng cao tỉ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II cũng như đáp ứng quy mô vốn điều lệ của NHNN.

8


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ngoài ra, M&A còn giúp các ngân hàng đa dạng hóa rủi ro thông qua lĩnh vực đầu tư và danh mục đầu tư, cơ sở khách hàng hàng và chất lượng khách hàng cũng như củng cố nguồn vốn cho nhu cầu thanh khoản.

Khó khăn

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập - 3

Không ít người cho rằng biện pháp khuyến khích hay ép buộc các NH hợp nhất trong giai đoạn khủng hoảng NH nghiêm trọng để giảm thiểu rủi ro đổ vỡ NH sẽ không những tạo ra các NH yếu hơn mà còn có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ngành. Mối lo này xuất phát từ lập luận: khi nhiều NH vẫn đang đối mặt với những vấn đề yếu kém, nếu gộp lại với nhau chưa hẳn đã mạnh lên mà có khi còn phải cùng nhau giải quyết những khó khăn chồng chất trong một thời gian dài. Nghiên cứu của Shih (2003) đã chỉ ra rằng sáp nhập một NH yếu hơn vào một NH lành mạnh trong nhiều trường hợp sẽ cho ra kết quả một NH thậm chí còn có khả năng thất bại hơn cả hai NH hoạt động trước đó.

Vấn đề quản lý nhân sự sau khi tích hợp cũng không hề đơn giản. Sắp xếp nhân sự cấp trung hay cấp cao sẽ có sự thiên vị cho nguồn lực từ ngân hàng nhận sáp nhập hay mua lại. Do vậy có thể bỏ qua nhiều nguồn lực có trình độ từ ngân hàng mục tiêu. Ngoài ra, còn những vấn đề phải giải quyết về xung đột văn hóa công ty thời hậu M&A: nhân viên có thể không thoải mái với phong cách quản lý và điều hành mới hoặc chống đối với văn hóa của NH nhận sáp nhập. Xung đột này có thể xuất phát từ sự khác biệt trong phương thức quản trị, điều hành của các bên tham gia hợp nhất, sáp nhập, hoặc do sắp xếp nhân sự không hợp lý, không thỏa đáng với các nhân viên, với đội ngũ lãnh đạo cấp trung có năng lực, hoặc do môi trường làm việc khác nhau. Một mối lo nữa cũng xuất phát từ vấn đề năng lực của các nhà quản lý: nếu như những người chủ cũ không đủ năng lực quản lý NH nhỏ một cách hiệu quả thì khó có thể quản lý một NH lớn hoạt động tốt hơn trước.

Hoạt động kinh doanh sau M&A còn có thể không đạt kết quả như mong đợi, một phần do chi phí bị đẩy lên quá cao để mua được ngân hàng mục tiêu. Kết hợp với hiệu quả ban đầu sau hợp nhất chưa cao sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định. Thách thức sẽ tăng dần khi hoạt động của các NH gặp khó khăn, khả năng trích lập dự phòng thấp dẫn đến tính thanh khoản của NH bị ảnh hưởng.

9


Nỗi lo từ gánh nặng của những khoản nợ xấu cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các NH thời hậu M&A. Trong trường hợp một NH khỏe mạnh phải sáp nhập với một NH yếu và có tỷ lệ nợ xấu cao, mặc dù tổng tài sản có tăng lên nhưng nếu chất lượng tài sản sau M&A không đảm bảo thì khó có thể nói rằng việc tích hợp giữa hai bên sẽ mang lại cho NH mới lợi thế cạnh tranh hơn, hoặc thậm chí ngang ngửa những NH có khối lượng tài sản tương đương. Điều đó khiến HĐKD trở nên kém hiệu quả do nguồn lực gia tăng không được sử dụng hợp lý.

Việc duy trì niềm tin của khách hàng vào NH sau tái cơ cấu cũng là một thử thách đặt ra cho các nhà điều hành. M&A giúp gia tăng số lượng khách hàng nhưng điều đó chỉ có giá trị về mặt tính toán số học vào thời điểm sáp nhập, còn sau đó NH có duy trì được số lượng khách hàng này hay không đòi hỏi nỗ lực không nhỏ của toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên NH. Bởi lẽ kinh doanh dịch vụ NH chủ yếu dựa vào uy tín, chỉ cần một biến động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên niềm tin và sự lựa chọn của khách hàng.Trong khi đó, sáp nhập với một hay nhiều NH khác mang đến một thay đổi toàn diện, tác động của nó đối với niềm tin của khách hàng cũng khá lớn. Có một số khách hàng cho rằng M&A sẽ tạo ra hệ thống NHTM với diện mạo mới, an toàn và lành mạnh hơn nhờ gia tăng về quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng cũng có không ít khách hàng cho rằng sau M&A sẽ có những thay đổi trong chính sách đãi ngộ khách hàng và hoài nghi về tính bất ổn trong hoạt động của NH mới. Điều này có thể làm sụt giảm số lượng khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu kinh doanh của các NH sau hợp nhất.

Việc tích hợp CNTT cũng là một khó khăn ở bước đầu sau M&A. Hệ thống NH lòi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản giao dịch, quản trị rủi ro trong hệ thống NH. Khi 2 NH sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống CNTT là một vấn đề cần lưu tâm vì các NH sử dụng các core khác nhau. Do đó, các NH đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới. Khoảng thời gian đầu sau sáp nhập mọi hoạt động vẫn sẽ được quản lý dưới hệ

10


thống core cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản trị và điều hành NH do cùng lúc quản lý hai hệ thống riêng rẽ, khi xảy ra trục trặc do hệ thống này không được vận hành thống nhất sẽ tiêu tốn thời gian xử lý gây ảnh hưởng đến chất lượng HĐKD.‌

1.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM

1.2.1. Phương pháp đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính

Phương pháp đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính là phương pháp truyền thống, được thực hiện trên cơ sở đánh giá các nhóm hệ số tài chính cơ bản. Các nhóm hệ số tài chính thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM là: nhóm chỉ tiêu phản án khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập - chi phí và nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính.

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giúp đánh giá hiệu quả hay giá trị lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn kinh doanh. Theo thông lệ quốc tế, việc đánh giá khả năng sinh lời của NHTM được thực hiện thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): đánh giá tỷ suất sinh lời của TSC sinh lãi. NIM = Thu nhập lãi thuần/ Tài sản có sinh lời

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM): đánh giá tỷ suất sinh lời (ngoài lãi) của toàn bộ giá trị TSC.

NNIM = Thu nhập ngoài lãi thuần/ Tài sản có

Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân – ROA: đánh giá khả năng sinh lời của tài sản, thể hiện khả năng chuyển hóa từ giá trị các tài sản thành thu nhập ròng.

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân – ROE: đánh giá khả năng sinh lời trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu, đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của NH trong mối tương quan với số vốn bỏ ra ban đầu.

ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi tức trên vốn cổ phần – EPS: đánh giá lợi tức của mỗi cổ phiếu đang lưu hành. EPS = Lợi nhuận sau thuế/ Số cổ phiếu đang lưu hành bình quân

11


1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập - chi phí

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập - chi phí được sử dụng để đánh giá tính hợp lý của các khoản mục thu nhập, chi phí, đồng thời đánh giá mức hiệu quả hoạt động của NHTM trong việc tối đa hóa thu nhập và cực tiểu hóa chi phí. Việc đánh giá tính phù hợp của thu nhập, chi phí được thực hiện thông qua xem xét các chỉ tiêu:

Tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi: đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay trong mối tương quan với hoạt động huy động vốn.

Tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi = Chi phí lãi/ Thu nhập lãi

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động: đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay trong mối tương quan với chi phí hoạt động, phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của NH.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập = Chi phí hoạt động/ Thu nhập hoạt động

Tỷ lệ thu nhập hoạt động trên tổng tài sản: đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, phản ánh mức độ hiệu quả của NH trong việc phân bổ, sử dụng tài sản một cách hợp lý Tỷ lệ thu nhập hoạt động trên tổng tài sản = Thu nhập hoạt động/ Tổng tài sản

Năng suất lao động bình quân: đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong việc gia tăng thu nhập của NH.

Năng suất lao động bình quân = Thu nhập hoạt động/ Số CBNV

1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính được sử dụng để đánh giá mức độ biến động của lợi nhuận, vốn cổ phần trước các yếu tố rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…Việc đánh giá rủi ro tài chính của NHTM được thực hiện thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như sau:

Tỷ lệ nợ xấu: đánh giá hiệu quả quản lý khoản vay và tổn thất tiềm tàng phát sinh từ rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5/ Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ tài sản Có nhạy cảm lãi suất và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất: đánh giá mức độ nhạy cảm/ biến động của yếu tố thu nhập khi lãi suất thị trường thay đổi (rủi ro lãi suất) mà nguyên nhân chủ yếu là do chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có.

12


Hệ số đòn bẩy tài chính – FLR: mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ), thể hiện rủi ro tài chính của NH.

Hệ số đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả/ VCSH

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nguồn vốn huy động: khả năng đảm bảo của tài sản thanh khoản đối với các khoản huy động tiền gửi.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên huy động = Tài sản thanh khoản/ Tiền gửi

Phương pháp đánh giá truyền thống khá phổ biến trong phân tích do có ưu điểm là sử dụng các nhóm hệ số tài chính trong phân tích. Các nhóm chỉ tiêu này khá đơn giản và dễ hiểu. Mỗi hệ số tài chính thể hiện mối tương quan tỷ lệ giữa hai hay nhiều biến số tài chính, cho phép người phân tích có thể so sánh sự khác biệt giữa các NH và đánh giá biến động của tình hình hoạt động NH theo thời gian.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là các nhóm chỉ tiêu đánh giá rời rạc, chưa mang tính hệ thống và chỉ phản ánh một khía cạnh rất nhỏ của hoạt động NH. Điều đó sẽ dẫn tới kết quả đánh giá thiếu chính xác, không bao quát được hết các khía cạnh của một phạm vi rộng lớn là hiệu quả HĐKD.

Để khắc phục nhược điểm của việc phân tích các chỉ tiêu tài chính riêng lẻ, phương pháp phân tích theo mô hình tài chính được áp dụng. Với mô hình này, việc phân tích không chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu rời rạc, không có tính liên kết mà được tập hợp thành một hệ thống các chỉ tiêu (tài chính và phi tài chính) để đánh giá một cách toàn diện hoạt động của các NHTM.

1.2.2. Phương pháp đánh giá bằng mô hình CAMEL

Mô hình CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính nói chung và NHTM nói riêng do cục quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration – NCUA) xây dựng từ những năm 1980, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn nhiều nước trên thế giới áp dụng. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMEL được IMF và WB khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp tái thiết khu vực tài chính. Đây là mô hình phân tích hoạt động rất phổ biến và được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong việc phân tích tài chính ngân hàng. Theo

13


mô hình này, các nhà phân tích phải đánh giá tình hình tài chính của các NHTM bằng cả các nhân tố định tính và định lượng. CAMEL rất hữu ích cho các nhà phân tích tài chính cũng như nhà quản lý ngân hàng trong việc đánh giá và đưa ra dự đoán về sức khỏe của NHTM một cách đáng tin cậy, từ đó nhận biết những cơ hội kinh doanh, những dấu hiệu rủi ro và đề xuất các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng sinh lời của NH. Một cách tổng quát, mô hình CAMEL được áp dụng nhằm phân tích độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của NH. Trong đó, an toàn được hiểu là khả năng NH bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình, được đánh giá thông qua mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo mô hình CAMEL dựa trên 5 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một NH, đó là:

1.2.2.1. Capital Aquadecy – Vốn tự có

Trong hoạt động NH, vốn là điều kiện tiên quyết để được cấp phép thành lập và hoạt động, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một NH có nguồn vốn lớn sẽ chủ động hơn trong HĐKD.Vốn còn là cơ sở để NH hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn NH của nhiều nước, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một NH phụ thuộc vào quy mô của vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong HĐKD của NH, vấn đề quản lý vốn của NH trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để quản lý an toàn hoạt động NH là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản Có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản (hệ số Cooke). Tỷ lệ này theo chuẩn mực Basel III mà hệ thống NH trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%. Ở Việt Nam, tỷ lệ này được quy định là 9% theo quy định mới nhất trong thông tư 36.

Một NH được đánh giá là hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả khi có mức vốn tăng trưởng theo từng năm, không có sự sụt giảm. Qua đó, vị thế, thương hiệu của NH cũng sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh, gia tăng hiệu quả HĐKD. Những NH thiếu vốn sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải rủi ro, biến động trong môi

14


trường kinh doanh. Khách hàng cũng sẽ e ngại tiếp cận sử dụng các dịch vụ tại những NH có vốn thấp, thương hiệu ít phổ biến, gây khó khăn trong HĐKD của NH.

Khi đánh giá mức độ an toàn vốn, hệ thống CAMEL xem xét khả năng của các TCTD trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích vốn:

Cơ cấu vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp 1, vốn cấp 2 tối đa bằng 100% vốn cấp 1

Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR)

Hệ số đòn bẩy tài chính L = Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Hệ số tạo vốn nội bộ (Internal Capital Generation) ICG (%) = Lợi nhuận giữ lại/ Vốn cấp 1 (>12%)

Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông

Những thay đổi, chẳng hạn như dự kiến trong cơ cấu vốn góp

1.2.2.2. Asset Quality – Chất lượng tài sản‌

Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và chi phối phần lớn rủi ro trong HĐKD. Chất lượng tài sản Có được xem là yếu tố quyết định hiệu quả HĐKD của một NH. Trong đó, chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng TSC. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến thua lỗ, làm giảm vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và là biểu hiện của quản lý NH yếu kém. Việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản Có thường là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ NH.

Tài sản Có của NH bao gồm: tài sản Có sinh lời, tài sản Có không sinh lời và các tài sản Có khác, trong đó tài sản Có sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản Có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho NH đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, phân tích chất lượng tài sản cần tập trung vào chất lượng tài sản Có sinh lời, trong đó chất lượng tín dụng được quan tâm

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí