Thống Kê Số Lượng Sách Tại Phòng Tư Liệu Khoa Lịch Sử


Bảng 3: Thống kê số lượng sách tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử


STT

Tên sách

Số lượng

1

Sách phục vụ sinh viên hệ chất lượng cao có

nội dung Lịch sử chung

750 cuốn

2

Sách phục vụ sinh viên hệ chất lượng cao có

nội dung Lịch Sử thế giới

200 cuốn

3

Sách Lịch sử Việt Nam

899 cuốn

4

Sách lịch sử chép tay(lịch sử -tư liệu)

2200 cuốn

5

Sách chuyên ngành Văn hóa học

326 cuốn

6

Sách chuyên ngành Lịch Sử Đảng

322 cuốn

7

Sách chuyên ngành Khảo cổ học

95 cuốn

8

Sách lịch sử nói chung

800 cuốn

9

Sách Hán Nôm

5000 cuốn

10

Sách lịch sử thế giới viết bằng tiếng Việt

312 cuốn

11

Sách lịch sử thế giới viết bằng tiếng Anh

2000 cuốn

12

Tài liệu viết bằng tiếng Nga

200 cuốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 4


Báo & tạp chí : Hiện tại Khoa đang lưu trữ số lượng tạp chí rất lớn phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Khoa.


Bảng 4 : Bảng thống kê tên tạp chí được lưu giữ tại Phòng Tư liệu Khoa.


STT

Tên tạp chí

1

Châu Mỹ ngày nay

2

Dân tộc học

3

Khảo cổ học

4

Hán Nôm

5

Lịch Sử Đảng

6

Lịch Sử quân sự

7

Nghiên cứu Châu Âu

8

Nghiên cứu Đông Nam Á

9

Nghiên cứu Trung Quốc

10

Nghiên cứu Đông Bắc Á

11

Nghiên cứu Lịch Sử

12

Nghiên cứu tôn giáo

13

Tạp chí Cộng sản

14

Văn hóa Dân gian

15

Văn hóa nghệ thuật

16

Xưa & Nay


* Tài liệu xám

Tài liệu xám (nguồn tài liệu nội sinh) là nguồn tài liệu quý giá của mỗi một cơ quan thông tin, thư viện. Đó là những tài liệu về các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, cán bộ trong Khoa mà chưa từng được công bố trên các kênh thông tin đại chúng như: Khoá luận tốt nghiệp, Niên luận, Báo cáo khoa học, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ…Hiện tại Phòng Tư liệu khoa Lịch Sử mới xử lý Khoá luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ để đưa vào phục vụ sinh viên, còn các tài liệu khác chưa được đưa vào phục vụ.


Nguồn tài liệu xám của Khoa hiện có 2726 tên tài liệu, trong đó:

+ Khoá luận tốt nghiệp: 2430 cuốn

+ Luận án tiến sĩ: 160 cuốn

+ Luận văn thạc sĩ: 136 cuốn

Tài liệu tra cứu : Phòng tư liệu khoa hiện lưu trữ 170 bản trong đó bao gồm các tài liệu sau:

Hồ Chí Minh toàn tập:24 cuốn Lê nin toàn tập: 55 cuốn

Văn kiện Đảng : 43 cuốn

Khoảng 40 cuốn còn lại bao gồm các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, từ điển, niên giám, Văn kiện Quốc hội...

* Tài liệu truyền thống: Đây là loại hình tài liệu được phòng Tư liệu Khoa chú trọng bổ sung nhất, bao gồm các tài liệu như: sách, báo, tạp chí, Luận văn, Luận án…Nguồn tài liệu này chiếm 90% tổng số vốn tài liệu tại phòng Tư liệu.

* Tài liệu điện tử

Bên cạnh nguồn tài liệu truyền thống, những năm qua phòng Tư liệu Khoa luôn cố gắng xây dựng và phát triển vốn tài liệu điện tử làm cơ sở cho việc xây dựng một thư viện điện tử sau này. Hiện nay vốn tài liệu điện tử cua Phòng Tư liệu chưa được phong phú, mới chỉ dừng lại ở dạng cơ sở dữ liệu.

Các cơ sở dữ liệu: Với việc ứng dụng tin học trong công tác thư viện, hiện nay phòng Tư liệu Khoa đã và đang xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) sách, Luận văn thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp với tổng số 400 biểu ghi. CSDL này là nền tảng để trung tâm xây dựng mục lục truy cập trực tuyến, phục vụ nhu cầu tra cứu trực tuyến của NDT.


* Ngôn ngữ tài liệu

Trong tổng số vốn tài liệu của Khoa, phần lớn tài liệu được viết bằng tiếng Việt, còn lại là tài liệu thuộc các ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Nga, Nhật, Trung Quốc.

2.1.2 Công tác phát triển nguồn tin

2.1.2.1 Bổ sung tài liệu

Trong các hoạt động nghiệp vụ, phòng Tư liệu khoa Lịch sử rất chú trọng đến chính sách phát triển vốn tài liệu. Đây là công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch phát triển của Khoa. Việc bổ sung vốn tài liệu quyết định đến chất lượng các tư liệu được lưu trữ trong Khoa. Nếu công tác bổ sung và phát triển nguồn tài liệu không được coi trọng một cách nghiêm túc thì sẽ dẫn đến việc tư liệu trong Khoa không phản ánh hết được sự phát triển của các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử, không đáp ứng đầy đủ, kịp thời công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Bổ sung là hoạt động mang tính trí tuệ cao. Bổ sung không chỉ là công tác kỹ thuật đơn thuần như sưu tầm, mua bán, thu thập một cách đơn giản. Nội dung, giá trị tài liệu nhập vào thư viện có đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá, lựa chọn của cán bộ làm công tác bổ sung. Chính vì vậy cán bộ bổ sung cần có trình độ nhất định để cân nhắc, xem xét, đánh giá, phân tích kỹ từng tài liệu.

Nhận thức rò tầm quan trọng của công tác bổ sung, không chỉ riêng cán bộ phòng Tư liệu mà cả Ban Chủ nhiệm Khoa cũng coi trọng công tác này hơn. Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử thực hiện kế hoạch bổ sung tài liệu dựa trên hai nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc tính tư tưởng, thể hiện:

- Đảm bảo bổ sung những tài liệu phù hợp với thế giới quan của Chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tương Hồ Chí Minh


- Bổ sung những tài liệu phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Bổ sung ưu tiên những vấn đề, những nhiệm vụ cấp thiết trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn nhất định

* Nguyên tắc tính khoa học, thể hiện:

- Bổ sung vốn tài liệu phải căn cứ vào đặc diểm, tính chất, loại hình, chức năng, nhiệm vụ của thư viện và đối tượng người dùng tin.

- Bổ sung phải được tiến hành một cách kịp thời, thường xuyên và có kế hoạch.

Hàng năm Khoa có kế hoạch bổ sung tài liệu, việc bổ sung được căn cứ vào các yếu tố sau:

- Căn cứ vào nguồn tài chính: Dựa trên nhu cầu của các bộ môn, Khoa phân bổ nguồn kinh phí đào tạo cho việc bổ sung vốn tài liệu.

- Căn cứ vào nội dung tài liệu: Nội dung tài liệu được đánh giá bởi các cán bộ của từng bộ môn, bao gồm các tài liệu mới có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các chuyên ngành lịch sử, các tài liệu cũ có giá trị mà phòng Tư liệu Khoa chưa có, cần được bổ sung kịp thời.

- Căn cứ vào diện tích của phòng Tư liệu: Do diện tích phòng tư liệu của Khoa có hạn, vì vậy việc bổ sung tài liệu cần được đánh giá một cách sâu sắc về mặt nội dung, chỉ bổ sung những tài liệu mang tính chất đặc trưng về lịch sử và cần thiết cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Không thực hiện bổ sung khi tài liệu chưa được đánh giá nghiêm túc về mặt nội dung. Thực hiện việc này nhằm tránh những tài liệu không mang tính đặc trưng, ít giá trị về nội nhưng chiếm diện tích khá lớn trong kho.


* Nguồn bổ sung

+ Nguồn tài liệu được bổ sung qua hình thức mua: Mua tài liệu là việc làm cần thiết, khi ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị ra đời, nguồn bổ sung này tạo cho phòng Tư liệu Khoa tính chủ động trong việc cập nhật tài liệu mới. Mua tài liệu hàng năm luôn đảm bảo cho phòng Tư liệu có đầy đủ các tài liệu nghiên cứu về lịch sử, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

+ Nguồn tài liệu được bổ sung qua hình thức biếu tặng: Phòng Tư liệu Khoa hàng năm vẫn nhận được các nguồn biếu tặng từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong và ngoài nước, đây cũng là nguồn bổ sung đáng kể (chủ yếu hiện nay) cho thư viện, tuy nhiên nếu phụ thuộc vào nguồn này thì không tạo được tính chủ động cho thư viện, luôn ở trạng thái thụ động trong việc bổ sung tài liệu. Nguồn tài liệu tặng biếu cũng phải được xem xét kỹ lưỡng về nội dung thì mới đưa vào phục vụ.

+ Nguồn tài liệu được bổ sung qua hình thức Nhân bản: Khuyến khích, động viên các cán bộ đã và đang công tác tại khoa có tài liệu quý hiếm, giới thiệu và cho phép phòng Tư liệu Khoa được sao chụp những tài liệu đó. Tiến hành việc này nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu quý hiếm có trong phòng Tư liệu.

+ Nguồn tài liệu được bổ sung qua trao đổi: Trong quá trình nghiên cứu khoa học Khoa sử có hợp tác, giao lưu với nhiều cơ quan, đơn vị có cùng chuyên ngành, thông qua con đường này Khoa có thể tiến hành trao đổi tài liệu vơí các cơ quan, đơn vị trên (đặc biệt là các Vện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).

+ Nguồn tài trợ: Hiện nay, có rất nhiều các tổ chức quốc tế có nguồn tài liệu ngoại văn giá trị, thông qua việc trao đổi nghiên cứu khoa học, Khoa có thể xin tài trợ sách từ các tổ chức này, tăng cường vốn tài liệu ngoại văn cho phòng Tư liệu.


+ Nguồn bổ sung từ việc giao nộp của cán bộ, sinh viên và học viên: Phòng Tư liệu khoa Lịch Sử hàng năm có thu nhận các công trình nghiên cứu của cán bộ và sinh viên: Luận văn, Luận án, Khóa luận, Báo cáo khoa học, Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên...Tuy nhiên phòng Tư liệu Khoa chỉ mới xử lý Luận văn, Luận án và Khóa luận để phụ vụ bạn đọc. Còn các tài liệu nghiên cứu khác chưa được xử lý để đưa vào sử dụng.

2.1.2.2 Thanh lý tài liệu

Song song với việc bổ sung tài liệu là công tác thanh lý tài liệu. Đây là việc làm bắt buộc, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng vốn tài liệu cả về nội dung lần hình thức. Hiện nay, do diện tích thư viện của Khoa không còn nhiều chỗ trống để sắp xếp các tài liệu mới nhập về, đặc biệt là tài liệu về luận văn, khóa luận là những tài liệu có giá trị, số lượng này hàng năm rất nhiều và đều đặn nhập vào thư viện. Trong một thời gian ngắn diện tích của thư viện sẽ không đáp ứng đủ. Vì vậy cần thanh lý những tài liệu:

+ Ít có giá trị về mặt lịch sử

+ Những tài liệu ít liên quan đến lịch sử

+ Những tài liệu nhiều bản và những tài liệu mà nhiều nơi có, dễ tìm, dễ khai thác.

- Cách thức thanh lý Phòng Tư liệu đã làm: Trong quá trình làm việc, cán bộ Thư viện lập danh sách những tài liệu cần thanh lý, trình lên Ban chủ nhiệm Khoa, Ban chủ nhiệm Khoa tham khảo ý kiến các bộ môn có liên quan và đưa ra quyết định thanh lý.

2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất và phần mềm quản trị tư liệu.

2.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất là nơi chứa đựng, giữ gìn tài liệu và là nơi giúp bạn đọc nhận thức được thông tin, tiếp nhận và chọn lọc thông tin. Được sự quan tâm của Ban Chủ nhiệm Khoa, Phòng Tư liệu Khoa đã từng bước được nâng cấp và hoàn thiện vế cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho


mọi hoạt động của Phòng Tư liệu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của bạn đọc.

Phòng Tư liệu khoa Lịch sử được chia thành 3 phòng với diện tích mỗi phòng khoảng 30m2

+ Phòng nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc

+ Phòng Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ, Khóa luận cử nhân và sách lịch sử Việt Nam

+ Phòng Lịch sử - tư liệu và sách chuyên ngành khác.

Phòng Tư liệu có khoảng 10 tủ sách, 10 giá sách bằng gỗ, 1 máy tính, 1 máy điều hoà nhiệt độ, và hệ thống bàn ghế phục vụ bạn đọc tại chỗ. Như vậy về cơ sở vật chất Phòng Tư liệu Khoa đã được trang bị khá đầy đủ.

2.2.2 Quá trình tin học hoá Phòng Tư liệu.

Tự động hóa, hiện đại hóa công tác TT- TV đang là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của các cơ quan TT- TV. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động thông tin & thư viện.

Tin học hóa hệ thống thông tin của thư viện nhằm tạo nên một hệ thống thông tin tự động hóa, là xu hướng tất yếu. Hiện tại Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử đã chuyển một phần công tác lưu giữ tài liệu, phục vụ bạn đọc vào chương trình máy tính.


Đối với hệ thống thông tin của Phòng Tư liệu, máy tính đóng vai trò như là một kho dữ liệu và công cụ truy xuất. Do đó máy tính hoạt động như một người quản lý kho sách đồng thời có thể cung cấp các khả năng xử lý để tạo ra thông tin. Máy tính có thể phục vụ như là một công cụ giao tiếp để thu nhận dữ liệu và thông tin từ những máy tính khác, máy tính có thể trình bày thông tin một cách đa dạng.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí