Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 2


3.2 Phạm vi không gian

Công tác tổ chức hoạt động thông tin của phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV.

4. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiệu quả công tác tổ chức hoạt động của phòng Tư liệu khoa Lịch Sử trường ĐHKHXH&NV, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin cho thầy và trò của Khoa trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu dựa trên những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề tổ chức và hoạt động thông tin & thư viện.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Quan sát trực tiếp

- Thống kê

- Phỏng vấn

- Trao đổi và mạn đàm

- Phát phiếu hỏi

- Phân tích và tổng hợp tài liệu

6. Tình hình nghiên cứu

Các đề tài về công tác tổ chức hoạt động thông tin & thư viện ở một số trường đại học từ trước tới nay đã có rất nhiều người nghiên cứu. Xong vấn đề nghiên cứu về các mặt hoạt động của một phòng tư liệu trong trường đại học thì tính đến nay mới chỉ có một đề tài “ Tổ chức và hoạt động thông tin-thư viện tại Phòng Tư liệu Khoa Quốc tế học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội” do sinh viên


Nguyễn Thị Hà lựa chọn làm Khoá luận tốt nghiệp năm 2009. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Quốc tế học.

Cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về các mặt hoạt động của phòng Tư liệu Khoa Lịch Sử. Chính vì vậy có thể khẳng định đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV” là đề tài hoàn toàn mới, chưa có ai nghiên cứu.

7. Những đóng góp của đề tài

7.1 Về lý luận

Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về công tác tổ chức, hoạt động thông tin & thư viện nói chung và phòng tư liệu của các khoa trong trường đại học nói riêng

7.2 Về thực tiễn

Đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính khả thi trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường ĐHKHXH&NV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.

8. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương 2: Hiện trạng công tác tổ chức hoạt động thông tin của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


CHƯƠNG 1

PHÒNG TƯ LIỆU KHOA LỊCH SỬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.

1.1 Khái quát về Khoa Lịch sử.

1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển.

Khoa Lịch sử là một trong bốn khoa được xây dựng từ những ngày đầu thành lập trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội (năm 1956) và vẫn được duy trì cho đến ngày nay trong cơ cấu tổ chức mới của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, Khoa Lịch sử đã từng bước phát triển và có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quá trình hình thành và phát triển của Khoa có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1956-1985

Khi mới thành lập, Khoa Lịch sử chỉ có 20 cán bộ gồm các nhà khoa học nổi tiếng như Giáo Sư (GS) Trần Đức Thảo, GS Đào Duy Anh, GS Trần Văn Giàu và một số cán bộ trẻ vừ mới ra trường, cùng một nhóm cán bộ tư liệu biên dịch. Đến năm 1957 Khoa lại được bổ sung thêm một số cán bộ giảng dạy và tư liệu, dần dần hình thành những tổ bộ môn đầu tiên là Cổ sử Việt Nam, Cận đại Việt Nam, Hiện đại Việt Nam và Lịch sử thế giới. Đây cũng là thời kỳ hình thành định hướng phát triển của Khoa là kế hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình chuyên khảo và dịch thuật xuất hiện, đặc biệt là những bộ giáo trình Lịch sử Việt Nam đã đặt cở sở cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy không chỉ trong Khoa, trong trường, mà mở rộng trên phạm vi cả nước.


Từ năm 1960, Khoa Lịch sử đươc nhập với Khoa Ngữ Văn thành Khoa Xã hội nhưng vẫn tương đối độc lập về mặt chuyên môn. Lúc này số cán bộ và sinh viên tăng lên nhanh chóng, diện đào tạo được mở rộng. Nhiều bộ sách quan trọng và các gáo trình biên soạn từ trước được chỉnh lý, bổ sung và xuất bản rộng rãi.

Từ năm 1965, Khoa Lịch sử lại tách ra thành khoa riêng. Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất chiến đấu diễn ra trong điều kiện chiến tranh ác liệt và hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cơ cấu tổ chức của khoa có thêm một số bộ môn mới như: Khảo cổ học, Lưu trữ học, Thư viện học…Đây cũng chính là thời kỳ hình thành và khẳng định một phương hướng đào tạo và nghiên cứu là gắn chặt lý luận với thực tiễn, nhà trường và xã hội, khảo cứu sách vở với khảo sát thực điạ.

Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, Khoa Lịch sử phải chia sẻ lực lượng nòng cốt của mình đi xây dựng các khoa Lịch sử ở các trường: Đại học Tổng hợp Huế, Đại học Đà Lạt…Trong thời gian này trong Khoa có thêm hai Bộ môn mới được thành lập là Phương pháp luận sử học và Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng đến năm 1981 có hai Bộ môn được chuyển sang trường Đại học Văn hoá hình thành hai khoa độc lập là Bảo tàng học và Thư viện học.

Giai đoạn 1986 đến nay

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Khoa Lịch sử cũng trải qua chặng đường đổi mới toàn diện, sâu sắc, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực sử học chất lượng cao của cả nước, lấy khoa học cơ bản làm nền tảng và mở rộng đáp ứng nhu cầu của đất nước - trở thành địa vị tin cậy của đồng nghiệp quốc tế.


Năm 1995, trong cơ cấu của tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tách thành 2 trường mới: Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong đội hình của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa tiếp tục khẳng định là trung tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sử học chất lượng cao của cả nước, là địa chỉ nghiên cứu và đào tạo tin cậy của Việt Nam và đồng nghiệp quốc tế.

Khoa có trên 7000 sinh viên các hệ, nghiên cứu sinh, học viên cao học đã và đang học tập, trong đó có trên 100 người đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ, trên 200 Luận văn thạc sĩ.

Trong hơn 50 năm qua ở khoa đã có gần 200 cán bộ giảng dạy thuộc các thế hệ, trong đó có những thầy giáo, cô giáo đã trở thành nhà giáo, nhà khoa học lão thành, nổi tiếng. Nhiều cán bộ học sinh khoa Lịch sử tốt nghiệp trở thành những công dân tốt của đất nước, sống, lao động, phục vụ sự nghiệp xây dưng và bảo vệ Tổ quốc trên mọi miền đất nước, thành những nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá, nhà hoạt động chính trị trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế .

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Khoa

Trải qua quá trình hình thành và phát triển trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, Khoa Lịch sử vẫn chứng tỏ mình là địa chỉ tin cậy trong sự nghiệp đào tạo về chuyên ngành Lịch Sử của cả nước. Bên cạnh đó Khoa có những chức năng và nhiệm vụ sau:

- Thực hiện mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

- Đào tạo sinh viên hệ cử nhân.

- Đào tạo sinh viên hệ chất lượng cao.

- Đào tạo sinh viên hệ sau Đại học.


- Truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành Lịch sử, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, góp phần phục vụ thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Về mặt cơ cấu tổ chức Khoa có 1 Ban Chủ nhiệm Khoa và các Bộ môn trực thuộc.

Ban chủ nhiệm Khoa gồm:

- 1 Chủ nhiệm Khoa: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của

Khoa


- 3 Phó Chủ nhiệm Khoa (PCN), trong đó:

+ 1 PCN phụ trách đào tạo sau đại học và đối ngoại quốc tế

+ 1 PCN phụ trách đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học

+ 1 PCN phụ trách tổ chức tài chính và cơ sở vật chất

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khoa Lịch sử



CHI ỦY



BAN CHỦ NHIỆM KHOA



HỘI ĐỒNG KHOA HỌC



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 2












Bộ môn Lịch sử Đảng


Bộ môn Lịch sử Thế giới


Bộ môn Nhân học


Bộ môn

Lý luận sử học


Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận- hiện đại


Bộ môn Lịch Sử Việt Nam cổ - trung đại


Bộ môn Văn hoá học


Bộ môn Khảo cổ học


Tổ tư liệu văn phòng


1.1.3.2 Đội ngũ cán bộ

Công việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Khoa giao trực tiếp cho các bộ môn đảm nhiệm. Khoa Lịch sử là đơn vị đầu tiên của Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội nêu quyết tâm phó tiến sĩ hoá toàn bộ các cán bộ trong khoa. Đặt vào trong hoàn cảnh của nhà trường và đối với việc đào tạo các ngành khoa học xã hội nói chung đây là mục tiêu mang tính hiệu quả cao.

Khoa Lịch Sử hiện có 43 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh, trong đó: Số người có học vị Tiến Sĩ: 16 người chiếm 37%

Số người có học vị Thạc sĩ : 14 người chiếm 32.5% Số người có học vị Cử nhân: 5 người chiếm 12%

Hiên nay khoa có 8 người đang là nghiên cứu sinh trong và ngoài nước chiếm 18.5%

Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học, sau đại học, có quy mô lớn và chất lượng hàng đầu cả nước. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Khoa đã thực sự trở thành cái nôi đào tạo các nhà khoa học, các nhà giáo và các cán bộ chỉ đạo thực tiễn chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sử học, văn hoá học…góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển của đất nước.

1.2. Khái quát về phòng Tư liệu Khoa

1.2.1 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển.

Phòng Tư liệu khoa Lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Khoa. Ngay từ những ngày thành lập Khoa đã có chủ trương xây dựng phòng Tư liệu nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của cán bộ và sinh viên trong Khoa.

Với quan niệm không có tư liệu sẽ không có Khoa Lịch sử phát triển nên ngay từ khi thành lập đã có rất nhiều dịch giả nổi tiếng như GS Đào


Duy Anh, GS Trần Văn Giàu quan tâm đến vấn đề lưu trữ tài liệu. Mặc dù không được đào tạo về chuyên ngành thư viện nhưng những nhà dịch giả này đã rất cố gắng để lưu trữ những nguồn tài liệu quý giá của Khoa để phục vụ cho sự nghiệp đào tạo sau này.

Khoa Lịch sử qua quá trình hình thành, phát triển đã trải qua những lần phải sơ tán vì chiến tranh (1965, 1971, 1972) và toàn bộ số tài liệu ít ỏi hiện có tại thời điểm đó cũng được đóng gói cẩn thận để sơ tán cùng với Khoa.

Thời gian đầu nguồn tài liệu của Khoa rất được chú trọng bổ sung. Có rất nhiều gia đình đã tặng cả kho sách của gia đình cho phòng tư liệu khoa Lịch sử. Tài liệu bổ sung thời kỳ này chủ yếu là sách, báo, tạp chí, luận văn, những bài viết trong những lần đi thực tế của sinh viên…

Tháng 10/1956 trường Đại học Tổng Hợp được thành lập. Toàn bộ tài sản được kế thừa từ kho sách của Đông Dương đại học, Bảo tàng Lịch Sử, Thư viện Viễn Đông Bác Cổ. Lúc này nguồn tài liệu chủ yếu được viết bằng tiếng Pháp và có sự xuất hiện của tạp chí Nam Phong. Những nhà Hán học, Tây học với niềm đam mê sách vở đã được đưa về khoa làm cán bộ lưu trữ và dịch tài liệu.

Một thời kỳ sau chiến tranh, công tác tư liệu không được quan tâm cụ thể do cán bộ không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không có cán bộ chuyên trách thay thế. Đến đầu năm 2009 khoa mới chính thức có một cán bộ có trình độ cử nhân chuyên ngành TT-TV kế tiếp sự nghiệp của các cán bộ trước đó.

Nguồn tài liệu của Khoa hiện có chủ yếu được chuyển từ một phần của trường Đại học Tổng Hợp xuống cho Khoa Sử trông coi. Một phần được thừa kế vốn tài liệu của Bảo tàng Lịch Sử ; Ban Văn, Sử, Địa…

Hơn 50 năm xây dựng và triển đến nay Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử đã sở hữu một số lượng tài liệu khá phong phú ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí