Vai Trò Đối Với Người Cần Vốn Là Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Nền Kinh Tế

cách thức thu hồi các khoản đầu tư một cách phù hợp như chuyển nhượng chứng chỉ quỹ (đối với quỹ công chúng) hoặc lựa chọn, tìm kiếm một nhà đầu tư có đủ tiêu chuẩn để chuyển nhượng (đối với quỹ thành viên).

1.1.5.4. Vai trò đối với người cần vốn là các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế

Quỹ đầu tư là nhà tài trợ chuyên nghiệp thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp; vừa cung cấp vốn đồng thời đóng góp khả năng tư vấn về tài chính, quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp mà Quỹ đầu tư vào. Vai trò này đang và sẽ phải được phát huy để thay đổi căn bản phương thức kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết vốn là một trở ngại mà không ít doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang mắc phải.

Đối với các nhà sáng kiến cả tiến kỹ thuật, những ý tưởng mới về thị trường, cơ hội và thời cơ trong sản xuất kinh doanh sẽ được Quỹ đầu tư đóng vai trò như những nhà tài trợ tích cực để đưa những điều đó thành hiện thực. Qua việc đầu tư ban đầu, các ý tưởng kinh doanh tốt sẽ phát triển và gặt hái được thành công tương xứng. Trên thực tế ta có thể thấy rất nhiều minh chứng cho việc đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh đem lại những thành công lớn về lợi nhuận cũng như khuyến khích sự sáng tạo cho các cá nhân, mở ra các hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh.

Quỹ đầu tư là một nhà đầu tư chuyên nghiệp và ổn định trong dài hạn, đồng thời luôn sẵn sàng đầu tư thêm vốn để doanh nghiệp có thể mở rộng việc kinh doanh nếu doanh nghiệp dẫn chiếu được những cơ sở để đảm bảo khả năng phát triển của mình.


1.2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ

Trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, bao giờ cũng có những nguồn lực nhất định. Có thể là nguồn lực hữu hình hoặc vô hình và thường thì bao gồm cả hai. Khi các dạng thức khác nhau của các nguồn lực được đưa vào sử dụng trong bất cứ một hoạt động nào, trên bất cứ phương diện nào cũng đều

tạo ra những kết quả, những yếu tố đầu ra nhất định. Những kết quả, những yếu tố đầu ra đó khi đem so sánh định tính và định lượng với những yếu tố nguồn lực ban đầu sẽ có một mối tương quan nhất định. Đó chính là hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động của một công ty đầu tư luôn gắn liền với hoạt động đầu tư. Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng. Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định [16]. Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.

Như vậy, xét trên khía cạnh mục đích của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Cũng có thể nói theo một cách khác, hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty là những gì mà chủ đầu tư có thể thu về từ những yếu tố đầu ra được tạo ra trong toàn bộ quá trình hoạt động sau khi trừ đi tất cả các chi phí và giá trị của nguồn lực bỏ ra ban đầu. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này, thì hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ đồng nhất với hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ. Hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ thể hiện ở lợi nhuận của công ty quản lý quỹ và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của các dịch vụ đối với nhu cầu của thị trường.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 7

Cũng giống như nguồn lực đầu vào, hiệu quả hoạt động có thể thu được dưới dạng hữu hình hoặc vô hình, điều đó thể hiện qua hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. Hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý Quỹ cũng mang những nội dung tương tự. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh:

a. Hiệu quả tài chính:

Là số tiền lãi mà công ty nhận được, nó được lượng hóa bằng một số con số cụ thể, một số chỉ tiêu tài chính cụ thể và công ty thường quan tâm đến hiệu quả này nhiều hơn hiệu quả xã hội. Vì một doanh nghiệp hay cá nhân khi

bỏ vốn ra kinh doanh họ luôn nhận thức, mong muốn đồng vốn bỏ ra phải được thu về đầy đủ và có một khoản chênh lệch nhất định.

Khi ra quyết định về bất cứ hoạt động nào liên quan đến doanh thu và chi phí, chủ đầu tư luôn cân nhắc kỹ lưỡng những gì thu được và những gì bỏ ra. Và để có thể thu được lợi nhuận cao nhất trong khả năng có tể, tương ứng với hiệu quả tài chính cao nhất, chủ đầu tư luôn tìm cách tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa doanh thu. Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản của mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Hiệu quả tài chính trong hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ cần được xem xét trên hai khía cạnh:

Một là, hiệu quả tài chính của Công ty Quản lý quỹ là số phí quản lý Công ty thu được từ việc quản lý Quỹ đầu tư và Hợp đồng ủy thác của khách hàng. Với đặc thù hoạt động của mình, nguồn phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty và đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận. Ngoài phí quản lý, Công ty cũng thu được tiền lãi đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Hai là, hiệu quả tài chính của các nhà đầu tư nhận được thông qua việc mua chứng chỉ quỹ hoặc ủy thác vốn cho Công ty Quản lý quỹ quản lý, tức là khoản tiền lãi mà nhà đầu tư nhận được từ nguồn vốn bỏ ra sau khi trừ đi các khoản phí phải trả cho Công ty Quản lý quỹ. Đối với nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, là số tiền nhận được trên một chứng chỉ quỹ đang sở hữu. Đối với nhà đầu tư ủy thác vốn là số tiền nhận được trên số vốn ủy thác cho Công ty Quản lý quỹ quản lý. Như vậy, tiền lãi nhà đầu tư nhận được, mặc dù không phải là lợi nhuận của công ty quản lý quỹ, nhưng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ, bởi tiền lãi của nhà đầu tư càng cao thì số phí quản lý công ty có thể thu được càng cao.

b. Hiệu quả xã hội:

Đó là những giá trị vô hình mà công ty tạo ra thông qua quá trình hoạt động của mình. Hiệu quả xã hội, không đơn thuần chỉ dành cho chủ đầu tư hưởng lợi, mà đa phần, hiệu quả xã hội được phân bổ đều cho mọi chủ thể trong phạm vi ảnh hưởng nhất định, chủ đầu tư chỉ được hưởng một phần rất nhỏ trong đó. Hiệu quả xã hội là những kết quả thu về rất khó lượng hóa được. Nó tồn tại dưới các lợi ích khác nhau và phục vụ chung cho sự phát triển của xã hội, đảm

bảo cho một sự phát triển bền vững. Có thể trong một số trường hợp, hiệu quả xã hội lại đứng đằng sau và được tạo ra từ sự không hiệu quả về mặt tài chính. Đó là những ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển xã hội, tồn tại dưới những giá trị văn hóa, tinh thần, quốc phòng, chính trị. Hiệu quả lúc này không chỉ bó gọn trong phạm trù kinh tế mà bao hàm cả phạm trù xã hội, bở nó tạo thành cơ sở phát triển tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, tác động tực tiếp hoặc gián tiếp tới các chủ thể khác nhau. Do không thể đo lường chính xác theo một đơn vị cụ thể nào đó, hiệu quả này còn được gọi là hiệu quả ngoài kinh tế.

Tùy theo phương thức hoạt động, theo quy mô và phạm vi đầu tư mà có thể thu được hiệu quả hoặc không và hiệu quả luôn bị giới hạn bởi một số nhân tố nhất định.

Trước hết, hiệu quả đầu tư bị giới hạn bởi vốn đầu tư, được xác định một cách khách quan bởi khối lượng nhất định cấu thành của lực lượng sản xuất và cân đối nhất định trong quyết định đầu tư. Đó là sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiệu tại và tích lũy để tiêu dùng trong tương lai thông qua hoạt động đầu tư. Sự cân đối đó dựa trên cơ sở của nhu cầu hiện tại, dựa trên năng lực hiện tại và dự kiến kết quả tương lai.

Hai là sự giới hạn bởi các nguồn lực đầu vào khác ngoài vốn đầu tư, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật và năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, còn phải kể đến giới hạn mà không nằm trong phạm vi điều chỉnh của chủ đầu tư, đó là giới hạn do những hạn chế trong môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và những rủi ro thiên tai không thể lường trước gây ra. Vấn đề quan trọng là phải biết vận dụng những phương cách hợp lý để có thể giảm thiểu tác động của những yếu tố có tính chất hạn chế trên nhằm tối đa hóa hiệu quả thu được xét trên cả mặt kinh tế và xã hội.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ

Với danh mục đầu tư hết sức đa dạng, phân bổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc theo yêu cầu của từng khách hàng và điều lệ quỹ, hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ có thể được xem xét trên từng khía cạnh, lĩnh vực đầu tư, danh mục ủy thác của khách hàng và giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư và kết quả tổng hợp của toàn bộ nguồn vốn quản lý. Tuy vậy, do mỗi

lĩnh vực đầu tư có những đặc điểm và những kỳ hạn khác nhau, nên việc đánh giá hiệu quả đầu tư thường được thực hiện trên từng lĩnh vực đầu tư riêng biệt hoặc một nhóm những hình thức đầu tư mà có mối liên hệ tác động qua lại khá chặt chẽ với nhau.

Hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ mang đầy đủ các đặc điểm và tính chất chung của hoạt động đầu tư. Do vậy, đánh giá hiệu quả đầu tư cũng thực hiện định lượng theo những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư. Ngoài ra với đặc thù kinh doanh của mình, để đánh giá hiệu quả đầu tư Công ty Quản lý quỹ còn xây dựng một số chỉ tiêu riêng. Trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng, Công ty Quản lý quỹ sẽ đưa ra kết luận về từng lĩnh vực đầu tư của mình, trên cơ sở so sánh hiệu quả của từng lĩnh vực và so sánh với các đối thủ trên thị trường.

Tuy nhiên, do đặc điểm quản lý của các nguồn vốn với mục tiêu đầu tư khác nhau nên hiệu quả đầu tư cũng sẽ đạt được ở mức độ khác nhau: có thể ổn định một thời gian dài, hoặc đơn giản chỉ thu lợi nhuận tại thời điểm tức thời hoặc xấu nhất là lỗ. Không phải bất cứ lúc nào hoạt động đầu tư cũng có thể thu được lợi nhuận, mà trong một số trường hợp thua lỗ là để chấp nhận rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hơn, hoặc có thể dự phòng rủi roc ho những lĩnh vực đầu tư khác mà khả năng thu lợi nhuận là khá cao. Thông thường với trách nhiệm quản lý nguồn vốn của mình, Công ty Quản lý quỹ luôn đầu tư với một danh mục đa dạng với mục tiêu là đạt được lợi nhuận cao nhất có thể, và để đạt được kết quả đó, họ sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hoặc lỗ trong một số lĩnh vực đầu tư nhất định, bù lại họ có khả năng thu được mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai hoặc khả năng bị thua lỗ ít hơn nếu rủi ro xảy ra [28].

Như vậy, để đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ cần xem xét và đánh giá một cách tổng hợp trên mọi lĩnh vực đầu tư, tức là đánh giá hiệu quả của toàn bộ danh mục đầu tư trên cơ sở hiệu quả thu được của từng lĩnh vực riêng lẻ trong mối quan hệ tương hỗ đối nghịc nhau, để từ đó thấy được lĩnh vực nào thu được lợi nhuận cao nhất, lĩnh vực nào thu được lợi nhuận thấp nhất hoặc lỗ, so sánh hiệu quả thu được với các yêu cầu của khách hàng ủy thác, điều lệ quỹ và với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, có định hướng cho hoạt động đầu tư trong tương lai.

1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của công ty quản lý quỹ

a. Tổng nguồn vốn đầu tư và tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư

Tổng nguồn vốn đầu tư là số tiền mà Công ty Quản lý quỹ sử dụng để đầu tư (tính tại một thời điểm). Tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư được thể hiện qua công thức:


Tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư= (

Số vốn đầu tư kỳ này


-1) * 100%

Số vốn đầu tư kỳ trước

Các chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty, đặc biệt là hoạt động tự doanh của Công ty Quản lý quỹ. Tốc độ tăng nguồn vốn càng lớn thì khả năng mở rộng của công ty càng cao. Ngược lại, nếu tốc độ tăng nguồn vốn âm thì thể hiện quy mô hoạt động của công ty đang có xu hướng thu nhỏ lại.

Quy mô vốn đầu tư thể hiện số tuyệt đối về nguồn vốn mà doanh nghiệp dùng để đầu tư vào tài sản tài chính, còn tốc độ tăng quy mô vốn thể hiện khả năng mở rộng quy mô và hình thức đầu tư qua các thời kỳ. Nguồn vốn đầu tư lớn và tốc độ tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng đầu tư của Công ty Quản lý quỹ, nó thể hiện Công ty Quản lý quỹ có thêm nhiều khách hàng ủy thác mới hoặc Quỹ mới thành lập.

b. Đòn bẩy tài chính ròng: được đo bằng tổng tài sản ròng trên vốn tự có hữu hình..


Đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó ℎữ𝑢 ℎì𝑛ℎ

Tổng tài sản ròng được xác định bằng tổng tài sản trừ đi các khoản sau:

- Tiền mặt và chứng khoán phải duy trì riêng cho mục đích pháp định hoặc các mục đích khác;

- Các hoạt động khớp sổ theo các giao dịch mua bán lại (repo và reverse repo);

- Các khoản tài sản hữu hình có thể xác định được và các khoản lợi thế thương mại.

Vốn tự có hữu hình được xác định bằng tổng vốn tự có:

- Cộng các khoản vốn vay cổ đông không có quyền ưu tiên thanh toán.

- Trừ các khoản tài sản hữu hình có thể xác định và các khoản lợi thế thương mại.

Đòn bẩy tài chính ròng xác định một đồng vốn chủ sở hữu phải gánh bao nhiều đồng vốn vay. Một đòn bẩy tài chính cao sẽ làm cho mức độ rủi ro tăng lên và ngược lại. Chỉ số đòn bẩy tài chính gộp được đo bằng tổng tài sản trên vốn tự có. Chỉ số đòn bẩy tài chính ròng điều chỉnh tổng tài sản và tổng vốn tự có bằng cách loại trừ các tài sản vô hình và lợi thế thương mại, và thêm vào các khoản vốn vay cổ đông không có quyền ưu tiên thanh toán. Một điểm khác của công ty quản lý quỹ so với các loại hình trung gian tài chính khác là có thể sử dụng các đòn bẩy tài chính phi tiền mặt như hợp đồng mua đi bán lại (repo).

Trong điều kiện hoạt động bình thường, hoạt động mua bán lại được coi là tương đối an toàn và rủi ro thấp. Việc tính tổng tài sản gộp (bao gồm cả giao dịch repo) có thể phóng đại mức độ rủi ro của công ty quản lý quỹ. Vì vậy, chỉ số đòn bẩy ròng cung cấp các thông tin hữu ích hơn cho việc phân tích và so sánh.

c. Tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ bao gồm doanh thu từ các loại phí dịch vụ như: phí quản lý quỹ đầu tư và phí quản lý danh mục đầu tư, phí thưởng đầu tư, phí tư vấn. Đối với hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư, doanh thu của hoạt động đầu tư không phải là doanh thu của bản thân Công ty Quản lý quỹ mà nó là một trong những cơ sở để xác định hiệu quả đầu tư và từ đó đem lại doanh thu tính phí quản lý, phí thưởng cho công ty quản lý quỹ

Ngoài ra, công ty quản lý quỹ còn có doanh thu đầu tư tài chính của riêng từng loại tài sản tài chính khác nhau được tính theo phương pháp khác nhau. Doanh thu đầu tư của một loại tài sản tài chính bao gồm các phần sau: doanh thu từ lợi tức mà bản thân tài sản tài chính đó đem lại (đối với cổ phiếu là cổ tức và các quyền lợi khác, đối với trái phiếu là trái tức, đối với các hợp đồng tiền gửi là tiền lãi…) và doanh thu từ chênh lệch mua bán các khoản đầu tư.

Xét một cách tổng quát, tổng thu nhập của công ty quản lý quỹ bao gồm:

- Doanh thu từ quản lý quỹ

- Doanh thu từ quản lý danh mục đầu tư

- Doanh thu từ dịch vụ tư vấn

- Doanh thu từ đầu tư sản phẩm có thu nhập cố định

- Doanh thu từ đầu tư vốn cổ phần

Doanh thu kỳ này

Tốc độ tăng doanh thu = (Doanh thu kỳ trước -1) * 100%

Thông thường, khi tổng nguồn vốn tăng sẽ dẫn đến tổng doanh thu tăng. Để đánh giá việc đầu tư có hiệu quả hay không cần so sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Nếu tốc độ tăng doanh thu dương và cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn thì việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao và ngược lại. Đối với công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, có thể xem xét cả tốc độ tăng doanh thu hoạt động kinh doanh và tốc độ tăng tổng doanh thu để đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty.

d. Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh được tính bằng công thức LNG = DTHĐKD - CPHĐKD

Trong đó:

LNG: Lợi nhuận gộp

DTHĐKD: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

CPHĐKD: Chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận gộp trong hoạt động kinh doanh cho biết số tiền lãi thu về từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi các chi phí phát sinh phục vụ hoạt động kinh doanh.

Đối với Công ty Quản lý quỹ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là số tiền Công ty Quản lý quỹ nhận được trên cơ sở số phí quản lý thu được từ khách hàng trừ đi các chi phí phát sinh phục vụ đầu tư. Doanh thu từ phí quản lý là nguồn sống của Công ty Quản lý quỹ, nó phụ thuộc vào quy mô vốn cũng như hiệu quả hoạt động quản lý quỹ đem lại. Hoạt động quản lý quỹ càng phát triển thì Công ty Quản lý quỹ càng có nhiều khách hàng, quy mô vốn quản lý

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí