Doanh Thu Từ Hoạt Động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Chứng Khoán

thế của Ngân hàng Công thương Việt nam trong việc thấu hiểu nền kinh tế, khách hàng, và văn hóa Việt Nam, kết hợp với tầm nhìn và kỹ thuật của những nước phát triển để đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt.

- Linh hoạt trong hoạt động đầu tư: Thị trường tài chính Việt Nam đang trong những giai đoạn phát triển đầu tiên, do vậy việc định giá các tài sản tài chính còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, chính sách vĩ mô thường xuyên thay đổi, tạo ra những cú sốc và những biến đổi lớn về giá trị các tài sản. Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam , trên quan điểm linh hoạt và thận trọng, sẽ khai thác triệt để các cú sốc của thị trường, mua bán các tài sản để khai thác chênh lệch giá trong các chu kỳ dao động lớn.

- Hạn chế rủi ro trên tỷ lệ sinh lời: Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xác định không đầu tư hạng mục nào nếu chưa tiến hành phân tích đầy đủ. Đa dạng hóa danh mục sẽ được sử dụng đến mức tối đa mà không ảnh hưởng đến sự hiểu biết về từng hạng mục đầu tư. Mọi khoản đầu tư đều phải xét đến mức rủi ro trên tỷ lệ sinh lời tiềm năng để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

Trong suốt giai đoạn 2011-2016, hầu hết các quỹ và danh mục đầu tư do Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quản lý đều đạt được sự tăng trưởng đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư. Tổng tài sản ủy thác tăng mạnh qua từng năm.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản ủy thác của Công ty


Đơn vị: triệu đồng


2016

2015

2014

2013

2012

2011

Nhà đầu tư ủy thác trong nước

2.764.566

2.398.121

1.561.479

836.491

720.407

363.847

Nhà đầu tư ủy thác nước ngoài


0

1.443

1.440

1.440

0

Tổng vốn đầu tư ủy thác

2.764.566

2.398.121

1.562.922

837.931

721.847

363.847

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 11

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Tổng tài sản ủy thác năm 2016 lớn gấp 8 lần tổng tài sản ủy thác năm 2011, tăng 30% so với năm 2015. Giá trị tài sản ủy thác của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2016 chiếm khoảng 3% thị phần lĩnh vực quản lý tài sản trong cả nước.

Về tăng trưởng khách hàng ủy thác đầu tư, Công ty đã nỗ lực tìm kiếm và được các nhà đầu tư cá nhân tin tưởng ủy thác tiền để đầu tư. Bên cạnh đó, công ty không ngừng khai thác, phát triển các loại hình đầu tư mới trên cơ sở danh mục hiện có của các nhà đầu tư cũ. Số lượng khách hàng ngoài hệ thống và nhóm khách hàng cá nhân đã tăng rất nhanh, đạt gần 100 khách hàng năm 2016 và đóng góp giá trị phí ủy thác không nhỏ cho doanh thu từ hoạt động ủy thác của Công ty. Doanh thu từ hoạt động này đạt gần 5 tỷ đồng năm 2016. Doanh thu từ hoạt đồng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán luôn duy trì tương đối tốt từ 4-5 tỷ mỗi năm, đặc biệt năm 2014 doanh thu lên tới 9 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán


Đơn vị: triệu đồng

Năm

Doanh thu

Tăng trưởng (%)

2011

4.238


2012

6.664

57%

2013

394

-94%

2014

8.992

2182%

2015

5.363

-40%

2016

4.822

-10%

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Để duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản quản lý, trong 5 năm qua công ty không ngừng thiết kế các sản phẩm mới, tích cực bán chéo sản phẩm với các đối tác trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Công ty đã triển khai thành công một số sản phẩm và được khách hàng đánh giá cao như:

- Nhận ủy thác bằng tài sản để Công ty khai thác sinh lời tốt hơn cho nhà đầu tư, đặc biệt là đối với sản phẩm đầu tư các công cụ nợ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

- Nhận ủy thác cho nhà đầu tư cần uy tín, thương hiệu và năng lực tài chính cùa Công ty để đầu tư các dự án cần nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia.

- Sản phẩm hoán đổi ngoại tệ từ USD sang tiền đồng và ủy thác cho Công ty đầu tư vào các công cụ tài chính có lãi suất cố định.

Tư vấn đầu tư:

Công ty cung cấp dịch vụ Tư vấn đầu tư cho khách hàng là nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam và tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài để bán cổ phần, tài sản, hoặc tham gia góp vốn vào dự án mới trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Các dịch vụ tư vấn chủ yếu: Tư vấn Mua bán Sát nhập (M&A), tư vấn Phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tư vấn Tài chính doanh nghiệp, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp.

Hoạt động tư vấn của công ty phát triển mạnh trong năm 2014-2015 do bán chéo sản phẩm với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam và Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đặc biệt trong hoạt động phát hành trái phiếu.

Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động tư vấn


Đơn vị: triệu đồng


Năm

Doanh thu

Tăng trưởng (%)

2011

-


2012

1.630


2013

1.443

-11%

2014

3.912

171%

2015

14.055

259%

2016

430

-97%

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Hoạt động đầu tư tài chính:

Đối với hoạt động đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ VietinBank theo đuổi chiến lược đầu tư dựa trên phân tích cơ bản để tìm kiếm những khoản đầu tư tạo giá trị gia tăng trong trung và dài hạn. Với chiến lược này, Công ty tập trung vào đầu tư những doanh nghiệp mà chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận tiềm năng cao nhất trong trung và dài hạn. Đối với hoạt động ngắn hạn, Công ty cũng dành một ngân sách giới hạn để tìm kiếm các cơ hội đầu tư an toàn hiệu quả dựa trên quá trình phân tích, sàng lọc thận trọng. Thế mạnh của công ty là giao dịch kinh doanh nguồn, khai thác cơ hội đầu tư trái phiếu của các tập đoàn lớn.

Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động tài chính

Đơn vị: triệu đồng


Năm

Doanh thu

Tăng trưởng (%)

2011

53.268


2012

78.847

48%

2013

95.929

22%

2014

73.647

-23%

2015

81.733

11%

2016

98.990

21%

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])


triệu đồng Doanh thu hoạt động tài chính

120,000

12%

100,000

10%

9%

80,000

8%

10% 10%

8%

7%

60,000

7%

6%

40,000

4%

20,000

2%

-

0%

2016 2015 2014 2013 2012 2011

Doanh thu từ hoạt động tài chính Tỷ suất doanh thu/vốn đầu tư

78,847

95,929

73,647

81,733

98,990

Giống như phần lớn các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực đầu tư mang lại doanh thu lợi nhuận cho Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lại không phải từ hoạt động quản lý quỹ, mà là từ các giao dịch đầu tư tài chính. Doanh thu đầu tư tài chính là doanh thu từ hoạt động đầu tư vốn tự doanh của Công ty:


53,268

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Biểu đồ 2.2: Doanh Thu từ hoạt động Đầu tư Tài Chính

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2016, nhìn chung Doanh thu đầu tư tài chính của Công ty tăng trưởng tốt, tuy nhiên mức tăng này thấp hơn mức tăng của Tổng nguồn vốn đầu tư Tài chính của Công ty. Năm 2012 và 2013, doanh thu tăng đột biến là do năm 2012, Công ty đầu tư trái phiếu vào Công ty Cổ phần

Bitexco Nho Quế với số vốn là 450 tỷ đồng, số trái phiếu đầu tư này về sau được chuyển nhượng cho VietinBank, lợi nhuận từ chuyển nhượng được ghi nhận vào năm 2013 khiến cho Doanh thu của năm 2013 cũng tăng cao.

Tỷ suất doanh thu/tổng vốn đầu tư dao động từ 7% đến 10% trong suốt giai đoạn 2011-2016. Năm 2016, công ty ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt cả về giá trị doanh thu và tỷ suất doanh thu/tổng vốn đầu tư.

Xem xét Bảng 2.9 bên dưới, chúng ta có thể thấy lãi từ hoạt động đầu tư tài chính của Công ty bao gồm 68% từ lãi đầu tư trái phiếu. Lãi từ các hoạt động đầu tư dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, tương ứng với tỷ trọng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này.

Lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần từ năm 2011 đến 2016, thể hiện hoạt động đầu tư đã đa dạng phong phú hơn. Giá trị tiền nhàn rỗi ngày càng ít chứng tỏ công ty càng ngày càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình.

Lãi đầu tư tài chính chủ yếu đến từ trái tức của các trái phiếu doanh nghiệp mà Công ty nắm giữ dài hạn. Số dư trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2016 của Công ty: là 63 tỷ đồng trái phiếu Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Thủ Đô.

Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán năm 2016 tăng cao kỷ lục trong suốt 5 năm, đạt 25 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2015. Ngoài yếu tố thị trường chứng khoán đang dần hồi phục, việc lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán của công ty đã chuyên nghiệp hơn với việc sử dụng các bộ lọc để đánh giá và lựa chọn những cổ phiếu tốt. Giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp cũng đóng góp thêm một phần lợi nhuận vào mảng này.

BẢNG 2.5: CƠ CẤU DOANH THU ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH


(Xem phần Phụ lục)


2.1.3.2. Tình hình tài chính trong giai đoạn 2011-2016 của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Tổng tài sản của Công ty tương đối ổn định trong suốt giai đoạn 2012- 2016. Năm 2012 công ty thực hiện tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 950 tỷ đồng, làm tổng tài sản biến động mạnh so với năm 2011. Tổng tài sản trong năm 2016 tăng 0,67% tương đương 6,9 tỷ đồng so với năm trước. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 14,2% tương đương 89 tỷ đồng và tài sản dài hạn giảm 20,3% tương đương 82 tỷ đồng.

Gần 70% tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn, bao gồm tiền, tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn. Các khoản phải thu chiếm 0,45% và không có các khoản phải thu khó đòi nào trong suốt giai đoạn 2011-2016. Các khoản đầu tư ngắn hạn là danh mục cổ phiếu tự doanh, cổ phần doanh nghiệp và trái phiếu sẵn sàng để bán mà Công ty đầu tư.

Chiếm 30% tài sản của công ty là tài sản dài hạn, chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn như: trái phiếu tài trợ dự án, vốn góp cổ phần.

Nợ phải trả chiếm 5,53% tổng nguồn vốn của Công ty và chủ yếu là khoản phải trả cho người lao động, thuế còn phải nộp và phần lợi nhuận phải trả về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Công ty không có các khoản phải trả xấu trong suốt giai đoạn 2011-2016.

BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN

(Xem phần Phụ lục)


2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động nguồn vốn

Nguồn vốn do Công ty huy động và quản lý được chia làm ba nguồn chính:

Nguồn vốn tự doanh để thực hiện các hoạt động đầu tư của Công ty (chủ yếu là đầu tư tài chính);

Nguồn vốn quản lý danh mục đầu tư huy động của nhà đầu tư ủy thác;

Nguồn vốn huy động gián tiếp từ các nhà đầu tư để thành lập và hoạt động Quỹ khám phá giá trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

2.2.1.1. Nguồn vốn tự kinh doanh

Nguồn vốn tự kinh doanh của Công ty chủ yếu là từ vốn đầu tư của Chủ sở hữu, ngoài ra tùy từng thời điểm và điều kiện tài chính, công ty có thể huy động vốn vay hoặc các nguồn khác tương đương để đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn còn bao gồm các quỹ như quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác của chủ sở hữu.

Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư ngắn hạn trong tổng vốn tự kinh doanh của công ty rất nhỏ, chỉ chiếm 5-6% tổng vốn tự doanh. Tỷ trọng vốn đầu tư dài hạn lớn giúp Công ty có thể xây dựng chiến lược đầu tư bền vững, tăng trưởng tốt.

Vốn góp của chủ sở hữu vào Công ty tăng nhanh từ 50 tỷ đồng năm 2010 lên 950 tỷ đồng năm 2012. Trong thời gian từ 2010 đến 2016, Công ty có hai lần tăng vốn, lần thứ nhất từ 50 tỷ lên 500 tỷ trong năm 2010 và lần thứ hai từ 500 tỷ lên 950 tỷ năm 2012.

Tổng nguồn vốn tự doanh của công ty duy trì ổn định, bền vững từ năm 2012 đến nay. Tổng nguồn vốn tự doanh năm 2016 tăng 0,6% so với năm trước.

Các khoản đầu tư từ nguồn vốn tự doanh của Công ty bao gồm Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư dài hạn (chủ yếu đầu tư vào các công ty liên kết) và các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

triệu đồng

Tăng trưởng Vốn đầu tư

1,400,000


1,200,000

197,608

Vốn đầu tư ngắn hạn

1,000,000

57,644

55,738

47,041

56,576

800,000


600,000

Vốn đầu tư dài hạn

984,228 979,206 976,496 970,454

1,003,480

11,548

400,000

541,646

200,000

Tổng nguồn vốn đầu tư

-

2016

2015

2014

2013

2012

2011


(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])


Biểu đồ 2.3: Biến động Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty

2.2.1.2. Nguồn vốn ủy thác Quản lý danh mục đầu tư


triệu đồng

Tổng vốn đầu tư ủy thác

3,000,000

2,764,566

2,500,000

2,398,121

2,000,000

1,561,479

1,500,000


1,000,000

836,491

720,407

500,000

363,847

-

2016

2015

2014

2013

2012

2011

(Nguồn: [7],[8],[9],[10],[11],[12])

Biểu đồ 2.4: Biến động Tổng vốn đầu tư ủy thác của Công ty

Qua biểu đồ 2.4 chúng ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư ủy thác quản lý danh mục đầu tư của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tăng trưởng không ngừng từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt từ năm 2013 đến 2015, nguồn vốn đầu tư ủy thác tăng vọt, năm 2013 tổng vốn đầu tư ủy thác là hơn 836 tỷ đồng thì năm 2014 là 1.561 tỷ đồng và năm 2015 là gần

2.400 tỷ đồng, tốc độ tăng lần lượt là 87% và 54%.

Năm 2016, nguồn vốn ủy thác tiếp tục tăng, 366 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương 15%. Nguồn vốn ủy thác được huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức, đầu tư theo chỉ định của khách hàng hoặc theo khung thống nhất ban đầu giữa khách hàng và Công ty.

Danh mục đầu tư cuối năm 2016 bao gồm: tiền gửi, cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu không niêm yết, đầu tư góp vốn, trái phiếu và các khoản đầu tư khác.

2.2.1.3. Nguồn vốn từ Quỹ đầu tư

Trong năm 2015, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã kêu gọi nguồn vốn thành lập Quỹ Đầu tư Khám phá giá trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đây là quỹ đóng với vốn góp tối thiểu của các thành viên là 5 triệu đồng. Công ty đã kêu gọi góp vốn thành công từ 4 nhà đầu tư:

Ngày đăng: 27/11/2022