Căn Cứ Vào Đối Tượng Giao Dịch Trên Thị Trường

các chủ thể tham gia thị trường mà thôi. Mặc dù không trực tiếp thực hiện chức năng huy động vốn nhưng gián tiếp thì thị trường thứ cấp có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của thị trường sơ cấp. Mối quan hệ giữa hai thị trường này là mối quan hệ tương hỗ, quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Hoạt động của thị trường thứ cấp mà tích cực, sôi động thì khả năng huy động vốn trên thị trường sơ cấp sẽ khả quan. Hoạt động của thị trường thứ cấp mà ảm đạm, tiêu điều thì khả năng huy động vốn mới của doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế. Ngược lại, nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có công cụ tài chính dài hạn giao dịch trên thị trường thứ cấp.

4.2. Căn cứ vào tính chất tổ chức hoạt động

Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường giao dịch tập trung và thị trương giao dịch phi tập trung (thị trường OTC).

Thị trường giao dịch tập trung là thị trường giao dịch của các chứng khoán đã thoả mãn những tiêu chuẩn xác định và được diễn ra tại một địa điểm cụ thể với nguyên tắc và phương pháp giao dịch nhất định. Biểu hiện cụ thể của thị trường giao dịch tập trung là các Sở giao dịch.

Thị trường phi tập trung là thị trường giao dịch của các công cụ tài chính dài hạn chưa đủ điều kiện giao dịch trên thị trường tập trung thông qua hệ thống điện thoại hoặc máy tính đã nối mạng giữa các thành viên.

4.3. Căn cứ vào đối tượng giao dịch trên thị trường

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh, thị trường tín dụng thuê mua, thị trường cầm cố bất động sản.

Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đầu tư và trái phiếu chính phủ.

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

đồng quyền chọn…

Thị trường tín dụng thuê mua là thị trường cho thuê tài sản với thời gian dài, không thể huỷ ngang và cho phép người thuê có quyền lựa chọn mua hoặc tiếp tục gia hạn thuê tài sản khi hợp đồng thuê mua đáo hạn.

4.4. Căn cứ vào phương thức giao dịch

Căn cứ vào phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán có thể chia thành thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn.‌

Thị trường chứng khoán giao ngay (spot market): là thị trường mua bán chứng khoán theo giá cả của ngày giao dịch. Tuy vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể thì việc thanh toán và giao chứng khoán có thể được thực hiện tiếp theo sau đó vài ngày.

Thị trường chứng khoán kỳ hạn (future market): là thị trường mua bán chứng khoán theo các hợp đồng định sẵn trong tương lai. Giá cả tương lai được thoả thuận ngay trong ngày giao dịch. Việc thanh toán và giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong tương lai.

II. Khái quát chung về công ty chứng khoán

1. Định nghĩa và các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Trong đó, môi giới chứng khoán là việc một công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện việc mua bán chứng khoán cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán tổ chức bảo lãnh phát hành giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước, trong và sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng.

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến sở hữu

chứng khoán.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể quy định cụ thể về quy mô vốn điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ. Cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty chứng khoán chỉ được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

Nói một cách khác, công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp.

Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, công ty chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.

2. Mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường

Trên thế giới hiện nay có 2 loại mô hình hoạt động của công ty chứng khoán là công ty chuyên doanh chứng khoán và công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán.

2.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán

Đây là mô hình công ty chứng khoán phổ biến nhất cả ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này:

- Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. Mô hình này đặc biệt được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada…

2.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm

bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng.

Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên thị trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.

Tại Việt Nam, mô hình này tuy mới ra đời vài năm gần đây nhưng đang được triển khai ngày càng nhiều. Hầu hết các ngân hàng thương mại và cả quốc doanh ở Việt Nam hiện nay đều thành lập công ty chứng khoán riêng, hoạt động một cách độc lập với ngân hàng như công ty TNHH Chứng khoán HBBS trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, công ty cổ phần chứng khoán Vietinbanksc trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, công ty TNHH Chứng khoán VPBS trực thuộc Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh… Tuy nhiên, do quy mô các ngân hàng thương mại hiện nay còn chưa thực sự đủ lớn mạnh, và đặc biệt vốn dài hạn là thấp do hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng thương mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của thị trường chứng khoán thuộc lĩnh vực vốn dài hạn nên mô hình công ty chứng khoán này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Quá trình khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng.

3. Cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tự doanh với hoạt động môi giới và quản lý danh mục đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán bao gồm hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm 2 khối tương ứng với 2 khối công việc như sau:

Khối 1 (Front office): Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán như: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Đây là khối mang lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán. Nhìn chung, khối này có quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tự doanh, khối này mang lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó.

Khối 2 (Back office): Thường cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối 1 như hành chính, tổ chức, kế toán…

Biểu 1. Cơ cấu hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán


4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán 1

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

4.1. Nhóm nhân tố khách quan

4.1.1. Môi trường kinh tế

Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn diễn ra trọng một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ tiết kiệm của đầu tư, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường… Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Nếu kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư được mở rộng, đồng tiền ổn định, lãi suất và tỷ giá hối đoái có tính kích thích đầu tư, mở rộng thị trường chứng khoán sẽ trở thành cơ hội tốt cho công ty chứng khoán phát triển hoạt động qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán sụt giảm, lạm phát phi mã... thì mọi sự hoạt động của công ty cũng sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.

4.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, pháp luật, do đó, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các diễn biến trên thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ có thể phát triển trong một môi trường chính trị ổn định và pháp luật minh bạch. Trong nhân tố này thì vai trò điều tiết và kiểm soát của chính phủ có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hệ thống pháp luật có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Các nhân tố về luật pháp, thể chế cùng với cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong từng thời kỳ là nhân tố cơ bản cho việc phát triển thị trường chứng khoán theo mục tiêu và định hướng của Nhà nước.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu ảnh hưởng rất nhiều của nhân tố chính trị. Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế

của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hoá, trong xu thế chính trị mới... khi các nhân tố này không được bảo đảm sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng khoán và làm ảnh hưởng đến nhu cầu chứng khoán trên thị trường. Vì vậy, nhà quản lý công ty chứng khoán phải biết phân tích và dự đoán xu hướng phát triển của các yếu tố đó để tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty cho phù hợp.

4.1.3. Môi trường công nghệ

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh doanh. Nhờ khoa học công nghệ thông tin các công ty chứng khoán có thể tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán từ đó giảm phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nhân tố này cũng đòi hỏi các công ty chứng khoán phải chủ động nắm bắt được xu thế mới trong hoạt động kinh doanh chứng khoán do những thay đổi của khoa học công nghệ mang lại như: chủ động trong việc tiếp nhận khoa học công nghệ mới vào mở rộng các hình thức nhận lệnh từ xa, có kế hoạch phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các dịch vụ mới…

4.1.4. Môi trường đặc thù

Khác với các loại môi trường có tính chất tổng quát đã trình bày trên, môi trường đặc thù thường bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán một cách trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa đối với các yếu tố này, công ty chứng khoán có thể tác động hoặc kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Thuộc về một trường đặc thù có các yếu tố như khách hàng, các hãng cạnh tranh và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với công ty chứng khoán.

Hiện nay, kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng. Khách hàng là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty chứng khoán. Khách hàng của công ty chứng khoán có thể là các nhà phát hành, các nhà đầu tư, họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách

hàng tiềm năng trong tương lai. Thông thường khách hàng sẽ chi phối hoạt động của công ty, nhưng cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệ thuộc vào khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán. Do vậy, công ty chứng khoán cần phải xây dựng chính sách khách hàng toàn diện, vừa giữ vững nền tảng khách hàng truyền thống, vừa khai thác được khách hàng tiềm năng. Đối với mỗi một đối tượng khách hàng, công ty cần có chính sách cụ thể để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường.

Sự cạnh tranh giữa các công ty cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Để có được các lợi thế trong cạnh tranh về giá cả chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp... đòi hỏi công ty chứng khoán phải quan tâm đầu cho việc nghiên cứu thị trường, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ của nhân viên nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cũ, phát triển các dịch vụ mới… Nhờ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh và lợi nhuận của công ty.

Trong cơ chế thị trường, các công ty nói chung được quyền chủ động trong kinh doanh. Tuy nhiên, sự hoạt động của công ty chứng khoán luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, như Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra… các cơ quan này cũng chi phối mạnh mẽ đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, sự quản lý Nhà nước đối với công ty chứng khoán chỉ mang tính chất định hướng và tác động gián tiếp theo nguyên tắc: Nhà nước điều chỉnh thị trường, thị trường điều chỉnh công ty. Các công ty được tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình.

4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

4.2.1. Tiềm lực tài chính

Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh đều phải đi mua hoặc phải đầu tư ứng trước. Do vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh công ty chứng khoán phải có vốn, vốn phải tích tụ và đạt được quy mô nhất

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí