Thực Tiễn Hoạt Động Bán Hàng Trực Tuyến Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới


cận internet cao và tăng trưởng hoạt động thương mại điện tử nhanh chóng, đây là một trong những lí do thương mại điện tử phát triển. Nghiên cứu này đã chỉ ra một trong những yếu tố làm nên sự bùng nổ hoạt động thương mại điện tử đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, là cơ sở nền móng để phát triển.

1.2.2 Thực tiễn hoạt động bán hàng trực tuyến ở Việt Nam và trên thế giới


Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, trước sự bùng nổ của công nghệ số, hoạt động thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng. Kết quả điều tra của trang wearesocial thực hiện trong tháng 1/2020 cho thấy, gần 75% (68 triệu dân) người dùng có thói quen mua sản phẩm qua ứng dụng trực tuyến và thời gian truy cập internet trung bình lên tới 6 giờ (trên tất cả các thiết bị). Kết quả này cho thấy người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển qua mua bán sản phẩm qua ứng dụng trực tuyến. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế rằng, tại Việt Nam, xu thế mua bán trực tuyến chưa thể lấn át và thay thế hoàn toàn kênh bán hàng trực tiếp. Trong thời gian tới cần có kế hoạch, định hướng ngày càng phát triển vấn đề thương mại điện tử ở mức kỳ vọng.


Hình 1 1 Thống kê số lượng người dùng Internet tại Việt Nam 2020 Nguồn 1


Hình 1.1 Thống kê số lượng người dùng Internet tại Việt Nam 2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


(Nguồn: Vnetwork.vn)


Thống kê dân số Việt Nam đầu tháng 1/2020 đạt ngưỡng 96,9 triệu người. Hiện đang có 68,17 triệu(chiếm 70% dân số) người đang sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam. Số lượng điện thoại, thiết bị có kết nối internet đạt ngưỡng 146 triệu thiết bị. Có tới 65 triệu người(chiếm 67% dân số) sử dụng mạng xã hội. Các chỉ số này có xu hướng tiếp tục tăng qua từng năm.

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử của VECOM, năm 2019 tốc độ tăng trưởng thương mại điên tử nước ta đạt trên 32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn bốn năm 2016- 2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt 11,5 tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.

Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015 - 2025 của Thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Khi đó, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng vị trí thứ ba trong khối ASEAN.

Từ đầu tháng 2 đến tháng 4 năm 2020 hầu hết hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ, thương mại nội địa cũng như quốc tế bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thậm chí đóng cửa giải thể do đại dịch COVID-19. Nhưng trong hoàn cảnh đó, lĩnh vực thương mại điện tử vẫn đứng vững và chứng minh tầm quan trọng, làm thay đổi hành vi người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và nhanh chóng chuyển sang kênh mua sắm trực tuyến. Các doanh nghiệp cũng hiểu rò cơ hội, nắm bắt phát triển nhanh trên con đường thương mại điện tử.

Trên thế giới

Trong vài năm qua, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong khuôn khổ bán lẻ toàn cầu. Giống như nhiều ngành công nghiệp khác, bối cảnh bán lẻ đã trải qua một sự thay đổi đáng kể sau sự ra đời của Internet và nhờ vào quá


trình số hoá liên tục, người tiêu dùng hầu hết mọi quốc gia hiện nay đều thu được lợi nhuận từ các đặc quyền của giao dịch trực tuyến. Khi việc truy cập và chấp nhận Internet đang tăng nhanh chóng trên toàn cầu, số người mua các thiết bị kỹ thuật số tiếp tục tăng. Vào năm 2019, ước tính có 1,92 tỷ người đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ trực tuyến. Trong cùng năm, doanh số bán lẻ điện tử đã vượt qua con số 3,5 nghìn tỷ USD trên toàn thế giới và sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai.

Thống kê thương mại điện tử hiện tại cho biết 40% người dùng Internet trên toàn thế giới đã mua sản phẩm hoặc hàng hoá trực tuyến qua máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị trực tuyến khác. Người dùng Internet có thể chọn từ các nền tảng trực tuyến khác nhau để duyệt, so sánh và mua các mặt hàng/dịch vụ họ cần. Tính đến năm 2020, thị trường trực tuyến chiếm thị phần mua hàng trực tuyến lớn nhất trên toàn thế giới. Dẫn đầu bảng xếp hạng toàn cầu về các trang web bán lẻ trực tuyến về lượng truy cập là Amazon. Các đối thủ khác như Rakuten hay Alibaba cũng không ngừng mở rộng thị phần.

Thanh toán kỹ thuật số cũng được kết nối chặt chẽ với thương mại điện tử. Các phương thức thanh toán thay thế như ví điện tử đã có tỷ lệ chấp nhận và tăng trưởng nhanh chóng. PayPal thuộc sỡ hữu của Ebay là một trong những công ty dẫn đầu thị trường hiện nay với khối lượng thanh toán di động hơn 14 tỷ USD. Tỷ lệ người dùng nua sắm sản phẩm trực tuyến và thanh toán điện tử dự đoán sẽ tiếp tục tăng và trở nên phổ biến.

Tại Hoa Kỳ, thị trường thương mại điện tử không ngừng phát triển. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng với tốc độ nhanh trong những năm tới, từ 505 tỷ USD năm 2018 lên hơn 735 tỷ USD vào năm 2023. Các nhà bán lẻ trực tuyến thành công như Amazon là một cái tên nổi bật nhất, tiếp đó là Walmart, Apple Sites và Target.

1.2.3 Thực tiễn hoạt động bán hàng trực tuyến ở Thừa Thiên Huế


Trong bài nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thừa Huế” của Thạc sĩ Phạm Phương Trung (2014), nghiên


cứu đã khẳng định việc phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam và ở Thừa Thiên Huế nói riêng là hết sức cần thiết. Trên cơ sở khảo sát 3 yếu tố tác động đến việc phát triển Thương mại điện tử: doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ sở hạ tầng của Thương mại điện tử, đề tài đã làm rò: Hệ thống văn bản pháp lý ở Việt Nam nói chung tương đối đầy đủ cho hoạt động Thương mại điện tử nhưng chưa hoàn chỉnh, cần có sự nghiên cứu bổ sung kịp thời các thông tư hướng dẫn các nghị định vừa ban hành... Thừa Thiên Huế được xem là một trong số ít các địa phương có đủ điều kiện cần thiết để phát triển thương mại điện tử : hạ tầng công nghệ, hạ tầng pháp lý, chính sách phát triển, cũng như hạ tầng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là các loại hình B2B, B2C vẫn đang còn trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, cá biệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch khách sạn đã có sự chấp nhận và phát triển mạnh các ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động của mình. Với sự phát triển chung của thương mại điện tử cả nước và sự sẵn có về điều kiện phát triển, Thừa Thiên Huế được đánh giá sẽ phát triển hoàn thiện.

Trong các kế hoạch phát triển du lịch – thương mại điện tử của Tỉnh Thừa Thiên Huế tại Cổng thông tin điện tử Tình Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn.

Giai đoạn 2011 – 2015:

Cùng với sự phát triển của TMĐT cả nước, Thừa Thiên Huế đã có những bước chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực phát triển TMĐT tại địa phương. Thông qua các chương trình tuyên truyền phổ biến, đào tạo tập huấn những kiến thức cơ bản về TMĐT và các chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT đã giúp cho các doanh nghiệp thấy được lợi ích do TMĐT mang lại và đã đưa các ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm thay đổi nhận thức kinh doanh theo hướng tích cực.

Trên địa bàn tỉnh có trên 3000 doanh nghệp, trong đó đa số là cacs doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng doanh nghiệp có kết nối Internet thường xuyên khoảng 90% và có khoảng 10% - 12% doanh nghiệp có website riêng. Căn cứ mục tiêu về phát triển TMĐT giai đoạn trước đó là 2006 – 2010 (theo kế hoạch 54/KH-UBND) kết quả đạt được như sau:


- Số doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) chiếm từ 50%-60% đạt trên 92% kế hoạch, số doanh nghiệp vừa và nhỏ biết lợi ích của thương mại điện tử và tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) chiếm khoảng 60% đạt 75% kế hoạch. Số hộ gia đình có kết nối Internet ước khoảng từ 2 – 3% và tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) hoặc người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) chiếm 5-7% đạt 60% kế hoạch phấn đấu. Chủ yếu là giao dịch: thư điện tử, tìm kiếm thông tin trên các website, diễn đàn, rao vặt…

- Có khoảng 0,2 - 0,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến như

www.thitruonghue.com; ngân hàng Đông Á, Techcombank,…


Giai đoạn 2021 – 2025:

+ Mục tiêu:


- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng

- Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh về nức độ phát triển thương mại điện tử

- Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thông qua ứng dụng TMĐT, đẩy mạnh giao dịch TMĐT, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch TMĐT

+ Nội dung kế hoạch:


- Xây dựng, phát triển các hệ thống hạ tầng TMĐT


- Tuyền truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT


- Phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT – hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến


- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT


Sự phát triển thương mại điện tử là mục tiêu chung với sự tham gia của các cơ quan như Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chung tay liên kết, hỗ trợ nhau.


CHƯƠNG 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HTV HUẾ

2.1 Tổng quan về hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế.

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế


2.1.1.1 Giới thiệu chung


Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu HTV Huế Người đại diện: Giám đốc Trần Thị Lệ Hà

Địa chỉ: Cơ sở 1: 27/33 An Dương Vương, Phường An Cựu, Thành phố Huế Cơ sở 2: 224 Phạm Văn Đồng, Phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế

Mã số thuế: 3301656545 Ngày hoạt động: 21/08/2019

Lĩnh vực hoạt động: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Website: https://htvhue.com

Email: Htvhue.company@gmail.com


Fanpage: https://www.facebook.com/thietbivesinhtaihue/ Logo công ty:


Hình 2 1 Logo Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế Nguồn Công ty TNHH Xuất Nhập 2


Hình 2.1 Logo Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế


(Nguồn: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế)


Công ty TNHH xuất nhập khẩu HTV Huế là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vệ sinh và nội ngoại thất tại Huế, HTV Huế luôn đặt chất lượng dịch vụ và lấy uy tín làm kim chỉ nam để xây dựng thương hiệu ngày một phát triển hơn.

Trải qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, hiện tại đã có hơn 500 khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm - dịch vụ chuyên nghiệp của HTV HUẾ. Bởi công ty luôn thấu hiểu Khách hàng mới là người quyết định đến tương lai, sự tồn tại và phát triển của hệ thống công ty, “HTV HUẾ: LẤY UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - TẠO DỰNG NIỀM TIN” làm tiêu chí xây dựng công ty ngày càng phát triển hơn và đem lại sự hài lòng nhất cho quý khách hàng.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí