- Chỉ số Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng
- Chỉ số Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Hair & ctg cũng khuyên rằng nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,75.
KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 262), kiểm định Bartlett’s Test, Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên của dữ liệu dựa trên những nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải >= 50%.
4.3.4 Phân tích hồi quy tương quan
Mô hình phân tích hồi quy được xây dựng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả bán hàng của công ty. Mô hình hồi quy tổng quát:
Y=β0 + β1X1 + β2X2 + …+ βiXi
Trong đó: Y là biến phụ thuộc Hiệu quả bán hàng Xi: là các biến độc lập
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế - 1
- Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế - 2
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Bán Hàng Trực Tuyến
- Mô Hình Nghiên Cứu Và Thang Đo Đề Xuất
- Thực Tiễn Hoạt Động Bán Hàng Trực Tuyến Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
βi: hệ số hồi quy ứng với từng biến độc lập
+ Độ phù hợp của mô hình được kiểm định dựa vào giá trị F của kiểm định ANOVA.
+ Hiện tượng tự tương quan được kiểm định thông qua giá trị D của Durbin- Watson.
+ Hiện tượng đa cộng tuyến được kiểm tra bằng hệ số phóng đại phương sai VIF.
Hệ số VIF > 10 được cho là hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.5 Kiểm định Independent Samples T-est và One way ANOVA
Các kiểm định này được sử dụng để so sánh giá trị trung bình trong cách đánh
giá các yếu tố của các nhóm khách hàng khác nhau.
Giả thiết cần kiểm định Homogeneity of Varienes (kiểm tra sự đồng nhất của các
nhóm phương sai).
H0: Các phương sai nhóm đồng nhất
H1: Các phương sai nhóm không đồng nhất Mức ý nghĩa α = 5%
Nếu sig > 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 Nếu sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
Giả thiết kiểm định One way ANOVA và Independent Samples T-test: H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm
H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm
Mức ý nghĩa α = 5%
Nếu sig > 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 Nếu sig ≤ 0,05: Có đủ bằng chứng thóng kê để bác bỏ giả thuyết H0
4.3.6 Kiểm định One sample T-test
Là kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng về các yếu tố. Giả thiết:
H0: µ = Giá trị kiểm định ( Test Value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định ( Test Value)
α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H0 đúng, α = 0,05
+ Nếu sig > 0,05: chưa có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0
+ Nếu sig ≤ 0,05: có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0
5. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiên cứu
6. Kết cấu nghiên cứu
Nghiên cứu được kết cấu theo 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này tập trung thể hiện một số vấn đề cơ bản như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích hiệu quả bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến tại Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu HTV Huế.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về bán hàng trực tuyến và hoạt động bán hàng trực tuyến
1.1.1.1 Thương mại điện tử
Khái niệm
Thương mại điện tử (E-Commerce) là việc trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.
Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về Thương mại điện tử về từng góc độ nào đó.
- Theo TTIP (1997) Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
- Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông EITO năm 1997.
- Theo WTO (1998) Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
- Theo OECD (2005) Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng.
- Theo UN (1996) đưa ra định nghĩa khá đầy đủ để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp. Định nghĩa này phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”.
Tóm lại, thương mại điện tử bao gồm các chu trình và hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới, luôn có bên thứ ba giúp cung cấp các dịch vụ chứng thực, mạng lưới truyền thông chính là thị trường.
Các phương tiện điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, truyền hình và mạng máy tính. Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và video.
Các phương tiện điện tử trong thương mại điện tử:
- Điện thoại
- Máy Fax
- Truyền hình
- Hệ thống thanh toán điện tử
- Intranet/Extranet
- Mạng toàn cầu Internet
Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử:
- Thư tín điện tử
- Thanh toán điện tử
- Trao đổi dữ liệu điện tử
- Trao đổi số hóa các dung liệu
- Mua bán hàng hóa hữu hình
Các loại hình Thương mại điện tử:
Căn cứ vào tính chất của thị trường, TMĐT có các loại hình chính sau:
- B2B (Business – To – Business): Chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các doanh nghiệp mua hàng.
- B2C (Business – To – Customer): Chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hay dịch vụ thông qua Internet.
- C2C (Customer – To – Customer): Là hình thức trao đổi trực tiếp giữa người tiêu dùng trên mạng có thể qua một số sàn giao dịch trên mạng thông qua hình thức đấu giá.
- B2G (Business – To – Goverment): Hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp
cho các cơ quan nhà nước.
Sự phát triển của Thương mại điện tử
Sự phát triển của các phương tiện công nghệ và hệ thống truyền thông, đặc biệt là mạng toàn cầu Internet. Đã tạo điều kiện cho mọi người khắp nới tiếp xúc với nhau, điều này đã nhanh chóng hình thành một mạng lưới kết nối trực tuyến, là một thuận lợi cho TMĐT phát triển. Dần dần TMĐT trở nên phổ biến, là công cụ mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hóa của các nhà cung cấp. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn, so sánh sản phẩm, chất lượng và phương thức giao hàng. TMĐT đã mở ra cơ hội kinh doanh mới hiệu quả, bắt kịp xu hướng.
Hiện nay, TMĐT trở thành một môi trường thương mại không thể thiếu trong đời sống xã hội, được các doanh nghiệp và các nhân từng bước áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.1.2 Khái niệm về bán hàng trực tuyến (Sales Online)
Khái niệm bán hàng trực tuyến
Bán hàng trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử diễn ra sự giao dịch,
trao đổi giữa người mua và người bán thông qua Internet. Tức là, các sản phẩm được
rao bán trên các trang mạng trực tuyến, người mua có thể chọn mua hàng trên mạng và thanh toán qua các hình thức thanh toán điện tử, sau đó hàng hóa sẽ đuợc giao trực tiếp đến địa chỉ người mua.
Bán hàng trực tuyến là một trong những hình thức của TMĐT, ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Được định nghĩa là sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối Internet để giao dịch với người tiêu dùng. Với sự thay đổi, chuyển biến của xã hội, nền kinh tế số, một số doanh nghiệp đã tận dụng được các ưu thế của hình thức bán hàng trực tuyến thay cho bán hàng truyền thống như là giảm chi phí giao dịch, tìm kiếm, phát triển thị trường rộng lớn và giảm khoảng cách giữa người mua và người bán.
Ưu điểm và nhược điểm khi bán hàng trực tuyến
+ Ưu điểm:
- Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm nhanh, gọn và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
- Giúp khách hàng so sánh dễ dàng sản phẩm cần mua, điều này đối với bán hàng trực tiếp rất khó và quan trọng là khách hàng dễ mua hơn.
- Thương hiệu, sản phẩm được lan truyền rộng nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chất lượng tốt.
- Bán hàng khắp mọi nơi, không bị giới hạn về mặt địa lý.
- Tiết kiệm được chi phí quảng cáo, thuê mặt bằng.
- Giúp doanh nghiệp sáng tạo, cạnh trạnh trên thị trường online khốc liệt.
- Giúp người bán và người mua linh hoạt về thời gian.
- Nhiều phương thức thanh toán.
- Mang sản phẩm tiếp cận với khách hàng nhanh nhất
- Tại cùng một thời điểm có thể phục vụ nhiều khách hàng đến từ khắp nơi với các yêu cầu khác nhau.