Thực Trạng Cho Vay Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Ngân Hàng Tmcp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Trên Địa Bàn Tphcm


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM‌

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM‌

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển2

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Ngày 17/01/1990, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 04/NH-QĐ phê chuẩn Điều lệ của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank, đây là ngày chính thức Eximbank đi vào hoạt động.

Ngày 06/03/1990 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 16/KTĐN-NH-QĐ cho phép Eximbank được thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thiết lập các quan hệ đại lý, quan hệ tài khoản với các ngân hàng nước ngoài.

EximBank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208 điểm giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước bao gồm: 44 chi nhánh, 163 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Hiện mạng lưới giao dịch tại Eximbank có mặt tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm : Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Nha


2 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank qua các năm


Trang, Lâm Đồng, Đaklak, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể sau:


Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ.

Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...).

Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học.

Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.

Dịch vụ đa dạng về Địa ốc.


Home Banking, Mobile Banking, Internet Banking.

Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank được thể hiện qua 3 cột mốc quan trọng sau:

Giai đoạn 1990- 1997: đây là giai đoạn Eximbank mới hình thành những nền móng ban đầu cho sự phát triển. Eximbank đã không ngừng phát triển, đến năm 1997 vốn điều lệ đã tăng lên 250 tỷ đồng gấp 5 lần so mới khi mới thành lập. Đây là giai đoạn Eximbank phát triển nhanh với quy mô tổng tài sản đạt trung bình trên 50%/năm.

Giai đoạn 1998-2006: đây là giai đoạn củng cố Eximbank. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và phát sinh những hạn chế trong điều hành, nhất là trong rủi ro tín dụng đã làm cho Eximbank giảm sút nhanh chóng với dư nợ xấu tăng cao. Để vực dậy Eximbank, Chính phủ đã phê duyệt phương án chấn chỉnh, củng cố hoạt động Eximbank trong vòng 3 năm như tích cực thu hồi nợ, mua nợ xấu….Đến năm 2005 Eximbank được chính thức ra khỏi kiểm soát đặc biệt, và kết quả là năm 2006 lần đầu tiên kể từ khi rơi vào khó khăn thì lợi nhuận trước thuế đạt được là 359 tỷ đồng, nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,85%.

Giai đoạn 2007- nay: đây là giai đoạn phát triển bền vững của Eximbank. Eximbank đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu và có bước phát triển đáng kể cho đến nay.

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam3

Với phương châm “dẫn đầu xu thế”, Eximbank luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời luôn nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế


3 Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.


mạnh truyền thống như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với những cố gắng và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, Eximbank luôn nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô lớn và là một trong các ngân hàng TMCP tiêu biểu tại Việt Nam.

Trong năm qua, mặc dù kinh tế vĩ mô được ổn định theo hướng tích cực, nhưng môi trường kinh doanh ngành tài chính ngân hàng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao; sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu,

…. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Eximbank cũng đạt được kết quả hết sức đáng khích lệ. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 101.380 tỷ đồng, tăng 22,7% so với năm 2013, hoàn thành 101% kế hoạch. Tổng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế và dân cư (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 97.956 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2013, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra (97.300 tỷ đồng). Trong đó, tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư là 87.147 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2013, hoàn thành 97% kế hoạch. Quy mô tổng tài sản đạt 161.094 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2013, hoàn thành 95% kế hoạch.

Mặc dù trong năm 2014, tổng tài sản và lợi nhuận của Eximbank bị sụt giảm, nhưng điều đó phản ánh quyết tâm trong việc lành mạnh hóa cơ cấu tài chính và nâng cao chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, Eximbank đã mạnh dạn trích lập dự phòng bằng nguồn lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh, làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo cũng như thực hiện đúng cam kết phát triển ngân hàng theo hướng lành mạnh và bền vững. Vì vậy, kết quả lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 69 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 0,03%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0,39%. Các chỉ số an toàn hoạt động của Eximbank đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 13,62%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%).


3.2 THỰC TRẠNG CHO VAY DNNVV TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM‌


Với số lượng chiếm gần 95% số doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.HCM, doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng mục tiêu đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM nói chung và Eximbank nói riêng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển mạnh mảng bán lẻ của Eximbank trong giai đoạn tới. Trước kia, Eximbank được biết đến như là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ, gói cho vay quy mô lớn phục vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn, hay nói cách khác thương hiệu của Eximbank được định hình là một ngân hàng bán buôn. Tuy nhiên, hiện nay để phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa thu nhập, Eximbank cũng đã tấn công mạnh vào phân khúc khách hàng nhỏ và vừa với các sản phẩm cho vay DNNVV tương đối đa dạng để đáp ứng được các nhu cầu của DN.

Eximbank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn quan trọng nhất, đóng góp hơn 90% lợi nhuận cho toàn hệ thống EximBank (theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của EximBank). Hiện nay, Eximbank khu vực TP.HCM có 01 Sở giao dịch, 15 chi nhánh và 69 Phòng giao dịch. Hệ thống giao dịch của EximBank khu vực TP.HCM phân bổ khắp các quận huyện tại TP.HCM góp phần tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM.

Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay của Eximbank khu vực TP.HCM đạt

63.443 tỷ đồng (chiếm 72,79% tổng dư nợ của toàn hệ thống Eximbank), tăng 4,69% so với năm 2013.

Hình 3.1: Tình hình cho vay của EximBank khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng



90,000


80,000

70,000

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

-

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

KV TP.HCM

37,412

53,010

54,361

60,603

63,443

Toàn hệ thống

62,346

74,663

74,992

83,354

87,147

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM - 6


100,000

KV TP.HCM

Toàn hệ thống

Nguồn: Văn phòng khu vực Eximbank TP.HCM

Qua hình 3.1, dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 70% so với toàn hệ thống, đóng góp không nhỏ vào mức hoàn thành kế hoạch chung của toàn hệ thống.

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 55,28% trong tổng dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM tính đến cuối năm 2014. Cơ cấu dư nợ của EximBank khu vực TP.HCM đang có xu hướng giảm dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay, khi mà môi trường kinh doanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng dường như vẫn chưa vượt qua được khủng hoảng. Số lượng doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, ngừng hoạt động vẫn chưa có dấu hiệu giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng tín dụng của các Ngân hàng. Trước bối cảnh đó, việc đẩy mạnh phát triển cho vay khách hàng cá nhân được xem là một “cứu cánh” về mặt lợi nhuận cho các Ngân hàng, trong đó có Eximbank. Đó cũng chính là lý do tại sao dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ của Eximbank trong những


năm gần đây có dấu hiệu tăng một cách rõ rệt. Với đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, cùng với đó là các gói cho vay ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, Eximbank đã thu hút được một lượng lớn khách hàng cá nhân thực hiện vay vốn tại Ngân hàng. Tình hình cho vay tại Eximbank khu vực TP.HCM theo đối tượng khách hàng cụ thể như sau :

Hình 3.2 Tình hình cho vay tại Eximbank khu vực TP.HCM theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng


70,000

60,000

50,000

34,990

33,505

40,000

32,160

36,534

30,000

Doanh nghiệp

Cá nhân

24,113

20,000

27,098

28,453

22,201

10,000

13,299

16,476

-

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Văn phòng khu vực Eximbank TP.HCM

Nhìn hình 3.2, chúng ta có thể thấy rằng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Eximbank khu vực TP.HCM ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Nếu năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm 40,83% trong tổng dư nợ vay thì đến năm 2014, con số này là 28.453 tỷ đồng, chiếm 44,85% tổng dư nợ vay.

Tuy nhiên, Dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại EximBank TP.HCM chủ yếu là ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 97% theo số liệu năm 2014. Tỷ trọng này có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2014 ( từ 95% trong năm 2010 lên 97% trong năm 2014). Nguyên nhân


là do trong giai đoạn này, nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường bất động sản đóng băng, cùng với đó là tình hình “sức khỏe” của các doanh nghiệp không được tốt làm cho tình hình nợ xấu của toàn ngành Ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và lợi nhuận của Eximbank. Trước diễn biến khó lường đó, Eximbank đã tự cơ cấu lại danh mục cho vay của mình bằng cách tập trung cho vay ngắn hạn, tài trợ sản xuất kinh doanh để hạn chế các rủi ro và nợ xấu, đồng thời bảo toàn nguồn vốn của mình. Cụ thể như sau

Hình 3.3 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại EximBank phân theo kỳ hạn vay vốn giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng


40,000


35,000

1,607

1,050

30,000

965

1,005

25,000

1,206

20,000

34,927

15,000

31,195

32,500

33,940

Trung, dài hạn

Ngắn hạn

10,000

22,907

5,000


-

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Văn phòng khu vực Eximbank TP.HCM Dư nợ cho vay các DNNVV chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp của Eximbank khu vực TP.HCM tính đến hết năm 2014. Tỷ trọng dư nợ DNNVV

của Eximbank khu vực TP.HCM đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nếu

năm 2012, tỷ trọng cho vay DNNNV trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tại khu vực TP.HCM chỉ khoảng 48% thì đến năm 2014, con số này đã là 20.994 tỷ đổng, chiếm 60% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tín dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024