- Trong khi giải ngân, nơi cho vay đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra mục đích vay vốn, đảm bảo tiền vay, kiểm tra chứng từ giải ngân theo quy định.
- Thực hiện giải ngân và các biện pháp đảm bảo tín dụng (lập hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) đối với các khoản vay được thế chấp. Đồng thời lập hồ sơ theo dõi khoản vay.
- Mọi trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các nội dung trong thỏa thuận cho vay, nơi cho vay có quyền và có trách nhiệm ngừng giải ngân để xử lí theo thỏa thuận cho vay đã kí.
- Bước 4: Kiểm tra giám sát và xử lí nợ vay
+ Kiểm tra, giám sát: Giám đốc nơi cho vay chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện quản lý đảm bảo an toàn cho vay vốn, kiểm tra giám sát thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá phương án sử dụng vốn, thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp theo quy định. Xác định mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro.
+ Xử lí nợ vay: Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng, ngân hàng cho vay được quyền xem xét tạm ngừng cho vay hoặc chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn khi có căn cứ chứng minh khách hàng có vi phạm quy chế nơi cho vay.
- Khởi kiện tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật khi hách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng, khách hàng cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận và vi phạm khác theo quy định của pháp luật.[8]
1.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của NHTM Theo Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung, Hồ Ngọc Cẩn (2000), vay vốn ngân
hàng - từ lý thuyết đến thực tiễn, NXB Thống Kê
a. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh thành phố Huế - 1
- Nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh thành phố Huế - 2
- Thực Trạng Hoạt Động Cvtd Cá Nhân Của Các Ngân Hàng Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Lao Động Phân Theo Trình Độ Chuyên Môn Của Donga Bank – Cn Tp Huế
- Thực Trạng Thu Hút Khách Hàng Đối Với Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Cá Nhân Tại Donga Bank – Cn Tp Huế Giai Đoạn 2017-2019
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
- Định hướng phát triển của ngân hàng: Là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu trong kế hoạch phát triển cho mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng cũng sẽ không quan tâm. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những người có nhu cầu đến với mình, khi đó cho vay tiêu dùng sẽ có phiếu cơ hội phát triển.
- Năng lực tài chính của ngân hàng: Năng lực tài chính của ngân hàng là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Năng lực tài chính của ngân hàng đươc xác định dựa trên một số yếu tố như nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, giá trị tài sản thanh khoản…. Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận, nợ quá thấp và giá trị tài sản thanh khoản lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là sức mạnh về tài chính. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính, ngân hàng có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng so với các năm trước, tỷ trọng quá hạn trong tổng số nợ, giá trị tài sản thanh khoản… Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận, nợ quá hạn thấp và có giá trị tài sản thanh khoản lớn, khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là sức mạnh về tài chính. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn, ngân hàng có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội phát triển. Ngược lại, nếu ngân hàng không có được số vốn cần thiết để tài trợ cho các hoạt động được ưu tiên thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ ít có cơ hội để mở rộng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Là hệ thống của chủ trương, định hướng, quy chế, quy định… chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay,
cách thức thanh toán nợ, lãi xuất và phí… Vì vậy, những yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc hoàn thiện tín dụng nói dụng và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Khi một ngân hàng có các hình thức cho vay tiêu dùng đa dạng, cơ chế linh hoạt, chất lượng tốt thì việc phát triển cũng dễ dàng và thuận lợi hơn. Do tính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên một chính sách tín dụng dùng đến, hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng hiệu quả.
- Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay tiêu dung của cá NHTM. Hoạt động cho vay tiêu dùng có thực hiện được hay không là do đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng. Nếu như đạo đức người đi vay được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố chủ quan. Nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị. Vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Tuy nhiên, đạo đức thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn.
- Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động cho các công nghệ hiện đại hỗ trợ thì việc giải quyết các thủ tục của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng.
b. Nhóm nhân tố về khách hàng
- Năng lực vay vốn của khách hàng được thể hiện thông qua các nhân tố như nhập của khách hàng, trình độ văn hóa, thói quen, đạo đức… của khách hàng. Thu nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết dùng quyết định đến nhu cầu vay của họ và quyết định cho vay ngân hàng. Bởi vì, ngân hàng khi cho vay tiêu dùng sẽ căn cứ vào mức thu nhập hiện tại và trong tương lại của khách hàng, đó chính là nguồn thanh toán khoản nợ. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Khách hàng cần vay có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và đặc biệt là cần có thiện chí trả nợ đúng hạn, đầy đủ. Nếu
khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ thì rủi ro cho vay tiêu dùng thấp, tạo điều kiện kích thích ngân hàng tiến hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng và các quy định cho vay sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng không thực hiện trả nợ, nợ quá hạn nhiều thì tất yếu sẽ tìm kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng là khả năng khách hàng đáp ứng các điều kiện quy định của ngân hàng như: Khả năng tài chính, giá trị tài sản, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản…
c. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường
- Tình hình kinh tế vĩ mô: Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng một cách hiệu quả. Kinh tế vĩ mô ổn định, đăc biệt là ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát... sẽ làm các định chế tài nguyên yên tâm cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bền vững quan hệ hai chiều trong vay vốn và trả nợ. Ngược lại, khi kinh tế khủng hoảng hoặc phát triển chậm chạp sẽ tác động gây hạn chế cấp tín dụng tiêu dùng của các trung gian tài chính. Các khoản cho vay phải chịu tác động của những biến động bất ổn trên thị trường tài chính có thể dẫn tới đó vỡ tín dụng. Những thay dổi tích cực trong kinh tế vĩ mô diễn ra quá nhanh cũng gây ra những xáo trộn nhất định. Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quá nhanh chóng cũng có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối với các món vay lãi suất dựa vào tỷ lệ lạm phát cao trước đó. Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánh được sự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả cả bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng và tổ chức tín dụng, làm giảm các khoản vay tiêu dùng.
- Chính sách của chính phủ và nhà nước: Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đồi với phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng. Khi chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng coi trọng xuất khẩu (tiêu dùng của người nước ngoài) thì bộ phận tiêu dùng trong nước sẽ ít được quan tâm. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước cho thấy, chiến lược này cũng gặp phải vấn đề là tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường bên ngoài. Do đó, nhiều nước đã chuyển
sang chiến lược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn là dựa vào xuất khẩu. Với quan điểm đó, các chính sách tích cực của Chính phủ sẽ tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh chi tiêu dùng (như chính sách thuế, chính sách thu nhập, chính sách thương mại, du lịch, y tế, giáo dục) là cơ hội quan trọng mở rộng tín dụng tiêu dùng.
- Môi trường pháp luật: Một hệ thống hoàn thiện là cơ sở bảo vệ phát triển thị trường tài chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của cả 2 bên.
- Môi trường văn hóa – xã hội: Những yếu tố thuộc về văn hóa xã hội như thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu… Ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn như ở Mỹ, xã hội được cho là xã hội tiêu dùng, với tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập chỉ khoản 10% và thói quen mua sắm sẽ là một thị trường rất lớn để mở rộng cho vay tiêu dùng. Các quan niệm về ngân hàng quen thuộc hay xa lạ, an toàn hay không an toàn thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cư là những yếu tô có tác động rất lớn đến các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.[9]
1.1.1.7. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân
a. Chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay tiêu dùng cá nhân
- Quy mô cho vay tiêu dùng: Cho biết sự phát triển của cho vay tiêu dùng cá nhân theo chiều rộng, phản ánh thông qua các tiêu chí như: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Doanh số cho vay tiêu dùng: Là số tiền mà ngân hàng đã cho vay tiêu dùng trong một thời kì nhất định thường là một tháng, quý, năm, nó bao gồm cả lượng vốn đã thu hồi và chưa thu hồi của ngân hàng trong kỳ đó. Việc doanh số CVTD tăng không có nghĩa là tốt và ngược lại doanh số cho vay này giảm không phải lúc nào cũng là số xấu, mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
- Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng: Phản ánh số vốn của khách hàng hoàn trả ngân hàng trong thời kì nhất định. Doanh số thu nợ phản ảnh khả năng trả nợ
đúng hạn của khách hàng, phản ánh ngân hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi sớm do có dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.
- Dư nợ cho vay tiêu dùng: Chỉ tiêu dư nợ này được tính bằng số tuyệt đối, nó phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tính tới một thời điểm nhất định. Tổng số dư cao chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, uy tín của ngân hàng tương đối tốt, có khả năng thu hút khách hàng. Ngược lại, khi tổng số dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng và phát triển cho vay, từ đó cho thấy rằng uy tinh của ngân hàng chưa cao, chưa có khả năng thu hút khách hàng, khả năng tiếp thị kém, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào riêng một chỉ tiêu này để đánh giá, tùy từng thời điểm chỉ tiêu này sẽ phản ánh những thực trạng khác nhau. Do đó, khi đánh giá chúng ta phải đặt vào mối quan hệ với nguồn vốn, điều kiện cụ thể của khách hàng và khách hàng.
Tỷ lệ dư nợ CVTD (%) =Dư nợ CVTD/ Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ CVTD trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh được quy mô CVTD so với tổng quy mô cho vay ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ này càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD của ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu cho vay của khách hàng.
b. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ CVTD cá nhân
Cùng với việc mở rộng quy mô CVTD thì các ngân hàng cũng phải quan tâm đến chất lượng của các khoản vay. Để đánh giá một cách chính xác chất lượng cần xem xét đến nhiều chỉ tiêu khác nhau. Dưới gốc độ của một ngân hàng thì chất lượng CVTD có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Nợ quá hạn: Khoản nợ có nợ gốc, lãi đến hạn (toàn bộ hoặc một phần) không được thực hiện một cách đầy đủ, hoặc không được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại nợ (bao gồm điều hành kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ)
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%)= Nợ quá hạn CVTD / tổng dư nợ CVTD
Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của chi nhánh tốt, cho biết cho vay tiêu dùng của chi nhánh mang lại lợi nhuận và có khả năng thu hồi được. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang hoạt động không mấy hiệu quả ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân, biện pháp xử lý
cũng như đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng. Nợ quá hạn đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng đối với ngân hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên, ngân hàng cần tìm các biện pháp để đưa tỷ lệ này xuống
- Nợ xấu bao gồm các khoản nợ có mức độ rủi ro cao, là các khoản cho vay được đánh giá có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ. Nợ xấu bao gồm cả nợ quá hạn nợ xấu là khoản nợ phụ thuộc vào nhóm 3,4,5
Tỷ lệ nợ xấu CVTD(%) = Nợ xấu CVTD/ tổng dư nợ CVTD
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nợ xấu chiểm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, hiệu quả cho vay kém và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự tồn vong của ngân hàng. Ngân hàng phải tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống mức thấp nhất có thể. Những khoản nào thực sự không thu hồi được thì phải hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng và lấy quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ của một ngân hàng sẽ phản ánh cơ bản chất lượng hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tại ngân hàng và cho biết hiệu quả và rủi ro của việc phát triển quy mô cho vay.
Hoạt động cho vay ngân hàng luôn đi kèm với những rủi ro như mất vốn, không thu được tiền lãi vay. Để đảm bảo ổn định hoạt động khi các rủi ro xảy ra, các ngân hàng đã sử dụng biện pháp dự phòng rủi ro bằng việc trích lập các quỹ để bù đắp cho các tổn thất xảy ra. Thông thường, dự phòng rủi ro phải trích được tính toán theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở các khoản nợ được xác định có tính rủi ro. Theo đó các khoản nợ được phân chia thành những nhóm nợ có tính rủi ro ở các nhóm nợ khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm nợ, ngân hàng xác lập một tỷ lệ trích dự phòng, các khoản nợ càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng càng cao.[6]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trang về hoạt động cho vai tiêu dùng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiên nay
CVTD là một trong những hoạt động quan trọng của các ngân hàng, là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngân hàng.
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, thu nhập của người dân ngày càng tăng, mức sống người dân cũng tăng dẫn đến nhu cầu cho các hoạt động tiêu dùng của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình cũng ngày càng cao. Vì vậy, các ngân hàng đang có nhiều cơ hội cho hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân, nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải ít nhiều khó khăn vì sự cạnh giữa các ngân hàng là cực kỳ gây gắt, các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau và phải cạnh trang nhiều công ty tín dụng và các ngân hàng nước ngoài đang gia nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam. Các NHTM cần có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo ra nhiều giá trị, sự khác biệt để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút nhiều khách hàng vay tiêu dùng cá nhân một cách hiệu quả.
Trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội ngập sâu và rộng, ký nhiều các hiệp định thương mại tự do với Đông Nam Á, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Úc thì sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn rất nhiều. Các NHTM muốn đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập thì cần phải không ngừng nghiên cứu, phát triển, nâng cao hiệu quả của nhiều sản phẩm và dịch vụ cả về số lượng và chất lượng.
Trong thời gian vừa qua cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của các ngân hàng cũng không ngừng phát triển, tăng trưởng vững mạnh về quy mô, mạng lưới, số lượng chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng. Tuy nhiên NHTM Việt Nam cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng đúng đủ yêu cầu của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo được thương hiệu riêng ấn tượng, chất lượng dịch vụ còn thấp, hoạt động marketing còn chưa mạnh, sức cạnh tranh còn yếu…
Hoạt động CVTD cá nhân của các ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện. Các ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng theo nhiều cách thức và phương pháp như cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng cho vay bằng tiền, nhiều hoạt động liên kết được diễn ra như liên kết với cửa hàng, siêu thị, liên kết với các ví điện tử như momo, zalopay, bankplus, Ipay, vimo… Mở miễn phí tài khoản cá nhân, miễn phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng, mở rộng và phát triển các dịch vụ trực