Chất Lượng Cho Vay Tiêu Dùng Cá Nhân Không Tài Sản Bảo Đảm Của Ngân Hàng Thương Mại.


Cho vay tiêu dùng phát triển làm tăng cơ hội làm ăn của các doanh nghiệp. Do được hỗ trợ và khuyến khích, nhu cầu của khách hàng sẽ ngày càng đa dạng phong phú hơn, do đó các nhà sản xuất có cơ sở để đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nhu cầu khách hàng, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển bền vững.

1.2. Chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại.

1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay và chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại.

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông (2020) chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản cùa sự vật (sự việc) …làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác.

Theo ISO (9000:2015) chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu

Chất lượng cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Trên quan điểm ngân hàng: Chất lượng cho vay tiêu dùng thể hiện ở việc tạo ra lợi nhuận từ việc cho khách hàng vay vốn, giúp ngân hàng trang trải các chi phí liên quan, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Trên quan điểm khách hàng: Chất lượng cho vay thể hiện cho các khoản vay đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng với lãi suất hợp lý và có tính cạnh tranh. Các khoản vay giúp cho khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng, nâng cao cuộc sống.

Trên quan điểm của nền kinh tế: Chất lượng cho vay thể hiện qua tình hình tài chính, mức độ thỏa mãn của người dân và các thành phần kinh tế khác trong xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.


Trong luận văn này, chất lượng cho vay được dựa trên quan điểm của ngân hàng. Cụ thể: chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhânkhông TSĐB chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB của ngân hàng được đánh giá qua 3 tiêu chí: quy mô tăng lên, thu nhập bảo đảm và rủi ro thấp. Như vậy, những ngân hàng có chất lượng tốt là những khách hàng có sự tăng trưởng quy mô, có mức thu nhập lớn, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp và tích cực qua các năm hoạt động.

Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - 4

1.2.2. Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại.

Là sản phẩm có tính rủi ro cao nhưng lại mang lại giá trị lợi ích lớn do đó việc đánh giá chất lượng cho vay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, cá nhân vay và cả nền kinh tế.

- Đối với khách hàng:

Thông qua họat động cho vay, khách hàng có thể thỏa mãn các nhu cầu cá nhân củả mình trong trường hợp cấp bách và số vốn đang có không đủ để chi trả các chi phí. Khách hàng được cho vay ngay cả khi không cần đến tài sản thế chấp và chứng minh nguồn gốc hình thành của tài sản. Từ đó thủ tục cho vay được rút ngắn.

- Đối với ngân hàng:

Hoạt động cho vay giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng, phát triển sản phẩm và đem lại một lợi ích kinh tế lớn. Thông qua quá trình cho vay, ngân hàng hiểu hơn nhu cầu của khách hàng từ đó cái tiến sản phẩm phù hợp hơn với lợi ích ngân hàng và lợi ích của khách hàng.

- Đối với nền kinh tế:

Cho vay cá nhân không tài sản bảo đảm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể khác nhau trong xã hội có


được lợi ích của mình, giúp cho dòng tiền lưu thông thông suốt và phát triển nền kinh tế trong nước phát triển.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại

Cũng giống như những sản phẩm cho vay tiêu dùng khác, để đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại cần thực hiện đánh giá, tính toán các chỉ tiêu liên quan bao gồm:

a, Chỉ tiêu phản ánh quy mô

- Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng

Để đánh giá quy mô hoạt động của ngân hàng, số lượng khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua việc đánh giá tốc độ gia tăng khách hàng cho thấy được uy tín và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm cho vay mà ngân hàng đang triển khai, đồng thời cho thấy được hiệu quả trong việc phát triển sản phẩm tại ngân hàng. Giá trị tăng trưởng khách hàng tuyệt đối được tính bằn: Tổng số lượng khách hàng sử dụng năm (t)- Tổng số lượng khách hàng sử dụng năm (t-1)

- Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay tiêu dùng là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay của một ngân hàng.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối. Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ năm(t) - Tổng dư nợ năm(t-1) về số lượng của dư nợ cho vay giữa năm nay và năm trước. Chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là số tiền mà khách hàng đang vay ngân hàng qua các năm tăng lên, có thể hoạt động cho vay đã được mở rộng.


Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ tương đối = Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối x100 %)/ Tổng dư nợ năm (t-1). Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cao và tăng lên thì chứng tỏ hoạt động CVTD có tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng mở rộng.

Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng dư nợ cho vay: Tỷ trọng CVTD = (Tổng dư nợ cho vay x100% )/Tổng dư nợ hoạt động cho vay

- Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng cho vay tiêu dùng trong kì nhất định, thường tính theo năm tài chính. Nếu kết hợp được doanh số cho vay nhiều thời kì ta sẽ phần nào thấy được xu thế của hoạt động cho vay.

Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt đối: = cho vay năm (t) - vay năm (t-1). Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay năm nay tăng so với năm trước về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng, tức là tổng số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng vay tiêu dùng cũng tăng, từ đó thể hiện hoạt động cho vaycủa ngân hàng được mở rộng.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tương đối:

Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = (Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100 %)/ Tổng doanh số năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng. Khi chỉ tiêu này tăng có nghĩa là tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh hơn.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng. Tỷ trọng doanh số cho vay

= (Tổng doanh số cho vay x 100 %)/ Tổng doanh số hoạt động cho vay Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


b, Chỉ tiêu phản ánh thu nhập

- Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng tài sản sinh lời đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập lãi thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời càng cao

NIM= (Thu nhập lãi thuần/ Tài sản có sinh lời bình quân)/100%

- Thu nhập đầu tư ròng(NII)

Thu nhập đầu tư ròng (NII) là thu nhập nhận được từ tài sản đầu tư (trước thuế) như trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ tương hỗ, các khoản vay và đầu tư khác (trừ các chi phí liên quan). Tỷ lệ thuế cá nhân đối với thu nhập đầu tư ròng phụ thuộc vào việc nó là thu nhập lãi, thu nhập cổ tức hoặc lợi nhuận vốn.

c, Chỉ tiêu phản ánh rủi ro

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn: Số khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng nợ quá hạn/ Tổng số khách hàng có dư nợ. Chỉ tiêu này cho thấy rủi ro cho vay tập trung vào một số khách hàng hay phân tán để tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ .Tỷ lệ này càng cao thì dẫn tới việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ xấu/ Tổng dư nợ. Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng cao thì rủi ro ngân hàng phải đối mặt càng lớn đòi hỏi bảo đảm nguyên tắc cho vay. Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào để được thành lập và đi vào hoạt động cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. NHTM là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy,


hoạt động của NHTM chịu sự quản lý giám sát rất chặt chẽ của Nhà nước và với mỗi hình thức hoạt động sẽ có các nguyên tắc khác nhau.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại

1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

Với ý nghĩa là những nhân tố chủ quan, các nhân tố thuộc về ngân hàng có vai trò quyết định đến việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là những nhân tố mà ngân hàng có thểđiều chỉnh và khắc phục được. Nó bao gồm những nhân tố sau:

- Các chính sách cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng cá nhân

Chính sách cho vay được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm hạn mức cho vay, kỳ hạn, lãi suất cho vay, mức lệ phí và các loại sản phẩm cho vay. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ họa động cho vay. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào muốn phát triển thì đều cần có một chính sách cho vay hợp lý, phù hợp thực tế.

Đối với khách hàng cá nhân, chính sách vay vốn tại ngân hàng cởi mở, không đòi hỏi những yêu cầu khắt khe thì khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận vay vốn tại ngân hàng đó. Hơn nữa, hạn mức và lãi suất cho vay đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn so với ngân hàng khác.

Trong bối cảnh tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc lựa chọn một chinh sách cho vay hợp lý, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ là điều rất quan trọng. Nếu làm được điều này sẽ tạo ra lợi thế lớn trong cho vay của ngân hàng, tạo cơ hội mở rộng quy mô và đạt được lợi nhuận kinh doanh kỳ vọng


- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Quy trình cho vay cần được đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, song cũng cần phải linh hoạt đối với từng khách hàng khác nhau. Ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhưng vẫn đảm bảo được sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, tránh cứng nhắc, rưởm rà trong xử lý hồ sơ vay vốn. Điều này sẽ khiến khách hàng thấy thoải mái và tạo sự hài lòng khi vay vốn tại ngân hàng.

Đối tượng khách hàng cá nhân thường sẽ chú trọng đến thời gian xử lý hồ sơ, các công tác thẩm định và giải ngân tiền vay có nhanh chóng hay không. Nếu khách hàng cảm nhận hồ sơ vay vốn quá phức tạp, thời gian xử lý thông tin từ khách hàng chậm chạp, kéo dài thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn vay vốn tại một ngân hàng khác. Chính vì lý do này mà vấn đề đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của khoản vay đã được ngân hàng tôi nghiên cứu, thảo luận và đưa ra một số giải pháp cải tiến; nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

- Nguồn nhân lực đáp ứng cung cấp dịch vụ cho vay tới khách hàng (trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức…)

Đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Đặc thù đối với khách hàng cá nhân khi đến vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng rất chú trọng đến đội ngũ cán bộ nhân viên. Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Cho dù khoa học kỹ thuật hiện


đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh cực song nhân tố con người vẫn giữ vai trò quyết định, đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng rất phức tạp và có liên quan nhiều vấn đề.

Cán bộ nhân viên cần có đủ năng lực nghiệp vụ để phục vụ khách hàng nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.

Chất lượng cán bộ nhân viên ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà con bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động,… Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật cao Đặc biệt cán bộ cho vay cần phải có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Cán bộ mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc không tuân thủ theo quy định của pháp luật chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới không chỉ khách hàng mà còn là cả ngân hàng và chính bản thân cán bộ đó.

Vì vậy, ngân hàng nên thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Từ đó, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

- Cơ sở vật chất phục vụ khách hàng

Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển vũ bão như ngày nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang thiết bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền dề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của cá phương tiện kỹ thuật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022