Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Khách Hàng Cá Nhân Của Nhtm



Ngân hàng


Doanh nghiệp bán lẻ

(3)



(5)

(4)

(2)


Người tiêu dùng

(1)


Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua hàng cho DN bán lẻ

(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho doanh nghiệp bán lẻ.

(4) Doanh nghiệp bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(5) Người tiêu dùng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

1.1.4. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

1.1.4.1. Đối với khách hàng

Có thể nói, tiêu dùng là nhu cầu tất yếu của con người, đã là con người trong xã hội và trong thời đại nào thì cũng không thể không có nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại…Nếu trong hoàn cảnh khó khăn con người chỉ có nhu cầu ăn no mặc ấm thì trong điều kiện kinh tế phát triển hơn nhu cầu đó chuyển dần thành ăn ngon mặc đẹp. Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của nhiều cá nhân đang tăng lên, đặc biệt với các hàng hoá có giá trị lớn như ô tô, xe máy, mua sắm nhà cửa. Cho vay tiêu dùng đem lại cơ hội cho khách hàng thoả mãn những nhu cầu thiết yếu cũng như xa xỉ đó.

Khách hàng là người hưởng lợi trực tiếp khi sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Họ có thể được hưởng các tiện ích ngay khi chưa tích lũy đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu mua sắm, chi tiêu, đặc biệt,


trong trường hợp cá nhân hộ gia đình có nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách như chi tiêu cho giáo dục và y tế. Mặt khác, người tiêu dùng hiện đại cũng biết cách thoải mãn nhu cầu của mình ngay cả khi chưa tích luỹ đủ tiền thông qua cho vay tiêu dùng. Nếu khách hàng đợi đến khi tích luỹ đủ tiền thì rõ ràng nhu cầu của họ được thoả mãn nhưng khoảng thời gian để họ thoả mãn đã giảm đi đáng kể, ngoài ra, còn chưa tính đến khả năng trượt giá. Sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ càng có nhiều cơ hội để thoả mãn những nhu cầu của mình. Vì vậy, cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân.

1.1.4.2. Đối với ngân hàng

Nếu cho vay tiêu dùng đem lại cho người tiêu dùng cơ hội để thoả mãn những nhu cầu của mình, thì đối với ngân hàng, đó là một nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu trong ngân hàng ở các nước phát triển và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu của ngân hàng. Tiềm năng sinh lợi từ các khách hàng cá nhân là vô hạn vì chừng nào còn có con người thì nhu cầu tiêu dùng vẫn luôn tồn tại và không phải tất cả mọi người có thể có nguồn thu nhập để thoả mãn nhu cầu đó.

Bên cạnh đó, trong điều kiện thị trường tín dụng doanh nghiệp đang cạnh tranh mạnh mẽ, hoạt động cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, mở rộng thị trường, đa dạng hoá hoạt động tín dụng. Đây là phân đoạn thị trường mà các NHTM có quy mô nhỏ có thể hướng đến và phát triển để mở rộng thị phần của mình.

Ngoài ra, mục tiêu hoạt động của các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và phân tán rủi ro, nên cho vay tiêu dùng với đặc điểm có trị giá khoản vay nhỏ và số lượng món vay lớn sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và phân tán


rủi ro cho ngân hàng. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và của thị trường tài chính nói chung.

Tuy nhiên, để phát triển cho vay tiêu dùng đòi hỏi số lượng nhân viên và mạng lưới phục vụ rộng khắp, dẫn đến việc tốn kém chi phí và yêu cầu ngân hàng phải có năng lực quản lý tốt.

1.1.4.3. Đối với nền kinh tế

Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện qua mức cầu tiêu dùng hàng hoá của dân cư và mức sống chung của nhân dân được nâng cao. Vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng là tác nhân hỗ trợ tích cực nhằm thúc đẩy chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình, từ đó kích thích các nhu cầu trong nước, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước hết, từ nguồn tài chính mà cho vay tiêu dùng đem đến cho khách hàng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đó làm gia tăng cầu trong nước trong cơ cấu tổng sản sẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu từ nước ngoài (hoạt động xuất khẩu), do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng được xem như công cụ chủ đạo nhằm xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp - tiết kiệm ít - tiêu dùng ít - sản lượng thấp. Với những chương trình cho vay tiêu dùng lớn, người dân sẽ có nguồn tài chính một cách nhanh chóng để trang trải cho các hoạt động như học tập, chữa bệnh, mua nhà, sửa chữa nhà ở và sắm sửa các đồ dùng gia đình, góp phần cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

Thứ ba, cho vay tiêu dùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi lẽ tiêu dùng tăng, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp được mở rộng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từ đó làm tăng thu nhập, tiết kiệm của cá nhân tăng, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển dịch vụ của các tổ chức tín dụng. Thị trường tài chính được mở rộng sẽ làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đối với khách hàng, thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường,


nâng cao chất lượng dịch vụ của các chủ thể hoạt động cung cấp trên thị trường. Sự phát triển bền vững của thị trường tài chính cũng chính là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

1.2 Phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của NHTM

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của NHTM

Theo Từ điển tiếng Việt năm 2019 của nhà xuất bản Hồng Đức,“Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ: phát triển văn hóa, phát triển nhảy vọt,...".

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm: Phát triển cho vay tiêu dùng KHCN là quá trình tăng trưởng hoạt động cho vay KHCN trên cả hai phương diện định lượng (Doanh số, dư nợ, sản phẩm, cơ cấu cho vay và khách hàng cho vay) và định tính (chất lượng cho vay, uy tín, danh tiếng) qua đó bổ sung và làm tăng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTDKHCN và đảm bảo mức độ rủi ro nhất định.

Như vậy, mục đích của phát triển cho vay tiêu dùng KHCN là nhằm gia tăng cả về quy mô và chất lượng khoản vay tiêu dùng cá nhân, tức là: quy mô cho vay KHCN mở rộng, số lượng KHCN vay vốn ngân hàng nhằm mục đích tiêu dùng ngày càng gia tăng, đa dạng hoá đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và cuối cùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng đồng thời có thể giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường.

1.2.2 Nội dung phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân của

NHTM

Phát triển CVTDKHCN được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Mở rộng quy mô CVTDKHCN


– Tăng trưởng về số lượng khách hàng CVTDKHCN: Là tăng trưởng số lượng khách hàng qua các năm.

– Tăng trưởng về dư nợ CVTDKHCN: phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ tại một thời điểm nhất định được tăng trưởng qua các năm

Tăng trưởng thị phần CVTDKHCN

Thị phần CVTDKHCN của ngân hàng tăng lên so với thị phần của các NHTM khác trên địa bàn cũng là một khía cạnh của phát triển CVTDKHCN. Chính điều này cũng làm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Đa dạng hóa sản phẩm, hợp lý hóa cơ cấu CVTDKHCN:

Đa dạng hóa sản phẩm CVTDKHCN phản ảnh sự đa dạng về chủng loại, số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân.

Bên cạnh đa dạng hóa thì hợp lý hóa cơ cấu cho vay để điều chỉnh cơ cấu dư nợ CVTDKHCN theo thời gian để phù hợp với năng lực của ngân hàng và nhu cầu của thị trường nhằm giúp cho ngân hàng kiểm soát rủi ro.

Nâng cao chất lượng dịch vụ CVTDKHCN

Nâng cao chất lượng dịch vụ CVTDKHCN là phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút, củng cố khách hàng và phát triển thương hiệu. Để làm được điều này, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phải chắc chắn, xử lý nhanh, chính xác, thái độ phục vụ niềm nở, tận tình, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng.... Ngoài ra, cơ sở vật chất khang trang cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

Tăng cường kiểm soát rủi ro

Là làm giảm khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động CVTDKHCN do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Vì vậy khi phát triển CVTDKHCN thì kiểm soát được


mức rủi ro tương ứng với mức độ doanh lợi có thể chấp nhận được. Điều này được thể hiện rõ khi tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm.

Tăng trưởng thu nhập CVTDKHCN

Khi thu nhập từ CVTDKHCN càng cao thể hiện hoạt động CVTDKHCN ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng của CVTDKHCN.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho CVTDKHCN của NHTM

1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng quy mô CVTDKHCN

Tốc độ gia tăng số lượng KHCN vay tiêu dùng

Số lượng KHCN vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng do ngân hàng cung cấp. Mở rộng quy mô khách hàng luôn là mục tiêu mà các ngân hàng hưởng tới để nâng cao vị thế trên thị trưởng cho vay tiêu dùng. Việc mở rộng quy mô khách hàng bao gồm cả giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Sự gia tăng số lượng khách hàng qua từng năm được tính toán theo công thức:

Sự gia tăng số

lượng khách hàng

=

Số lượng khách

hàng năm(n)

Số lượng khách

hàng năm (n-1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh - 4

Sự gia tăng cũng như tốc độ gia tăng số lượng KHCN sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng nhanh chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng căng phát triển và ngược lại.

Tăng trưởng dư nợ CVTDKHCN

Chỉ tiêu dư nợ phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định, đây là chỉ tiêu thời điểm. Căn cứ vào mức dư nợ và sự gia tăng dư nợ cho vay tiêu dùng có thể đánh giá ngân hàng có mở rộng được hoạt động CVTDKHCN hay không? Khi đánh giá chỉ tiêu này, cần kết hợp đánh giá cùng chi tiêu nợ xấu và nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng để


phản ánh chính xác hơn) sự phát triển của CVTD. Dư nợ CVTDKHCN được xác định theo công thức:

Giá trị tăng

trưởng

=

Tổng dư nợ Dư nợ

CVTDKHCN năm(n)

Tổng dư nợ Dư nợ

CVTDKHCN năm(n-1)


Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:


Giá trị tăng

trưởng

=

Tổng dư nợ Dư nợ

CVTDKHCN năm(n)

Tổng dư nợ Dư nợ

CVTDKHCN năm(n-1)

Chỉ tiêu này > 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ Ngân hàng hàng năm tăng lên, tức là hoạt động CVTDKHCN được mở rộng.

 Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tương đối Tăng trưởng Chỉ tiêu 1

Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tương đối: Tăng trưởng=

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ trong CVTDKHCN năm (n) so với năm (n-1).

Chỉ tiêu phản ánh về tỷ trọng dư nợ:

Tỷ trọng = Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTDKHCN chiếm bao nhiêu trong tổng dư 2

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVTDKHCN chiếm bao nhiêu

% trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động CVTDKHCN được mở rộng.

Cơ cấu dư nợ CVTDKHCN

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng thể hiện mức độ hợp lý trong việc sử dụng Vốn cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Để phát triển cho vay tiêu dùng, ngân hàng thương mại phải tính toán cơ cấu dư nợ hợp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro trong cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng được tính theo kì hạn, theo sản phẩm, theo tài sản đảm bảo.


Tỷ trọng dư nợ CVTDKHCN (theo kì hạn, theo sản phẩm, theo

TSĐB)


=

Dư nợ CVTDKHCN

(theo kì hạn, theo sản phẩm, theo TSĐB)


Tổng dư nợ CVTDKHCN

Nếu cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng thì cho vay tiêu dùng càng phát triển và ngược lại.

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng thị phần CVTDKHCN:

Địa bàn hoạt động của một chi nhánh ngân hàng khá là rộng rãi khi chi nhánh có thể triển khai các hoạt động cho vay tới tất cả khách hàng thuộc địa phận có trụ sở và cả các địa phương lân cận. Vì vậy, phân tích thị phần dư nợ CVTDKHCN sẽ cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng đã tốt chưa và cần phát triển như thế nào.


Tỷ trọng thị phần CVTDKHCN (%)

Dư nợ CVTDKHCN của ngân hàng

=

× 100%

Tổng dư nợ CVTDKHCN trên thị trường


Bên cạnh đó, việc so sánh thị phần của ngân hàng so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn sẽ cho thấy được vị trí tương quan của ngân hàng ở đâu, ngân hàng cần phải làm gì để phát triển hơn nữa.

1.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng hóa sản phẩm, hợp lý hóa cơ cấu CVTDKHCN

Số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hằng thương mại. Chỉ tiêu này thể hiện số lượng sản phẩm mà ngân hàng triển khai, cung cấp đến khách hàng, thể hiện mức độ đa dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí