Thực Trạng Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Khách Hàng Cá Nhân Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Bắc Ninh


năng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ví dụ như trong một ngân hàng không có những nhân viên có kinh nghiệm trong việc cho vay bất động sản mà chỉ có những nhân viên chuyên cho vay tiêu dùng thì việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ thuận lợi hơn bởi hoạt động đó sẽ đem lại an toàn hơn cho ngân hàng. Với những nhân viên không có kinh nghiệm trong cho vay tiêu dùng mà trong chính sách tín dụng lại yêu cầu cung cấp những khoản vay tiêu dùng đa dạng thì ngân hàng đó sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản vay cũng như rủi ro về không thu hồi được nợ và vỡ nợ là rất cao.

Chính vì thế, để hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng, thì những nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trước tiên phải nắm rõ về cơ cấu của ngân hàng mình, về đội ngũ nhân viên mà mình quản lý, từ đó có sự đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ một cách phù hợp, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự. Đây là động lực chính góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung.

1.3.2.4. Khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ hạn, lãi suất và hạn mức cho vay của NHTM tới KH. Mặt khác nếu nguồn vốn lớn phong phú thì NH có thể dễ dàng mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm CVTDKHCN của mình.

1.3.2.5. Mức độ áp dụng công nghệ

Công nghệ hiện đại là yếu tố giúp NHTM có thể thực hiện được các nghiệp vụ ngân hàng một cách nhanh chóng hiệu quả hơn. Nó giúp cho NHTM và KH tìm thấy nhu cầu và khả năng của mỗi bên nhanh hơn. Công nghệ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn, quyết định tới thành công của các


nghiệp vụ trong NHTM. Và ngày nay thì công nghệ ngân hàng không thể tách rời với thành công của một NHTM hiện đại.

Khi mức độ áp dụng công nghệ của ngân hàng càng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tiện ích thỏa mãn nhu cầu của KH hơn. Khả năng mở rộng mạng lưới dễ dàng hơn thông qua các công nghệ không dây di động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BẮC NINH

Phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh - 6

2.1. Tổng quan về Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Bắc Ninh (viết tắt: Agribank chi nhánh thành phố tỉnh Bắc Ninh) có tiền thân là Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Bắc. Thực hiện Nghị định số 53/NĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng thương mại chuyên doanh, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 515- QĐ/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) và chi nhánh thị xã Bắc Ninh trực thuộc chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 26/5/2006 theo Quyết định số 376/QĐ/HĐQT-TCCB đổi tên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Bắc Ninh thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Bắc Ninh.

Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh, có địa chỉ tại số 37 đường Nguyễn Đăng Đạo, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh tổ chức hoạt động kinh doanh theo


mô hình đa năng, đó là thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh ngân hàng như Huy động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán - ngân quỹ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các chương trình công nghệ hóa ngân hàng cũng luôn được chi nhánh chú trọng để đáp ứng xu thế hội nhập trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo định hướng của tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng khách

hàng cá nhân của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh

2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Bắc Ninh

Tính đến thời điểm 31/12/2020, Tổng sản phẩm (GRDP) đạt hơn 120 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,11% GDP cả nước, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm và thủy sản chiếm 3%. Hoạt động ngoại thương cũng tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu cán mốc gần 30 tỷ USD; tổng thu ngân sách đạt 14.930 tỷ đồng.

Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề, thu hút nhiều doanh nghiệp và cơ sở, hợp tác xã sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động hiệu quả với nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)...


2.1.2.2. Hoạt động của các NHTM trên địa bàn

* Đánh giá mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn:

Mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn tương đối nhiều và tập trung hầu hết các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần. Có thể nhận thấy xu hướng của các NHTM cổ phần đang mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố, vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt.

* Đánh giá các hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn:

- Về huy động vốn: Các NHTM trên địa bàn, đặc biệt các NHTM cổ phần có chính sách huy động vốn với lãi suất cao và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới, khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của chi nhánh. Trong năm 2020, Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh tuy đã cố gắng đưa ra nhiều các sản phẩm huy động vốn nhưng nhìn chung các sản phẩm này vẫn chưa thực sự đa dạng, lãi suất thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và uy tín của chi nhánh trên địa bàn, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2020.

- Về tín dụng: Các NHTM trên địa bàn đã và đang triển khai mạnh các sản phẩm tín dụng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2020 vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chi nhánh cũng xác định trong năm 2021, việc phát triển tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường.

- Về dịch vụ: Các dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ chỉ tập trung tại hội sở chi nhánh cấp 1 của các NHTM. Các phòng giao dịch, điểm giao dịch chủ yếu thực hiện huy động vốn, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền


trong nước, cầm cố giấy tờ có giá, các dịch vụ thẻ. Đây cũng là lợi thế và thế mạnh của chi nhánh trong tăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ngoài các dịch vụ truyền thống, các NHTM đã và đang phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Internetbanking, Ebanking... Điều này đòi hỏi Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh nỗ lực phát triển và hoàn thiện các sản phẩm mới để chi nhánh có thể tăng trưởng mà mở rộng dịch vụ.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank chi nhánh thành phố

Bắc Ninh



Phòng Kế toán Ngân quỹ


Phòng Tín dụng



BAN LÃNH ĐẠO


Phòng Tổng hợp

Phòng Dịch vụ Marketing


Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Agribank Thành phố Bắc Ninh

Ban lãnh đạo gồm có 4 đồng chí: bao gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, trực tiếp lãnh đạo hoạt động của chi nhánh, bao gồm: khen thưởng, kỷ luật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, điều hành hàng ngày các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại theo nhiệm vụ và quyền hạn, phù hợp với pháp luật và điều lệ ngân hàng.

Phòng kế toán ngân quỹ: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với


Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch.

Phòng tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh: Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh; tham mưu, đề xuất, xác định định hướng hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ; nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới các kênh phân phối sản phẩm; phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc trong Chi nhánh để tổng hợp xây dựng một hệ thống kế hoạch các mặt hoạt động và kế hoạch biện pháp làm công cụ điều hành; tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh

Phòng Tín dụng

Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo quy định của Agribank.

Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân, pháp nhân.

Tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích của ngân hàng và các đối tác có quan hệ dịch vụ với ngân hàng đến khách hàng cá nhân, pháp nhân trên địa bàn.

Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng cá nhân, pháp nhân. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân, pháp nhân.

Phòng Dịch vụ và Marketing

Chính sách khách hàng, quản lý khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển mạng lưới đại lý, chủ thẻ, cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ; xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng bá các sản p hẩm dịch vụ của Agribank.


Cung cấp sản phẩm dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking...; phát hành thẻ, quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ, thanh toán theo quy định của Agribank; quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.

Triển khai các nghiệp vụ, giao dịch hối đoái, dịch vụ kiều hối; xử lý hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp và kinh doanh ngoại tệ theo quy định (trừ dịch vụ chi trả kiều hối; mua, bán ngoại tệ mặt)

Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của Agribank và nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế theo thông lệ quốc tế, quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

Thực hiện tư vấn, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, của đối tác có quan hệ dịch vụ với ngân hàng. Tiếp nhận, giải đáp các ý kiến phản hồi từ khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Xử lý tranh chấp, khiếu nại, phát sinh liên quan (nếu có).

Đầu mối làm việc với các cơ quan báo chí, truyền thông, thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Agribank.

Thực hiện quản lý, vận hành hoạt động hệ thống máy ATM của chi nhánh. Các đơn vị trực thuộc chi nhánh bao gồm: PGD Vân Dương, PGD Võ

Cường, PGD Vạn An, PGD Chợ Và.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh thành phố Bắc Ninh

2.1.4.1. Kết quả hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí