qua việc
áp dụng
hệ thống
xếp
hạng chấm điểm tín dụng đối với khách hàng
để ra quyết định cho vay là một tất yếu của
các Ngân hàng thương mại
trong
thời
kỳ mở cửa
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 1
- Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 2
- Phương Pháp So Sánh, Phân Tích, Tổng Hợp, Suy Luận Logic
- Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại
- Quy Trình Cho Vay Cơ Bản Của Các Nhtm Việt Nam Ồt G S
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
áp dụng
theo các thông lệ quốc
tế,
từ đó đánh giá được
thực
chất
hoạt
động
kinh doanh của
khách hàng thông qua nhiều
tiêu chí khác
nhau nhằm hạn chế được rủi ro. Từ việc đánh giá và phân tích dữ liệu qua hệ thống XHTD nội bộ đối với danh mục khách hàng vay vốn tại Vietcombank tác
giả đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các
Ngân hàng thương mại như việc áp dụng quy trình cho vay, hệ thống quản trị
rủi ro, chất lượng thẩm định khoản cho vay...
Tác giả Nguyễn Thị Thu Đông đã nêu ra được nhóm nhân tố chủ quan tác
động đến chất
lượng
tín dụng Ngân hàng thương mại gồm: (1) Chính sách tín
dụng của mỗi ngân hàng; (2) Quy trình tín dụng, công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại; (3) Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn; (4) Hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng thương mại; (5) Công tác tổ chức bộ máy; (6) Chất lượng nhân sự của ngân hàng; (7) Hệ thống công nghệ ngân hàng; (8) Nguồn vốn của ngân hàng.
Nguyễn
Thị Như Thủy
(2015), “ Hiệu
quả tín dụng
của
Ngân hàng
Nông nghiệp
và phát triển
nông thôn tỉnh
Quảng
Nam”, Luận
án tiến sỹ
kinh tế,
Học
viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [35]
Công trình đã nêu hiệu
quả tín dụng
từ góc độ ngân hàng dựa trên hai
nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu thứ nhất là đo lường hiệu quả tín dụng qua việc
xác định lợi nhuận từ hiệu quả tín dụng thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận từ hiệu quả tín dụng. Nhóm chỉ tiêu thứ hai là đo lường hiệu
quả tín dụng
thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian gồm:
nhóm chỉ tiêu đánh
giá tín dụng chung được thể hiện qua quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh
tốc
độ tăng doanh số từ tín dụng,
nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả trực
tiếp
thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ
số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Từ việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích, tác
giả nêu các nhân tố
ảnh
hưởng
bao gồm
các nhân tố bên trong và bên ngoài
ngân hàng. Các nhân tố bên trong được thể hiện qua chính sách tín dụng, khả
năng huy động
vốn,
chất
lượng
bộ máy tổ chức
quản
lý, chất
lượng
cán bộ
tín dụng,
quy trình tín dụng,
kế hoạch
kinh doanh ngân hàng, hệ thống
thông
tin tín dụng,
kiểm
tra kiểm
soát nội
bộ,
công nghệ ngân hàng, uy tín của
ngân hàng, danh mục
khách hàng truyền
thống,
chất
lượng
quản
trị rủi ro
tín dụng.
Các nhân tố bên ngoài gồm
môi trường
pháp lý, những
chủ trương
chính sách của
Ngân hàng Nhà Nước
và các cơ quan có thẩm quyền khác. Từ
đó tác giả đưa
ra các giải pháp: nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn
hợp
lý, xác
định
vòng quay vốn
tín dụng
phù hợp,
gia tăng tài sản
có và giảm bớt rủi ro
tín dụng,
giảm
tỷ lệ nợ xấu,...Tác
giả nghiên cứu
thực
tiễn
tại
Ngân hàng
Nông nghiệp
và phát triển
nông thôn tỉnh
Quảng
Nam và có sự so sánh với
các ngân hàng khác trên địa bàn.
Nguyễn Văn Thanh (2015), Luận án tiến
sỹ “Chất lượng tín dụng hộ
sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển
nông thôn Việt Nam”, Học
viện Tài chính [38]. Theo tác giả, có các nhân tố sau tác động đến chất lượng tín
dụng: Chính sách của Ngân hàng, thông tin tín dụng, quy trình tín dụng, cán bộ
Ngân hàng, công tác tổ chức của
Ngân hàng, trang thiết
bị phục
vụ cho hoạt
động tín dụng và mức độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
Hà Thị Mai Anh (2015), Luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển
nông thôn
Việt Nam”, Học viện Tài chính. Theo luận án có các nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng: Lãi suất tín dụng, tiêu chuẩn tín dụng, chính sách tín dụng, tổ chức bộ máy và quy trình quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và thẩm định dự án, chất lượng nhân sự [1]
Nguyễn Văn Tuấn (2015), Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh [37]. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng như
sau: (1) Chính sách tín dụng; (2) Quy trình, quy chế tín dụng; (3) Công tác tổ
chức; (4) Chất lượng nhân sự; (5) Năng lực quản trị; (6) Trang thiết bị công
nghệ; (7) Thông tin tín dụng; (8) Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; (9) Huy động vốn.
Hội thảo Khoa học Quốc gia (2017), “Áp dụng Basel 2 trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện”, đại học Kinh tế quốc dân.[10]
Kết quả từ các nghiên cứu gửi tới Hội thảo cho thấy: Hầu hết các ngân hàng đã thành lập Ban quản lý dự án Basel 2; tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng đã cao hơn 10% (vượt so với quy định 9%), tuy vậy vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực; các Ngân hàng thương mại rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro nhưng rủi ro về nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn; vấn đề khác biệt về chuẩn mực kế toán và công bố thông tin hiện tại so với chuẩn mực quốc tế. Các thách thức được nhận diện trong quá trình triển khai Basel 2 bao gồm: Nguồn nhân lực, tăng vốn chủ sở hữu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chi phí đầu tư triển khai Basel 2 tại các ngân hàng.
2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến luận án
Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến tín dụng như: Hoạt động tín dụng, hiệu quả tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro hay liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin đề cập đến một số công trình chủ yếu sau đây:
2.2.1 Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Nghiên cứu
của
Goetz và Gupta (1996) [55] về tác động
của
giới
tính,
quyền lực, hoạt động kiểm soát đến việc sử dụng tiền vay của chương trình tín
dụng nông thôn ở Bangladesh
Để đánh giá về tác động của giới tính, quyền lực, hoạt động kiểm soát
đến
việc
sử dụng
tiền
vay của
chương
trình tín dụng
nông thôn ở
Bangladesh, Goetz và Gupta (1996) thực
hiện
đo lường
hiệu quả hoạt động
tín dụng
bởi
tỷ lệ trả nợ của
KH. Goetz và Gupta (1996) cho rằng tỷ lệ trả
nợ của KH càng cao thì hoạt động TD được xem càng có hiệu quả.
Nghiên cứu của Ahmed và Malik (2015) [50] về mối quan hệ giữa sự
quản
lý rủi
ro tín dụng
và hiệu
quả hoạt
động
cho vay: Bằng
chứng
thực
nghiệm tại các ngân hàng ở Pakistan
Ahmed và Malik (2015) thực hiện nghiên cứu sự tác động của các nhân
tố: kỳ hạn TD, kết quả đánh giá KH, sự kiểm
soát rủi ro tín dụng
và chính
sách TD đến hiệu quả hoạt động cho vay. Ahmed và Malik (2015) tiến hành
khảo
sát 157 cán bộ quản
lý TD của
hai NH Islamabad and Rawalpindi.
Thang đo Likert 5 mức được sử dụng để đo lường sự đánh giá của đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp thống kê, mô tả, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng. Mô hình hồi quy bội được sử dụng để thể hiện mối quan
hệ giữa
hệ thống
quản
lý rủi
ro tín dụng
qua bốn
nhân tố kỳ hạn
TD, kết
quả đánh giá KH, sự kiểm soát rủi ro tín dụng và chính sách TD và hiệu quả hoạt động cho vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay.
2.2.2 Nghiên cứu về rủi ro tín dụng
KPMG ( 2008) nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng: Ngoài Basel 2
Công trình tập
trung làm sáng tỏ những
vấn
đề cốt
lõi trong quản
trị
rủi
ro tín dụng
hiện
đại
của Ngân hàng thương mại:
dữ liệu
liên quan đến
hoạt
động
tín dụng,
hệ thống
xếp
hạng
tín dụng
nội
bộ,
hệ thống
kiểm
tra
sức
chịu
đựng,
quản
lý danh mục
tín dụng,
quản
lý nợ xấu…
Người
đọc
có thể hiểu
sâu hơn
về những
nội
dung quan trọng
trong quản trị rủi ro tín
dụng
hiện đại,
các cơ hội,
thách thức và lợi
ích Ngân hàng thương mại
nhận
được
khi thực hiện Basel 2 trong quản trị rủi ro tín dụng [61]
N.Grace (2012) [56] nghiên cứu về hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng
đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya
Tác giả đã chỉ ra rằng rủi
ro tín dụng
luôn luôn là mối
quan tâm không
chỉ của ngân hàng mà toàn bộ doanh nghiệp thế giới vì những rủi ro của một
đối tác thương mại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể
gây nguy hiểm nghiêm trọng
đến
công việc
của
các đối
tác khác. Nghiên cứu
này cho thấy rằng
có một
mối
quan hệ đáng kể giữa
hiệu
quả tài chính (thể
hiện
ở chỉ tiêu lợi
nhuận)
và quản
trị rủi
ro tín dụng
(thể hiện ở chỉ tiêu nợ
xấu và an toàn vốn). Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu ( NPL) và
tỷ lệ an toàn vốn
(CAR) có tác động
tiêu cực
và tương
đối
đáng kể đối với
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, NPL có ảnh nhiều hơn so với CAR.
hưởng đến ROE
Samuel Hymore Boahene, Julius Dasah và Samuel Kwaku Agyei (2012)
[65] nghiên cứu về rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời của các ngân hàng được lựa chọn ở Ghana.
Các tác giả đã phân tích và chỉ ra mối
quan hệ giữa
rủi
ro tín dụng và
lợi
nhuận
ngân hàng ở Ghana. Theo nghiên cứu này, ngân hàng giống như tất cả
các loại hình doanh nghiệp
khác đang phải
đối
mặt
với
nhiều
rủi
ro như rủi
ro lãi suất, ngoại tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chính trị, rủi ro
công nghệ và rủi ro tín dụng. Trong số này rủi ro tín dụng cần được quan tâm
đặc
biệt.
Nghiên cứu
này xem xét mối
quan hệ giữa
rủi
ro tín dụng
và lợi
nhuận của một số ngân hàng được lựa chọn ở Ghana
2.2.3 Nghiên cứu về chất lượng tín dụng
A.Burak Guner (2007)[49] nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng, phân tích danh mục tín dụng.
Tác giả chỉ ra rằng
các ngân hàng càng đa dạng
hóa về sản
phẩm
trong danh mục tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, dẫn đến chất lượng tín
dụng càng được nâng cao. Nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu
chuẩn về tín dụng phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay
tiềm năng của ngân hàng. Đây là nghiên cứu về tiêu chuẩn tín dụng của các ngân hàng tại các nước phương tây
nói chung
Faiçal Belaid (2014) [54] Nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng Faiçal Belaid (2014) tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố nội tại
của
các NH ở Tunisian như: năng lực điều hành,
tính hiệu
quả của
việc sử
dụng chi phí, quy mô nguồn vốn NH, sự tăng trưởng TD và lợi nhuận đến chất lượng TD. Biến độc lập là sự tăng trưởng GDP và các đặc điểm của KH doanh
nghiệp
đến
chất
lượng
hoạt
động
TD. Tác giả tiến
hành nghiên cứu
9000
doanh nghiệp là KH của 10 NH lớn nhất Tunisian – Thụy Sỹ từ năm 2001 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các NH sử dụng chi phí không hiệu
quả,
vốn
chủ sở hữu
thấp,
tồn
tại
nhiều
sự khác biệt
thì có chất
lượng TD
thấp. Sự tăng trưởng GPD và các đặc điểm của KH có vai trò quan trọng khi đánh giá CLTD của các NH.
Laivi Laidroo, Kadri Mannasoo (2017)[62] nghiên cứu về các cam kết tín dụng có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
Các tác giả tập trung vào việc phân tích rủi ro của các ngân hàng phát sinh từ sự tăng trưởng tín dụng và các cam kết tín dụng ngoại bảng có khả năng tăng quá mức. Chất lượng tín dụng được điều tra cả trong bối cảnh vĩ mô và vi mô, sử dụng bảng điều tra của 28 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 20042014 và bảng điều tra của 478 ngân hàng châu Âu trong giai đoạn 20042013. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng xác nhận rằng sự gia tăng tỷ số cam kết tín dụng đối với tổng tài sản là một cảnh báo trước cho sự tăng trưởng trong tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro. Phương pháp dự báo đồng thời minh họa rằng tác động bất lợi của các cam kết tín dụng đối với chất lượng tín dụng bắt nguồn từ bối cảnh bùng nổ tín dụng. Từ đó chứng minh được rằng tác động kinh tế của các cam kết tín dụng đối với chất lượng tín dụng là đáng kể so với các yếu tố quyết định chất lượng tín dụng truyền thống (tăng trưởng GDP thực và tăng trưởng tín dụng thực tế)
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên
cứu đề
cập trên đây còn một số “khoảng trống”
chưa
được
nghiên cứu,
chưa
được làm rõ như sau:
Về nghiên cứu lý luận
Cơ sở lý luận của các nghiên cứu về nâng cao CLTD tại NHTM chưa có tính hệ thống và cập nhật về chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực thi lộ trình Hiệp ước Basel 2 về an toàn vốn
Về nghiên cứu thực tiễn
Một là, các nghiên cứu
trước đây
về CLTD trong phạm
vi NHTM chủ
yếu
được thể hiện qua các nội
dung như:
tăng trưởng
tín dụng,
hiệu
quả tín
dụng, rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu,… ở các lĩnh vực tài trợ cụ thể của ngân
hàng như:
cho vay hoạt
động
xuất
nhập
khẩu,
thanh toán quốc
tế,
cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa,...
Hai là, phần lớn các nghiên cứu
trước tập trung đề cập
CLTD n h ư n g
tại một NHTM cụ thể hoặc một địa bàn cụ thể như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...mà chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề nâng cao CLTD tại khối các NHTM cổ phần Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. Đây là nhóm ngân hàng đã và đang được đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc tái cấu trúc để đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc gia
Ba là, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả trước đó đã xây dựng mô hiǹ h nghiên cứu định lượng vềcác nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do khác biệt về thời gian và không gian, những biến động của nền kinh tế vĩ mô nên hướng và mức độ tác động của các nhân tố ở các nghiên cứu trước đây có thể sẽ không còn phù hợp khi tiến hành nghiên cứu đối với các NHTM cổ phần Việt Nam thời gian từ năm 2014 – 2018. Do vậy cần phải xây dựng mô hình nghiên cứu mới hơn để phù hợp với thực trạng các NHTM cổ phần hiện nay
Bốn là, giải pháp nâng cao CLTD của các NHTM cần có sự phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của hệ thống ngân hàng, gắn liền với những biến động kinh tế xã hội. Các đề tài nghiên cứu trước đã đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao CLTD NHTM nhưng chưa toàn diện và cụ
thể
cho nhóm
NHTM cổ
phần Việt Nam, hơn nữa các giải pháp đó được nhìn nhận ở các giai đoạn lịch sử khác nhau mà hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 2018 rất đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ phát triển, nhân lực, năng lực tài chính, công nghệ
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả
trước đây, Nghiên cứu sinh nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
một
cách đầy đủ về nâng cao CLTD tại các
NHTM cổ
phần Việt Nam.
Với
những phân tích trên cho thấy, đề tài nghiên cứu của luận án mang tính thời sự và có ý nghĩa cao kể cả về lý luận cũng như thực tiễn. Nội dung nghiên cứu được mở rộng và sâu hơn, như vậy không có sự trùng lắp với đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của các công trình trước đó. Do đó, đề tài v ề
n â n g c a o
CLTD vẫn
còn là vấn
đề cấp thiết
và có nhiều
điểm
mới
đòi hỏi
phải
có nghiên cứu,
đánh giá đúng trong tình hình rủi
ro tín dụng
ngày một
tăng cao. Những
“khoảng trống” trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi cho tác giả những hướng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận án của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu
đề xuất
các giải
pháp chủ yếu
nhằm
nâng cao chất lượng
tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung ở trên, mục tiêu cụ thể trong luận án là:
Tổng
hợp, hệ thống hóa
làm rõ các vấn
đề lý luận
về CLTD NHTM;
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHTM
Phân tích thực trạng CLTD của các NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018; Xây dựng thang đo phân tích, mô hình kinh tế lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTD NHTM; Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng TMCP Việt Nam đến năm 2030.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu nêu trên, quá trình nghiên cứu của luận án đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
Thế nào là chất lượng tín dụng? Nhân tố nào tác động đến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại? Tiêu chí đánh giá CLTD của các NHTM là gì?
Thực trạng chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018 như thế nào? Sự tác động của các nhân tố đến chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 được đánh giá như thế nào?
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đến năm 2030?