Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15


Thứ tám: Đối với doanh nghiệp CNHT, để tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong thời gian qua các doanh nghiệp CNHT không ngừng trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chính bản thân doanh nghiệp CNHT như: Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp; Có phương án kinh doanh cụ thể, rõ ràng và đúng với định hướng, chiến lược phát triển của ngành CNHT tại Việt Nam và Quốc tế; Các nhà quản lý doanh nghiệp CNHT không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp CNHT ở nước ngoài để phát triển doanh nghiệp của mình; Bên cạnh đó các doanh nghiệp CNHT đã chủ động và tích cực trong việc tham gia liên kết các cụm CNHT để cùng nhau phát triển. Các doanh nghiệp CNHT mũi nhọn tại Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia, đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp CNHT thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp CNHT nước ngoài.

Thứ chín: Các chính sách phát triển CNHT tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các Bộ, Ngành có liên quan nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNHT Việt Nam. Chính sách phát triển CNHT sẽ giúp cho các chính sách của NHNN và NHTM đi vào thực tiễn hơn, góp phần vào việc cung ứng nguồn vốn cho phát triển ngành CNHT Việt Nam. Cụ thể như: “Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 đến năm 2025 [12 ]; Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển CNHT [14]; Công văn số 5321/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc thực hiện quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 [41] và các quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên Các TCTD chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN (các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) [40] và Thông tư 01/2020/TT-NHNN Quy định về việc tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19” [ 44]…


4.3.2. Những hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT trong những năm qua còn nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho ngành này.

Thứ nhất: Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020 có xu hướng tăng lên, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các NHTM. Năm 2020, ngành da giày có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 32% năm 2020, tiếp theo là ngành dệt may có tỷ lệ nợ xấu 30%, ngành cơ khí chế tạo là 24%, ngành ô tô là 17%, ngành xe máy 15%, ngành công nghệ cao 9%, ngành điện tử - tin học có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 8%. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [ 45]

Thứ hai: Mức trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT tăng lên, khi mức trích lập dự phòng RRTD tăng lên, làm tăng chi phí cho ngân hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mức trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT năm 2011 là 12%, năm 2012 là 14%, năm 2013 là 15%, năm 2014 là 17%, năm 2015 là 21%,

năm 2016 là 23%, năm 2017 là 26%, năm 2018 là 32%, năm 2019 là 39%, năm 2020 là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

45%. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]


Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Thứ ba: Chưa có sự tách bạch và phân chia trong quản lý RRTD đối với doanh nghiệp CNHT. Hiện nay các NHTM đang thực hiện quản lý RRTD theo mô hình tập trung và chưa chia ra từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trong đó ngành CNHT là ngành đặc thù cần có sự quản lý RRTD riêng cho ngành này.

Thứ tư: Hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp CNHT chưa đa dạng về kênh thông tin, việc thu thập hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp CNHT chưa được thực hiện rộng rãi và ít có sự chia sẽ về thông tin giữa các ngân hàng. Hiện nay kênh thông tin tín dụng phổ biến là qua CIC và thu thập trực tiếp từ cán bộ tín dụng khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng.

Thứ năm: Ngành CNHT Việt Nam hiện nay đang còn thiếu và yếu về đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp CNHT đã từng bước được cải thiện nhưng sản phẩm CNHT vẫn chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI cung cấp.


Thứ sáu: Để tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp CNHT, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp là kinh nghiệm quản lý điều hành của nhà lãnh đạo doanh nghiệp CNHT. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp CNHT chưa có kinh nghiệm lãnh đạo trong ngành CNHT mà mình đang làm việc.

Thứ bảy: Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp CNHT đó là khó khăn về vốn. Tuy nhiên, đứng về phía ngân hàng thì vấn đề mà ngân hàng quan tâm hơn là về phương án, hiệu quả đồng vốn. Có nhiều vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp CNHT, bao gồm nguyên nhân từ phía doanh nghiệp CNHT. Cụ thể, khi ngân hàng tới làm việc, nhiều doanh nghiệp CNHT chưa sẵn sàng hoặc chưa có chiến lược cụ thể về vốn vay, sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, phương án kinh doanh khả thi.

Thứ tám: Việt Nam đang bước hội nhập sâu rộng với độ mở của nền kinh tế, đây là cơ hội và là thách thức trong việc phát triển ngành CNHT. Chính sách hỗ trợ phát triển và chính sách ưu đãi đối với CNHT bước đầu đã phát huy tác dụng, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì các chính sách phát triển ngành CNHT đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Có thể kể đến như: chưa có sự liên kết đồng bộ giữa các Bộ/ Ngành có liên quan, chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng ngành CNHT…

Thứ chín: Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư tại Việt Nam phần lớn là một tổng thể trong chuỗi cung ứng ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là nhằm khai thác những điều kiện thuận lợi ở môi trường đầu tư của Việt Nam như cơ chế, ưu đãi thuế, chi phí thuê đất, chi phí lao động ... Khi doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đã làm hình thành 2 khu vực kinh tế, một là khu vực kinh tế FDI và hai là khu vực kinh tế nội địa. Vì thế, doanh nghiệp CNHT Việt Nam khi nằm trong khu vực kinh tế nội địa thì rất khó tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của doanh nghiệp FDI/tập đoàn đa quốc gia”. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế


Thứ nhất: Tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu


Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp CNHT trong giai đoạn 2011-2020 có xu hướng tăng cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong thời gian qua. Theo NHNN, “hoạt động của ngành CNHT chịu ảnh hưởng lớn từ sự bất ổn về chính trị và kinh

104


tế trên thế giới cũng như tác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh và gây tiềm ẩn, rủi ro rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, trong khi đó, kinh tế trong nước cũng còn khó khăn”. (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]

Thứ hai: Hiệu quả sản xuất thấp


Hoạt động của các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng và bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp nên khi có những biến động về kinh tế từ bên trong hay bên ngoài thì các doanh nghiệp CNHT đều bị ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này gây ra vấn đề nợ xấu đối với ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn 2011- 2020, theo thống kê của Tổng cục Thống kê , trung bình “mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản, các yếu tố này cũng làm gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế và nợ xấu của hệ thống ngân hàng”. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

Thứ ba: Chậm ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh


Các doanh nghiệp CNHT chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển doanh nghiệp CNHT. Phần khoa học và công nghệ chưa được đề cao trong xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp CNHT. Việc đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa nhiều (Lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ 10% lợi nhuận trước thuế chưa được các doanh nghiệp CNHT triển khai đầy đủ). Nhiều công nghệ lạc hậu còn tồn tại trong thi công xây lắp: cốt pha, giàn giáo, xây, trát, định hình cốt thép trong thi công kết cấu chịu lực, sử dụng lao động giản đơn trong nhiều phần việc, đầu tư thiết bị máy móc trong thi công còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do khó khăn tài chính, và giải quyết bài toán kinh tế của DN dẫn đến chất lượng công trình nhiều chỗ chưa được tốt. Việc áp dụng các “công nghệ mới vào thực tiễn còn gặp nhiều rào cản, chủ yếu do cơ chế chính sách. Đơn giá, định mức đối với các công nghệ mới chưa bổ sung kịp thời, gây khó khăn cho DN, đặc biệt với các công trình sử dụng vốn ngân sách”. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]. Thêm vào đó, còn có nguyên nhân là do sự thiếu hụt về nguồn vốn đã làm cho các doanh nghiệp CNHT khó khăn trong đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, công nghệ cao và quy định chi tiết từng vùng kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp chuyên sâu CNHT nhằm phát triển các nhà máy sản xuất sản phẩm ngành CNHT.

Thứ tư: Quản lý kinh tế vĩ mô chưa phát huy hiệu quả của các chính sách


Nhiều thể chế, cơ chế, chính sách do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đã được triển khai nghiên cứu, bám sát yêu cầu thực tế sản xuất, quản lý ngành, phục vụ việc đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, chi phí tư vấn, quy hoạch đô thị, thiết kế khảo sát... Hệ thống phương pháp luận và các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật thường xuyên được biên soạn, sửa đổi, bổ sung kịp thời làm công cụ phục vụ quản lý nhà nước, cũng như làm tài liệu quan trọng phục vụ cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tham khảo trong công tác quản lý... Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu vĩ mô lĩnh vực CNHT chưa đáp ứng kịp sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường. (Bộ Công thương 2011-2020), [2]

Thứ năm: Thị trường vốn phát triển chưa tương xứng nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho đầu tư và phát triển ngành CNHT

Mặc dù Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời và hoạt động được 20 năm, nhưng nguồn vốn cung ứng từ thị trường này cho các doanh nghiệp CNHT vẫn còn rất hạn hẹp do quy mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, tâm lý người dân chưa thực sự xem Thị trường chứng khoán là kênh đầu tư vốn dài hạn, đa phần xem là kênh đầu cơ ngắn hạn. Vì vậy, dòng vốn trên thị trường là không ổn định, không đáp ứng rộng rãi nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.

Thứ sáu: Quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, công tác quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế

Một trong những nguyên nhân chủ quan làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là do quy trình tín dụng của ngân hàng chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, không hiệu quả. Từ đó đã tạo kẽ hở làm nảy sinh rủi ro tín dụng cho ngân hàng do hành vi gian lận của cán bộ ngân hàng và khách hàng. Ở một số ngân hàng, năng lực quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt, chưa thường xuyên, tính tuân thủ các quy chế tín dụng chưa cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ cấp tín dụng ngân hàng chưa được quan tâm đầy đủ.

Thứ bảy: Nhiều chính sách về CNHT đã được ban hành nhưng chưa được đánh giá và chỉ rõ nguyên nhân vì sao chưa đi được vào thực tiễn doanh nghiệp CNHT

Ngành CNHT Việt Nam chưa thực sự phát triển hết tiềm năng, khi tham gia lĩnh vực này phần lớn là các DNNVV nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn… Trong khi đó, chính sách đầu tư cho nghiên cứu phát triển CNHT chưa


được chú trọng nên các doanh nghiệp CNHT mới chỉ nhìn đến thị trường trong nước, chưa nhìn được thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp CNHT muốn phát triển các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhưng lại gặp khó khăn lớn nhất là vấn đề tiếp cận nguồn vốn. Mặc dù chính sách nhà nước đã ban hành, song cơ chế cho vay từ các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính còn nhiều bất cập, khiến những chính sách ưu đãi này vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp CNHT.

Thứ tám: Chưa tham gia vào quá trình tham gia chuỗi sản xuất


Thời gian qua, chuỗi sản xuất CNHT của thế giới đã được định hình, trong khi đó CNHT mới được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Sự biến đổi của các nền kinh tế lớn đang có vai trò ảnh hưởng và tác động tới thế giới, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và nhiều quốc gia sẵn sàng “bảo hộ” cho các doanh nghiệp CNHT bản địa. Tuy nhiên hiện nay, nhiều doanh nghiệp CNHT Việt Nam vẫn chưa thực sự nhận ra thị phần đầy tiềm năng còn bỏ ngỏ của ngành CNHT. Đứng trước việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu các doanh nghiệp CNHT không có nền tảng vững chắc cũng như được tạo điều kiện phát triển sẽ dễ bị thua cuộc ngay trên sân nhà, chưa cần nói tới việc tham gia vào sân chơi khu vực và thế giới.

Thứ chín: Năng lực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tốt


Để doanh nghiệp CNHT phát triển, cần có đội ngũ lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn chiến lược và nắm bắt kịp thời các chính sách cũng như xu thế phát triển ngành CNHT trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam hiện nay đang yếu về kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp CNHT của các lãnh đạo. Nguyên nhân chính là do hiện tại các doanh nghiệp CNHT chưa tập trung vào đội ngũ cán bộ nguồn mà chủ yếu là sự luân chuyển từ cơ quan khác qua lãnh đạo doanh nghiệp CNHT nên không có đủ chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Rất ít có các khóa đào tạo về kinh nghiệm quản lý dành cho lãnh đạo doanh nghiệp CNHT.

Thứ mười: Năng lực tài chính của doanh nghiệp CNHT Việt Nam đang còn thấp, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp CNHT nước ngoài

Trong giai đoạn 2011-2020, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy CNHT phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp CNHT vẫn còn một số vấn đề bất cập, tồn tại, vướng mắc đó là năng lực tài chính còn thấp, khả năng thu hút được các nguồn vốn từ nước ngoài và trong nước còn thấp, nhất là nguồn vốn FDI.


Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. Mặc dù trên thực tế còn có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ đưa ra 4 chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng (Tốc độ tăng trưởng tín dụng; Nợ xấu; Tỷ lệ trích lập dự phòng; Thu nhập từ hoạt động tín dụng) và 11 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (Chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng, Năng lực quản lý RRTD, Hệ thống thông tin khách hàng, Ứng dụng KHCN của doanh nghiệp CNHT, Kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng, Năng lực tài chính của khách hàng, Phương án kinh doanh của khách hàng, Chính sách phát triển CNHT, Doanh nghiệp CNHT tham gia cụm liên kết ngành, Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia. Đây cũng là hạn chế trong nghiên cứu của tác giả khi chưa phân tích các chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng tín dụng và phân tích thêm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trong chương 4, tác giả đã nêu ra những kết quả nghiên cứu về thực trạng, những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT.

Thông qua phân tích dữ liệu sơ cấp, cho thấy chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: Chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Năng lực quản lý rủi ro tín dụng; Năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp CNHT; Phương án kinh doanh của Khách hàng doanh nghiệp CNHT; Chính sách phát triển CNHT;

Và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện thông qua mô hình hồi quy: Chất lượng tín dụng = 0.026 *Quản lý rủi ro +0,116 *Chính sách phát triển +0,136 *Chính sách tín dụng +0,143 *Năng lực tài chính + 0,189 *Phương án kinh doanh +0,223 *Qui trình tín dụng.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí