Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình dư nợ Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh 56

Bảng 3.2. Cơ cấu dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo thành phần kinh tế 56

Bảng 3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo thời hạn 58

Bảng 3.4. Cơ cấu dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo tài sản bảo đảm 59

Bảng 3.5. Tình hình thu nợ tại Ngân hàng hợp tác xã – Chi nhánh Bắc Ninh 61

Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại Chi nhánh Bắc Ninh 64

Bảng 3.7. Tình hình nợ xấu của một số NH tại Bắc Ninh 66

Bảng 3.8. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2012 - 2014 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảng 3.9. Thu nhập từ tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp

tác chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014 70

Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh - 2

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát khách hàng 70

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát 73


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh 46

Biểu đồ 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng hợp tác xã –

chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 51

Biểu đồ 3.2. Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng của NH HTX Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2014 52

Biểu đồ 3.3. Tình hình thu nhập và lợi nhuận của Chi nhánh 53

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn tại Ngân hàng hợp tác

xã Chi nhánh Bắc Ninh 58


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của nền kinh tế - xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển theo mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế. Đối với Việt Nam thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí vai trò của các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư. Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, các NHTM đã gặp không ít khó khăn do sự tác động từ nhiều phía như: môi trường kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ...

Đối với hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Hiện nay hoạt động tín dụng ở NHTM rất đa dạng phong phú giúp cho các ngân hàng càng ngày càng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thu nhập hoạt động tín dụng trong ngân hàng thường chiếm từ 60 – 80%. Tuy vậy không phải Ngân hàng nào cũng có một chiến lược quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả, vừa phù hợp với quy mô của mình vừa hạn chế được thấp nhất những rủi ro tiềm tàng từ hoạt động này.


Do vậy sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng tín dụng là vấn đề sống còn đối với hoạt động ngân hàng hiện nay và trong tương lai, là điểm nhấn quan trọng để các ngân hàng tập trung các nguồn lực, tạo ra mối quan hệ bền vững, thu hút được khách hàng tiềm năng, đảm bảo cho ngân hàng phát triển ổn định.

Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Bắc Ninh đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Trong đó, Ngân hàng Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh đã là người bạn đồng hành tích cực trong vai trò là kênh chuyển tải vốn chủ yếu đến doanh nghiệp, góp phần giải quyết nguồn vốn cho các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay do tình hình kinh tế thế giới biến động, gặp nhiều khó khăn, nhiều DN thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán, dễ gây thất thoát cho ngân hàng. Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Do đó, ngân hàng cần phải củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng mình, mà trong đó có hoạt động cho vay ngoài hệ thống. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.

* Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống của ngân hàng hợp tác trong nền kinh tế thị trường.

- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống, xác định những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.


- Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống, những thành tựu đạt được trong việc cung ứng tín dụng cho phát triển kinh tế, xã hội và đời sống; phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh

- Phạm vi thời gian: Sử dụng các thông tin, số liệu trong các năm từ 2012 - 2014 và điều tra, phỏng vấn trực tiếp trong năm 2014.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh

4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh. Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng tại Ngân hàng.

5. Nội dung và kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY NGOÀI HỆ THỐNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1.Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng

Tín dụng và tiền tệ gần như có lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển đồng thời. Cũng như tiền tệ, quan hệ tín dụng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từng bước được đa dạng hoá theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Quan hệ tín dụng thô sơ nhất phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã.Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hoá. Bên cạnh đó hiện tượng phân hóa giàu nghèo cũng hình thành và phát triển. Rất nhiều tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng được tập trung vào một số ít người. Trong khi đó, đại bộ phận các hộ gia đình khác không có hoặc có rất ít những tư liệu trên. Do đó họ rễ bị rơi vào tình trạng túng thiếu bởi nhiều lý do khác nhau.

Để duy trì được cuộc sống trong xã hội, tất yếu phải diễn ra quá trình điều hoà sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu. Quá trình này được thực hiện dưới hình thức “vay mượn”. Do số lượng người cho vay ít mà số người cần vay thì nhiều, nên những người cho vay thu lãi rất cao. Vì vậy hình thành nên “tín dụng nặng lãi”. Nhưng khi phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa hình thành và phát triển, thì nền sản xuất hàng hoá lớn cũng phát triển và mở rộng từng bước. Lúc này “tín dụng nặng lãi” không còn thích hợp. Giai cấp Tư Sản đã tạo lập cho mình hình thức tín dụng mới - tín dụng tư bản chủ nghĩa, từng bước đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội. Suất lợi tức của loại hình tín dụng này thấp. Hơn nữa nó lại biểu hiện sự phân chia quyền lợi kinh tế


một cách bình đẳng giữa bên tham gia vào quá trình thực hiện quan hệ tín dụng này cho nên “tín dụng tư bản chủ nghĩa” không những mang tính chất sản xuất mà còn là động lực thúc đẩy nên kinh tế thị trường.

Như vậy, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.

Về bản chất, tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên sự tin cậy. Nguyên thủy, thuật ngữ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh cổ là Credium” có nghĩa là sự tin tưởng, sự tín nhiệm.

Theo C.Mác: “Tín dụng là một quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. [Võ Văn Hùng, Đổi mơi cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng tại Thái Bình, Luận án phó tiến sỹ khoa học, 1996, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh] Đem tiền cho vay với tư cách là một việc với đặc điểm là sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó, mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên thêm trong quá trình vận động” [C.Mác (1978), Tư bản, Quyển III, Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.28].

Các nhà kinh tế học hiện đại, đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng. Nhà kinh tế học A.Ararit và Ksuk định nghĩa tín dụng như sau: “Tín dụng phát sinh giữa một bên (người cho vay) trao cho bên khác (người đi vay) quyền sử dụng một số tiền nhất định, trong đó người đi vay có nhiệm vụ phải trả lại số tiền vay đó đúng hạn quy định. Để có quyền sử dụng tư bản đó, bên đi vay phải trả một khoản bồi thường, tức là lợi tức”. Theo Opst và Khimt Nher, đặc trưng của quan hệ tín dụng là “người cho vay


thực hiện ngay nghĩa vụ của mình nhưng chỉ nhận được quyền lợi trong tương lai xa hơn. Những rủi ro đặc biệt của hình động tín dụng chủ yếu xuất phát từ đó”. [Lê Thị Xuân, Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, LATS Học Viện Tài chính, 2002] Theo hai cách định nghĩa này, tín dụng được hiểu là quan hệ nhường quyền sử dụng tiền trong hiện tại để đổi lấy quyền hưởng lợi tức trong tương lai. Ở đâu tính chất sinh lời và rủi ro của hoạt động tín dụng được nhấn mạnh.

Tín dụng phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả vốn gốc lẫn lợi tức.

1.1.1.2. Tín dụng Ngân hàng

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định chế trung gian mang tính chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, ngân hàng thương mại hình thành trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên, để khác phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các khu vực thì thì xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hoá phát triển quay trở lại kích thích sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ... trên cơ sở đó thực hiện hoạt động tín dụng.(Minh Kiều, 2008)

Theo Pháp lệnh của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 24/05/1990: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Như vậy, NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí