Thực Trạng Cho Vay Dự Án Đầu Tư Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Chi Nhánh Hoàng Quốc Việt


hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào ngắn hạn, cho vay trung dài hạn cũng tăng trưởng nhưng tăng trưởng thấp hơn.

Sang đến năm 2013, nhờ có sự phát triển nổi bật của hoạt động tín dụng bán lẻ nên tổng dư nợ đạt ở mức 1.999 tỷ đồng tăng 315 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,75% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 1.184 tỷ đồng tăng 162 tỷ đồng với mức tăng trưởng 15,81 %, cho vay trung và dài hạn đạt tăng 23,28% tương ứng với 154 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2013, mặc dù dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn tổng dư nợ 59,2 % nhưng dư nợ trung và dài hạn trong năm đã có sự tăng trưởng đột biến và chiếm tới 41,8 % tổng dư nợ. Điều này cho ta thấy sự chuyển hướng của ngân hàng trong việc phân bổ nguồn vốn của mình vào nợ trung và dài hạn.

Qua năm 2014, do nền kinh tế đã có sự phục hồi nhất định nên mặc dù hoạt động cho vay cũng tăng so với năm 2013 nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn với năm 2013. Cụ thể, tổng dư nợ đạt 2.277 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,86

%, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.541 tỷ đồng, tăng 357 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 30,21 %, tuy nhiên dư nợ trung và dài hạn chỉ còn 739 tỷ đồng giảm 77 tỷ đồng so với năm 2013. Như vậy, có thể nói do tác động xấu của nền kinh tế, đã làm cho cơ cấu cho vay của ngân hàng thay đổi và dư nợ ngắn hạn lại tiếp tục chiếm ưu thế với 67,6 % tổng dư nợ còn dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 33,4% tổng dư nợ. Điều này góp phần làm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đơn vị tính : Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nợ xấu

14

34

170

Tổng dư nợ

1.684

1.999

2.277

Tỷ lệ nợ xấu ( % )

0,81

1,72

7,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt - 8

(Nguồn : Phòng Kế toán tổng hợp – MB Hoàng Quốc Việt)

Ta thấy trong năm 2012, cũng như năm 2013, ngân hàng kiểm soát cho vay khá tốt, chất lượng cho vay của ngân hàng luôn giữ ở mức dưới 2%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế nên chất lượng cho vay của ngân hàng sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh chiếm 7,47%, tổng dư nợ, cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu trung bình của ngành do NHNN quy định giới hạn trần là 3%. Chính điều này đã làm giảm bớt tỷ lệ lợi nhuận đóng góp trên doanh


43

thu. Đây là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ chất lượng kiểm soát cho vay của ngân hàng đã sụt giảm, cần có hướng điều chỉnh phù hợp cho năm 2015.

2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh khác

Bảng 2.3 Bảng theo dõi doanh thu hoạt động dịch vụ năm 2012 - 2014

Đơn vị tính : Tỷ đồng



Các chỉ tiêu


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014

Chênh lệch tuyệt

đối

Chênh lệch tương

đối

2013 so

2012

2014 so

2013

2013 so

2012

2014 so

2013

Dịch vụ thanh toán

4,8

5,8

5,7

1

-0,1

21

2

Dịch vụ tài trợ

thương mại

2,3

2,4

3,2

0,1

0,8

4

33

Dịch vụ bán lẻ

1,1

1,4

2,6

0,3

1,2

27

86

Dịch vụ bảo lãnh

3,1

6

9,3

2,9

3,3

94

55

Kinh doanh ngoại tệ

19,9

15,5

19,8

(4,4)

4,3

(22)

28

Dịch vụ khác

0,82

1,3

1,1

0,48

(0,2)

59

(15)

Tổng thu dịch vụ

ròng

32

32,4

41,7

0,38

9,3

1

29

(Nguồn : Phòng Kế toán tổng hợp – MB Hoàng Quốc Việt)

Do có các chiến lược kinh doanh phù hợp như: chú trọng tới việc duy trì thế mạnh của mình ở các dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ thủ tục hồ sơ nhanh gọn; phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ thu hộ, Homebanking, InternetBanking; ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ về tín dụng và thanh toán nên hoạt động dịch vụ tại chi nhánh phát triển tốt và luôn đạt mức tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2012, tổng thu dịch vụ ròng đạt 32,02 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,6% trong tổng lợi nhuận trước thuế, trong đó đem lại nguồn thu lớn nhất là hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 62,4% tổng thu dịch vụ. Sang năm 2013 nếu không tính yếu tố khách quan tỷ giá biến động mạnh trong kinh doanh ngoại tệ thì nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động bảo lãnh tăng trưởng 94% so với năm 2012 và các hoạt động dịch vụ còn lại, tổng thu dịch vụ chi nhánh cũng tăng trưởng 43% so với năm 2012 đạt mức 32,4 tỷ đồng . Tiếp nối thành công của năm 2013, năm 2014 hoạt động dịch vụ tại chi nhánh vươn lên mạnh mẽ, tổng thu ròng đạt mức 41,7 tỷ đồng tăng 9,3 tỷ đồng tương ứng mới mức độ tăng trưởng 29% so với năm 2013.


44



200

162

150

147

100

81

Lợi nhuận trước thuế

50


0

2012

2013

2014

Tỷ đồng

2.1.4.4. Kết quả kinh doanh


Biểu đồ 2.2 Tình hình lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

(Nguồn : Phòng Kế toán tổng hợp – MB Hoàng Quốc Việt)

Nói chung trong các năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng và phát triển hiệu quả trong các hoạt động của chi nhánh thì lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng đã cải thiện rõ rệt so qua từng năm. Lợi nhuận trước thuế tại chi nhánh qua các năm đều tăng so với năm trước và giữ ở mức tăng trưởng tương đối ổn định, cụ thể năm 2012 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 80,5 tỷ đồng, năm 2013 là 147,3 tỷ đồng tăng 66,8 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 59% so với năm 2013, năm 2014 là 162,3 tỷ đồng tăng 15 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,3% so với năm 2013.

Như vậy có thể nói trong các năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao nhưng chi nhánh đã có những hướng đi phát triển phù hợp với hoàn cảnh mà qua đó vẫn giữ vững được kết quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng cũng như khẳng định vị thể của mình trong lòng địa bàn hoạt động tín dung.


45

Bảng 2.4 Bảng phân tích chỉ tiêu suất sinh lời trên tổng tài sản


Chỉ tiêu

2013

2014

Chênh lệch tuyệt đối

Chênh lệch tương đối

LNST

110,475

121,735

11,260

10,19%

Doanh thu thuần

165,712

194,776

29,064

17,54%

Tổng tài sản BQ

3.538

3.986

448

12,66%

ROA

3,12%

3,05%

(0,07%)

(2,24%)

LNST/DT

66,67%

62,5%

(4,17%)

(6,25%)

DT/Tổng tài sản

0,0468

0,0488

0,002

4,27%

(Nguồn : Phòng Kế toán tổng hợp – MB Hoàng Quốc Việt)

Qua kết quả cho thấy chỉ tiêu ROA năm 2014 là 3,05% giảm 0,07% so với năm 2013, kết quả này giảm là do ngân hàng đã gia tăng hiệu quả tiết kiệm tài sản, vòng quay tài sản tăng thêm 0,002 vòng, tuy nhiên hiệu quả tiết kiệm chi phí giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm 4,17%.

Nếu năm 2014, vòng quay vốn không đổi thì hiệu quả tiết kiệm chi phí giảm sẽ làm cho ROA thay đổi: -4,17% x 0.0468 = -0,195%.

Khi vòng quay tổng tài sản tăng làm cho ROA tăng: 0,002 x 62,5% = 0,125%.

Tổng hợp ảnh hưởng của hiệu quả tiết kiệm chi phí và hiệu quả tiết kiệm tài sản là làm cho ROA thay đổi: -0,195 + 0,125 = 0,07%.

2.2. Thực trạng cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1. Nguyên tắc cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn

Khách hàng cá nhân:

Khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự, có thể chịu trách nhiệm hành vi của mình trước pháp luật.

Đối tượng có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.

Khách hàng có thu nhập ổn định, đảm bảo có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng, phương án trả nợ khả thi.

Không có nợ nhóm 3 trở lên ( nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn ) tại MB và các tổ chức tín dụng khác trong thời hạn 24 tháng gần nhất.



46



Khách hàng doanh nghiệp:


Doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hồ sơ pháp lý, giấy phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải có doanh thu ổn định, đảm bảo đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng, phương án trả nợ khả thi.

Vốn tự có tham gia vào công trình theo một tỉ lệ nhất định: 30% giá trị dự toánđối với các công trình đầu tư chiều sâu và 50% đối với các công trình đầu tư phát triển chiều rộng, chưa thuộc một tổ chức kinh tế nào.

Doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh bởi người thứ ba.

Không có nợ nhóm 3 trở lên (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn) tại MB và các tổ chức tín dụng khác trong thời hạn 24 tháng gần nhất.

(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – MB Hoàng Quốc Việt)

2.2.2. Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư

Rõ ràng, yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong việc có chấp thuận giải ngân cho một dự án đầu tư hay không. CB thẩm định có vai trò quan trọng vì họ là người trực tiếp tìm kiếm khách hàng, thu thập và xử lý thông t in, xem xét đánh giá và sau đó là kết luận cho vay hay không đối với các dự án đầu tư. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi nó không đơn giản chỉ là việc tính toán theo nhưng công thức cho sẵn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hồi tụ được các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên khi tuyển dụng CBTĐ phải là những người có trình đọc cao đẳng, đại học trở lên. Kiến thức đó là sự am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong đời sống khoa học - kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của CBTĐ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thẩm định, những tích luỹ trong hoạt động thực tiễn như tiếp xúc với khách hàng, khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các báo cáo tài chính... sẽ giúp cho các quyết định của CBTĐ chính xác hơn. Năng lực là khả năng nắm bắt và xử lý công việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm. Vì vậy công việc này luôn yêu cầu các CBTĐ phải tự giác cập nhật vốn kiến thức trên tất cả các lĩnh vực có liên quán.

Ngoài 3 yếu tố trên, CBTĐ phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc. Nếu CBTĐ không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng làm mất uy tín của


47

ngân hàng, đưa ra những nhận xét đánh giá thiếu tính khách quan, minh bạch. Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư là công việc của cá nhân nhưng nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả ngân hàng, đặc biệt là những dự án lớn đòi hỏi vốn nhiều và thời gian kéo dài, do đó CBTĐ phải có tính kỷ luật cao và lòng nhẫn nại, tuân thủ quy trình thẩm định mà ngân hàng đề ra và có những sáng tạo trong quá trình thẩm định. Sự hội tụ các yếu tố trên sẽ là cơ sơ tiền đề cho những quyết định đúng đắn của CBTĐ tài chính dự án đầu tư, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn những dự án tối ưu đảm bảo khả năng trả nợ của các chủ dự án theo đúng thoả thuận giữa hai bên.

Tuy vậy, trên thưc tế, đội ngũ CBTĐ tại MB chưa hoàn toàn đồng đều, đặc biệt là ở các cấp chi nhánh hay phòng giao dịch. Khối lượng công việc lớn, số lượng cán bộ nắm chắc nghiệp vụ còn hạn chế. Việc xử lý thông tin khách hàng chưa được linh hoạt, do đối với những ngành nghề khác nhau có đặc điểm riêng biệt khác nhau. Bên cạnh đó, hiện nay ngân hàng chưa thực sự chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ tối đa cho khối lượng công việc rất lớn của các CBTĐ. Các phương tiện để thực hiên hầu hết còn rất đơn giản, thủ công. Hệ thống quản lý dữ liệu còn hạn chế, chưa được công nghệ hóa hoàn toàn.

(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự - MB Hoàng Quốc Việt )

2.2.3. Kết quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn

Trong những năm gần đây số dự án xin vay vốn tại ngân hàng tăng cả về số lượng và quy mô. Và sự gia tăng này có xu hướng mạnh hơn về phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các dự án thường tập trung chủ yếu là xây dựng cơ bản, phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển dịch vụ và một số thuộc về dự án năng lượng, giáo dục. Kết quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn được thể hiện qua bảng số liệu sau:


48



Bảng 2.5 Bảng kết quả cho vay theo dự án đầu tư trung và dài hạn tại ngân hàng MB giai đoạn 2011 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1. SỐ DỰ ÁN VAY VỐN

49

54

70

80

DN Quốc doanh

17

19

15

20

DN ngoài Quốc Doanh

32

35

55

60

2. Tổng vốn đề nghị vay

496

662

816

739

DN Quốc Doanh

143

257

342

239

DN ngoài Quốc Doanh

353

405

474

500

3. Tổng vốn đầu tư

680

1.215

1.394

1.274

DN Quốc Doanh

275

569

602

421

DN ngoài Quốc Doanh

405

646

792

853

(Nguồn : Phòng Kế toán tổng hợp – MB Hoàng Quốc Việt)

Năm 2014 MB Hoàng Quốc Việt duyệt được tổng cộng 80 hồ sơ xin vay vốn dự án, tăng 10 dự án so với năm 2013, trong đó các doanh thu ngoài quốc doanh chiếm đa số với 60 dự án, còn lại doanh thu quốc doanh 20 dự án. Tuy nhiên tổng vốn đề nghị vay năm 2014 là 739 tỷ đồng, giảm 67 tỷ so với năm 2013, do các dự án thu hẹp quy mô về vốn, đánh giá thực trạng nhu cầu chính xác vốn cần vay ngân hang theo đúng phân tích trong dự án, ngoài ra các chủ đầu tư còn mạnh dạn huy động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài do lãi suất vay ngân hàng hiện tại khá cao, đối với cho vay dự án trung và dài hạn khoảng từ 10-13%.

Nhìn chung các dự án được chi nhánh Hoàng Quốc Việt xem xét phê duyệt cấp vốn cho hoạt động hiện nay đều đảm bảo hoạt động bình thường và đem lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp thực hiện trả nợ và lãi vay tốt, đem lại một số lợi ích về mặt kinh tế xã hội khác.

2.3. Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.3.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án

Bước 1: Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án

Thẩm định tính pháp lý của dự án trước hết là xem xét sự đầy đủ và tính hợp lệ của các hồ sơ, tài liệu trình duyệt, xem xét sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Bên cạnh đó, cần xem xét tư cách pháp nhân và năng lực kinh

49

doanh của chủ đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá năng lực tài chính. Cần đánh giá xem lĩnh vực đầu tư có phù hợp với năng lực sở trường của chủ đầu tư hay không, khả năng bảo đảm nguồn vốn, uy tín của chủ đầu tư trên thương trường,...

Bước 2: Thẩm định về thị trường

Thị trường cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

Việc thẩm định về thị trường các nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào giúp xác định được nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào như dự kiến có sẵn sàng không và giá cả có chênh lệch quá nhiều so với dự kiến không. Nếu CBTĐ thấy những nguyên liệu và các yếu tố đầu vào ngoài thị trường không đáp ứng được nhu cầu của dự án hoặc giá biến động quá mạnh thì sẽ có kiến nghị thay thế đối với doanh nghiệp khách hàng vì giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí của dự án.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc xem xét nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án để xem doanh thu ước tính của dự án có đảm bảo khả thi không. Mặc dù thời gian thực hiện dự án thường khá dài nhưng CBTĐ vẫn phải phân tích và dự báo vì doanh thu của sản phẩm là nguồn thu chính của nhà đầu tư và là cơ sở để trả nợ gốc cho ngân hàng.

Bước 3: Thẩm định kỹ thuật dự án.

Để thực hiện được dự án thì cần phải xem xét các giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng, cụ thể: các giải pháp mặt bằng, giải pháp kết cấu, kiến trúc của công trình; các giải pháp tổ chức thi công; tiến độ và kế hoạch giải phóng mặt bằng; phương án tái định cư (nếu có) để trả lời được nhưng câu hỏi: Những biện pháp kỹ thuật được áp dụng đã cải tiến chưa? Chi phí cho những kỹ thuật công nghệ này có hợp lý không? Có giúp thời gian của dự án đạt tốt ưu tiết kiệm được nhiều chi phí công trình không? Sau đó cần so sánh, lựa chọn các giải pháp có hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Thẩm định khả năng tổ chức quản lý

Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư từ dự án đầu tư. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành, làm chủ công nghệ thiết bị mới của dự án.

Khả năng xử lý của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. Đánh giá về nguồn cung nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi tay nghề, trình độ, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.


50


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023