- Những phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu về sản phẩm, dịch vụ của dự án.
- Báo cáo khả thi của dự án.
- Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán của các báo cáo này.
Bước 3: Lập các bảng tính thu nhập và chi phí.
Bước 4: Lập báo cáo kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ.
Bước5: Lập báo cáo cân đối.
2.2.2.4. Thẩm định lãi suất chiết khấu (LSCK)
Tùy vào cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho dự án mà cán bộ thẩm định có thể tính toán được mức LSCK sao cho hợp lý: Có thể LSCK là lãi suất cho vay cộng thêm với một tỷ lệ dự phòng rủi ro nhất định hoặc LSCK là lãi suất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với những dự án được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
2.2.2.5. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án
Tính toán giá trị hiện tại thuần (NPV):
Sau khi đã ước tính được dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định tính toán chỉ
tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) và so sánh với vốn đầu tư của dự án.
- Giá trị hiện tại thuần là kết quả mà dự án mang lại (Bao gồm lãi ròng và khấu hao trong thời gian phân tích được quy hoàn về thời điểm bỏ vốn đầu tư, tức là thời điểm hiện tại (vào đầu năm thứ nhất)).
- NPV phải lớn hơn vốn đầu tư.
- Nếu có nhiều phương án sử dụng vốn khác nhau, phương án có ưu điểm hơn là phương án có chênh lệch giữa NPV và vốn đầu tư (NPV trừ đi vốn đầu tư) là lớn nhất. Nếu chỉ có một phương án sử dụng vốn thì cần phải đối chiếu với các dự án cùng loại khác.
Tính toán tỷ lệ sinh lời hiện giá (IRR)
- IRR phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn.
- Nếu có nhiều phương án sử dụng vốn khác nhau, phương án có ưu điểm hơn là phương án có IRR lớn hơn. Nếu chỉ có một phương án sử dụng vốn, cần đối chiếu với dự án cùng loại.
- Nếu không có phương án khác để so sánh, có thể so sánh với lãi suất tiết kiệm cao nhất cùng thời điểm tính toán, theo quan điểm đánh giá là: “Nếu tỷ lệ sinh lời hiện giá tính toán được thấp hơn (<) lãi suất tiết kiệm cao nhất cùng thời điểm, thì gửi tiết kiệm sẽ có lợi hơn đầu tư”.
2.2.2.6. Thẩm định rủi ro của dự án
Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích độ nhạy qua các bước sau:
- Xác định các biến dữ liệu, dựa vào các yếu tố về phương diện phân tích trong bảng phân tích và ước lượng số liệu.
- Liên kết các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất, được thực hiện cùng lúc với quá trình tính toán hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ.
- Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ, như : NPV, IRR, DSCR;
Khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
- Lập các bảng tính độ nhạy theo các trường hợp các biến số thay đổi theo mẫu3.
2.2.3. Ví dụ minh họa công tác thẩm định tài chính DAĐT tại ACB Huế
Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại ACB Huế được minh họa qua việc thẩm định dự án: “ Đầu tư xây dựng khách sạn Hoàng Gia ”.
Giới thiệu về dự án:
Tên dự án : Đầu tư xây dựng khách sạn Hoàng Gia. Chủ đầu tư : Công ty TNHH GIA CÁT.
Địa điểm đầu tư : 130 Bà Triệu, TP Huế, Tỉnh TT Huế. Sản phẩm dự án : Đầu tư kinh doanh khách sạn.
3 Xem phụ lục 2.2.2.6
Công suất khai thác : 65% Diện tích khu đất : 1000m2 Diện tích xây dựng : 850m2
Loại hình dự án : Đầu tư mới.
Tổng mức đầu tư : 95.364 triệu đồng.
Trong đó: Vốn tự có : 50.364 triệu đồng; Vốn vay NH: 45.000 triệu đồng. Thời điểm triển khai : tháng 04/2009; Thời điểm hoàn thành: tháng 04/2011. Thời hạn vay : 10 năm.
Lãi suất vay : 20,05%/năm.
Phương thức trả nợ : gốc trả theo từng Khế ước nhận nợ, lãi trả hàng tháng.
2.2.3.1. Thẩm định về chủ đầu tư
Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của khách hàng
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế.
- Biên bản họp về việc bầu Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
- Các giấy tờ pháp lý khác: Điều lệ, giấy chứng nhận góp vốn, quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.
Nhận xét: Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp đầy đủ theo quy định.
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của chủ đầu tư
- Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán.
Nhận xét:
- Tình hình tài chính của công ty lành mạnh, chưa từng bị mất khả năng thanh toán và không có nợ khó đòi, khả năng thanh toán hoàn toàn đảm bảo.
- Uy tín thanh toán của công ty với ACB và các đối tác tốt.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện tại phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhanh.
2.2.3.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư
a) Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn
- Tổng mức đầu tư là 95.364 triệu đồng, trong đó vốn tự có là 50.364 triệu đồng, vốn
vay ACB là 45000 triệu đồng. Cơ cấu vốn đầu tư như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu chi phí đầu tư dự án
ĐVT | 95.364 | ||
1 | Chi phí đất | Triệu đồng | 9.642 |
2 | Chi phí xây dựng | 46.416 | |
3 | Nhà cửa vật kiến trúc | 3.856 | |
4 | Thiết bị + phương tiện vận tải | 15.128 | |
5 | Chi phí khác | 3.991 | |
- | Chi phí quản lý dự án | 837 | |
- | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 2.246 | |
- | Chi phí khác | 908 | |
6 | Dự phòng phí | 7.106 | |
7 | Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng | 9.225 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 2
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Nhtm
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Của Các Phòng Ban Tại Chi Nhánh
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 6
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thẩm định)
Nhận xét: Công ty TNHH Gia Cát là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Nguồn tài trợ cho dự án bao gồm vốn tự có và vốn vay NH. Cán bộ thẩm định kiểm tra kỹ tình hình hoạt động và số liệu trên báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây. Sau khi thẩm định kết luận: Nguồn vốn tự có đủ điều kiện để đáp ứng.
- Quy mô dự án: Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 1000 m2, trong đó diện tích xây dựng 850 m2, đây là khách sạn có chất lượng cao, kết nối thành một hệ thống dịch vụ du lịch khép kín bao gồm nhà hàng, massage và karaoke với chất lượng sản phẩm tốt nhất theo chiến lược kinh doanh của Công ty Gia Cát. Ngoài ra, còn có các hạng mục phụ trợ như đường nội bộ và bãi đỗ xe, sân vườn,... Công suất trung bình hàng năm của dự án vào khoảng 65%.
Nhận xét: Quy mô dự án phù hợp với hoạt động của Công ty.
b) Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án về mặt tài chính
Căn cứ tính toán4
- Thẩm định doanh thu của dự án
Doanh thu được tính toán dựa trên các tiêu chí sau:
- Công suất thực hiện: tính bình quân các tháng trong năm.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu: dựa vào kế hoạch, phương án kinh doanh của Công ty và đánh giá dựa trên nhu cầu thị trường trong năm.
- Thẩm định chi phí của dự án
- Chi phí hoạt động (CPBH & QLDN): 12.3% doanh thu.
- Chi phí lương nhân viên: số lao động 150 người, lương bình quân: 3 triệu đồng/người/tháng.
- Chi phí lãi vay: theo lãi suất tại thời điểm thẩm định.
- Chi phí bảo trì: 2% TSCĐ.
- Chi phí điện nước: 5% doanh thu.
- Khấu hao: 7 năm đối với máy móc thiết bị,nội thất, 20 năm đối với đầu tư xây dựng.
c) Thẩm định dòng tiền và hiệu quả tài chính dự án
4 Xem phụ lục 2.2.2.2
Bảng 2.6 :Dự phóng kết quả kinh doanh của dự án
Đơn vị: Triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2030 | |
1. Doanh thu | 21.244 | 28.826 | 36.321 | 44.004 | 46.204 | 48.514 | 50.940 | 53.487 | 56.161 |
- cho thuê phòng | 11.802 | 16.014 | 20.178 | 24.447 | 25.669 | 26.952 | 28.300 | 29.715 | 31.201 |
- massage | 1.770 | 2.402 | 3.027 | 3.667 | 3.850 | 4.043 | 4.245 | 4.457 | 4.680 |
- nhà hàng | 4.721 | 6.406 | 8.071 | 9.779 | 10.268 | 10.781 | 11.320 | 11.886 | 12.480 |
- lữ hành | 2.951 | 4.004 | 5.045 | 6.112 | 6.417 | 6.738 | 7.075 | 7.429 | 7.800 |
2. Giá vốn hàng bán | 15.184 | 18.633 | 22.289 | 26.149 | 27.531 | 29.007 | 30.584 | 32.268 | 39.856 |
- cho thuê phòng | 1.180 | 1.601 | 2.058 | 2.543 | 2.724 | 2.917 | 3.125 | 3.346 | 4.456 |
- massage | 3.187 | 4.324 | 5.557 | 6.867 | 7.355 | 7.877 | 8.436 | 9.035 | 12.032 |
- nhà hàng | 2.360 | 3.203 | 4.116 | 5.087 | 5.448 | 5.835 | 6.249 | 6.693 | 8.912 |
- lữ hành | 1.770 | 2.402 | 3.027 | 3.667 | 3.850 | 4.043 | 4.245 | 4.457 | 4.680 |
- Chi phí chung | 2.012 | 2.428 | 2.856 | 3.310 | 3.479 | 3.660 | 3.854 | 4.062 | 5.101 |
CP bảo trì | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 |
CP điện nước | 1.083 | 1.500 | 1.927 | 2.382 | 2.551 | 2.732 | 2.926 | 3.133 | 4.173 |
- Chi phí khấu hao | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 |
3. Lợi nhuận gộp | 6.060 | 10.193 | 14.032 | 17.855 | 18.673 | 19.507 | 20.356 | 21.219 | 16.305 |
- chi phí hoạt động | 2.613 | 3.546 | 4.557 | 5.631 | 6.031 | 6.459 | 6.918 | 7.409 | 9.866 |
- chi phí lãi vay | 9.225 | 9.225 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 0 |
4. Lợi nhuận trước thuế | -5.778 | -2.578 | 1.221 | 3.970 | 4.388 | 4.794 | 5.184 | 5.556 | 6.439 |
- Thuế TNDN | 0 | 0 | 305 | 993 | 1.097 | 1.199 | 1.296 | 1.389 | 1.610 |
5. Lợi nhuận sau thuế | -5.778 | -2.578 | 916 | 2.977 | 3.291 | 3.595 | 3.888 | 4.167 | 4.829 |
Bảng 2.7: Dòng tiền dự án
Đơn vị: Triệu đồng
Dòng tiền dự án | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2030 | |
I | Dòng tiền từ HĐKD | 8.121 | 8.121 | 11.322 | 13.845 | 15.906 | 16.220 | 16.524 | 16.817 | 9.503 |
1 | Doanh thu | 21.244 | 21.244 | 28.826 | 36.321 | 44.004 | 46.204 | 48.514 | 50.940 | 56.161 |
- cho thuê phòng | 11.802 | 11.802 | 16.014 | 20.178 | 24.447 | 25.669 | 26.952 | 28.300 | 31.201 | |
- massage | 1.770 | 1.770 | 2.402 | 3.027 | 3.667 | 3.850 | 4.043 | 4.245 | 4.680 | |
- nhà hàng | 4.721 | 4.721 | 6.406 | 8.071 | 9.779 | 10.268 | 10.781 | 11.320 | 12.480 | |
- lữ hành | 2.951 | 2.951 | 4.004 | 5.045 | 6.112 | 6.417 | 6.738 | 7.075 | 7.800 | |
2 | Chi phí | -13.123 | -13.123 | -17.504 | -22.171 | -27.105 | -28.887 | -30.791 | -32.827 | -45.048 |
- | CP trực tiếp cho thuê phòng | 1.180 | 1.601 | 2.058 | 2.543 | 2.724 | 2.917 | 3.125 | 4.456 | |
- | Massage | 3.187 | 4.324 | 5.557 | 6.867 | 7.355 | 7.877 | 8.436 | 12.032 | |
- | Ăn uống | 2.360 | 3.203 | 4.116 | 5.087 | 5.448 | 5.835 | 6.249 | 8.912 | |
- | Lữ hành | 1.770 | 2.402 | 3.027 | 3.667 | 3.850 | 4.043 | 4.245 | 4.680 | |
- | Chi phí chung | 2.012 | 2.428 | 2.856 | 3.310 | 3.479 | 3.660 | 3.854 | 5.101 | |
CP bảo trì | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | 928 | ||
CP điện nước | 1.083 | 1.500 | 1.927 | 2.382 | 2.551 | 2.732 | 2.926 | 4.173 | ||
- | CP hoạt động (BH& QLDN) | 2.613 | 3.546 | 4.557 | 5.631 | 6.031 | 6.459 | 6.918 | 9.866 | |
3 | Thuế TNDN | 0 | 0 | 0 | -305 | -993 | -1.097 | -1.199 | -1.296 | -1.610 |
II | Dòng tiền từ hd đầu tư | -52.235 | -43.129 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 139.317 |
1 | Chi phí đầu tư | -52.235 | -43.129 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
- | CP mua BĐS | -9.462 | 0 | 0 | 0 | |||||
- | CP xây dựng, nhà cửa | -40.989 | -9.283 | 0 | 0 | |||||
- | Thiết bị | -1.604 | -13.524 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
CP khác | 0 | -3.991 | 0 | 0 | ||||||
- | CP dự phòng | 0 | -7.106 | 0 | 0 | |||||
- | CP lãi vay trong thời gian xd | 0 | -9.225 | 0 | 0 | |||||
2 | Thu hồi TSCĐ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 139.317 |
- | Xây dựng | 4.642 | ||||||||
- | Thiết bị | 2.161 | ||||||||
- | Chi phí đất | 132.515 | ||||||||
III | Dòng tiền từ hd tài chính | 52.235 | 54.225 | 13.962 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 0 |
1 | Vốn tự có | 52.235 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Vốn vay | 0 | 4.500 | 0 | ||||||
3 | Trả nợ vay | 0 | 9.225 | 13.962 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 12.991 | 0 |
- vốn gốc | 0 | 0 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 0 | |
- lãi vay | 0 | 9.225 | 9.225 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 8.254 | 0 | |
IV | Dòng tiền ròng của dự án | -52.235 | -35.007 | 11.322 | 13.845 | 15.906 | 16.220 | 16.524 | 16.817 | 148.821 |
1 | Số dư đầu kỳ | 0 | 0 | 19.218 | 44.501 | 71.337 | 100.234 | 129.444 | 158.960 | 371.819 |
2 | Số dư cuối kỳ | 0 | 19.218 | 44.501 | 71.337 | 100.234 | 129.444 | 158.960 | 188.767 | 520.641 |
V | Dòng tiền theo TIPV | -52.235 | -35.007 | 11.322 | 13.845 | 15.906 | 16.220 | 16.524 | 16.817 | 148.821 |
1 | NPV (triệu đồng ) | 3.940 | tr đ | |||||||
2 | IRR (%) | 14,66 | ||||||||
3 | TGHV chưa chiết khấu (năm) | 7,8 | ||||||||
4 | TGHV có chiết khấu (năm) | 8,11 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định)
Bảng 2.8 : Lịch trả nợ vay dự kiến
Đơn vị: Triệu đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2030 | |
Nguồn trả nợ từ hd của dự án | 0 | -2.287 | -2.397 | 854 | 2.915 | 3.229 | 3.534 | 3.826 | 4.105 |
Nguồn trả nợ | 0 | -1.103 | 2.340 | 5.591 | 7.652 | 7.966 | 8.270 | 8.563 | 8.842 |
- lợi nhuận sau thuế | 0 | -5.778 | -2.335 | 916 | 2.977 | 3.291 | 3.596 | 3.888 | 4.167 |
- khấu hao | 0 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 | 4.675 |
Nghĩa vụ nợ | 0 | 1.184 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 |
- trả nợ gốc | 0 | 1.184 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 | 4.737 |
Nguồn trả nợ từ hdkd hiện tại | 2.166 | 2.292 | 2.406 | 2.493 | 2.589 | 2.695 | 2.811 | 0 | 0 |
Nguồn trả nợ | 2.452 | 2.578 | 2.692 | 2.779 | 2.875 | 2.981 | 3.097 | 0 | 0 |
- lợi nhuận sau thuế | 632 | 758 | 872 | 959 | 1.055 | 1.161 | 1.277 | 0 | 0 |
- khấu hao | 1.820 | 1.820 | 1.820 | 1.820 | 1.820 | 1.820 | 1.820 | ||
Nghĩa vụ nợ | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 | 0 | 0 |
- trả nợ gốc | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 | 286 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định)
Nhận xét:
- NPV = 3.940 Triệu đồng, IRR = 14,66 %. Dự án có hiệu quả với suất chiết khấu là 14%.
- Theo dòng tiền dự án thì dự án thiếu hụt tiền trả nợ 2 năm đầu đi vào hoạt động, những từ năm thứ ba trở đi dự án đủ khả năng trả nợ vay. Mặt khác, hoạt động kinh doanh hiện hữu của Công ty vẫn đảm bảo khả năng trả nợ cho ACB. Do đó, dự án được ACB quyết định cho vay.
d) Thẩm định lãi suất chiết khấu
Với dự án nói trên, khách hàng áp dụng mức lãi suất chiết khấu là 14%. Qua thẩm định, ngân hàng xác định lãi suất chiết khấu như vậy là hợp lý (bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thời điểm đó).
e) Thẩm định rủi ro của dự án
Đánh giá SWOT
- Điểm mạnh: doanh thu lớn, nguồn khách hàng ổn định, khả năng trả nợ vay tốt.
- Điểm yếu: chi phí đầu tư lớn.
- Cơ hội: khả năng đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, tăng doanh thu.
- Thách thức: việc đầu tư xây dựng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện
tại và tiến độ thực hiện đầu tư có thể không theo dự kiến.
Phân tích tình huống, nhận diện rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro
Đối với Công ty:
- Rủi ro:
+ Khu vực đầu tư xây dựng có hoạt động kinh doanh sầm uất, nhiều người qua lại, ảnh hưởng đến môi trường.
+ Trong quá trình thi công phát sinh thêm chi phí do hệ số trượt giá.
+ Nguồn khách hàng không đảm bảo.
+ Chất lượng dịch vụ giảm.
+ Mức độ cạnh tranh giữa các DN cùng ngành ngày càng khốc liệt.
- Biện pháp hạn chế:
+ Giám sát chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo thi công đúng tiến độ và đưa vào khai
thác một cách sớm nhất.
+ Có các biện pháp tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ, giám sát chặt các quá trình cung cấp dịch vụ.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, liên kết tour hỗ trợ
giá cho khách hàng...
Đối với ACB:
- Rủi ro: tổng mức cấp tín dụng lớn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
- Biện pháp hạn chế: tăng cường theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay để có
những biện pháp can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra rủi ro.
2.3. Đánh giá công tác thẩm định tài chính DAĐT vay vốn tại ACB Huế
Bảng 2.9: Tình hình cho vay dự án đầu tư ở ACB Huế giai đoạn 2010 - 2012
2010 | 2011 | 2012 | % tăng giảm | ||
2011/2010 | 2012/2011 | ||||
1. Số dự án NH đã thẩm định | 10 | 12 | 8 | ||
2. Số dự án NH đã cho vay | 7 | 8 | 3 | ||
3. Dư nợ đối với dự án (Triệu đồng) | 51.400 | 117.600 | 115.600 | 128,8 | -1,7 |
4. Nợ quá hạn cho vay dự án (Triệu đồng) | 300 | 150 | 963 | -50 | 542 |
5. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với dự án (%) | 0,58 | 0,12 | 0,83 | ||
6. Thu nhập từ cho vay dự án (Triệu đồng) | 1.440 | 3.763 | 4.393 | 161,3 | 16,7 |
7. Tỷ lệ thu nhập cho vay dự án (%) | 1,7 | 4,2 | 3,8 | ||
8. Mức sinh lãi (%) | 2,8 | 3,2 | 3,8 |
(Nguồn: Bộ phận KHDN – ACB Huế)
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, ACB Huế đã cho vay đối với rất nhiều dự án, chủ yếu là các dự án vay vốn trung và dài hạn. Phần lớn các dự án vay vốn từ ACB Huế đều đảm bảo tính khả thi, khi đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, góp phần vào việc phát triển của nền kinh tế của Thừa Thiên Huế. Kết quả đó là nhờ vào chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT của ACB Huế là khá tốt thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất: Công tác thẩm định được thực hiện hợp một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Các phòng ban trong Chi nhánh phối hợp chặt chẽ với nhau tạo hiệu quả cao hơn trong công tác thẩm định. Có sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định (do cán bộ thẩm định thực hiện) và quyết định cho vay (Giám đốc chi nhánh hoặc Ban tín dụng) đảm bảo được tính độc lập và khách quan hơn.
Thứ hai: Các nội dung trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được kết hợp chặt chẽ với các nội dung khác trong một quy trình thống nhất, như thẩm định các yếu tố về kỹ thuật, môi trường, thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư, thẩm định các khía cạnh pháp lý… từ đó giúp cho NH lựa chọn được những dự án có hiệu quả cao khi triển khai thực hiện.
Thứ ba: Thời gian thẩm định dự án ngày càng được rút ngắn với chi phí thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư có thể đưa dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, phía NH còn tư vấn cho khách hàng trong quá trình lập và triển khai dự án để đảm bảo dự án phát huy hiệu quả.
Thực tế, NH ACB Huế thực hiện xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng để làm căn cứ khi tiến hành thẩm định. Bộ cơ sở dữ liệu có sẵn về khách hàng giúp NH không mất nhiều thời gian sưu tập tìm kiếm thông tin, do vậy rút ngắn thời gian thẩm định. Tất nhiên là tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của dự án mà thời gian thẩm định có thể khác nhau, tuy nhiên so với những năm đầu khi Chi nhánh mới thành lập (2005, 2006) thì hiện nay nhờ có sự hỗ trợ của các phần mềm, số ngày thẩm định trung bình giảm đi nhiều, từ 5 ngày giảm xuống còn 3 ngày.
Thứ tư: Chất lượng cũng như quy mô của các dự án mà Chi nhánh cho vay ngày càng tăng lên trong 3 năm gần đây, thể hiện ở dư nợ cho vay dự án tăng, tỷ lệ thu nhập từ cho vay dự án và mức sinh lãi tăng liên tiếp qua ba năm (Bảng 2.9). Mặc dù nợ quá hạn cũng tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn đảm bảo trong mức an toàn. Ngoài ra, NH luôn tiến hành theo dõi phân loại nợ quá hạn theo các nguyên nhân khác nhau để có biện pháp xử lý kiên quyết với những khoản nợ quá hạn đó. Và công tác thẩm định tài chính dự án ngày càng được thực hiện chặt chẽ hơn, kiểm soát mạnh hơn để đảm bảo lựa chọn được những dự án thực sự hiệu quả để tài trợ.
Để đạt được những kết quả trên, ACB Việt Nam nói chung và ACB Huế nói riêng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhằm cải thiện công tác thẩm định tài chính dự án thông qua các điểm sau:
Một là: Thường xuyên tổ chức các lớp học để đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Hàng năm, đội ngũ cán bộ của NH được tham gia bồi dưỡng, đào tạo trong các chương trình như SMEDF, SMEEP, SMEFC, SMEHG, chương trình “Thẩm định DAĐT”, “Phân tích tài chính DN”… để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định dự án hiện nay. Số lượng các chương trình đào tạo tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 5, năm 2011 là 6, năm 2012 là 8.