Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 3


- Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá, chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện nhất quán và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, đồng thời cả ở kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng tăng trưởng thể hiện sự bền vững của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết [1].

- Trong bài nghiên cứu: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế và các tiêu chí đánh giá”, tác giả Lê Huy Đức đã trình bày khá chi tiết quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế, các tiêu chí để phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế và đánh giá khái quát về chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian vừa qua. Theo quan niệm của tác giả Lê Huy Đức, phạm trù chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa bao gồm tính ổn định và trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh những thuộc tính cơ bản hay đặc trưng tạo thành bản chất của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, tác giả Lê Huy Đức cho rằng phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét những khía cạnh chủ yếu sau đây: hiệu quả của tăng trưởng; tính hiện đại trong tăng trưởng; tính ổn định và bền vững; tính cân đối trong tăng trưởng. Như vậy, theo tác giả, chất lượng tăng trưởng chỉ bao gồm những khía cạnh chủ yếu của bản thân quá trình kinh tế còn tác động môi trường, phân phối thu nhập không thuộc nội dung của phạm trù chất lượng tăng trưởng kinh tế [27].

Trong bài viết “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” trên Tạp chí Công nghiệp số 4/2004, tác giả Lê Huy Đức cho rằng: Chất lượng tăng trưởng là một khái niệm mang tính chất định tính. Nó phản ánh nội dung bên trong của quá trình tăng trưởng, biểu hiện ở phương tiện, phương thức, mục tiêu và hiệu ứng đối với môi trường chứa đựng quá trình tăng trưởng ấy. Khác với chất lượng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng phản ánh mặt ngoài của quá trình tăng trưởng, thể hiện ở mức độ số


lượng lớn nhỏ, nhanh hay chậm của việc mở rộng qui mô. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ ràng buộc nhau. Trong phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng, có như thế mới đảm bảo tăng trưởng cao, ổn định, hiệu quả và bền vững.

Một cách khái quát nhất, nâng cao chất lượng tăng trưởng được đặc trưng ở những yêu cầu chủ yếu sau đây:

+ Phát huy được lợi thế so sánh nhằm tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu.

+ Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

+ Tăng nhanh được năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, áp dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

+ Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên.

- Trong công trình nghiên cứu “Chất lượng tăng trưởng, một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã trình bày khái niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế (có tham khảo quan niệm của một số nhà kinh tế học trên thế giới). Theo quan niệm của các tác giả, chất lượng tăng trưởng kinh tế không chỉ thuần túy là tăng thu nhập theo đầu người mà còn phải duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng thu nhập gắn với chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo. Từ đó có thể quan niệm rằng không nhất thiết phải đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao mà chỉ cần đạt ở mức độ cao hợp lý nhưng bền vững, đồng thời tăng thu nhập một cách bền vững và giải quyết những vấn đề phúc lợi xã hội.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 3

- Theo Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt, chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức


sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế nhà nước có hiệu quả [34].

Như vậy, từ các quan niệm nêu trên về chất lượng tăng trưởng kinh tế của các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong nước thường đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nền kinh tế phải đạt được một mức tăng trưởng nào đó trong dài hạn;

+ Nền kinh tế phải được cấu thành bởi một nội lực có khả năng tăng trưởng cao, bền vững như cơ cấu kinh tế, sự ổn định xã hội, quản lý kinh tế của nhà nước có hiệu quả;

+ Các nhân tố tác động đến tăng trưởng như là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, năng suất nhân tố tổng hợp.

+ Mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ là mục tiêu trung gian. Cái quan trọng cuối cùng là ai được thụ hưởng kết quả của tăng trưởng kinh tế; việc phân phối thành quả tăng trưởng kinh tế có công bằng không? và chất lượng cuộc sống, môi trường được xử lý ra sao?

Ngoài ra, ở Việt Nam còn có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội phục vụ phát triển ngành Thuỷ sản theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, được nhiều nhà khoa học thực hiện. Các công trình khoa học được công bố đã giải quyết hàng loạt các vấn đề về quan điểm, chính sách, cơ chế, các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản thời gian qua. Mặc dù, chủ đề về chất lượng tăng trưởng của ngành Thủy sản luôn được đông đảo các nhà quản lý, kinh tế, nghiên cứu khoa học, người dân trong nước và quốc tế quan tâm bàn luận nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam.

7. Câu hỏi nghiên cứu

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là gì? Chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản là gì? Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản? Các nhân tố ảnh


hưởng đến chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản? Vai trò và sự đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam như thế nào? Kết quả của quá trình tăng trưởng ngành Thủy sản thời gian qua có hiệu quả không? Cơ cấu của ngành thủy sản thời gian qua đã hiệu quả, hợp lý chưa? Sản xuất thủy sản có tính cạnh tranh không? Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam trong thời gian tới?

8. Những đóng góp của luận án

Luận án đã kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng nghiên cứu. Luận án có một số đóng góp chính như sau:

- Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản; xây dựng các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản.

- Đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản Việt Nam thời gian qua. Từ đó, nêu lên một số vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình tăng trưởng ngành Thuỷ sản đến năm 2020.

- Lượng hóa sự đóng góp của các yếu tố đầu vào tác động tới tăng trưởng ngành Thủy sản trên cơ sở đó kiến nghị các chính sách cải thiện chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam trong tương lai.

- Chỉ ra những cơ hội và thách thức tác động đến chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới.

- Đề xuất một số quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

9. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản


Chương 2: Thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN


1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trong thế kỷ XX, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến nửa đầu những năm 1970, bối cảnh kinh tế của các nước Âu - Mỹ tăng trưởng nhanh và liên tục, lý thuyết tăng trưởng kinh tế bắt đầu được đề cập, nghiên cứu và phát triển. Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu hàng đầu cho tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển. Suốt một thời gian dài, hầu hết các nước đều tập trung mọi nguồn lực phục vụ tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tích lũy tài sản, vốn vật chất, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên, thực tiễn tăng trưởng nhanh lại không đạt được những mục tiêu mà các quốc gia này kỳ vọng. Tăng trưởng không luôn đi đôi với xóa đói nghèo, cũng không đảm bảo các nước nghèo có thể đuổi kịp các nước giàu. Tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn không đảm bảo duy trì trong dài hạn. Kinh nghiệm tại các nước châu Mỹ Latinh vào đầu thập niên 1980 và sự sụp đổ đột ngột của các nước châu Phi minh chứng cho điều này. Kết quả là các nước này ngày càng thụt lùi về kinh tế, tốc độ tăng trưởng âm và tình trạng đói nghèo tiếp diễn. Trong khi đó tại châu Á, các nước công nghiệp mới nổi (Hàn Quốc, Singapore,…) luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, có xu hướng bắt kịp với các nước phát triển phương Tây và tăng trưởng gắn với giảm đói nghèo, nâng cao phúc lợi, đảm bảo công bằng xã hội.

Từ thực tế đó, đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu kinh tế xem xét lại các mặt của tăng trưởng, hoàn thiện lý thuyết tăng trưởng và phát triển lý thuyết mới làm cơ sở lý luận cho thực tiễn phát triển. Từ cuối thập niên 1990, khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, vấn đề chất lượng tăng trưởng bắt đầu được đề cập nhiều hơn theo quan điểm tăng trưởng phải gắn với chất lượng. Song cho đến nay, các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất được một định nghĩa chính thức về chất lượng tăng trưởng, mà mới chỉ xem xét phạm trù này bằng cách tiếp cận các


khái niệm kinh tế đã có trước đó như: tăng trưởng kinh tế, phát triển, phát triển bền vững.

Có quan điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở đầu ra, thể hiện bằng kết quả đạt được qua tăng trưởng kinh tế như chất lượng cuộc sống được cải thiện, sự bình đẳng trong phân phối thu nhập, bình đẳng về giới trong phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái… Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến khía cạnh đầu vào của quá trình sản xuất như việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nắm bắt và tạo cơ hội bình đẳng cho các đối tượng tham gia đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Từ một góc độ khác, theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới nội hàm về phát triển bền vững, chú trọng tới tất cả ba thành tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo cách hiểu hẹp, chất lượng tăng trưởng có thể chỉ được giới hạn ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như chất lượng đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng dịch vụ công,…

Như vậy, hiện nay có nhiều quan điểm lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế, sau đây là một số quan điểm chủ yếu:

1.1. 1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với nguồn lực đầu vào

Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế do nhiều yếu tố hợp thành, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi nước. Đối với những nước nghèo, vốn vật chất có vai trò quan trọng. Ngược lại, đối với các nước công nghiệp thì vai trò của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp là quan trọng hơn. Tuy vậy nếu xét về chất lượng tăng trưởng kinh tế, một câu hỏi được đặt ra: yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn? Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra câu trả lời thống nhất, đó là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Năng suất nhân tố tổng hợp được tạo nên bởi yếu tố khoa học, công nghệ và cơ chế vận hành yếu tố này, các hoạt động sản xuất xã hội, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa.

a. Quan điểm của Solow

Trong mô hình tăng trưởng ngoại sinh (năm 1956), Solow đã phân tích hạn


chế của yếu tố vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Ông đồng ý với quan điểm của một số nhà kinh tế trước đó cho rằng: tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi mức vốn sản xuất gia tăng và điều đó chỉ thực hiện được khi nền kinh tế chưa đạt được trạng thái ổn định. Khi nền kinh tế đã đạt được trạng thái ổn định, khi đó mức đầu tư bằng khấu hao, mức vốn sản xuất gia tăng bằng không và sẽ không có sự tăng trưởng kinh tế. Ông kết luận rằng: nếu nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất định, nó sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Từ đó Solow khẳng định vai trò quyết định của yếu tố công nghệ, kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nhờ yếu tố này, nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì được một tốc độ tăng trưởng cao, kể cả khi đạt được ở trạng thái ổn định. Lúc này, tốc độ tăng trưởng đạt được bằng với tốc độ tăng của hiệu quả lao động do tiến bộ công nghệ đem lại. Ông cho rằng: nền kinh tế nào có sự thay đổi công nghệ liên tục thì tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người sẽ tăng cao hơn và bền vững hơn.

b. Quan điểm của Kuznets

Trong mô hình tăng trưởng hiện đại (năm 1971), ông đã cho rằng "chất lượng tăng trưởng thể hiện ở sự gia tăng lâu dài về khả năng cung cấp ngày càng tăng các mặt hàng kinh tế đa dạng cho số dân của mình. Khả năng ngày càng tăng này dựa trên công nghệ tiên tiến và những điều chỉnh về thể chế và hệ tư tưởng mà nó đòi hỏi". Kuznets đã đưa ra 5 đặc điểm có liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó là: tốc độ tăng trưởng nhanh của mức thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng nhanh về năng suất lao động do ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ kỹ thuật; tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng hiện đại; sự vươn ra thế giới về mặt kinh tế; tốc độ chuyển biến nhanh về hệ tư tưởng và xã hội. Kuznets cũng khẳng định rằng nhân tố công nghệ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững và nối các yếu tố khác lại.

c. Quan điểm của Hayami

Theo kinh nghiệm tăng trưởng của các nước công nghiệp phát triển (năm 1998), Hayami cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tích lũy vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022