Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 6


Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản biểu hiện chất lượng và tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản, nên nó quyết định về chất lượng và đóng vai trò chủ chốt trong định lượng cơ cấu sản xuất ngành thủy sản hoặc các vùng. Cụ thể:

+ Trong hoạt động khai thác thủy sản, cơ cấu sản xuất thể hiện ở các đối tượng khai thác (các loài cá, tôm, hải sản), các loại phương tiện được dùng trong khai thác (thuyền cơ giới hay thủ công, các loại kích cỡ tàu thuyền,...), các công cụ dùng trong khai thác (các loại nghề khai thác).

+ Cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thủy sản thể hiện ở nhiều mặt: từ đối tượng nuôi (tôm, cua, nhuyễn thể, các loài cá,...), diện tích vùng nuôi, loại hình mặt nước đến các phương thức nuôi (nuôi quảng canh, thâm canh, bán thâm canh).

+ Ngoài ra, cơ cấu sản xuất trong ngành thủy sản còn thể hiện ở phương thức tổ chức sản xuất và quan hệ sở hữu (đất đai, mặt nước, phương tiện khai thác,...).

1.3.2. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế ngành thủy sản

Hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản được thể hiện dưới các góc độ: năng suất sử dụng các yếu tố đầu vào là vốn và lao động, đóng góp của TFP đối với tăng trưởng ngành thủy sản; năng suất lao động; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tỷ lệ chi phí trung gian trong sản xuất thủy sản.

a. Năng suất lao động

Để tính năng suất lao động của ngành thủy sản, có thể đơn giản lấy VA theo giá thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc trong lĩnh vực thủy sản tại thời điểm 1/7 hàng năm. Nếu VA bình quân trên mỗi lao động càng lớn, thì năng suất lao động xã hội của ngành càng cao.

b. Hiệu quả sử dụng vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết: để tăng thêm một đơn vị VA đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện. Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng ngành thủy sản. Với nội dung đó, hệ số ICOR được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản.


Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam - 6

Hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao. Tuy nhiên, theo quy luật lợi tức biên giảm dần, khi ngành thủy sản tăng trưởng thì hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng, cần một tỷ lệ vốn đầu tư so với VA cao hơn.

Ngoài ra, có những trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và dài hạn. Các dự án quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp để sản xuất hàng hóa lớn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng (xây dựng cảng cá/bến cá, nơi tránh trú bão, xây dựng hệ thống kênh cấp và thoát nước) để nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển khai thác hải sản… Chính do đặc điểm có độ trễ trong hiệu quả đầu tư nên hệ số ICOR thường được dự tính cho các kế hoạch phát triển dài hạn (thường là 5 năm). Do đó, trong quá trình phân tích chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản cần lưu ý đến đặc trưng này của hệ số ICOR để có thể đánh giá khách quan đúng thực tiễn của ngành thủy sản.


Trong đó:

ICOR

I Y

gY

(1.1)

I: là vốn đầu tư, tính theo giá thực tế

Y: là giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm, tính theo giá thực tế I/Y: là tỷ lệ % vốn đầu tư so với VA

gy : là tốc độ tăng VA tính theo giá so sánh năm 1994.

Hệ số ICOR tính theo phương pháp này thể hiện: để tăng thêm 1% VA đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tư so với VA.

c. Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng ngành thủy sản

Mặc dù hai chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh thủy sản thường được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, nhưng trên thực tế, trong sản xuất có ba yếu tố chính làm tăng VA là: lao động, vốn sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp. Nếu chỉ chia VA cho lao động hay lấy vốn đầu tư chia cho mức gia tăng VA, thì những chỉ số này không thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất. Năng suất chỉ là phần tăng VA sau khi trừ


đi vai trò của việc tăng số lượng lao động và số lượng tài sản cố định trong sản xuất thủy sản. Phần thặng dư này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, và được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Nói một cách rõ ràng hơn, TFP là chỉ số phụ thuộc vào hai yếu tố: (a) tiến bộ công nghệ và kỹ thuật và (b) hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng ngành thủy sản sẽ bảo đảm duy trì được tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài. Có thể thấy, tốc độ tăng TFP và đóng góp TFP vào tăng trưởng ngành thủy sản là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất thủy sản, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất,...

c1. Hàm sản xuất Cobb-Douglas để tính tác động của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng ngành thủy sản

Y=A.K.L(1.2)

Trong đó:

Y : Giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) K, L : Vốn, Lao động

A : Khoa học công nghệ

, : Là các hệ số co dãn riêng phần của VA theo vốn và lao động được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS).

Lấy logarít tự nhiên phương trình (1.2) sẽ chuyển thành dạng quan hệ tuyến tính theo tham số , như sau:

LnY= a + *LnK + *LnL (1.3)

Trong đó:

a=LnA : Là phần dư còn lại, phản ánh việc tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).


c2.Tính tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của TFP

- Tốc độ tăng TFP là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự tiến bộ khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thủy sản trong một thời gian nhất định. Công thức tính như sau:

a = y - .k - .l (1.4)

Trong đó:

a: Tốc độ tăng TFP y: Tốc độ tăng VA k: Tốc độ tăng vốn

l: Tốc độ tăng lao động

,: Là các hệ số co dãn riêng phần của VA theo vốn và lao động.

- Tính toán tỷ trọng đóng góp của TFP đối với tốc độ tăng trưởng VA theo công thức như sau:


Trong đó:

a: Tốc độ tăng TFP y: Tốc độ tăng VA

E a 100%

A y

(1.5)

EA: là tỷ trọng đóng góp của TFP đối với tốc độ tăng trưởng VA

d. Chi phí trung gian trong sản xuất thủy sản

Giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm chỉ bao gồm phần giá trị mới tăng thêm (mới sáng tạo ra) của ngành thủy sản trong một thời kỳ nhất định. Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và chi phí dịch vụ đã chi ra cho quá trình sản xuất để tạo nên giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm đó. Chi phí trung gian không làm tăng thêm của cải cho xã hội mà chỉ là tiêu dùng của cải vật chất và dịch vụ của xã hội để tiến hành tái sản xuất. Mối quan hệ giữa giá trị sản xuất thủy sản, giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm và chi phí trung gian được thể hiện như sau:

GO = VA + IC hay VA = GO – IC (1.6)


Chi phí trung gian chia theo hai nhóm chủ yếu: (1) Nhóm chi phí vật chất gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác. (2) Nhóm chi phí dịch vụ gồm: vận tải; bưu điện; bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác.

Khi nói đến tăng trưởng ngành thủy sản, người ta thường chỉ quan tâm đến sự tăng lên của phần giá trị mới sáng tạo VA. Theo công thức trên, VA tỷ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC. Do đó, tỷ lệ chi phí trung gian là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản, tỷ lệ này càng thấp thể hiện sản xuất càng hiệu quả. Nhưng cũng lưu ý rằng sự đánh giá này phải dưới góc độ ngành cụ thể và xem xét sự biến động theo thời gian, bởi không thể so sánh tỷ lệ chi phí trung gian giữa các ngành.

1.3.3. Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản

a. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thủy sản so với giá trị sản xuất thủy sản

Với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, khả năng cạnh tranh được tính bằng tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên giá trị sản xuất thủy sản.

Tỷ lệ xuất khẩu =

Giá trị xuất khẩu theo giá thực tế Giá trị sản xuất theo giá thực tế

100

(1.7)

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngành thủy sản sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, được các nước khác ưa chuộng nên xuất khẩu tốt và như vậy chính là có khả năng cạnh tranh tốt và ngược lại. Như vậy, ngành sản xuất tăng trưởng có chất lượng xét theo khả năng cạnh tranh thì phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu tốt, cụ thể là phải đảm bảo tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất phải tăng lên, hoặc chí ít cũng phải giữ nguyên. Nếu tỷ lệ xuất khẩu giảm, điều đó có nghĩa là khả năng cạnh tranh ngày một giảm, và điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế không đồng thuận với khả năng xuất khẩu.

b. Hệ số cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, người ta có thể đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua Hệ số cạnh tranh (hay còn gọi là mức lợi thế so sánh) để xem xét


khả năng cạnh tranh của một mặt hàng trên thị trường thế giới. Chúng ta sử dụng công thức sau đây:


Trong đó:

( E1 / Ec )

RCA = (1.8)

( E2 / Ew )

RCA: Hệ số cạnh tranh (Mức lợi thế so sánh) của sản phẩm X của một quốc gia E1 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm (X) một năm của một quốc gia

Ec : Tổng kim ngạch xuất khẩu một năm của một quốc gia

E2 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm (X) một năm của thế giới Ew : Tổng kim ngạch xuất khẩu một năm của thế giới

Hệ số RCA đo mức độ xuất khẩu một sản phẩm của một nước so với mức độ xuất khẩu hàng hóa đó của thế giới. Chỉ số RCA có giá trị lớn hơn 1 có nghĩa là nước đó có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất sản phẩm X để xuất khẩu. Ngược lại, nếu RCA có giá trị nhỏ hơn 1 có nghĩa là nước đó không có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất sản phẩm X.

1.4. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG

Sự gia tăng về giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm đã cho thấy tăng trưởng ngành thủy sản được tạo ra trong quá trình sản xuất thủy sản. Quá trình sản xuất thủy sản là quá trình các yếu tố đầu vào được kết hợp theo những cách thức khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm (đầu ra) có ích cho nhu cầu của thị trường và xã hội.

Như vậy rõ ràng giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào có quan hệ nhân quả tới sản lượng đầu ra. Nói cách khác, sự gia tăng của giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm thể hiện cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào.

Vấn đề thực tế cho ngành thủy sản hiện nay là đặc điểm ngành thủy sản, vai trò của yếu tố đầu vào và yếu tố cầu về sản phẩm thủy sản ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản.


1.4.1. Đặc điểm ngành thủy sản

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật, khai thác tài nguyên thiên nhiên (có tái tạo) là sinh vật sống dưới nước. Ngành thủy sản bao gồm các hoạt động chính là đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và cơ khí dịch vụ hậu cần nghề cá, hiện được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Do tính chất đặc thù của đối tượng lao động nên ngành thủy sản có những đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng như sau:

Một là, đối tượng sản xuất của ngành thủy sản là các sinh vật sống trong nước. Môi trường mặt nước sản xuất thủy sản gồm có biển và các mặt nước nội địa. Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng thủy sản có trong một ao, hồ hay một ngư trường ở biển. Đặc biệt, ở các vùng mặt nước rộng lớn, các sinh vật có thể di chuyển tự do hoặc di cư từ vùng này đến vùng khác không phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Hướng di chuyển của các luồng tôm, cá chịu tác động của nhiều nhân tố như thời tiết, khí hậu, dòng chảy và nguồn thức ăn tự nhiên.

Các loài sinh vật trong nước sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu, dòng chảy, địa hình thủy văn,... Trong nuôi trồng thủy sản, con người đã tạo những điều kiện cho sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản như tạo dòng chảy bằng máy bơm, tạo ôxy bằng quạt sục nước. Trong hoạt động khai thác thủy sản, tính mùa vụ của từng loài thủy sản như sinh sản theo mùa, di cư theo mùa phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, điều kiện thủy văn đã tạo nên tính phức tạp về mùa vụ cả về không gian và thời gian.

Vì vậy, việc tăng năng suất lao động thông qua việc rút ngắn thời gian trong sản xuất thủy sản sẽ bị giới hạn về sinh trưởng tự nhiên của các loài thủy sản. Đặc điểm này, chi phối rất mạnh đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành thủy sản.

Hai là, mặt nước (hay còn gọi là thủy vực) là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước rộng, cửa sông, biển,... được sử dụng vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Mặt nước


là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có nước sẽ không có sản xuất (khai thác và nuôi trồng) thủy sản.

Tuy nhiên, nước là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thậm chí là điều kiện của sự sống. Do vậy, mặt nước có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của con người như để điều hòa dòng chảy phục vụ tưới, tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu giao thông thủy, xây đập ngăn nước điều tiết lưu lượng dòng chảy để sản xuất thủy điện, du lịch sinh thái sông nước,... Thông thường, nước được sử dụng theo hướng đa mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Mặt khác, mặt nước có xu hướng ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa nên nhiều ao, hồ bị san lấp để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị làm ảnh hưởng rất lớn tới diện tích nuôi thủy sản.

Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải sinh hoạt; hóa chất, thuốc trừ sâu của ngành nông nghiệp và chất thải chưa qua xử lý của các nhà máy đang là thách thức đối với an toàn thực phẩm thủy sản, phòng trừ dịch bệnh và làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản.

Ba là, ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. Tính hỗn hợp của ngành thủy sản biểu hiện ở nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Khi trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, các hoạt động sản xuất cụ thể nói trên chưa có sự tách biệt rõ ràng, thậm chí còn lồng vào nhau (sản xuất thủ công). Trong điều kiện như vậy khối lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít với chất lượng thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ hẹp (sản xuất tự cung tự cấp). Sản phẩm thủy sản đánh bắt và thu nhặt được, một phần sử dụng cho bữa ăn hàng ngày của hộ gia đình, phần còn lại đem trao đổi lấy lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu khác. Như vậy, bản thân trong sản xuất thủ công về thủy sản đã chứa đựng một nhu cầu thương mại từ rất sớm, hay nói cách khác yếu tố thị trường trong sản xuất kinh doanh thủy sản là tất yếu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022