Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp


Những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân và gắn liền với các giá trị văn hóa của con người. Người lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm. Để đánh giá yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như yếu tố về thể lực và trí tuệ của nhân lực. Do đó, phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực về yếu tố phẩm chất đạo đức thường được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính.

Nghiên cứu chỉ tiêu phẩm chất nghề nghiệp ta còn thấy được đây là một nhân tố chậm thay đổi, khác với các năng lực chuyên môn khác có thể nâng cao thông qua đào tạo, loại năng lực này chỉ có thể được con người tự giác nâng cao năng lực này của mình. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng nhân lực.

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

Nhân lực không chỉ được xem xét dưới góc độ số lượng mà còn ở khía cạnh chất lượng. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng nhân lực.

Theo PGS. TS. Nguyễn Tiệp thì “Chất lượng nhân lực là trạng thái nhất định của nhân lực, là tố chất, bản chất bên trong của nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư”.

Với các cách hiểu khác nhau về chất lượng nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung lại thì chất lượng nhân lực là một khái niệm tổng hợp, được cấu thành bởi các yếu tố như thể lực, trí lực và phẩm chất nghề nghiệp.

1.3.1. Tiêu chí đánh giá về thể lực

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Theo đó:


Sức khỏe thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bản thân là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là: sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.

Sức khoẻ xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.

Đối với chỉ tiêu sức khỏe, thường phải khảo nghiệm thực tế như cân đo, thực hiện các kiểm tra về sức khỏe,… từ đó đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nhất định tuyển dụng người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề,… với nội dung khám được qui định. Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên thể hiện trách nhiệm xã hội và cũng là quyền lợi của doanh nghiệp. Đặc biệt, đây là biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình chung và phân loại sức khỏe nhân viên; giúp người lao động phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường có nguy cơ phát triển thành bệnh lý. Điều này được quy định tại


Thông tư số 14/2013/TT-BYT, nhân viên phải được kiểm tra 13 hạng mục dưới đây để phân loại sức khỏe:

+ Thể lực chung

+ Mắt

+ Tai mũi họng

+ Răng hàm mặt ký hiệu

+ Tâm thần – Thần kinh ký hiệu

+ Tuần hoàn ký hiệu

+ Hô hấp ký

+ Tiêu hóa ký hiệu

+ Tiết niệu – Sinh dục ký hiệu

+ Hệ vận động ký

+ Ngoài da – Da liễu

+ Nội tiết – Chuyển hóa ký hiệu

+ U các loại

Theo đó, căn cứ vào các chỉ tiêu trên để phân loại sức khỏe thành 5 loại theo Quyết định số 1266/ QĐ-BYT ban hành ngày 21/03/2020 của Bộ Y Tế về tiêu chuẩn sức khỏe – phân loại để khám tuyển, khám định kỳ:

+ Loại I: Rất khỏe.

+ Loại II: Khỏe.

+ Loại III: Trung bình.

+ Loại IV: Yếu.

+ Loại V: Rất yếu.

Có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá chất lượng nhân lực bởi không có sức khỏe con người sẽ không thể lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sức khỏe nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân người lao động khi họ tham gia hoạt động


kinh tế cũng như khi chưa tham gia hoạt động kinh tế, trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế, sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sáng tạo trong công việc và học tập.

1.3.2. Tiêu trí đánh giá về trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trí lực người lao động, là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nhân lực nói chung. Đó là nền tảng kiến thức đầu tiên để người lao động có khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn kĩ thuật phục vụ trong quá trình lao động sau này. Nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện đào tạo, tái đào tạo phục vụ cho hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực của mình.

Nâng cao trình độ văn hóa không chỉ có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nhân lực của cả quốc gia mà nó còn có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nào có tỷ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học,… càng lớn thì doanh nghiệp đó có trình độ trí lực càng cao.

1.3.3. Tiêu trí đánh giá về trình độ chuyên môn kĩ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: là % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kĩ thuật của doanh nghiệp, được tính bằng công thức:

TĐT

LĐT

∑ L

= X 100

DN


Trong đó:

TĐT là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động của doanh nghiệp.

LĐT là số lao động đã qua đào tạo.

LDN là số lao động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lao động theo cấp đào tạo: là % số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính cho doanh nghiệp và ở các đơn vị trực thuộc, theo bậc đào tạo: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp của đội ngũ lao động, được tính bằng công thức:


Trong đó:

TĐTi

LĐTi

∑ L

= X 100

DN

TĐTi là tỷ lệ lao động đã có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng lao động của doanh nghiệp.

LĐTi là số lao động đã qua đào tạo. LDN là số lao động của doanh nghiệp. i: chỉ số các cấp được đào tạo.

Trong đánh giá chất lượng nhân lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật là tiêu chí quan trọng. Trình độ chuyên môn kĩ thuật dùng để đánh giá những kiến thức, kĩ năng chuyên môn cần thiết mà người lao động có được, làm cơ sở để tổ chức, doanh nghiệp bố trí, sắp xếp cho người lao động làm những công việc phù hợp, tạo ra hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, căn cứ vào trình độ chuyên môn kĩ thuật mà tổ chức, doanh nghiệp có những định hướng trong phát triển nhân lực của mình, đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nhân lực.


1.3.4. Tiêu trí đánh giá về kĩ năng mềm

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “mềm”.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam, 9 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)

2. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

3. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

4. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

5. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

6. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

8. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

9. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề - kỹ năng mềm để đảm bảo có


được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp.

1.3.5. Tiêu trí đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp

Một người dù làm bất cứ công việc gì cũng cần phải có ý thức, trách nhiệm. Mức độ của ý thức, trách nhiệm của một người quyết định mức độ thái độ của người đó khi làm việc, chi phối hành vi và quyết định thành tích công việc của người đó. Do đó, tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động là tiêu chí không thể không nhắc đến khi đánh giá chất lượng nhân lực. Một người lao động dù có chuyên môn, kinh nghiệm cao đến đâu nhưng hành vi không tốt, thái độ làm việc không tích cực, thiếu trách nhiệm thì lao động đó không thể được đánh giá cao.

Tiêu chí đánh giá về phẩm chất nghề nghiệp còn được thể hiện như: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, lương tâm nghề nghiệp, Thái độ làm việc (tần suất: nghỉ làm có phép hoặc không phép, đi muộn, bỏ nơi làm việc để làm việc riêng); tâm lý làm việc và khả năng chịu đựng áp lực (sẵn sàng tăng ca, nhiệt tình trong công việc, tự chủ khi gặp khó khăn)..... Đây là yếu tố rất quan trọng và đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia, doanh nghiệp. Tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.

Khi nhắc đến nhân lực, người ta thường nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh, tác phong làm việc công nghiệp… như là một nhân tố cấu thành nên đặc thù nhân lực riêng. Bên cạnh việc nâng cao số lượng nhân lực thì việc nâng cao chất lượng nhân lực là một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến. Vì vậy, việc xây dựng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong hoạt động doanh nghiệp Việt Nam nói chung là những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng nhân lực.


Dưới đây là tiêu chí cụ thể đánh giá:


Tỷ lệ lao động vi phạm nội quy, kỷ luật

=

Số lượng lao động vi phạm nội quy, kỷ luật

x 100

Tổng số lao động trong công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội - 4

1.4. Công tác nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp

Quá trình quản trị quản trị nhân lực để nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp thì có rất nhiều nội dung nhưng để gắn với chủ thể nghiên cứu trong bài là các mặt còn yếu trong quá trình nâng cao chất lượng nhân lực, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nội dung nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp thông qua tuyển dụng, đào tạo, phát triển, bố trí sử dụng nhân lực, đánh giá thực hiện công việc và thông qua đãi ngộ nhân lực.

1.4.1. Nâng cao chất lượng thông qua tuyển dụng nhân lực

Tuyển dụng nhân lực là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp (Giáo trình Quản trị nhân lực (2010) của Ths. Vũ Thùy Dương - PGS.TS.Hoàng Văn Hải, Nxb Thống kê -Hà Nội, Tr.26).

Nhân lực trong doanh nghiệp không phải là nguồn lực đóng mà chúng ta hoàn toàn có thể thu hút các nhân lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp thông qua tuyển dụng.

Tuyển dụng là quá tình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực có chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Tuyển dụng gồm 2 khâu tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ giúp thu hút và tìm kiếm các ứng viên tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt. Tuyển chọn là quá trình sàng lọc tìm kiếm người thực sự phù hợp với doanh nghiệp. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hướng đến mục tiêu chung lựa chọn được ứng viên có chất lượng. Tuyển dụng nguồn nội bộ hay bên ngoài tùy theo chiến lược của doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí