Tăng cường công tác đào tạo, thông tin và tuyên truyền
Thực chất công tác tuyên truyền giáo dục về bảo hộ lao động, sức khỏe, môi trường và bệnh nghề nghiệp hầu như chưa được lưu tâm tới các cơ sở của PVN. Vì vậy cần quán triệt rằng an toàn – vệ sinh lao động phải được chú trọng và tập trung vào các giải pháp chủ động, đó là: quản lý, công nghệ, tổ chức sản xuất, đào tạo, tuyên truyền; các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động chỉ là biện pháp khắc phục, là giải pháp sau cùng. Ở những nơi có những tác hại nghề nghiệp như ồn, rung, hơi khí độc, người lao động còn chủ quan chưa nhận thức đầy đủ, chưa có thói quen sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Ở những nơi như giàn khoan khai thác, các phương tiện thông tin như áp phích, biển báo, thông tin trên loa cần thường xuyên chuyển tải thông điệp đến người lao động cảnh báo về những khu vực có mức ồn cao vượt tiêu chuẩn cho phép và nguy cơ điếc nghề nghiệp, những yêu cầu và hướng dẫn về cách dùng nút tai, bao tai, mũ chống ồn để người lao động có thể tự trang bị khi chưa có kinh phí và cung cấp từ trên.
Giám sát môi trường lao động (MTLĐ)
Phân tích MTLĐ
- Đánh giá môi trường
- Đánh giá tiếp xúc
- Nhận biết nguy cơ
Phân lợi lao động theo mức tiếp xúc
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất, chuyên khoa (Xét nghiệm đặc hiệu)
Các giải pháp cải thiện điều kiện lao động (Biện pháp kỹ thuật)
Phát hiện bệnh nghề nghiệp
Các giải pháp bảo hộ
lao động (Biện pháp bảo vệ cá nhân)
Điều trị (An dưỡng, cách ly, đổi việc)
Chế độ đối với người lao động (Bảo hiểm xã hội đối với người bị bệnh nghề nghiệp)
Hình 4.5: Sơ đồ quản lý môi trường và sức khỏe nghề nghiệp
Tiếp tục tục xây dựng và phát triển văn hóa an toàn; thường xuyên tổ chức đánh giá, duy trì, củng cố hoạt động của hệ thống quản lý ATSKMT;
Trong thời gian tới, để góp phần tích cực vào sự phát triển chung của toàn Tập đoàn, công tác ATSKMT sẽ được triển khai với trọng tâm nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra ATSKMT gồm các nhiệm vụ chính sau:
- Tiếp tục rà soát, chỉnh lý và ban hành bổ sung các văn bản của Hệ thống quản lý ATSKMT cấp Tập đoàn và các đơn vị thành viên, chú ý trọng vào việc thống nhất công tác lập kế họach, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu ATSKMT tập trung, điều tra tai nạn sự cố, kiểm toán ATSKMT.
- Tổ chức rút kinh nghiệm, có các giải pháp phù hợp để khắc phục các tồn tại, giảm thiểu tối đa tai nạn, sự cố.
- Xây dựng văn hóa an toàn trong toàn thể cán bộ công nhân viên của Tập đoàn; Tổ chức các loại hình đào tạo thích hợp với từng loại đối tượng, quan tâm đặc biệt đến các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách.
- Đôn đốc và hỗ trợ để mọi thành viên trong Tập đòan xây dựng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức thực hiện kiểm toán, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề các đơn vị thành viên và các Nhà thầu Dầu khí chú trọng các hoạt động có rủi ro cao.
- Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện các Kế hoạch và nâng cao năng lực ứng cứu khẩn cấp và ứng phó dầu tràn của Tập đoàn cũng như của các đơn vị thành viên.
- Tổ chức các nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng đối với các giải pháp công nghệ có tính an toàn tự thân, thân thiện với môi trường.
- Có các giải pháp thích hợp để nâng cao nhận thức về ATSKMT cho tất cả cán bộ, nhân viên và công nhân, lao động của cả của PVN và các đối tác, để công tác ATSKMT không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp mà trở thành nghĩa vụ, ý thức tự giác của mọi người.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống quản lý ATSKMT ở những đơn vị chưa có hệ thống; tổ chức điều tra các tai nạn, sự cố, tìm ra nguyên nhân gốc để khắc phục triệt để sự cố và phổ biến bài học kinh nghiệm đến CBCNV, tránh để tái diễn tai nạn, sự cố; tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động và người sử dụng lao động về công tác an toàn; tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý ATSKMT của các đơn vị trong ngành để nâng cao hiệu quả công tác.
KẾT LUẬN
Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ và chỉ mới bắt đầu đẩu mạnh hoạt động khai thác. Trong thời gian qua, ngành đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong công tác thăm dò, khai thác và hoạt động kinh doanh góp phần lớn cho ngân sách nhà nước. Với trữ lượng dầu khí khá lớn và khả năng khai thác chưa tương xứng, PVN tiếp tục có những kế hoạch triển khai hoạt động đầu tư và khai thác dầu khí chẳng những trong nước mà còn thúc đẩy ra nước khác ngoài. Để đáp ứng mục tiêu này thì chất lượng NL của PVN phải được nâng cao.
Nâng cao chất lượng NL ở ba nội dung: trí lực, thể lực và tâm lực phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc chuyên nghiệp . Nâng cao chất lượng NL chính là tăng cường các hoạt động giáo dục đào tạo đi cùng với các biện pháp kích thích tạo động lực nhằm mở cửa kho tàng bí ẩn và vô tận của loài người, là gia tăng vốn con người đến vô hạn. Trong những năm qua PVN đã có những đóng góp to lớn góp phần quan trọng đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Trong những năm tới Dầu khí vẫn sẽ là ngành đóng góp to lớn cho ngân sách, góp phần tích cực trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Các sản phẩm Dầu khí phụ thuộc tuyến tính vào số lượng và chất lượng NL. Do đó, việc gia tăng hàm lượng tri thức cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sản lượng và doanh thu trong hoạt động Dầu khí. Mặt khác, Dầu khí là ngành công nghiệp mang tính quốc tế cao, sử dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến và mức độ rủi ro rất cao, nên yêu cầu nguồn nhân lực trình độ cao ngang bằng với mặt bằng chung của thế giới. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đang đặt ra cho PVN làm sao phải giải được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai phát triển của ngành.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chất lượng NL của PVN nhằm đáp ứng yêu cầu mới là một đòi hỏi cấp bách, vừa cơ bản. Do đó việc nghiên cứu này cần được tiến hành thường xuyên và trên nhiều phương diện nhằm phát huy cao nhất vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển của ngành dầu khí. Xuất phát từ quan điểm nâng cao chất lượng NL đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, luận án đã đạt được những mục tiêu sau:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NL và nâng cao chất lượng NL: Hệ thống và phân tích được một số khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng NL như khái niệm về NL, chất lượng NL, hệ thống hoá các chỉ tiêu chất lượng NL ngành
dầu khí và kể ra một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng NL, kinh nghiệm nâng cao chất lượng NL của ngành dầu khí ở một số quốc gia.
- Phân tích thực trạng NL và nâng cao chất lượng NL của PVN trên các khía cạnh đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, tạo động lực kích thích tinh thần người lao động, sức khỏe... Chỉ rõ những điểm mạnh và những thành tựu đạt được, những hạn chế của nâng cao chất lượng NL của PVN trong những năm gần đây.
- Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược về PTNNL và lao động việc làm, bối cảnh, chủ trương và định hướng phát triển của ngành Dầu khí, xu hướng phát triển NL; từ đó đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NL đáp ứng nhu cầu phát triển của PVN trong những năm tới.
Đề tài nghiên cứu của luận án là vấn đề lớn và phức tạp đang được toàn xã hội quan tâm, với năng lực còn hạn chế của tác giả, tuy đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng bản thân tự nhận thấy Luận án còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thực tiễn đóng góp ý kiến để tác giả bổ sung, hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Ngô Thị Ánh 2002 , “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nền tảng cho sự thành công trong doanh nghiệp”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11. | |
2. | Bùi Quang Bình (2009), Vốn con người và đầu tư vào vốn con người, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2 31 . |
3. | Business Edge (2004), "Đào tạo nhân lực làm sao để khỏi ném tiền qua cửa sổ" Bộ sách quản trị nhân lực, Nxb Trẻ. |
4. | Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu 2000 , Giáo trình kinh tế lao động, Nxb Lao động xã hội. |
5. | Thái Bá Cần 2004 , "Đề xuất phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo với đánh giá hiệu quả trong (đánh giá bằng cấp, kết quả điểm); và đánh giá hiệu quả ngoài (thời gian có việc làm, thành công nghề nghiệp)", Kỷ yếu Hội thảo do Bộ Tài chính tổ chức, 2004. |
6. | Nguyễn Thị Hồng Cẩm 2013 , "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. |
7. | Phan Thị Minh Châu và Lê Thanh Trúc 2008 , “Doanh nghiệp với bài toán giữ chân nhân viên”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 216 tháng 10. |
8. | Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến 2004 , "Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", Nxb Lao động - Xã hội. |
9. | Nguyễn Mạnh Cường 2006 . “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 281 từ 16 2 - 28/2. |
10. | Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai 2004 , "Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự", Nxb lao động- xã hội. |
11. | Phan Thủy Chi 2008 , "Đào tạo và phát triển NNL trong các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế", Luận án tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. |
12. | CIEM, DOE, ILSSA (2008), "Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt NamKết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007", Nxb Tài chính, Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Dầu Khí
- Xây Dựng Và Nâng Cao Nhận Thức Về Công Tác Đào Tạo - Nâng Cao Nguồn Nhân Lực
- Xây Dựng Bản Đồ Năng Lực (Competancy Map) Của Người Lao Động, Tổ Chức, Sử Dụng Hợp Lý Nhân Lực Hiện Có
- Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 21
- Kết Quả Đánh Giá Về Chỉ Tiêu Chất Lượng Và Mức Độ Quan Trọng Của Từng Chỉ Tiêu
- Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư 2009 , "Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ". | |
14. | Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến 2004 , "Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn", Nxb Lao động - xã hội. |
15. | Nguyễn Mạnh Cường 2006 . “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 281 từ 16 2 - 28/2. |
16. | Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2004), "Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự", Nxb lao động- xã hội. |
17. | Nguyễn Thùy Dung 2005 , “Đào tạo và phát triển NNL theo năng lực cần thiết- một phương pháp mới nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 102, tháng 12. |
18. | Đoàn Gia Dũng (2005),"Bàn về sự tích hợp chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược công ty", Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, số 11. |
19. | Nguyễn Hữu Dũng 2003 , “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập xét từ góc độ nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 209 từ 16-28/2). |
20. | Nguyễn Hữu Dũng 2004 , “Về chiến lược phát triển con người trong hệ thống phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 243 từ 16-31/7). |
21. | Nguyễn Xuân Dũng 2009 , “Đào tạo nghề: Tiếp tục đổi mới cho mục tiêu phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 140 2. |
22. | Lương Xuân Dương (2009), "Sử dụng nguồn nhân lực của ngành Thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam. |
23. | Đàm Hữu Đắc 2008 , “Đổi mới đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HDH đất nước”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 333 từ 16-30/4). |
24. | Đàm Hữu Đắc 2008 , “Tiếp tục đổi mới đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp cho đất nước”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 335 |
từ 16-31/5). | |
25. | Đàm Hữu Đắc 2008 “Đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp-thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 329 tháng 2. |
26. | Đàm Hữu Đắc 2005 , “Phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 267 từ 16-31/7. |
27. | Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân 2004 , "Giáo trình quản trị nhân lực", Nxb Lao động-xã hội. |
28. | Lê Thị Hồng Diệp 2009 , "Phát triển NNL chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam"; Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. |
29. | Nguyễn Đại Đồng 2007 , “Những thành tựu về việc làm và phát triển thị trường lao động năm 2008”, Tạp chí lao động và xã hội, số 304+305 từ 1- 28/2/2007. |
30. | Võ Văn Đức 2004 , “Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với thị trường lao động của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 87 9 2004 . |
31. | Nguyễn Văn Hân 2008 , "Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam", Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Năng - số 6 29 2008. |
32. | Bùi Tôn Hiến 2008 , "Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề", Nxb khoa học và kỹ thuật. |
33. | Bùi Tôn Hiến 2008 , “Một số vấn đề về dạy nghề trong doanh nghiệp hiện nay”, Tạp chí lao động và xã hội. Số 341 16-31/8/2008). |
34. | Bùi Tôn Hiến 2009 , “Vấn đề việc làm của người lao động qua đào tạo nghề”, Tạp chí lao động và xã hội. Số 350 1-15/1/2009). |
35. | Bùi Tôn Hiến 2009 , "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam", Luận án tiến sỹ, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. |
36. | Nguyễn Đình Hoà 2004 , “Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 87 tháng 9 2004. |
37. | Trần Khắc Hoàn 2006 , "Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sỹ, Đại học Giáo dục. |
Hồ Đức Hùng 2007 , "Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững". Nhà xuất bản thông tấn, Vt 357, số 8+9+10. | |
39. | Nguyễn Thị Lan Hương 2002 , "Thị trường lao động Việt Nam- Định hướng và phát triển", Nxb lao động xã hội. |
40. | Trịnh Duy Huyền 2010 , "Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam", Luận án Tiến sỹ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân. |
41. | Phan Thanh Khôi (2008), "Đội ngũ tri thức Việt Nam - Quan niệm, thực trạng phát huy vai trò và xu hướng biến đổi", Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. |
42. | Nguyễn Hữu Lam (2004), “Mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí phát triển kinh tế. Số 161; tháng 3. |
43. | Bùi Thị Ngọc Lan 2002 , "Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. |
44. | Lê Thị Mỹ Linh (2009), "Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. |
45. | Lê Thị Mỹ Linh 2007 , "Các phương pháp phổ biến đánh giá nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp", Tạp chí kinh tế và phát triển, số 116 tháng 2, trang 46-49. |
46. | Lê Thị Mỹ Linh 2006 , “Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo cách tiếp cận dựa trên năng lực”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 113 tháng 11, trang 38-41. |
47. | Lê Thị Mỹ Linh 2003 , “Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập - Thách thức và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số chuyên đề Viện quản trị kinh doanh tháng 1 (trang 25-29). |
48. | Mạc Tuấn Linh 2003 “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số nước”, Tạp chí thông tin thị trường lao động, tháng 1. |
49. | Nguyễn Văn Long 2010 , "Phát huy nguồn nhân lực bằng động lực thúc đẩy", Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 4 39 . |