Mô Hình Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Dầu Khí


Nội dung, hình thức và quá trình đào tạo ở mỗi giai đoạn phát triển nhân lực dầu khí có sự khác biệt và từ thấp tới cao đối với các nhóm chuyên viên kỹ sư

Bảng 4.2). Sự khác biệt về các cấp chuyên viên cũng cần được thể hiện qua trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hiệu quả công tác và tương ứng với nó là các mức lương - thu nhập khác nhau.

Bảng 4.2: Mô hình đào tạo và phát triển nhân lực Dầu khí


Nhóm Chuyên

viên/Kỹ sư

Mô hình ĐT & PT


Nội dung đào tạo


Hình thức đào tạo

Nhóm III (CVCC)


Đào tạo Phát triển chuyên sâu


Trọng tâm là đào tạo chuyên môn sâu, phát triển nghề nghiệp,

Đào tạo lấy bằng cấp…. Đào tạo nâng cao, cập nhật, quản lý ...

Đào tạo theo dự án.


Hội thảo quốc tế Hội nghị chuyên đề Lớp tập trung,

Tự học dài hạn OJT, VN , NN

Luân chuyển công việc, vị trí công tác cho cán bộ nguồn


Nhóm II (CVC)


Nhóm I (CV)


Tuyển dụng

Chương trình

đào tạo trước sau Tuyển dụng

Tiếng Anh, nhập môn

ngành dầu khí, chuyên ngành cơ bản

Nội bộ, cơ sở đào tạo

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUNG CHO CÁC NHÓM TẠI ĐƠN VỊ


Nhóm I + II

+ III


Các chương trình phổ cấp

Các chương trình đào tạo bổ sung kiến thức liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, qui trình, qui phạm và thực tế của đơn vị như : các chính sác,

chiến lược, luật pháp, văn hoá v.v…


Nội bộ cơ quan, đơn vị


Nhóm II + III và LĐ

Các chương trình chuyên quản lý trong

nước và quốc tế

Các đào tạo chuyên đề về quản lý - điều hành doanh nghiệp trong nước và

quốc tê


Hội thảo - Hội nghị

- Diễn đàn v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - 17

* Mô hình đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành các công trình Dầu khí

Các cấp lãnh đạo phải có trách nhiệm trong công tác định hướng phát triển nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên dưới quyền và trong công tác đào tạo các


kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cán bộ để thực thi công việc có hiệu quả nhất, đưa ra chế độ, chính sách phù hợp và tương đương cho các bậc chức danh theo ngạch kỹ thuật và quản lý.

Công tác đào tạo nhân sự vận hành cho công trình dầu khí được thực hiện theo mô hình đào tạo cán bộ vận hành Hình 4.4 và bao gồm các giai đoạn:

Vận hành độc lập

-An toàn

-Vận hành thiết bị

- Xử lý sự cố

-Bảo dưỡng thường xuyên

CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

Tuyển dụng

-Theo mô tả chức danh CV

-Phù hợp với chuyên ngành

được đào tạo

-Ngoại ngữ tối thiểu

VẬN HÀNH ĐÀO TẠO

TIẾNG ANH

Đào tạo tại công trường

-Lắp đặt thiết bị

-Nguyên tắc vân hành

ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TRƯỜNG

CHUYÊN NGHIỆP AN TOÀN HIỆU QUẢ

Tiếng Anh

-Phù hợp với trình độ người

CHUYÊN học

MÔN -Phù hợp với vị trí công tác

CƠ BẢN

Thực tập & OJT

-Quy trình vận hành

-Công nghệ - Thiết bị

-Vận hành & bảo dưỡng

OJT NN

THỰC TẬP VN

Chuyên môn

-Cơ bản

-Chuyên sâu

-Tăng cường trên Simulator

Giai đoạn tuyển dụng: Các đối tượng tuyển dụng phải đáp ứng được các yêu cầu của chức danh cần tuyển, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, có trình độ ngoại ngữ tối thiểu. Cần xem xét ưu tiên tuyển dụng nhân lực tại chỗ của địa phương. Trong trường hợp cần thiết phải xây dựng một chương trình đào tạo bổ sung cho đối tượng này.

ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VẬN HÀNH

Hình 4.3: Các giai đoạn đào tạo nhân sự vận hành cho công trình dầu khí

Nguồn: [61]

Giai đoạn đào tạo chuyên môn cơ bản và tiếng Anh: Trọng tâm của giai đoạn này là phải có được một chương trình đào tạo phù hợp với trình độ cán bộ đã được tuyển dụng, có định hướng theo vị trí công tác sau đào tạo, đảm bảo cho các học viên giao tiếp, tiếp cận với các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn vận hành.

Giai đoạn đào tạo chuyên môn sâu: Trong giai đoạn này có trọng tâm đào tạo chuyên sâu theo ngành hẹp, theo một lĩnh vực cụ thể, phối hợp đào tạo trên các mô hình simulator và tham quan công trình thực tế.


Giai đoạn thực tập và đào tạo tại công trường: Trọng tâm của giai đoạn này là đào tạo cho học viên các nguyên lý vận hành - bảo dưỡng thiết bị, quy trình, dây chuyền công nghệ cụ thể, về lý thuyết và cũng như thực tế, làm quen với các thiết bị ở công trường hoặc nhà máy tương tự. Trong giai đoạn này, các học viên có thể được cử đi đào tạo kèm cặp tại các nhà máy công trình tương tự ở nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chức danh vận hành quan trọng.

Giai đoạn tham gia vận hành dưới sự giám sát của chuyên gia hoặc vận hành độc lập: Trong giai đoạn này, cán bộ vận hành hoàn toàn có thể tự tin vận hành các thiết bị công nghệ. Vai trò của các chuyên gia là tư vấn và hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp, bất thường.

Trong tất cả các giai đoạn nói trên, đào tạo về an toàn lao động và ý thức kỷ luật lao động chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Ở mỗi khâu đào tạo cần có sự kết hợp chặt chẽ với các chương trình đào tạo EPC, Hãng cung cấp thiết bị, bản quyền ...

4.2.1.4. Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo của PVN

PVN chủ trương phát triển NL dài hạn thông qua Hệ thống đào tạo dầu khí ở mọi cấp độ từ Công nhân kỹ thuật - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học, tập trung cao độ vào các chuyên ngành sâu phục vụ cho các hoạt động dầu khí.

Hệ thống đào tạo của PVN bao gồm:

1. Trường cao đẳng nghề Dầu khí;

2. Trường ĐH Dầu khí;

3. Viện Dầu khí - VPI

4. Các cơ sở đào tạo chuyên sâu hiện có phục vụ cho nhu cầu chuyên biệt của các đơn vị thành viên.

PVN không khuyến khích các đơn vị thành lập cơ sở đào tạo riêng. Quan hệ kinh tế giữa Tập đoàn, các đơn vị thành viên và các cơ sở đào tạo sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hợp đồng đào tạo đặt hàng.

Mục tiêu đến năm 2015, hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo của PVN có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho ngành Dầu khí, cho các nhà thầu dầu khí hoạt động ở Việt Nam và góp phần thoả mãn nhu cầu học tập của xã hội, một phần nhân lực có trình độ cao chuyên ngành dầu khí có thể xuất khẩu ra nước ngoài.


Bảng 4.3: Dự kiến định hướng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong PVN


Stt

Đơn vị

Cấp độ/Loại hình đào tạo

Ghi chú


1


PVMTC

- Trung học nghề, Cao đẳng nghề dầu khí

- ĐT NL vận hành cho các dự án DK

- ĐT An toàn – Môi trưòng DK

- Đào tạo cấp Chứng chỉ QT

- Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho các chuyên viên/KS

- Ngoại ngữ, vi tính cơ bản

- Đào tạo nhập ngành cho KS mới


Cần phấn đấu để mọi

cấp độ

đào tạo đều phải đạt chuẩn quốc tế


2

ĐH Dầu khí

- Đào tạo KS, Cử nhân;

- Đào tạo Cao học, Ph. D.

- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức sau đại học


3


VPI Học viện DK

- Đào tạo cập nhật, nâng cao kỹ thuật công nghệ chuyên sâu DK

- Đào tạo Cao học, Ph. D. kết hợp nghiên cứu theo nhu cầu SXKD

- Đào tạo chuyển giao công nghệ chuyên ngành DK

- Nghiệp vụ quản lý - kinh tế Dầu khí cho cán bộ trung cao cấp

- Đào tạo SV đại học chuyên ngành Dầu khí từ năm thứ 3 - sinh viên tài năng

- Đào tạo chuyên gia, sau đại học


4

Các cơ sở ĐT của đơn vị


Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị

Với những quan điểm phát triển NL đã nêu ở trên, trong những năm tới ngành dầu khí cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện cơ sở đào tạo, để chủ động đào tạo và phát triển NL

Xây dựng và phát triển Trường Đại học Dầu khí đồng bộ, hiện đại theo chuẩn quốc gia và quốc tế, đào tạo đa cấp, đa ngành và đào tạo liên thông từ cấp thấp lên cấp cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển NL cho ngành Dầu khí Việt Nam và một phần cho xã hội. Kết hợp đào tạo với dịch vụ kỹ thuật và sản xuất kinh doanh để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ cán bộ giảng viên, học sinh sinh viên, đồng thời tạo nguồn thu để tái đầu tư cho công tác đào tạo và từng bước tự chủ về mặt tài chính.


Mục tiêu chiến lược tổng quát của Trường Đại học Dầu khí, các loại hình đào tạo và mục tiêu cụ thể của từng loại hình đào tạo đó như sau:

Mục tiêu cụ thể:

a) Về đào tạo công nhân kỹ thuật:

Tiếp tục duy trì và phát triển loại hình đào tạo nghề chất lượng cao theo hai cấp độ: Trung học nghề và Cao đẳng nghề theo luật dạy nghề sắp ban hành . Đặc biệt, quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Dầu khí và của nền kinh tế - xã hội. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của ngành bằng hình thức đào tạo theo địa chỉ và đào tạo đúng mục đích của người sử dụng. Phương châm của loại hình đào tạo này là đào tạo đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển của ngành và của khách hàng. Chương trình đào tạo có khả năng liên thông với bậc đào tạo đại học.

b) Về đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án và công trình trọng điểm của Tập đoàn và của nhà nước:

Với mục tiêu chủ động đáp ứng nhu cầu về NL cho các dự án mới của Tập đoàn Dầu khí. Trên cơ sở chiến lược phát triển của ngành, Trường phải chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cụ thể NL vận hành đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng dự án theo tiêu chí tăng nhanh tỷ trọng đào tạo loại hình này tại Trường để giảm chi phí đầu tư ban đầu của dự án. Đồng thời tiến tới giảm thiểu tối đa lượng học viên gửi đi nước ngoài đào tạo kể cả lý thuyết và thực hành.

Ngoài ra, Trường phải trở thành nơi cung ứng và thực hiện các chương trình đào tạo nhập ngành, chương trình đào tạo trước tuyển dụng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí.

Chất lượng NL là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các dự án, là yếu tố lâu dài đảm bảo công tác vận hành an toàn, hiệu quả của nhà máy công trình. Vì vậy, việc rút kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho các dự án đã thực hiện và đề ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại là chìa khoá để đảm bảo sự hình thành công cho các dự án tiếp theo. Từ thực tiễn những tồn tại rút ra trong quá trình triển khai các dự án trước đây, một số giải pháp khắc phục được đề xuất như sau:


- Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, chủ đầu tư hoặc các Ban quản lý dự án cần quan tâm, chú trọng ngay đến công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực để tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng nhà máy công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do mỗi dự án có một đặc thù riêng nên việc xây dựng tổng sơ đồ nhân lực và hệ thống tiêu chuẩn chức danh cần sớm được quan tâm, hoàn thiện.

b. Để tạo thế chủ động trong công tác tuyển dụng nhân lực, đảm bảo đủ số lượng và yêu cầu về chất lượng, ngay từ khi lập báo cáo tiền khả thi, chủ đầu tư hoặc các ban quản lý dự án cần có kế hoạch đặt hàng đào tạo, ký thoả thuận với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong nước trong đó ưu tiên đặt hàng đối với các cơ sở đào tạo của Tập đoàn để chuẩn bị nguồn dự tuyển có chất lượng, đúng ngành nghề, đặc biệt là những ngành nghề đặt thù.

- Xây dựng chế độ chính sách hợp lý để thu hút, tuyển dụng nhân lực có trình độ cao về làm việc cho dự án. Phân công, điều động, luân chuyển những cán bộ có kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực để phục trách và tham gia vào công tác chuẩn bị nhân lực cho dự án.

- Tổ chức học hỏi kinh nghiệm từ các dự án tương tự ở trong và ngoài nước, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà tư vấn có kinh nghiệm, các cơ sở đào tạo có năng lực để xây dựng một kế hoạch tổng thể về tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho dự án một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng, phù hợp. Xây dựng các quy chế có liên quan đến công tác tuyển dụng và đào tạo. Cần lưu ý đến yếu tố đầu vào, đầu ra và hệ số dự phòng nhân lực để cho phép thực hiện sàng lọc trong quá trình tuyển dụng và đào tạo. Cần lưu ý đến thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam khi đàm phán hợp đồng với tổng thầu EPC. Phối hợp chặt chẽ với tổng thầu trong các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá sau đào tạo để lựa chọn được đội ngũ nhân lực tốt nhất tham gia quá trình đào tạo tại công trường, giám sát lắp đặt và chạy thử nhà máy.

- Thực hiện lựa chọn các cơ sở đào tạo có năng lực, có kinh nghiệm thông qua chỉ định hoặc đấu thầu để xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với từng chuyên ngành, vị trí chức danh của nhà máy công trình. Tổ chức góp ý, phản biện, thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo để hoàn thiện về nội dung, thời lượng và tiến độ đào tạo. Chủ đầu tư hạơc Ban quản lý dự án cần lưu ý cung cấp đầy đủ các tài


liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ, thiết bị của nhà máy công trình để công tác xây dựng chương trình đào tạo và biên soạn giáo trình sát với thực tế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực đúng thời điểm, phù hợp với tiến độ chung của dự án, đảm bảo theo đúng quy trình, quy định, các tiêu chí đề ra để tuyển chọn được đội ngũ nhân lực tốt nhất cho dự án. Ưu tiên tuyển dụng nhân lực tại chỗ của địa phương và nhân lực đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Tập đoàn.

- Tiến hành tổ chức đào tạo nhân lực theo đúng kế hoạch, chương trình đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, cập nhật tiến độ và những thay đổi của dự án để điều chỉnh kịp thời kế hoạch đào tạo. Kiên quyết sàng lọc những học viên có kết quả học tập kém, thiếu ý thức kỷ luật, đồng thời phải có biện pháp để thu hồi chi phí đào tạo.

- Tăng cường đầu tư về nguồn lực nâng cao trình độ cho giảng viên và bổ sung nâng cấp trang thiết bị đào tạo, hệ thống cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo của Tập đoàn. Xây dựng hệ thống chuyên gia trong các lĩnh vực, đặc biệt quan tâm đến nguồn lực chất xám từ các cán bộ lâu năm, giàu kinh nghiệm, các cán bộ hưu trí của Tập đoàn để đào tạo nhân lực cho các dự án.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cán bộ chủ chốt của nhà máy công trình. Sử dụng tối đa hình thức đào tạo nội bộ để nhân rộng kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm trong đng nhân lực dự án. Cần có cơ chế khuyến khích lực lượng kỹ sư có kinh nghiệm tham gia đào tạo kèm cặp cho lực lượng nhân lực vận hành mới tuyển dụng.

- Tận dụng triệt để các hệ thống nhà máy, công trình đã xây dựng của Tập đoàn để tổ chức đào tạo kèm cặp, đào tạo OJT cho đội ngũ nhân lực mới, theo đúng vị trí chức danh công việc. Nếu phải cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài cũng chỉ nên lựa chọn cử những cán bộ chủ chốt key person , đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để đảm bảo hiệu quả đào tạo.

- Nội dung trọng tâm công tác đào tạo

+ Phù hợp với các kiến thức, kỹ năng yêu cầu như nêu trên, tuỳ thuộc vào tổ chức của đơn vị quản lý dự án, tuỳ thuộc vào cơ chế tuyển dụng nhân sự mà có thể định hướng một số khoá đào tạo, học hỏi như sau:




-Kiến thức tổng hợp và kỹ năng về quản lý dự án:

Các hình thức đào tạo:

- Tổ chức khoá đào tạo chức danh giám đốc dự án Project manager theo chuẩn quốc tế;

- Tổ chức khoá đào tạo về quản lý dự án theo thông lệ quốc tế cho các nhân sự tham gia quản lý dự án;

- Tổ chức các khoá hướng dẫn về sử dụng công cụ, phần mềm quản lý dự án;

- Tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề;

- Học hỏi qua công việc;

- Học hỏi thông qua đọc sách, tạp chí.


- Kiến thức về

lĩnh vực chuyên ngành dự án:

Các hình thức đào tạo:

- Tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành

- Học hỏi qua công việc

- Học hỏi thông qua đọc sách, tạp chí, tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngành

- Hiểu biết về môi trường dự án trong nước và quốc tế:

Các hình thức đào tạo:

- Tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên ngành

- Học hỏi qua công việc

- Học hỏi thông qua đọc sách, tài liệu.


- Kỹ năng và kiến thức chung về quản lý:

Các hình thức đào tạo:

- Tổ chức khoá đào tạo về kiến thức tài chính, kế toán cho lãnh đạo;

- Tổ chức khoá đào tạo về các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế;

- Học hỏi qua công việc;

- Học hỏi thông qua đọc sách, tài liệu


- Kỹ năng về con người:

Các hình thức đào tạo:

- Tổ chức khoá đào tạo về kỹ năng lãnh đạo và quản lý;

- Tổ chức khoá đào tạo về kỹ năng đàm phán và thương lượng;

- Học hỏi qua công việc.


+ Ngoài ra, còn có hình thức đào tạo thông qua việc tổng kết và đưa ra các bài học kinh nghiệm ngay khi kết thúc từng dự án.

Các hình thức đào tạo nêu trên là các hình thức đào tạo thông thường được nhiều đơn vị, ban quản lý dự án thực hiện. Các hình thức này đem lại cho từng cá nhân, từng thành viên dự án những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, để vận dụng được các kiến thức, các kỹ năng này vào thực tế dự án và đóng góp thiết thực cho tổ chức, các hình thức trên cần được áp dụng kết hợp với mô hình học hỏi đa cấp như trình bày dưới đây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022