là giới tính nữ thường có hạn chế ảnh hưởng đến công việc do độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ, công việc nội trợ…. Độ tuổi thể hiện kinh nghiệm, bản lĩnh nhiều nhất là những người trên 40 tuổi nhưng thể lực có thể giảm sút hơn so với NNL có độ tuổi dưới 40, độ tuổi này có thể có sự trải nghiệm ít so với tuổi trên 40 nhưng bù lại có thể lực tốt, có khả năng xông pha tốt.
Riêng ngành CNCBG, đặc biệt là các công nhân đứng máy cưa, xẻ cần tương ứng chiều cao máy và chiều cao người sử dụng máy. Thể chất thể hiện tiềm năng sức khỏe của con người, thể hiện một phần mức độ năng động và khả năng giải quyết công việc. Công nhân ngành gỗ tiếp xúc với bụi gỗ, sơn công nghiệp, hóa chất,…và tư thế làm việc đều có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của họ. Do đó, thể chất tốt làm giảm khả năng mắc bệnh nghề nghiệp, làm cho CLNNL được đảm bảo hơn.
1.2.1.3. Tâm lực
Tâm lực của NNL bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của NNL.
- Thái độ làm việc chính là ý thức của NNL trong quá trình làm việc. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân. Khi đứng trong một tổ chức, họ buộc phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định. Tuy nhiên, không phải bất cứ một người nào cũng đều có ý thức, trách nhiệm và sự tự giác tuân thủ các quy tắc và nội quy làm việc triệt để. Đặc biệt, khi văn hóa DN không được quan tâm, các cấp quản trị trong DN không thật sự chú ý kiểm soát các hoạt động thì thái độ làm việc của công nhân có thể bê trễ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, chất lượng SP. Ngành CNCBG có nhiều công đoạn SX, chỉ cần một công đoạn nào đó người công nhân có thái độ làm việc không đúng mực, có thể ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí làm việc chung, đến công đoạn SX tiếp theo, chất lượng SP, tiến độ hoàn thành…. Vì vậy, ngoài các nhóm tiêu chí về trí lực, thể lực thì thái độ làm việc là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến CLNNL trong DN.
- Tâm lý làm việc là vấn đề nội tâm chủ quan của cá nhân mỗi người trong DN. Tâm lý làm việc có thể chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan dẫn đến nội tâm chủ quan có thể là: chế độ thù lao
của DN, đánh giá sự thực hiện công việc, bầu không khí làm việc tại nơi làm việc, thời gian làm việc, bản thân công việc, khả năng mắc bệnh nghề nghiệp… Các yếu tố chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào khí chất, tính cách của mỗi người. Tuy nhiên, khuôn khổ và nội quy của DN là hàng rào để họ thực hiện chức trách và nhiệm vụ theo lý trí và tư duy khoa học. Đối với NNL trực tiếp ngành CNCBG, ngoài các yếu tố khách quan và chủ quan nói chung, nơi làm việc và tính mùa vụ trong SX hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của NNL.
Như vậy, thái độ làm việc là những hành vi biểu hiện bên ngoài, tâm lý làm việc là những cảm xúc bên trong con người. Khi cảm xúc biến động khiến tâm lý làm việc biến động theo và ảnh hưởng đến thái độ làm việc của NNL, làm thay đổi hành vi trong LĐ của NNL. Khi NNL kiểm soát được hành vi của bản thân, nghĩa là kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng biểu hiện bằng thái độ, bằng hành vi đúng đắn là thể hiện NNL có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định và phần đó được coi là có chất lượng về mặt tâm lực.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thức Tiễn Về Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Các Doanh Nghiệp
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 6
- Cách Phân Loại Và Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 9
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Clnnl Trong Các Dncncbgvn
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Doanh Nghiệp Hàn Quốc
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
- Khả năng chịu áp lực công việc là tiềm năng ẩn chứa trong mỗi cá nhân con người. Đó là sự bền bỉ của con người trong công việc cả về trí lực và thể lực. Trí lực là cơ sở để NNL có khả năng chịu áp lực, nhưng thể lực là điều kiện cần thiết không thể thiếu để con người giải quyết công việc hàng ngày và kéo dài thời gian làm việc nếu có yêu cầu.
Các yếu tố thuộc tâm lực có liên quan chặt chẽ đến văn hóa (VH) DN. Xuất phát từ VH truyền thống của dân cư trong một nước có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, suy nghĩ, lề thói, cách sống… tạo nên VH, đạo đức của con người, những hành vi và thái độ thể hiện tại nơi làm việc thường biểu hiện khía cạnh phẩm chất đạo đức. Tuy có ảnh hưởng của VH toàn cầu, trình độ và sự nhận thức giúp con người có thể kiểm soát hành vi, nhưng không phải bất cứ tình huống nào, thời điểm nào con người cũng kiểm soát được. Do đó, nhóm tiêu chí thuộc về phẩm chất đạo đức của NNL là rất khó đánh giá, khó đưa ra một công thức hay một nhận định hay có thể lượng hóa được. Trong mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh lại có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá về CLNNL, có
tiêu chí về phẩm chất đạo đức của con người nhưng không thể luôn ứng dụng, luôn khách quan trong mọi tình huống.
Thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học trước đó, tác giả mạnh dạn đưa ra các tiêu chí dùng làm thước đo đánh giá CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại VN. Từ hệ thống các tiêu chí đó, có thể coi đó là căn cứ, cơ sở để nâng cao CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại VN.
(1) Trí lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu:
- Trình độ học vấn; Trình độ chuyên môn: tỷ lệ đào tạo nghề trước khi vào DN và sau khi vào DN; Kỹ năng: nghề nghiệp, làm việc theo nhóm, thiết kế sản phẩm, hiểu biết hóa chất của ngành chế biến gỗ; Thâm niên trong nghề, được tính như sau:
Tỷ lệ NNL có trình độ học vấn (chuyên môn, kỹ năng, thâm niên nghề) loại i
Số lượng NNL có trình độ học vấn (chuyên
môn, kỹ năng, thâm niên nghề) loại i
= (x 100)
Tổng số NNL
(2) Thể lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu
- Thể chất (độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng) được tính theo công thức:
Tỷ lệ NNL theo tuổi
(giới tính,chiều cao hoặc cân nặng) loại i =
Số lượng NNL theo độ tuổi (giới tính, chiều cao, hoặc cân nặng)
Tổng số NNL
x 100
- Mức độ cân đối của thể lực có thể sử dụng công thức tính BMI (Body Mass Index):
cân nặng BMI = (Chiều cao)2
Đối với nam: 20≤ BMI≤25
Đối với nữ: 18≤MBI≤23
- Sức khỏe (không có các bệnh thường mãn tính, không có tình trạng ốm đau, tần suất khám bệnh, loại thuốc dùng khi bị ốm, mức độ giảm cân, nguyên nhân giảm cân, tần suất xảy ra tai nạn LĐ) được tính theo công thức:
Tỷ lệ người có sức khỏe loại i =
Số lượng NNL có sức khỏe loại i
Tổng số NNL
(x 100)
(3) Tâm lực được thể hiện thông qua: Thái độ làm việc (Tần suất: nghỉ làm, xin
phép khi nghỉ làm, đi làm muộn, bỏ nơi làm việc trong giờ làm, tán gẫu trong giờ
làm, tiếp khách trong giờ làm, tranh cãi tại nơi làm việc); Tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc (sẵn sàng tăng ca, nhiệt tình trong công việc, tự chủ khi gặp khó khăn) của NNL trong các DNCNCBGVN.
Tỷ lệ NNL có thái độ
làm việc (có khả năng chịu áp lực) loại i =
Tỷ lệ NNL có thái độ làm việc (có khả năng chịu áp lực) loại i
Tổng số NNL
x 100
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
1.3.1. Những yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Xu thế hội nhập quốc tế
Sự hội nhập quốc tế các mặt của đời sống diễn ra với tốc độ nhanh chóng dẫn đến sự chênh lệch về sự hiểu biết của người học giữa các quốc gia. Từ hệ thống đào tạo đến các chương trình đào tạo các ngành trong nền KTXH không thống nhất làm nhận thức của người học giữa các trường tại các quốc gia cũng khác nhau. Đó là một nguyên nhân khiến CLNNL được đào tạo trong nước với nước ngoài còn một khoảng cách khá lớn so với CLNNL của các quốc gia khác.
Cơ cấu các ngành trong nền KT khiến tỷ trọng NNL tham gia trong các ngành cũng là một nguyên nhân chúng ta cần tái cấu trúc lại nền kinh tế. Tỷ lệ NNL tham gia trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp vẫn chiếm hơn 60% và hầu hết chưa qua đào tạo bài bản[4]. Cách thức SX chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, phương tiện SX thủ công và dùng sức người là chính. Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ trong SX nông nghiệp thấp, trong khi xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh và tần suất lớn. Điều đó khiến cho năng lực cạnh
tranh NNL VN quá thấp khi đứng chung trong một sân chơi toàn cầu. (Ngân hàng thế giới đánh giá: CLNNL của Việt Nam đạt 3,79/10điểm. Chỉ số cạnh tranh NNL Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng[117])
Cuộc sống của con người không chỉ bao gồm các khía cạnh KT và các hoạt động KT tạo ra của cải vật chất phục vụ con người. Phần không thể thiếu đó là đời sống văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, nửa cuộc sống này của con người không đứng
tách riêng, không đo, đếm được bằng các số liệu thống kê như số liệu kinh tế. VH biểu hiện xen kẽ trong tất cả các hoạt động của đời sống con người, kể cả các hoạt động KT. Trong khi xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa không chỉ trên lĩnh vực khoa học và công nghệ mà diễn ra ở hầu hết các mặt của đời sống KTXH. Xu hướng toàn cầu hóa khiến con người với những góc nhìn khác nhau có quan điểm và cách tiếp nhận khác nhau đối với mỗi vấn đề của đời sống KTXH. VH truyền thống vùng và tư tưởng “không muốn ai hơn mình” làm hạn chế sự hiểu biết và phát triển NNL và là nguyên nhân lớn nhất khiến việc nâng cao CLNNL thêm khó khăn.
Việc học tập và nghiên cứu còn nhiều vấn đề: chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo chưa thực sự phù hợp với hệ thống GD&ĐT trên thế giới. Các chương trình đào tạo và đánh giá học lực của các trường có cùng khối ngành cho từng ngành học cũng không thống nhất. Điều này dẫn đến chất lượng của sinh viên giữa các trường khác nhau và sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngày càng mạnh hơn. Sự cạnh tranh này không phải do bản thân công việc đòi hỏi năng lực giải quyết công việc của người thực hiện, mà một phần do chính sách tuyển dụng, do chế độ đãi ngộ giữa các loại hình DN và các hình thức pháp lý của các DN khác nhau tạo ra sự lựa chọn khác nhau. Điều này dẫn đến hiện tượng người tìm việc chiếm đại đa số trong khi sự toàn cầu hóa và quốc tế hóa tạo nên hiện tượng việc tìm người ngày một nhiều hơn. Vì vậy chất lượng đào tạo cần được quan tâm làm khởi nguồn cho một NNL có chất lượng cao trong XH.
Trong nền KT tri thức, tri thức của con người kết hợp với công nghệ hiện đại trở thành yếu tố lợi thế cạnh tranh không chỉ của một ngành mà của cả quốc gia và là yếu tố quan trọng nhất so với vốn tài nguyên và LĐ cơ bắp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến con người trở nên hiểu biết hơn, văn minh hơn. Trong điều kiện đó, sự phát triển của ngành sẽ phụ thuộc khai thác, duy trì, sử dụng và sáng tạo ra tài nguyên của NNL thay vì dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có. Có được nguồn tài nguyên là một lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của một ngành hoặc một quốc gia. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng sẵn có tài nguyên để khai thác, vì thế cần nâng cao sức sáng tạo của NNL, nâng cao CLNNL để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với khía cạnh kinh tế: ngày càng nhiều hơn các tập đoàn KT, các DN lớn được hình thành và có những động thái chi phối thị trường toàn cầu. Các tổ chức KT quốc tế được thành lập và các quốc gia mất dần quyền lực điều tiết các tập đoàn KT, quyền lực chuyển dần về các tổ chức đa phương quốc tế trong việc đưa ra các hiệp định thương mại, thuế quan và các hành vi giao thương quốc tế khác. Khi các tập đoàn KT quốc tế có tiềm lực và sức mạnh không chỉ chi phối thị trường về hàng hóa và dịch vụ cung ứng, mà còn thu hút sự tham gia của NNL giỏi; các chính sách đãi ngộ NNL luôn hấp dẫn và kéo sự tập trung chất xám về phía các tổ chức đó.
Với khía cạnh văn hoá, xã hội: sự giao thoa giữa các nền VH tạo nên các xu hướng và trào lưu văn hóa giữa các quốc gia, các vùng được đan xen. Mỗi cá nhân trong XH được tiếp xúc với nhiều hình thái VH, nhiều nền văn minh khác nhau và tạo ra những quan điểm cá nhân và phong cách sống đa dạng. Toàn cầu hóa còn giúp con người hiểu biết rộng hơn, sâu hơn các vấn đề về cuộc sống, những vấn đề toàn cầu, những cơ hội và thách thức trong cuộc sống không chỉ với riêng các cá nhân mà với từng ngành, từng quốc gia khác nhau về nguồn thông tin; về sự tiếp cận với các vấn đề quốc tế dễ dàng hơn; về các hoạt động và tham quan du lịch và giao lưu VH toàn cầu; sự tiếp cận tri thức thế giới; giao lưu thương mại đa phương; tự do cá nhân; nghiên cứu và học tập qua các ngôn ngữ…
Với khía cạnh điều kiện tự nhiên: các vấn đề về môi trường toàn cầu đang đặt ra cho các quốc gia những mối quan tâm chung về khí hậu, ô nhiễm môi trường và nguồn nước sạch. Những vấn đề chung này khiến các quốc gia cần có các thỏa hiệp chung để bảo vệ môi trường chung thế giới. Những vấn đề này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động SXKD của các DN, các chiến lược dài hạn của DN và vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu.
Về khía cạnh chính trị: toàn cầu hoá làm cho mỗi cá nhân có khả năng tiếp thu kiến thức, hiểu biết về văn hóa, XH và KT của nhiều quốc gia khác nhau. Điều này làm tăng lên các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi người trong tìm kiếm việc làm, xu hướng trính trị và khả năng hoạt động trong tại các lĩnh vực khác nhau. Mỗi thể chế chính trị của các quốc gia lại có những đặc điểm riêng, có những thế mạnh và sự can thiệp nhất định vào hệ thống
chính trị chung toàn cầu nhưng không thể can thiệp hay xử lý được các thách thức mang tính toàn cầu, điều này có thể dẫn đến xu hướng dân chủ, tự do trong cách thức và thể thức tham gia các đảng phái chính trị chung trên toàn thế giới. Điều đó dẫn đến việc sự tham gia của các đảng phái chính trị quốc tế đến sự hoạt động của các DN trong các ngành KD khác nhau, đặc biệt là các ngành có thế mạnh và có khả năng sinh lời cao, tạo ra siêu lợi nhuận trong các quốc gia khác nhau.
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời sống của cộng đồng dân cư trên thế giới và VN để chúng ta có thể thấy rằng, tự do hóa thương mại là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Đó là việc mở rộng trao đổi thương mại về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tài nguyên, NNL và thông tin giữa các vùng, các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Các dòng chảy đầu tư tìm kiếm lợi nhuận luôn tìm đến các vùng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Vì vậy các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN luôn kéo theo sự di chuyển tri thức, khoa học công nghệ. Thực hiện chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực có thể làm dịch chuyển cơ cấu đầu tư và phát triển của VN. Điều này dẫn đến nhu cầu NNL có chất lượng cao đối với các khu vực được chuyển giao công nghệ, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các vùng KT và kích thích nhu cầu đào tạo và phát triển NNL, buộc NNL lực phải có kiến thức và hành vi để đáp ứng. Thị trường LĐ trong nền KT thị trường ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với NNL. Do vậy, xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã, đang và sẽ tạo ra nhiều thay đổi, nhiều cơ hội và thách thức với NNL không chỉ trong một ngành mà với tất cả các ngành nghề trong nền KT toàn cầu đó.
1.3.1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam
Chiến lược phát triển KTXH của VN trong bất cứ giai đoạn nào cũng để cập đến việc phát triển con người, trong đó nhấn mạnh phát triển NNL trong xây dựng và phát triển đất nước. Trong việc phát triển NNL và nâng cao CLNNL, chiến lược hàng đầu vẫn là giáo dục và đào tạo. Từ năm 1979, Đại hội Đảng quyết định cải cách giáo dục, coi giáo dục là vấn đề quan trọng của đất nước trong phát triển nguồn lực con người, nâng cao sức mạnh đất nước qua GD&ĐT, nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng dân cư, chăm sóc sức khỏe và kiến thức cộng đồng. Với tư tưởng đó và thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch, công tác GD&ĐT tiếp tục được nhấn mạnh trong
các kỳ Đại hội V, VI, VII, VIII, IX, X và XI. Chiến lược phát triển dài hạn NNL đã đề cập đến kiến thức về giới tính, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các chương trình giáo dục học sinh tiểu học, phổ thông và tạo điều kiện cho quá trình học tập suốt đời cho công dân. Các chương trình giáo dục chuyên nghiệp được chú trọng đào tạo NNL có chuyên môn, tay nghề và khả năng cạnh tranh với NNL trong khu vực và thế giới. Hiện nay, Đảng ta khẳng định GD&ĐT tiếp tục được coi là quốc sách hàng đầu vì chiến lược phát triển NNL quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta đã đề ra các chính sách nâng cao CLNNL một cách có hệ thống. Phát triển NNL thực chất là phát triển nguồn vốn con người phải được quan tâm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời một cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực và thể lực, các phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn, văn hóa... Phát triển NNL phải gắn với nhu cầu LĐ kỹ thuật ngoài XH của thị trường LĐ trong và ngoài nước, phù hợp từng vùng địa lý KT. Phát triển các hình thức đào tạo kết hợp giữa các trường chuyên nghiệp với các cơ sở SX, dịch vụ, các DN. Cơ cấu lại hệ thống đào tạo NNL theo hướng đa dạng hóa, phát triển các loại hình đào tạo NNL chất lượng cao. Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo. XH ngày càng phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước quan tâm đến con người, đầu tư vào con người: hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục để nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong XH hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người trong phát triển kinh tế XH. Bản thân mỗi thành viên trong XH cũng nhận thức được điều đó và quan tâm tới con người ngay từ khi nhen nhóm hình thành một sự sống, tuổi ấu thơ và tới tuổi trưởng thành. Việc chăm sóc sức khỏe cho giới nữ được quan
tâm hơn trong mọi ngành nghề, nhất là những nghề nặng nhọc và độc hại.
1.3.1.3. Nhu cầu thị trường lao động
Ngày nay thị trường SP đồ gỗ phong phú và đa dạng không chỉ về các loại SP, mà mỗi dòng SP lại đa dạng về mẫu thiết kế, màu sắc, sự pha trộn chất liệu… nhằm phục vụ tối đa nhu cầu, sở thích riêng biệt của người tiêu dùng. Tâm lý người tiêu dùng không thích các SP có sự đồng nhất nên các DN luôn phải tìm ra sự riêng biệt cho SP. Người tiêu dùng không thích tất cả các đặc điểm của SP mà chỉ những đặc tính làm họ hài lòng, phù hợp khả năng thanh toán họ mới quyết định mua. Đặc biệt,