Số Lao Động Được Đào Tạo Kỹ Năng Mềm Năm 2020

ty vẫn thiếu người có thâm niên, tay nghề lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công xây dựng.

Đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo của Công ty Cổ phần xây lắp 1 - Petrolimex được thể hiện ở Bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo



Chỉ tiêu

2018

2019

2020

Số

lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

Trên Đại học

97

28.5

113

32.2

133

36.9

Đại học

161

47.6

143

40.7

122

33.9

Cao đẳng

61

18

66

18.9

67

18.6

Trung cấp nghề

20

5.9

29

8.2

38

10.6

Chưa qua đào tạo

0

0

0

0

0

0

Tổng số

339

100

351

100

361

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Qua bảng 2.2 trên, ta thấy nguồn lao động tại Công ty Cổ phần xây lắp 1 - Petrolimex được đào tạo rất cơ bản. Tỷ lệ đào tạo cao học tăng đều mỗi năm - năm 2018: 28,5%; năm 2019 tăng 3,7% so với năm 2018, năm 2020 tăng 4,7% so với năm 2019. Số qua đào tạo từ trung cấp trở lên ngày càng tăng và ở Công ty Cổ phần xây lắp 1 – Petrolimex không có lao động không qua đào tạo. Số lao động trung cấp nghề phần lớn là công nhân xây dựng, các nhân viên lái xe, …

Với tỷ lệ cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, Công ty Cổ phần xây lắp 1

– Petrolimex sẽ thuận lợi trong việc phát triển theo định hướng kinh doanh trong thời gian tới.

2.2.1.2. Kỹ năng bổ trợ

Để người lao động có thể sử dụng hiệu quả các kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế thì những kỹ năng bổ trợ là hết sức quan trọng. Công ty đã đưa ra một số kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm cần thiết phải có đối với người lao động như: trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình…

- Kỹ năng tin học

Kỹ năng về tin học là yếu tố quan trọng và hỗ trợ người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo bảng tổng hợp của phòng Tổ chức - Hành chính, bộ phận lao động gián tiếp, tỉ lệ có chứng chỉ tin học năm 2020 tỉ lệ này là 95% chiếm tỉ trọng lớn trong công ty. Lực lượng lao động gián tiếp trong công ty đa phần đều sử dụng thành thạo máy vi tính, các phần mềm ứng dụng và mạng internet. Sở dĩ, nguồn nhân lực của công ty có trình độ tin học cao như vậy là do đặc thù công việc của công ty ứng dụng rất nhiều các phần mềm tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động quản lý của công ty nên người lao động bộ phận gián tiếp cũng phải có kỹ năng về tin học tốt.

- Kỹ năng ngoại ngữ

Tại Công ty Cổ phần xây lắp 1 – Petrolimex, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yếu tố bắt buộc và đang được ban lãnh đạo chú trọng rất nhiều trong những năm gần đây. Với tỷ lệ 35% người lao động trong công ty sử dụng được ngoại ngữ là một tín hiệu đáng mừng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

- Kỹ năng mềm

Ngoài các kỹ năng đã được đề cập ở trên, còn có các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian… Theo số liệu tổng hợp của phòng Tổ chức – Hành chính cho thấy công ty cũng đã rất quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động. Cụ thể iểu đồ 2.1 cho thấy số lượng người lao động được đào tạo kỹ năng mềm năm 2020 như sau:

Biểu đồ 2 1 Số lao động được đào tạo kỹ năng mềm năm 2020 Nguồn Phòng 1

Biểu đồ 2.1 Số lao động được đào tạo kỹ năng mềm năm 2020

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Theo biểu đồ 2.1, số người lao động trong công ty được đào tạo các kỹ năng mềm cụ thể là: kỹ năng làm việc nhóm (có tỷ lệ 58% người được đào tạo), kỹ năng quản lý thời gian (có tỷ lệ 21% người được đào tạo) và kỹ năng thuyết trình (có tỷ lệ 29%). Các kỹ năng này cũng đã được người lao động vận dụng vào công việc khá hiệu quả.

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực về thể lực

Về thể hình: Theo số liệu của phòng Tổ chức - Hành Chính thì chiều cao và cân nặng trung bình của nam giới trong công ty là 168cm-65kg, của nữ giới là 1m58-49kg. Với chiều cao, cân nặng trung bình của lao động trong công ty so với các doanh nghiệp trong nước thì có sự tương đồng, nhưng so với lao động các nước trong khu vực là yếu thế hơn, đây là một hạn chế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Về sức khỏe: Lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần xây lắp 1 – Petrolimex là thuộc loại hình đặc thù, do đó yêu cầu về sức khoẻ của người lao động là rất cao và được kiểm soát chặt chẽ qua khâu tuyển dụng lao động (phải đảm bảo sức khỏe tốt), do đó mặt bằng chung của công ty là rất tốt. Mặt khác, công tác chăm sóc sức khoẻ của Công ty Cổ phần xây lắp 1 – Petrolimex được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên, công tác bảo vệ sức khoẻ cho người lao động được đặc biệt quan tâm.

Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức - Hành chính năm 2020, tình hình sức khỏe của người lao động như sau:

Bảng 2.3 Phân loại sức khỏe của cán bộ công nhân viên tại công ty năm 2020

STT

Tình trạng sức khỏe

Nam

Nữ

Tổng

Người

%

Người

%

Người

%

1

Loại I (Rất khỏe)

107

31.56

73

20.80

97

26.87

2

Loại II (Khỏe)

176

51.92

253

72.08

220

60.94

3

Loại III (BT)

38

11.21

24

6.84

34

9.42

4

Loại IV (Yếu)

19

5.60

0

0

11

3.05

5

Tổng số lao động

339

100

351

100

361

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Ghi chú:Loại I: Rất khoẻ; Loại II : Khoẻ; Loại III: Trung bình;

Loại IV: Yếu; Loại V: Rất yếu.

Số liệu bảng 2.3 cho thấy tình hình sức khoẻ của người lao động tại công ty

khá tốt. Tỷ lệ người lao động đạt sức khoẻ loại II (Khoẻ) là cao nhất chiếm 60.94% tổng số lao động. Tỷ lệ người lao động đạt sức khoẻ loại I (Rất khoẻ) là 26.87%, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại trung bình là 9.42%; có 3.05% lao động có sức khoẻ loại IV (Yếu) và không có người lao động nào có tình trạng sức khỏe thuộc loại V (Rất yếu).

Trong các năm qua, Công ty đã chú trọng công tác chăm lo sức khỏe, tinh thần cho người lao động thông qua các hoạt động nâng cao thể lực như:

- Định kỳ hàng năm toàn bộ người lao động trong công ty được tổ chức khám sức khoẻ 1lần/năm.

- Công ty còn phối hợp với Công đoàn tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát hàng năm.

- Người lao động ký hợp đồng chính thức có thời gian công tác thực tế 01 năm trở lên sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ phép mỗi năm theo quy định. Nhân viên làm việc trên 05 năm thì mỗi năm sẽ có thêm 01 ngày phép.

- Quan tâm người lao động thể hiện trong Thỏa ước lao động, công tác động viên, thăm hỏi kịp thời đối với cá nhân người lao động khi bị ốm đau; quan tâm chế độ hiếu, hỉ của người lao động cũng được quy định rõ ràng.

Như vậy, sức khỏe của cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần xây lắp 1 - Petrolimex là khá tốt, số lao động có sức khỏe lại I và II chiếm đa số, số lao động có sức khỏe yếu chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu rơi vào những lao động lớn tuổi, sức khỏe kém hoặc người lao động mắc một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ hơn 9% lao động có sức khỏe loại trung bình, cần phải tích cực rèn luyện hơn để tăng cường thể lực để đáp ứng tốt hơn công việc trong điều kiện áp lực công việc ngày càng lớn.

2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực về tâm lực

Xét về thái độ và tinh thần làm việc, Nhìn chung CBCNV công ty là những người có phẩm chất đạo đức tốt, tin tưởng và trung thành với chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, có tinh thần yêu nước; tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, xã hội khá phức tạp, song nhìn chung đại đa số cán bộ công nhân viên công ty luôn vượt lên trên những cám dỗ vật chất tầm thường, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, ngăn chặn tiêu cực ở cơ quan và ngoài xã hội. Có lập trường sống tích cực, tham gia các hoạt động sáng tạo, đóng góp nhiều cho sự phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ

phận cán bộ công nhân viên, việc chấp hành tổ chức, kỷ luật lao động vẫn còn hạn chế, Cụ thể:

Tình trạng đi muộn và về sớm vẫn còn xảy ra tại công ty, vẫn còn tình trạng làm việc riêng trong giờ (đọc báo, vào mạng internet, chơi game..). Vẫn còn tồn tại tâm lý làm việc mong muốn hết giờ khiến cho chất lượng công việc không được đảm bảo, công việc vào cuối giờ phải giải quyết thường để tồn đến hôm sau. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động vẫn còn chưa tốt, dẫn đến các vụ tai nạn lao động tại các Dự án của công ty thi công và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động xảy ra do không thực hiện đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, sự chủ quan, lơ là của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, theo báo cáo của Phòng Tổ chức – Hành chính thì tình hình đã có dấu hiệu tốt dần khi năm 2018 tỉ lệ đi muộn về sớm đã giảm hẳn và số vụ tai nạn lao động cũng giảm tới mức thấp nhất.

Bảng 2.4 - Bảng số liệu về ý thức lao động của lao động trong công ty trong những năm gần đây

Đơn vị: Số vụ



TT


Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Vắng mặt không lý do

31

42

44

38

36

31

2

Đi muộn, về sớm

40

51

60

50

41

45

3

Làm việc riêng trong giờ

51

62

46

55

42

39

4

Rời bỏ vị trí làm việc

12

24

26

14

14

13

5

Tham ô, móc ngoặc với người

ngoài ăn trộm tài sản Công ty


3


3


2


3


3


2


6

Sử dụng máy móc, thiết bị

của Công ty vì mục đích cá nhân


11


10


8


7


6


5


7

Sử dụng lãng phí nguyên

nhiên vật liệu, gây hỏng hóc tài sản


3


3


2


3


3


2

8

Uống bia rượu, hút thuốc lá

khi đang trong giờ làm việc


6


6


5


6


5


3

9

Đánh bạc, tổ chức đánh bạc

trong giờ làm việc

0

2

2

0

1

0

10

Gây gổ, đánh nhau với

đồng nghiệp

7

5

5

4

4

3

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính)

Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy số trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật, vi phạm phẩm chất đạo đức làm việc tăng lên trong năm 2015-2017và từ năm 2018 có xu hướng giảm xuống. Có sự thay đổi tích cực như vậy là bởi công ty đã kịp thời thắt chặt quản lý, giám sát kiểm tra CBCNV trong việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc. Tuy vậy, Công ty vẫn cần phải nâng cao ý thức người lao động cũng như tăng thêm các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm, đặc biệt là đối với các trường hợp làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của công ty, các trường hợp không tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động gây tai nạn nghiêm trọng.

2.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Xây lắp 1 - Petrolimex thể hiện ở cơ cấu giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, cơ cấu theo ngành nghề đào tạo. Cụ thể, cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Xây lắp 1 - Petrolimex như sau:

Theo số liệu về nguồn nhân lực năm 2020 cho thấy có 70 cán bộ nhân viên khối gián tiếp (chiếm 19,39%), số lao động trực tiếp là 291 người chiếm.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo loại lao động


Cơ cấu lao động

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

Gián tiếp

95

28.02

88

25.07

70

19.39

Trực tiếp

244

71.98

263

74.93

291

80.61

Tổng số

339

100

351

100

361

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính)

Số liệu bảng 2.5 cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực của công ty cổ phần Xây lắp 1 -Petrolimex khá hợp lý với tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm đa số và có xu hướng ngày càng tích cực. Cụ thể, năm 2018, số lao động trực tiếp chiếm 71,98%, năm 2019 tăng lên 74,93% và năm 2020 tăng lên hơn 80%. Đây là xu hướng tích cực với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cũng như xu hướng quản trị nhân lực hiện nay. Việc giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, tăng tỷ lệ lao động trực tiếp sẽ làm cho bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí quản lý, nâng cao năng suất lao động của công ty.

Xét về cơ cấu ngành đào tạo, với lĩnh vực hoạt động xây lắp các công trình xây lắp ngành xăng dầu, xây dựng công nghiệp, dân dụng,... nên cơ cấu lao động

của công ty tập trung chủ yếu ở các ngành xây dựng/kỹ thuật, làm việc trực tiếp tại các công trình xây dựng (chiếm tới 49,86%), khối ngành kinh tế, tài chính chiếm 23,82% làm việc chủ yếu ở văn phòng công ty. Cụ thể, xem biểu đồ 2.2 dưới đây:


Biểu đồ 2 2 Cơ cấu lao động chia theo ngành đào tạo Nguồn Phòng Tổ chức – 2


Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động chia theo ngành đào tạo

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

* Số lượng và cơ cấu công nhân kỹ thuật (CNKT) theo ngành nghề

Tính riêng đối với công nhân kỹ thuật thì phần lớn công nhân kỹ thuật của công ty được đào tạo ở ngành xây dựng, một số được đào tạo ở ngành cơ giới, lắp ráp và cơ khí. Trong đó, CNKT xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 56,8%). Với ngành nghề chính là xâp lắp các công trình thuộc ngành xăng dầu và xây dựng dân dụng thì số công nhân kỹ thuật được đào tạo ở ngành xây dựng là chủ yếu là rất phù hợp với đặc thù lĩnh vực nghề của công ty hiện nay. Cụ thể, xem biểu đồ 2.3 dưới đây:

Biểu đồ 2 3 Cơ cấu CNKT chia theo ngành đào tạo Nguồn Phòng Tổ chức – Hành 3

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu CNKT chia theo ngành đào tạo

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

2.3. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn Xây lắp 1 - Petrolimex

2.3.1. Tuyển dụng nhân lực

Với quan điểm của lãnh đạo công ty thì để nguồn nhân lực có chất lượng cao thì ngay từ khâu tuyển dụng cần phải tuyển dụng nhân lực có chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn đặt ra cho ứng viên. Với quan điểm đó, lãnh đạo công ty đã chỉ đạo cho phòng Tổ chức – Hành chính triển khai tốt các hoạt động tuyển dụng để tuyển đúng, tuyển đủ nhân lực cho doanh nghiệp. Theo đó, công ty đã thực hiện xây dựng quy trình tuyển dụng chi tiết, cụ thể từng bước, phân cấp trách nhiệm làm căn cứ triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện xác định nhu cầu tuyển dụng đúng với yêu cầu thực tế. Cụ thể, khi có nhu cầu tuyển dụng các đơn vị làm tờ trình lên giám đốc. Nếu được phê duyệt, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tiến hành tuyển dụng để có đúng, đủ số nhận lực cần tuyển.

Về nguồn tuyển: Công ty thường ưu tiên tuyển dụng nguồn nội bộ cho tất cả các vị trí. Với các vị trí lãnh đạo chủ chốt ban lãnh đạo thì sẽ do hội đồng quản trị quyết định lựa chọn. Đối với quản lý cấp trung được tuyển dụng từ nguồn trong Công ty là chủ yếu. Đây là những người đang làm việc tại Công ty nên họ nắm rõ được tình hình thực tế tại Công ty, không mất thời gian làm quen, hòa nhập, hơn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023