Kiến Nghị Với Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam


hội ngành nghề du lịch trong nước và quốc tế: Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với DNDL trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên để tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp.

- Thiết kế chương trình đào tạo về nghề hướng dẫn có thể đáp ứng Tiêu chuẩn nghề Việt Nam, trong đó xác định rõ các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết đối với các công việc cụ thể trong chương trình học.

- Xác định tỷ lệ hợp lý giữa giờ lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo cung cấp cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết đồng thời rèn luyện các kỹ năng thực hành thực tế cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế. Tăng cường cho sinh viên tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp của các DNLH; Thực tập, sử dụng dịch vụ của các DNLH dưới sự hướng dẫn, quản lý của nhà trường và các DNLH; Tổ chức thực hành các kỹ năng thông qua các chuyến đi thực tế.

- Chú trọng đào tạo rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết, ngoại ngữ và thái độ đối với khách hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích nghi trong môi trường làm việc quốc tế.

Tăng cường đào tạo ngoại ngữ (85% dùng tiếng Anh là chủ yếu) và một số ngoại ngữ khác như Hàn, Nhật, Nga, Trung, Đức... Tăng cường đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng mềm, văn hóa giao tiếp ứng xử, văn hóa vùng miền tại Việt Nam và quốc gia khác...Và đặc biệt cần có những môn học liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Đây có thể coi là môn học khá quan trọng với nghề HDV. Nhưng hiện nay, môn học này ít được quan tâm ở các trường đào tạo du lịch. Vì vậy, trong chương trình đào tạo cần có những nội dung liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cho HDVDL.

Các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành HDVDL thực tập theo tour để học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những HDV kỳ cựu đã nhiều kinh nghiệm trong nghề. Chủ động phối hợp với các đơn vị đào tạo để có nguồn cung ứng lao động; nghiên cứu, dự đoán khách phục hồi theo giai đoạn sau đại dịch để chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp, kịp thời, đảm bảo chất lượng.

4.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Hiệp hội Du lịch Việt Nam hiện đang quản lý Hội hướng dẫn viên Du lịch Việt Nam. Một số kiến nghị với Hiệp hội tập trung vào những ý sau:

- Hội HDVDL Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.


- Tổ chức các hoạt động đào tạo, dịch vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 22

- Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước những chính sách, luật pháp đưa ngành du lịch phát triển.

- Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của Hiệp hội.

- Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành Du lịch về xây dựng, phát triển du lịch, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.


Tiểu kết chương 4

Để các giải pháp nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH tại Hà Nội có cơ sở và có khả năng ứng dụng cao, luận án đã nghiên cứu quan điểm, định hướng phát triển du lịch của Hà Nội, mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Qua đó, đề xuất những định hướng cơ bản nhằm nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030. Những giải pháp được nghiên cứu sinh đề xuất bao gồm: Đổi mới công tác tuyển dụng HDVDL; Tổ chức đào tạo và phát triển nghề nghiệp HDVDL; Cải thiện công tác bố trí và sử dụng HDVDL; Thực hiện các chính sách giữ chân HDVDL; Hoàn thiện đánh giá, xếp loại HDVDL; Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đội ngũ HDVDL ; Nâng cao nhận thức cho HDVDL; Tăng cường quốc tế hóa, xã hội hóa. Ngoài ra nghiên cứu sinh còn đề xuất kiến nghị với Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, các cơ sở đào tạo về du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam trong việc phối hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội.


KẾT LUẬN

Nhân lực là thành phần cốt lõi của mọi doanh nghiệp và nhân lực du lịch có vai trò quyết định cho sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên nâng cao chất lượng nhân lực du lịch nói chung, nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, sở Du lịch Hà Nội, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề cập đến. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng nhân lực du lịch và đưa ra các giải pháp dưới nhiều các góc độ khác nhau. Luận án “Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội” đã kế thừa các công trình đã công bố và cơ bản hoàn thành mục tiêu là đưa ra những giải pháp và kiến nghị đồng bộ nhằm nâng cao nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội.

Thông qua tổng quan các công trình khoa học cùng với tổng hợp lý luận, nghiên cứu sinh đã luận án đã xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch gồm 05 tiêu chí: Kiến thức chuyên môn; kỹ năng nghề nghiệp; thái độ và đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe thể lực; kết quả thực hiện công việc hướng dẫn. Luận án cũng đã nghiên cứu lý thuyết về các hoạt động nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành bao gồm 06 hoạt động: Tuyển chọn hướng dẫn viên du lịch; bố trí và sử dụng hướng dẫn viên du lịch; đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch; đánh giá kết quả thực hiện công việc và các khuyến khích hướng dẫn viên du lịch; phát triển hướng dẫn viên du lịch; tạo môi trường, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi.

Bằng phương pháp thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh đã chỉ ra thực trạng về đội ngũ HDVDL vẫn còn bất cập về cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của các DNLH, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng HDVDL và thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội, qua đó chỉ ra những thành công và hạn chế còn tồn tại về chất lượng HDVDL và các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL.

Từ thực trạng đã phân tích, nghiên cứu sinh đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Đổi mới công tác tuyển dụng HDVDL; Hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo và phát triển nghề nghiệp HDVDL; Cải thiện công tác bố trí và sử dụng HDVDL; Thực hiện các chính sách giữ chân HDVDL; Hoàn thiện đánh giá, xếp loại HDVDL; Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đội ngũ HDVDL; Nâng cao nhận thức đội ngũ HDVDL; Tăng cường quốc tế hóa, xã hội hóa. Ngoài ra nghiên cứu sinh còn đề xuất


kiến nghị với các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề cùng một số cơ quan quản lý nhà nước trong việc phối hợp với DN để nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL.

Kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu và tính cấp thiết về nâng cao chất lượng HDVDL cho các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Luận án cũng là gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong việc xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ các DNLH trong việc quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL. Nghiên cứu sẽ là nền tảng cơ sở để các địa phương khác nghiên cứu, học tập.

Nghiên cứu này thu thập các dữ liệu chủ yếu thông qua báo chí, tài liệu, niên giám thống kê và các báo cáo từ các bộ ngành, cơ quan liên quan. Tuy nhiên, nhiều tài liệu quan trọng liên quan đến các số liệu trong ngành Du lịch nói chung và đội ngũ HDVDL của các DNLH không được phổ biến rộng rãi. Với nguồn tiếp cận tài liệu khó khăn nên các thống kê của nghiên cứu này và tính cập nhật của các chỉ số thống kê chỉ phản ánh được thực tế ở mức độ tương đối, ở những khía cạnh và phương diện cụ thể. Phương pháp phỏng vấn chỉ được tiến hành với số ít các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, chứ chưa tiến hành phỏng vấn trực tiếp với đội ngũ HDVDL của DNLH và khách hàng sử dụng dịch vụ của DNLH. Nghiên cứu mới chỉ điều tra đối tượng là các nhà quản trị của các DNLH dưới góc độ là người sử dụng lao động về chất lượng HDVDL. Trong khi những ý kiến đánh giá về chất lượng HDVDL cần phải nhìn nhận từ nhiều phía. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ, tổng thể ý kiến của tất cả các thành phần có vai trò quan trọng đối với chất lượng của HDVDL. Bên cạnh đó, giới hạn đối tượng phỏng vấn một phần nào đó làm hạn chế kết quả nghiên cứu, về những đánh giá cũng như những giải pháp, kiến nghị.

Mặc dù tồn tại những hạn chế trên, nghiên cứu này vẫn là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa, cung cấp một cách khái quát về thực trạng chất lượng HDVD của các DNLH trên địa bàn. Đồng thời, đề tài cũng mang tính thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để tài đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác nâng cao chất lượng HDVDL cho các DNLH. Trong tương lai, nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽ cố gắng vận dụng các khả năng và hiểu biết của mình để làm rõ những thắc mắc về mặt lý luận. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song chủ đề nghiên cứu tương đối rộng, kinh nghiệm nghiên cứu của nghiên cứu sinh có hạn nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các giảng viên, các nhà khoa học, đồng nghiệp... để nghiên cứu sinh có thể phát triển các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ


1. Vũ Thị Thu Huyền (2016), Đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam trong thực hiện MRA-TP, Tạp chí Thương mại số tháng 5+6/2016.

2. Vũ Thị Thu Huyền (2019), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế nhà nước số tháng 5/2019.

3. Vũ Thị Thu Huyền (2020), Nghiên cứu các tiêu chí cấu thành năng lực nghề hướng dẫn viên du lịch, Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” tháng 7/2020.

4. Vũ Thị Thu Huyền (2021), Ứng dụng công nghệ trong đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 1/2021.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - Hướng dẫn du Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội, Hà Nội, 255 trang.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020”.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch 2011-2020”.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

6. Bộ Y tế, Quyết định số 1613/BYT-QĐ về Tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động, ban hành ngày 15/8/1997, 154 trang.

7. Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

8. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia.

10. Phạm Hồng Chương (2008), Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Kim Diện (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị Phùng (2008), Quản trị doanh nghiệp khách sạn – du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

15. Lê Thị Hồng Điệp (2009), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế trí thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

17. Phạm Văn Đức (2011), “Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4.

18. Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lan (2006), Quản trị học, NXB Tài chính.

19. Vũ Thị Hà (2016), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội, Luận án Học viện khoa học xã hội.

20. Ngô Trung Hà (2017), “Khung năng lực trong đào tạo nhân lực du lịch”, Tạp chí khoa học số 11/2017.

21. Phạm Minh Hạc (2007), Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

23. Trần Xuân Hải và Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tài chính, Hà Nội.

24. Trần Thị Bích Hằng (2007), Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

25. Đinh Thị Hải Hậu (2014), Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.

26. Phạm Xuân Hậu & Nguyễn Văn Sỹ (2015), ‘Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp: Nhiệm vụ then chốt trong PTDL đồng bằng sông cửu long’, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Số 4(69)/2015.

27. Trần Thị Vân Hoa (2009), “Xây dựng năng lực của cán bộ quản lý cấp trung trong các doanh nghiệp”, Tạp chí Quản lý kinh tế, tháng 5 + 6 trang 60 – 65.

28. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2012), ‘Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Sơn La trong tiến trình hội nhập quốc tế’, Kỷ yếu HTKH Quốc gia: “Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập”, NXB Thống kê.

29. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

30. Đinh Trung Kiên (2006), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

32. Hoàng Thị Lan (2020), “Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn hà nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0”, Đại học Thương mại, Hà Nội tháng 7/2020.

33. Nguyễn Doãn Thị Liễu (chủ biên) (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, NXB Thống kê.

34. Nguyễn Văn Lưu (2014), ‘Liên kết tốt để đẩy mạnh phát triển du lịch‘, Kỷ yếu Hội thảo: Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế, 54-62.

35. Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

36. Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

37. Lê Thị Ngân (2004), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

38. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư Pháp.

39. Đỗ Thị Ngọc (2015), Giáo trình Quản trị chất lượng, NXB Thống Kê

40. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt (2012), ‘Nâng cao chất lượng NNLDL các tỉnh Tây bắc giai đoạn 2012 – 2015’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập, NXB Thống kê.

41. Philip B. Crossby (1989), Chất lượng là thứ cho không (sách dịch), NXB Khoa học xã hội.

42. Nguyễn Thế Phong (2010), Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Du lịch 2017, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Phùng Rân (2008), Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ, Trường Cao đẳng Viễn Đông, TP. Hồ Chí Minh.

45. Trần Thị Huyền Thanh (2020), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện khoa học xã hội.

46. Nguyễn Viết Thái (2012), ‘Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của ngành du lịch Sơn La đến năm 2020’, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Đào

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí