Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Hướng Dẫn Viên Du Lịch


gắng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề. Sau khi có kết quả đánh giá cần tổ chức các buổi họp chuyên môn rút kinh nghiệm, nêu rõ những điểm mạnh cần khuyến khích phát huy, những điểm hạn chế phải có hướng khắc phục. Đồng thời kết quả đánh giá cũng là cơ sở để lãnh đạo đưa ra các quyết định về thăng tiến, tiền lương và các chế độ phúc lợi khác. Nếu HDVDL không đảm bảo được công việc, bị đánh tụt hạng và cũng liên đới tới quyền lợi vật chất mà người lao động đó được hưởng.

Đánh giá công việc của HDVDL giúp cho DNLH nắm bắt được thực trạng hiệu quả kinh doanh của DN và chất lượng làm việc của HDVDL. Căn cứ kết quả đánh giá, DN sẽ hiểu rõ những vị trí công việc còn khiếm khuyết, cần có sự bổ sung, khắc phục từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhằm cải thiện chất lượng làm việc của nhân viên như đào tạo, huấn luyện nghề nghiệp, bổ sung hoặc cắt giảm nhân sự ở từng vị trí công việc.

Ngoài yếu tố cần thiết về năng lực, kỹ năng, văn hóa… thì nghề HDV là một nghề vất vả và nguy hiểm, các DNLH, đơn vị quản lý cũng cần nghiên cứu việc tôn vinh người lao động trong quản lý và hướng dẫn du lịch.

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hướng dẫn viên du lịch

Để nâng cao chất lượng HDVDL, các DNLH ngoài việc áp dụng một số các biện pháp quản trị nhân lực trong DN thì việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng góp phần tăng cường chất lượng đội ngũ HDVDL của DN. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn có hiện tượng HDVDL chưa đủ điều kiện làm việc, hoặc cho mượn thẻ, làm “sitting guide”. Một số biện pháp DNLH cần áp dụng để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đó là:

- Kiểm soát về lý lịch

Trong khâu tuyển dụng HDVDL, DN cần kiểm tra kỹ hồ sơ năng lực của HDV bao gồm: bằng cấp về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn HDV, trình độ ngoại ngữ, thẻ hành nghề hướng dẫn, các trình độ chuyên môn khác, thời gian hành nghề HDV, các giải thưởng từ các cuộc thi… DN có thể kiểm tra thẻ HDVDL thông qua website: www.huongdanvien.vn để kiểm tra thẻ của HDVDL là thật hay giả hoặc thông qua hội HDVDL Việt Nam qua website: www.hoihuongdanvien.vn để biết về thẻ của HDVDL và thứ hạng sao của HDVDL nếu HDVDL đó đã thi xét hạng.

Yêu cầu đầu tiên và bắt buộc của nghề HDVDL là người hành nghề HDVDL phải có thẻ HDV (nội địa hoặc quốc tế). Trường hợp người hành nghề HDV không có, không mang hoặc cho mượn thẻ Hướng dẫn trong lúc đang hành nghề thì sẽ bị phạt rất nặng, bị phạt hành chính, thậm chí nặng nhất có thể bị thu hồi thẻ hành nghề.

- Kiểm soát trong quá trình thực hiện công việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.


Trong quá trình sử dụng, cần có các biện pháp để giám sát chặt chẽ, tránh buông lỏng dẫn đến người HDVDL làm sai quy trình, lịch trình hoặc có những hành động sai. Trong một số trường hợp, DN trực tiếp gọi điện cho trưởng đoàn, khách hàng đi tour để kiểm soát chất lượng dịch vụ cũng như HDVDL. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiến hành lắp camera hành trình trên phương tiện vận chuyển khách du lịch để thường xuyên theo dõi giám sát, cũng như cung cấp các căn cứ để xử phạt nếu có hành vi sai phạm.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 21

- Định kỳ qui định tiến hành kiểm tra sát hạch lại đối với HDVDL doanh nghiệp đang sử dụng, nếu không đảm bảo được công việc, bị đánh tụt hạng và cũng liên đới tới quyền lợi vật chất mà người lao động đó được hưởng.

- Hỗ trợ HDVDL

Sử dụng phiên dịch đi kèm HDV, hỗ trợ HDV trong việc giới thiệu và phục vụ khách du lịch. Sử dụng đội ngũ tình nguyện là các học sinh, sinh viên, giáo viên có sử dụng ngôn ngữ ít thông dụng đi kèm với HDV, hỗ trợ HDV trong việc giới thiệu và phục vụ khách du lịch.

- Các công ty, DNDL phải tiến hành giám sát hoạt động của đội ngũ HDV của mình trong suốt chương trình du lịch thông qua các hình thức như thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng, thường xuyên gọi điện trao đổi thông tin về lịch trình của khách trong suốt chương trình du lịch; thông qua ý kiến phản hồi của khách sau khi kết thúc chương trình du lịch hoặc thông qua phản ánh của các đơn vị liên kết như nhà xe, khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan.

Ngoài việc DN tự đánh giá nội bộ thông qua hiệu quả làm việc thì DN cũng cần sử dụng các ý kiến khách hàng để làm một tiêu chí đánh giá đội ngũ HDVDL của DN. Khảo sát ý kiến khách hàng về HDV của các CTLH thì các CTLH trên địa bàn Hà Nội nên có những phiếu đánh giá chất lượng tour trong đó có chất lượng HDV sau mỗi chuyến đi để biết được khách hài lòng hay không hài lòng. Đây là phương pháp phổ biến nhất, đơn giản mà lại dễ dàng biết được khách đang nghĩ gì về sản phẩm du lịch của công ty để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Hình thức phát phiếu có thể bằng giấy hoặc thông qua các hình thức online như sử dụng Google form, Monkey servey, thông qua website của doanh nghiệp hay email…

Kiểm tra, giám sát đội ngũ HDVDL có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng HDVDL của DNLH. Vì trên thực tế DNLH thường sử dụng HDVDL cộng tác nên việc giám sát HDVDL thường gặp nhiều khó khăn hơn so với giám sát HDVDL cơ hữu. Do đó, DNLH cần sử dụng đa dạng các hình thức giám sát cũng như công khai kết quả kiểm tra giám sát cho đội ngũ HDVDL để họ có thể nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện công việc.


4.2.7. Nâng cao nhận thức cho hướng dẫn viên du lịch

Nguồn nhân lực ngành du lịch không ổn định do nhân lực thường xuyên chuyển việc, nghỉ việc. Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành du lịch thường tuyển dụng sinh viên chuyên ngành khác dẫn đến chất lượng phục vụ không đạt yêu cầu và không được duy trì ổn định, nhất là đối với đội ngũ HDVDL không được đào tạo từ chuyên ngành du lịch, chỉ học lớp ngắn hạn để thi lấy thẻ hành nghề. Những HDV mới hoặc chuyển ngành đào tạo thường chưa có kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng tay nghề và chưa nhận thức đúng về nghề nghiệp lâu dài. Tâm lý HDVDL vẫn xem nghề phục vụ là nghề không được tôn trọng trong xã hội nên chỉ làm tạm thời, không gắn bó lâu dài dẫn đến không tâm huyết và không cần trau dồi nâng cao tay nghề. Nhận thức chưa đầy đủ về nghề, về kỳ vọng vào tương lai phát triển nghề. Tại Hà Nội có nhiều DNLH tuy nhiên các DNDL với qui mô nhỏ chiếm phần lớn nên không hấp dẫn và giữ chân HDVDL lâu dài. Bên cạnh, sản phẩm du lịch có đặc trưng mùa vụ cao và thường làm ngoài giờ, ngày lễ, ngày tết nên có những khó khăn riêng đối với HDVDL. Phần lớn các DNLH sử dung HDVDL tự do nên các doanh nghiệp chưa thực hiện định hướng nghề nghiệp nên HDVDL không rõ ràng về tương lai, tiềm năng phát triển của tổ chức, ngành dẫn đến khó gắn bó lâu dài gây trở ngại cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Do đó, các DNLH cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của đội ngũ HDVDL; tạo điều kiện cho HDVDL cơ hữu và công tác tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo của doanh nghiệp, của ngành Du lịch cũng là những biện pháp tích cực để nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ. Tại doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức về du lịch có trách nhiệm cho đội ngữ HDVDL.

Bên cạnh đó, các DNLH nên xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch trong từng doanh nghiệp: tạo điều kiện cho nhân viên mới tìm hiểu về doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình và bộ phận mình sẽ làm việc. Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động.

Các DNLH chú trọng hơn nữa trong việc đa dạng hóa hoạt động, sản phẩm nhằm giảm tính mùa vụ của sản phẩm du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành chủ động khảo sát, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lữ hành chất lượng cao, đảm bảo an ninh, an toàn để cung cấp cho khách du lịch. Phát động chiến dịch chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ lữ hành đảm bảo “chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng”; tạo bước đột phá trong lĩnh vực lữ hành; tổ chức cho doanh nghiệp lữ hành cam kết kinh doanh đúng pháp luật, tạo môi trường du lịch văn minh, đáp


ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đồng thời, bản thân doanh nghiệp cần xây dựng bảng cáo bạch trong đó nêu rõ viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu hàng năm cũng như dài hạn, kế hoạch hành động để thông báo rõ đến người lao động, điều này sẽ tạo tâm lý ổn định và giữ chân người lao động lâu dài. HDVDL cần có ý thức và được khuyến khích tự đào tạo để nâng cao năng lực làm việc, xứng đáng với tưởng thưởng từ tổ chức.

Mặt khác, HDVDL cũng cần tự thay đổi về nhận thức công việc và nhận thức nghề nghiệp. HDVDL phải luôn cập nhật những kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần có đối với vị trí công việc đang và sẽ thực hiện; luôn ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp thông qua việc xác định động cơ rõ ràng, nhận thức tích cực, thái độ và hành vi chuyên nghiệp.

4.2.8. Tăng cường quốc tế hóa và xã hội hóa

Xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch là chủ trương lớn của Nhà nước ta. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” nêu rõ: Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hoá dân tộc, thế mạnh đặc trưng, các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch. Muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, các DNLH Việt Nam phải am hiểu luật pháp quốc tế, nắm vững các cam kết và lộ trình mở cửa cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài; tìm cách củng cố và phát huy các lợi thế so sánh của chính doanh nghiệp trong điều kiện thị trường mở; đánh giá đúng thực trạng tiềm lực của mình để có những chiến lược liên doanh, liên kết đúng hướng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ đặt chỗ qua mạng internet nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện đại và xây dựng các sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang nét đặc sắc dựa trên ưu điểm nổi bật của tiềm năng du lịch Việt Nam.

Một điểm các DNKH trên địa bàn Hà Nội cần chú trọng là không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm thâm nhập các thị trường và thành lập được mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước để chiếm lĩnh chắc chắn thị trường du lịch trong nước và thị trường đưa khách Việt Nam đi các nước; tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có tầm hoạch định và cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để tránh tình trạng "chảy máu chất xám" sang các công ty lữ hành nước ngoài.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác đào tạo nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh toàn


cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có kinh nghiệm về xã hội hóa việc đào tạo nhân lực ngành du lịch, cách quản lý, triển khai các chương trình, dự án trong du lịch, cách quản lý chất lượng nhân lực, cách thức đào tạo và tuyển sinh lao động trong ngành du lịch...

Các DNLH trên địa bàn Hà Nội cần tăng cường hợp tác với các DNLH quốc tế tại các quốc gia điểm đến, trao đổi kinh nghiệm với đối tác cũng như tham khảo, học hỏi trình độ quản lý tiên tiến từ các tập đoàn, doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại vùng sẽ phải hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho vùng, đồng thời mang theo tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào ứng dụng.

Việc đổi mới tư duy phát triển vừa đảm bảo phát huy được tiềm năng, thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch cạnh tranh, vừa mang giá trị bản sắc và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tạo sức ép buộc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải nâng cao sức mạnh nội lực, phải đổi mới mạnh mẽ chính mình, trước hết là đổi mới tư duy nếu muốn tồn tại và phát triển. Do đó cũng góp phần tạo sức ép nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong đó có đội ngũ HDVDL.

Thông qua quá trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và hợp tác, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội sẽ có cơ hội liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo ra các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, vừa mang bản sắc của quốc gia, khu vực, vừa phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đem lại lợi ích kinh tế cao. Thông qua việc xây dựng các sản phẩm mới, HDVDL cũng sẽ được đào tạo về sản phẩm, thị trường khách, tuyến điểm, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ.

Ngoài việc tăng cường hợp tác quốc tế, công tác xã hội hóa đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới trong toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, từng bước tạo ra sự cân bằng giữa các đơn vị công lập và ngoài công lập để đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa.

Xã hội hóa trong phát triển du lịch gắn với việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch, nhằm tạo ra hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và mang tính chuyên nghiệp cao chính là động lực quan trọng để du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để du lịch phát triển có tốc độ cao, bền vững, công tác xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển rất quan trọng. Vì vậy, cần chú trọng kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước với lợi ích của doanh nghiệp, tư nhân. Cần tạo điều kiện


cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, dịch vụ du lịch bằng những chính sách ưu đãi, tạo môi trường thông thoáng nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội. Việc xã hội hoá sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp có phong cách chuyên nghiệp khi làm du lịch, đồng thời quan tâm đến việc giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên trên địa bàn Hà Nội.

Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực, song càng phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; nâng cao ý thức trách nhiệm gắn với quyền lợi của họ, đó mới là cơ sở bền vững thúc đẩy du lịch phát triển.

4.3. Một số kiến nghị với các Bộ, Ngành, tổ chức liên quan và Thành phố Hà Nội

4.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch

Từ góc độ các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch, Tổng cục Du lịch cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch; tăng cường công tác quản lý đối với DN kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm các HDVDL vi phạm để răn đe. Bên cạnh đó, để dễ dàng trong công tác quản lý, nên mã hóa thẻ HDVDL, khi kiểm tra chỉ cần quét mã là thấy được các thông tin của HDV, thẻ còn hạn hay hết hạn, tránh được tình trạng sử dụng thẻ giả để hành nghề.

Ngành Du lịch cần tổ chức các hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học để có sự nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về nghề hướng dẫn du lịch, về hoạt động hướng dẫn du lịch. Tạo nên các diễn đàn, cơ chế để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp du lịch, HDV du lịch, hiệp hội nghề nghiệp của HDV... có cơ hội giao lưu, trao đổi, thống nhất các nội dung liên quan đến nghề hướng dẫn du lịch, về hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Ngành Du lịch cần phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh, Công an, thậm chí cả các DNLH và khách du lịch để ngăn chặn các hành vi sử dụng bằng giả, chứng chỉ giả, thẻ giả.

- Ngành Du lịch cần hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch, trong đó có các thông tin về các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cơ sở kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, về đội ngũ HDV du lịch và phân hạng theo từng kỳ đánh giá; thông tin chính thống giới thiệu về các tuyến du lịch, các nội dung thuyết minh chuẩn... Những thông tin này được số hóa để thuận tiện trong quá trình quản lý của cơ quan chức năng cũng như sử dụng dịch vụ của khách du lịch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động hướng dẫn du lịch. Có


các chế tài phù hợp để quản lý hiệu quả thực tế hoạt động hướng dẫn du lịch.

- Cải tiến phương thức hoạt động để hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp HDV du lịch hiệu quả hơn, có sự phối hợp tốt hơn với các cơ quan chuyên môn về quản lý du lịch;

- Rà soát, đánh giá các cơ sở đào tạo được ủy quyền thi, cấp chứng chỉ, nội dung và phương thức thi cấp chứng chỉ Hướng dẫn du lịch.

- Về việc phối hợp liên ngành: tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để định hướng nghề nghiệp, thu hút học sinh, sinh viên, những người có trình độ và có tâm với ngành Du lịch để tham gia và cống hiến cho ngành Du lịch; thúc đẩy việc ban hành các bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch; phổ biến và áp dụng rộng rãi các mô hình đào tạo nghề theo chuẩn quốc gia và chuẩn ASEAN. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo, phương thức đào tạo HDV đáp ứng được nhu cầu của xã hội về HDV du lịch.

- Phối hợp với các dự án quốc tế để đào tạo về năng lực đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo viên cho các chuyên gia là HDVDL, điều hành... từ các DNDL. Những chuyên gia này cũng sẽ là thành viên của đội ngũ đánh giá, phân loại HDVDL của Ngành. Đây cũng là một định hướng chiến lược để ngành Du lịch có thể đào tạo nguồn HDVDL có chất lượng.

- Tổ chức hội nghị nhằm đánh giá, tổng kết kinh nghiệm xây dựng, quản lý đội ngũ HDVDL.

- Học tập, tham khảo kinh nghiệm nâng cao chất lượng HDVDL của các quốc gia thành công về nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL.

- Tổ chức các hội thi Kỹ năng nghề Hướng dẫn du lịch tại các địa phương, tại các DN, toàn ngành Du lịch nhằm tôn vinh các HDVDL có năng lực. Các hội thi này cần đưa vào định kỳ hàng năm để đảm bảo tính cạnh tranh và tinh thần trách nhiệm của các HDVDL và các bên liên quan;

- Tiến hành phân hạng HDVDL và nghiên cứu cơ chế để thu nhập và lợi ích của HDVDL sẽ được quy định bởi thứ hạng HDV.

- Tiếp tục nâng cấp trang web http://huongdanvien.vn, bổ sung modul thông tin HDV bị tước thẻ hoặc bị thu hồi thẻ để ngăn ngừa hiện tượng HDV báo mất thẻ để xin cấp mới, cấp lại thẻ HDV, nâng cấp các chức năng thống kê để tạo điều kiện cho công tác quản lý thông tin của HDVDL.

- Nên hoàn thiện bài thuyết minh chuẩn về các điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam, dịch sang các ngôn ngữ thông dụng và mã hóa QR để cung cấp cho HDV, các CTLH, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về lữ hành, hướng dẫn để HDV nắm rõ các


thông tin chính xác về điểm đến, tránh tình trạng xuyên tạc văn hóa, lịch sử.

4.3.2. Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội

- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương để hướng dẫn, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch trên địa bàn, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành, thu hồi thẻ HDV đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật Du lịch và pháp luật có liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan công an, an ninh để giám sát và buộc xuất cảnh đối với các đối tượng nước ngoài vào Việt Nam hành nghề hướng dẫn trái phép. Hậu kiểm, thu hồi thẻ HDV đối với các trường hợp sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả để cấp thẻ HDVDL.

- Đầu tư các phương tiện hướng dẫn du lịch tự động đa ngôn ngữ để phục vụ được cả khách sử dụng ngoại ngữ hiếm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp: sử dụng phiên dịch đi kèm HDV, hỗ trợ HDV trong việc giới thiệu và phục vụ khách du lịch.

- Sử dụng đội ngũ tình nguyện là các em học sinh, sinh viên, giáo viên có sử dụng ngôn ngữ ít thông dụng đi kèm với HDV, hỗ trợ HDV trong việc giới thiệu và phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng HDV của các DNLH cũng như hoạt động hướng dẫn của HDV để đảm bảo chất lượng hoạt động hướng dẫn du lịch và uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục Phát động chiến dịch nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và quản lý điểm đến du lịch trên toàn quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề của các DNLH và HDVDL.

4.3.3. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo là nơi đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các DNDL trên địa bàn và thị trường lao động tại địa phương. Các cơ sở đào tạo có tác động trực tiếp đến công tác tuyển dụng lao động và đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch không thể thiếu vai trò của các cơ sở đào tạo. Trên thực tế hiện nay, số lượng HDVDL có đủ cả chất và lượng vẫn còn thiếu và yếu. Do đó, các cơ sở đào tạo cần có những điều chỉnh hợp lý để có thể đào tạo ra một đội ngũ nhân lực xứng tầm. Các cơ sở đào tạo cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các đối tác tại các quốc gia các nước phát triển có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo HDVDL để học hỏi, khai thác thế mạnh của của đối tác trong xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.

- Tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và các tổ chức, hiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023