Thực Trạng Công Tác Tạo Động Lực Cho Đội Ngũ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Bình Định



phú

TNPL4

Các chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến

cán bộ nhân viên

TNPL5

Tôi hài lòng với các chế độ phúc lợi của công ty du lịch


Thang đo về Môi trường làm việc

MTLV1

Môi trường làm việc căng thẳng và phức tạp

MTLV2

Thoải mái với sự giám sát của điều hành tour

MTLV3

Dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp

MTLV4

Khách du lich dễ tính và tôn trọng hướng dẫn viên

MTLV5

Đồng nghiệp giúp đỡ nhau, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm, phối

hợp tốt với nhau

MTLV6

Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị

phục vụ cho công việc


Thang đo về Đào tạo và thăng tiến

DTTT1

Được tham gia chương trình đào tạo của công ty hoặc các tổ

chức về du lịch

DTTT2

Có chương trình đào tạo riêng dành cho hướng dẫn viên

DTTT3

Thu nhận được nhiều kiến thức từ chương trình đào tạo

DTTT4

Công việc tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân

DTTT5

Có cơ hội để thăng tiến trong công việc

DTTT6

Chính sách thăng tiến của công ty công bằng


Thang đo về Công việc thú vị và thách thức

CVTV1

Công việc của một HDV rất thú vị

CVTV2

Công việc đem lại nhiều trải nghiệm và kiến thức mới

CVTV3

Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của tôi

CVTV4

Công việc phù hợp với kĩ năng chuyên môn

CVTV5

Công việc phù hợp với sức khỏe

CVTV6

Tính thời vụ của công việc ảnh hưởng tới cuộc sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định - 8


CVTV7

Công việc nặng nhọc

CVTV8

Công việc khó khăn và phức tạp


Thang đo về Được tham gia lập kế hoạch

TGKH1

Tôi hiểu được công việc của tôi đóng góp vào mục tiêu và

chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà như thế nào

TGKH2

Tôi được tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến công

việc của tôi

TGKH3

Trao đổi thông tin giữa HDV với điều hành tour và các đối tác

dễ dàng


Thang đo về Chính sách khen thưởng và công nhận

KTCN1

Công ty có chính sách khen thưởng theo kết quả làm việc

KTCN2

Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công khai, công

bằng

KTCN3

Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của tôi

KTCN4

Mọi người ghi nhận sự đóng góp của tôi vào sự phát triển của

công ty

KTCN5

Công ty luôn luôn nhất quán thực thi các chính sách khen

thưởng và công nhận


Thang đo về Thương hiệu và Văn hóa công ty

THVH1

Tôi tự hào về thương hiệu của công ty

THVH2

Công ty luôn tạo ra sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao

THVH3

Công ty có chiến lược phát triển rỏ ràng và bền vững

THVH4

Tôi vui mừng nhận thấy rằng khách hàng/ đối tác đánh giá cao

văn hóa công ty


3.3. Mô tả mẫu nghiên cứu

3.3.1. Tình hình thu thập dữ liệu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp các hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định.


Bảng khảo sát được in ra giấy, tác giả và nhóm cộng tác viên đã phỏng vấn từng đối tượng. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 180 phiếu, sau khi loại những mẫu hỏng, kết quả thu về là 160 mẫu. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả và cộng tác viên đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, cộng tác viên và nhóm nghiên cứu rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát. Sau khi hoàn chỉnh điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác). Tổng cộng có 180 bảng câu hỏi được phát ra, trong đó có 20 bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại 160 bảng câu hỏi hợp lệ.

3.3.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Bảng 3. 2: Thống kê mẫu về mẫu nghiên cứu


Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy



Nam 89 55.6 55.6 55.6

Trong

Nữ 71 44.4 44.4 100.0

đó

Cộng 160 100.0 100.0


Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) (%) hợp lệ (%) tích lũy


Từ 20 đến 30 99 61.9 61.9 61.9

Trong

Từ 31 đến 50 58 36.2 36.2 98.1

đó

Trên 50 3 1.9 1.9 100.0




Cộng

160

100.0

100.0



Trình độ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Trung cấp

48

30.0

30.0

30.0


Cao đẳng

66

41.2

41.2

71.2

Trong đó

Đại học

32

20.0

20.0

91.2


Sau đại học

14

8.8

8.8

100.0


Cộng

160

100.0

100.0


Phạm vi làm việc

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Tự do

114

71.2

71.2

71.2

Trong đó

Thuộc công ty lữ

hành

46

28.8

28.8

100.0


Cộng

160

100.0

100.0



Ngôn ngữ

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Nội địa

118

73.8

73.8

73.8

Trong đó

Tiếng Anh

42

26.2

26.2

100.0


Cộng

160

100.0

100.0



Vị trí

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Tại điểm

12

7.5

7.5

7.5


Chuyên nghiệp

79

49.4

49.4

56.9

Trong đó

Thành phố

16

10.0

10.0

66.9


Không chuyên

53

33.1

33.1

100.0


Cộng

160

100.0

100.0


Thâm niên

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy


Dưới 2 năm

43

26.8

26.8

26.8

Trong đó

2 – 5 năm

62

38.8

38.8

65.6


5 – 10 năm

41

25.6

25.6

81.2



Trên 10 năm

14

8.8

8.8

100.0


Cộng

160

100.0

100.0


Thu nhập

Số lượng

Tỉ lệ (%)

(%) hợp lệ

(%) tích lũy

Dưới 2,5 triệu đồng

35

21.9

21.9

21.9


2,5 - 3 triệu đồng

38

23.7

23.7

45.6

Trong đó

3–5 triệu đồng

55

34.4

34.4

80.0


Trên 5 triệu đồng

32

20.0

20.0

100.0


Cộng

160

100.0

100.0



TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 người thuộc nhóm nghiên cứu gồm 1 Giám đốc, 1 hướng dẫn viên du lịch của Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất Võ; 1 Giám đốc, 2 hướng dẫn viên Vietravel Chi nhánh Quy Nhơn, giám đốc Công ty du lịch Quang Trung Travel, 2 hướng dẫn viên không chuyên hiện đang công tác tại Khoa Quản trị kinh doanh du lịch trường Cao đẳng Bình Định, Giám đốc trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bình Định và 1 chuyên gia là trưởng phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở du lịch Bình Định. Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 180 hướng dẫn viên mẫu. Thang đo chính thức được nhóm thông qua gồm 08 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định.

Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Tóm tắt sơ lược về các mẫu nghiên cứu định lượng làm tiền đề để tiếp tục phân tích dữ liệu bằng đánh giá thang đo Cronbach alpha, EFA, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến, kiểm định Levene về sự khác biệt giữa một biến định tính với một biến định lượng trong chương tiếp theo.


Chương 4: KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U

Với mô hình giả thuyết được đưa ra ở chương 2, thực hiện phương pháp nghiên cứu theo các bước tại chương 3, tiến hành khảo sát thực nghiệm, chương 4 sẽ kiểm định lại mô hình. Đồng thời, sẽ đưa ra những phân tích định lượng nhằm hiểu hơn vấn đề nghiên cứu.

Chương 4 tập trung 3 nội dung chính: (1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo,

(2) Phân tích nhân tố khám phá và xây dựng mô hình hồi quy, (3) Kiểm định sự tác động của yếu tố trong mô hình.

4.1. Thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định

4.1.1 Giới thiệu tổng quan về du lịch Bình Định

Bình Định là tỉnh thuộc vùng văn hóa Nam Trung Bộ và là một trong bảy tỉnh thuộc Vùng duyên hải miền Trung. Cùng với Đà Nẵng và Huế, Bình Định là một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

4.1.1.1. Địa lý hành chính

Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.050km2, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông tiếp cận với biển Đông, cách Hà Nội 1.065km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km về phía nam. Nằm ở trung tâm của trục bắc - nam (trên cả 3 tuyến quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), Bình Định là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và quốc lộ 19).

Về đơn vị hành chính, tỉnh Bình Định gồm 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh (Quy Nhơn) và 10 huyện (An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước). Toàn tỉnh có 129 xã, 14 thị trấn, 16 phường.

4.1.1.2. Tiềm năng, lợi thế nổi bật

Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho phát triển cây trồng



nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 280C. Lượng mưa trung bình năm từ

1.300 - 2.700mm. Bình Định có các sông lớn như: sông Kôn, sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Hà Thanh và nhiều sông suối thuận lợi cho phát triển thủy lợi, thủy điện và cung cấp nước sinh hoạt.

Bình Định không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng có một số khoáng sản có giá trị như đá xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lanh, cát trắng. Trong đó, đáng chú ý nhất là đá Granite với trữ lượng khoảng 500 triệu m3, có nhiều màu sắc: đỏ, đen, vàng…, sa khoáng ilmenite ở Phù Cát, cát trắng ở Hoài Nhơn. Nhiều điểm nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát, chữa bệnh. Riêng điểm nước khoáng Hội Vân có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra còn có các điểm quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.

Bình Định còn được thiên nhiên ưu đãi một bờ biển dài 134km, với nhiều cửa biển: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Hệ sinh thái biển Bình Định thích hợp cho nhiều loại hải sản có giá trị cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình Định có một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, hội tụ đầy đủ núi, sông, biển, đầm, hồ, hải đảo, đồng ruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt, có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nghệ thuật tuồng, là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, là kinh đô của vương quốc Champa ngày xưa, giờ đây vẫn còn để lại nhiều di tích lịch sử văn hóa (LSVH) với hệ thống tháp Chàm được đánh giá vào loại đẹp nhất của Việt Nam.

4.1.1.3.Di sản văn hóa

Văn hóa vật thể

Di tích lịch sử văn hóa

Theo thống kê chưa đầy đủ, Bình Định hiện có 150 di tích lịch sử văn hóa (LSVH) và danh thắng đã được quy hoạch. Đến cuối năm 2003 có 29 di tích LSVH đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng, khoảng 50 di tích LSVH đã


được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Các di tích, danh thắng còn lại đang được khảo sát, xây dựng hồ sơ để xác định mức độ giá trị của từng di tích, ứng với cấp nào thì cấp đó công nhận.

Các di tích LSVH ở tỉnh Bình Định bao gồm các nhóm: di tích văn hóa Champa; di tích lịch sử và cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ… Trong đó, có các di tích tiêu biểu như: Di tích đền thờ 3 anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ); các di tích văn hóa Champa như: tháp Bánh ít, tháp Đôi, tháp Cánh Tiên, cụm tháp Dương Long; căn cứ Núi Bà; chùa Linh Phong…

Danh thắng

Bình Định còn được người ta biết đến với nhiều bãi biển đẹp, nước trong cát trắng lấp lánh ánh vàng. Đến Bình Định du khách sẽ có cơ hội đắm mình trong làn nước trong xanh của một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Trung Bộ, như bãi biển Cát Hải, hay thả hồn phiêu du với phong cảnh hữu tình và không khí mát lạnh nơi chân đồi Ghềnh Ráng, hay ghé thăm đầm Thị Nại - Phương Mai vào mỗi buổi ban mai hay những tối trăng tròn để thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.

Bình Định còn có những suối khoáng nóng rất thú vị, trong đó, nổi tiếng nhất là suối khoáng Hội Vân.

Văn hóa phi vật thể

Lễ hội

Lễ hội ở Bình Định rất phong phú, là vốn văn hóa tinh thần đặc sắc của nhân dân Bình Định và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lễ hội còn là đặc sản văn hóa độc đáo để Bình Định giới thiệu bản sắc văn hóa của mình ra bên ngoài. Ngoài các lễ hội truyền thống như lễ cầu ngư, lễ tá thổ, lễ cầu mùa… của người Kinh và các lễ hội truyền thống của ba dân tộc thiểu số: Bana, Chăm, H’re sống trên quê hương Bình Định, hiện nay còn có các lễ hội nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và thu hút du lịch như: lễ hội chiến thắng Đống Đa, lễ hội văn hóa thể thao miền núi, lễ hội văn hóa thể thao miền biển…

Nghề và làng nghề truyền thống

Bình Định cũng là nơi có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống, như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022