Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Viên Du Lịch Của Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội


3.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế về chất lượng HDVDL được xác định ở trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

* Nguyên nhân khách quan

Một là, Công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn bất cập, đó là công tác cấp thẻ HDVDL. Nhiều lao động không học đúng ngành nghề nhưng chỉ cần qua lớp đào tạo ngắn hạn và thi sát hạch là có thể được cấp bằng. Những người này sẽ thiếu chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Công tác quản lý của nhà nước cũng gây khó khăn cho những sinh viên học ngành du lịch nhưng không đúng chuyên ngành hướng dẫn, nếu muốn làm nghề HDVDL vẫn bắt buộc phải học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sau đó thi chứng chỉ như những trường hợp không học ngành du lịch. Việc này đã khiến không ít sinh viên học du lịch không có động lực theo nghề mà lại chuyển đổi sang nghề nghiệp khác. Ngoài ra, sự thiếu cương quyết trong quản lý, kiểm tra xử phạt; hoạt động lực lượng thanh tra du lịch vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do liên quan đến thẩm quyền kiểm tra, xử lý; sự phối hợp giữa địa phương, ban, ngành với thanh tra du lịch trong xử lý còn nhiều bất cập. Qua phân tích định tính và số liệu thống kê mô tả cho thấy trên 95% HDVDL làm việc dưới hình thức cộng tác viên mà không thuộc một DNLH hay hội nghề nghiệp, việc này sẽ gây khó khăn về mặt quản lý nhà nước đồng thời cũng mang lại rủi ro cho đội ngũ HDVDL tại Hà Nội khi có dịch bệnh, thất nghiệp mà không có bảo hiểm xã hội. Các đơn vị quản lý chỉ có thể rà soát, kiểm tra việc cấp phát thẻ HDVDL mà thôi, họ không có nhiều thời gian để kiểm tra kiến thức của HDV. Việc đào tạo HDV hiện nay phó mặc cho các CTDL tự lo, nhưng còn một lượng lớn HDV tự do, thì không ai quản lý.

Hai là, quá trình đào tạo nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề còn chưa có sự tiệm cận với thực tế, thiếu phối hợp với các DNLH, người học thiếu môi trường thực tế để rèn luyện, cọ xát. Về việc học ngoại ngữ trong các cơ sở đào tạo cũng mất cân đối giữa các ngoại ngữ mà chưa theo nhu cầu thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Nhiều trường đào tạo HDV hiện nay chưa thống nhất về chương trình khung, kiến thức còn mang nặng tính chất chung của kiến thức ngành khoa học xã hội. Đặc thù của ngành hướng dẫn du lịch, kiến thức mang tính chất chuyên biệt về từng khía cạnh riêng của loại hình du lịch. Nhiều giảng viên dạy chuyên ngành, nhưng ít thực hành chuyên môn, điều này làm hạn chế khả năng truyền đạt của người dạy tới người học.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, quan điểm quản lý của phần đông các DNLH đều muốn tăng doanh


thu, giảm chi phí nên việc không phải trả phí nhân công cho đội ngũ HDVDL mà chỉ làm việc với họ dưới dạng cộng tác dẫn đến việc nâng cao chất lượng HDVDL không được coi trọng. Các DN, đặc biệt là các văn phòng đại diện quá lạm dụng HDVDL cộng tác thời vụ, xem đây như một phương án sử dụng lao động dài hạn. Tuy nhiên, DN lại không xem HDVDL thời vụ là con người của mình; không cho họ hưởng các hoạt động nâng cao chất lượng cũng như các chế độ khác của DN. Điều này làm cản trở quá trình nâng cao chất lượng lao động và khó khăn trong tìm kiếm lao động phù hợp ở những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Hai là, ngay từ công tác tuyển dụng HDVDL các DNLH chưa chú trọng tới nguồn tuyển nhân lực từ các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch. Trong quá trình tuyển dụng cũng chưa có quy trình bài bản, tiêu chí tuyển dụng chỉ chú trọng kinh nghiệm và hồ sơ năng lực mà chưa kiểm chứng được về thái độ nghề nghiệp, sức khỏe thể lực của HDVDL. Ngân sách dành cho hoạt động của các DNLH rất ít khiến cho các hoạt động đào tạo diễn ra không thường xuyên. Việc hợp tác quốc tế chỉ nằm ở lĩnh vực sản phẩm mà chưa chú trọng hợp tác đào tạo nhân lực với các đối tác nước ngoài.

Ba là, việc thiếu hụt những HDV có kiến thức sâu về một loại hình hay điểm du lịch nào đó, ngoài vấn đề gốc từ đào tạo HDV tại điểm và chuyên sâu chưa có, còn là vấn đề về việc cơ hội công việc HDV chuyên đề và chuyên biệt còn chưa ổn định. Công tác đào tạo của một số DNLH chưa được coi trọng do đặc điểm sử dụng 100% cộng tác viên để làm việc. Nhiều DNLH hoạt động chưa chuyên nghiệp, kinh doanh chưa theo quy trình bài bản, chưa có hoạt động đào tạo HDVDL. Nhiều DNLH muốn bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ HDV cũng gặp khó khăn trong công tác tổ chức, sau khi đào tạo xong HDV lại cộng tác với DN khác gây lãng phí chi phí đào tạo.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 18

Bốn là, DNLH chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng về kết quả thực hiện công việc của HDVDL hoặc chưa có phương pháp đánh giá đúng đắn để đo lường được hiệu quả thực hiện công việc của HDVDL.

Năm là, trong công tác sử dụng HDVDL và tạo điều kiện làm việc cho HDVDL, một số DNLH sử dụng HDV nữ khi đưa khách đi các chương trình du lịch mạo hiểm hoặc dài ngày khiến cho môi trường làm việc của họ thiếu an toàn. Ngoài ra, việc thiếu phối hợp giữa các nhân viên trong DN cũng làm cho chất lượng HDVDL bị giảm sút.

Sáu là, do thù lao và các khuyến khích tài chính cũng như phi tài chính của các DNLH trả không như nhau nên HDVDL có xu hướng cộng tác nhiều hơn với những DNLH trả thù lao và các khuyến khích tương xứng với năng lực và công sức


của họ. DNLH chưa chú trọng nâng cao nhận thức cho HDVDL để họ gắn bó với DNLH, yêu nghề và có ý thức tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bảy là, DNLH đa số chỉ kiểm soát chất lượng HDVDL thông qua phản hồi từ khách hàng và các đối tác cung cấp dịch vụ mà chưa có các biện pháp trực tiếp giám sát chất lượng HDVDL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.


Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, luận án đã khái quát về hoạt động kinh doanh các DNLH trên địa bàn Hà Nội đã đạt được trong giai đoạn 2015 – 2019 và tình hình HDVDL của các DNLH cho đến hết năm 2020 và phân tích thực trạng chất của đội ngũ này. Kết quả phân tích định tính và định lượng cho thấy chất lượng HDVDL có sự gia tăng cả về chất và lượng; tuy nhiên, chất lượng đội này còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của Hà Nội cũng như còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của các DNLH.

Trong chương này, nghiên cứu sinh đã phân tích thực trạng chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Qua đó cho thấy đội ngũ HDVDL các DNLH đang sử dụng đã đáp ứng được nhu cầu của DN ở một số tiêu chí như về kỹ năng hay kết quả thực hiện công việc, tuy nhiên kiến thức chuyên môn, thái độ, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe thể lực của HDVDL vẫn còn những vấn đề cần phải cải thiện.

Thực trạng về các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL cho thấy các DN chú trọng vào hoạt động bố trí, sử dụng và đánh giá HDVDL. Các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, tạo môi trường làm việc và chế độ nghỉ ngơi cho HDVDL mới chỉ được áp dụng tốt ở các DNLH lớn và trung bình, các DNLH nhỏ chưa quan tâm nhiều đến các biện pháp này.

Từ phân tích thực trạng chất lượng HDVDL các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL và các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL, luận án đánh giá chung đồng thời xác định được thành công và nguyên nhân của thành công; hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.


CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và quan điểm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

4.1.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Hà Nội

* Quan điểm

Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm chính trị

- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kế hoạch nhằm mục đích tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững. Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, DN. Phát triển du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển du lịch Hà Nội trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và dân tộc; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Hà Nội là điểm đến: “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.

Chiến lược xuyên suốt trong năm 2021 là Hà Nội sẽ xây dựng các sản phẩm kích cầu nội địa, tập trung vào nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, y tế, thể thao; đẩy mạnh liên kết với khách sạn 4-5 sao, nhà hàng nổi tiếng, trung tâm thương mại để xây dựng sản phẩm du lịch cho người Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội tăng cường tổ chức chuỗi sự kiện nổi bật của du lịch Thủ đô, như: Lễ hội kích cầu du lịch nội địa, lễ hội áo dài, lễ hội làng nghề, phố nghề… Kịch bản phục hồi du lịch được ngành Du lịch Thủ đô xác định rõ hơn trong năm 2021, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là phòng, chống dịch và kêu gọi các đơn vị cùng chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác để tạo ra một thị trường du lịch an toàn, hấp dẫn.


* Mục tiêu phát triển

Đến năm 2025, Hà Nội phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác; là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, có chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và NNL du lịch chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2025, Thủ đô Hà Nội đón và phục vụ từ 35 - 39 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 8 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 151 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Hà Nội. Dự kiến năm 2030, Thủ đô Hà Nội đón và phục vụ 48 - 49 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 13 - 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng từ 270 - 300 nghìn tỷ đồng.

Theo thống kê từ Sở Du lịch Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2019, số lượng lao động trực tiếp ngành Du lịch Hà Nội khoảng 90.500 người, chiếm 11% lực lượng lao động toàn ngành Du lịch Việt Nam. Tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho nhân lực trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ, điểm du lịch và cán bộ quản lý du lịch được nâng lên qua các năm. Số lượng lao động trực tiếp đã qua đào tạo của năm 2016 đạt tỷ lệ 62%, ước năm 2019 đạt tỷ lệ 90%. Trong khi đó, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” đặt mục tiêu 100% số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch Thủ đô được đào tạo nghiệp vụ, kiến thức du lịch vào năm 2020.

* Định hướng phát triển

Hà Nội cũng tập trung vào một số giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 như sau:

- Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Kết hợp các biện pháp phục hồi du lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch; xây dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội.

- Đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nâng cao nhận thức của ngành Du lịch về phát triển du lịch chuyên nghiệp theo quy luật thị trường, coi trọng hàng đầu đến chất lượng, đảm bảo hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức về phát triển sản


phẩm du lịch khác biệt, đa dạng trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch.

- Nâng cao ý thức của người dân, DN và cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch; xây dựng, bảo vệ hình ảnh điểm đến, môi trường, góp phần phát triển bền vững ; không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của du lịch Thủ đô.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo nếp ứng xử văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư, nhất là các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch; nâng cao ý thức người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HDVDL chuyên nghiệp tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực cho phát triển du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, ẩm thực,... nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch. Chú trọng phát triển NNL du lịch. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch...

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ mang tính đột phá: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; trong đó chú trọng đưa vào hoạt động các dự án đầu tư có quy mô lớn như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn); Tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ (quận Tây Hồ)... Đẩy nhanh thủ tục đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử khu di tích Hoàng thành Thăng Long; dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và tại làng dệt lụa Vạn Phúc; dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm… Thu hút đầu tư dự án theo mô hình khách sạn - trường học để tăng cường số lượng, chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu tăng trưởng lĩnh vực lưu trú du lịch trên địa bàn Thủ đô; dự án Trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch; dự án điểm trung chuyển khách phục vụ du lịch..., tổ chức triển khai hiệu quả các tuyến xe buýt kết nối từ trung tâm Thành phố tới các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn.

Xây dựng khu, điểm du lịch chất lượng cao để nhân rộng mô hình hoạt động. Cụ thể gồm các điểm đến sản phẩm du lịch: khu vực trung tâm chính trị Ba Đình (gồm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, công viên Bách Thảo) gắn với khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực phố cổ, phố


cũ, hồ Hoàn Kiếm; khu vực hồ Tây và phụ cận; khu di tích Cổ Loa, múa rối nước Đào Thục; di tích đền Hai Bà Trưng; khu du lịch núi Sóc; chùa Hương, khu vực Ba Vì, làng cổ ở Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương…; làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, du lịch cộng đồng, du lịch kết nối giữa phố nghề, làng nghề truyền thống với các điểm tham quan du lịch khác…

Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mới như: du lịch y tế chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp cộng đồng, du lịch giáo dục, trải nghiệm dành cho học sinh. Tổ chức thí điểm phát triển kinh tế đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng du lịch.

Triển khai dự án phát triển du lịch thông minh, phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông tại các điểm đến du lịch để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong quảng bá, xúc tiến và kinh doanh du lịch.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương ban hành như: các chính sách ưu đãi hỗ trợ về thuế, giá đất trong lĩnh vực đầu tư du lịch; điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; tăng cường công tác quản lý phí, lệ phí và giá dịch vụ.

Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội được lập nhằm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, phát triển du lịch theo hướng bền vững; nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội, tương xứng với vai trò là trung tâm du lịch của cả nước và có tầm cỡ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; tăng cường hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong hoạt động quản lý, khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của Hà Nội.

4.1.2. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Từ các kết quả phỏng vấn nhà quản trị các DNLH về định hướng phát triển của doanh nghiệp và các báo cáo thường niên của doanh nghiệp, có thể tóm lược định hướng phát triển của ccacsDNLH trên địa bàn Hà Nội như sau :

Để không ngừng đổi mới và phát triển, các DNLH trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng chủ động, sáng tạo, không ngừng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất; đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt là đẩy mạnh công nghệ thông tin trong vận hành kinh doanh, quản trị tài chính và quản trị nhân sự trong nền công nghiệp 4.0. Các DNLH trong chiến lược đầu tư và quản lý tài sản, chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược quản trị nhân sự sẽ đưa ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Cùng với đó, các DNLH sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả chiến lược phát triển thương hiệu; tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; xây dựng hệ thống thông tin kết nối,


đồng bộ giữa các dịch vụ để tăng cường quảng bá thương hiệu…. Nghiên cứu, xúc tiến, mở rộng thị trường đầu tư, khai thác.

Các DNLH cũng đang thực hiện sát sao các chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Sở ban ngành của Thành phố cũng như liên minh các doanh nghiệp Du lịch để xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch, chiến lược phát triển giúp kích cầu và lấy lại đà tăng trưởng trở lại cho ngành du lịch Hà Nội và Việt Nam khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hơn. Thực tế, trong năm 2020, trước những tác động nặng nề của dịch Covid-19,

ngành Du lịch đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu du lịch nội địa. Trong đó, phải kể đến chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; chương trình kích cầu du lịch nội địa theo chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”… Các chương trình này nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp và đạt hiệu quả rất tích cực. Từ đó, nhiều sản phẩm du lịch phù hợp được xây dựng giúp cho công suất phòng lưu trú, lượng khách nội địa tăng; ngành Du lịch nói chung, du lịch Thủ đô nói riêng dần phục hồi, góp phần thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Một số định hướng cụ thể được các DNLH trên địa bàn Hà Nội xác định bao gồm:

-Thực hiện cắt giảm chi phí không cần thiết, giám sát chặt chẽ chi phí, công nợ và sắp xếp các nguồn lực phù hợp với tình hình kinh doanh.

- Tiếp tục đàm phán với các đối tác, nhà cung cấp để có những chính sách ưu đãi tốt nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, đồng thời nỗ lực mở rộng phân khúc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển mạng lưới kinh doanh.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị, phát triển mạng lưới kinh doanh, thay đổi các phương thức tiếp cận thị trường.

- Về sản phẩm dịch vụ, tiếp tục khai thác tour nội địa, vé máy bay, nhà hàng, khách sạn và dịch vụ cho thuê văn phòng. Lĩnh vực lữ hành sẽ đẩy mạnh kinh doanh khách lẻ, phát triển dòng sản phẩm tour an toàn, thêm nhiều sản phẩm tour mới hấp dẫn khách hàng, bao gồm các tour Free & Easy, combo nghỉ dưỡng khách sạn, resort cao cấp với giá ưu đãi, tour nghỉ dưỡng kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thư giãn, tour dành cho nhóm khách nhỏ và khách gia đình. Tiếp tục chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới và khác biệt, nổi bật như sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, sản phẩm du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch thể thao và giải trí; sản phẩm du lịch văn hóa; sản phẩm trải nghiệm thực tế.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện chính sách kích cầu, tăng chất lượng dịch vụ, làm mới chính những dòng sản phẩm đang có và bảo đảm tiêu chí an toàn sức khỏe.

- Về nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, tạo điều kiện cho nhân

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí