Thực Trạng Chất Lượng Và Các Hoạt Động Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Viên Du Lịch Của Công Ty Lữ Hành Hanoitourist


trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công tác tuyển dụng HDVDL được thực hiện dựa trên kế hoạch năm, kế hoạch quý và tuyển dụng đột xuất khi có sự biến động đột biến về khối lượng công việc ngoài dự kiến. Công tác tuyển dụng tiến hành theo các bước như thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, kiểm tra trình độ và xét tuyển, ký hợp đồng thử việc, đánh giá kết quả thử việc và ra quyết định tuyển dụng, nhận việc.

- Công tác đào tạo HDVDL. Công ty luôn chú trọng đào tạo và phát triển, tuyển dụng HDVDL trọng tâm, tích cực tạo nguồn HDVDL kế cận sẵn sàng thay thế bổ sung HDVDL cho công ty. Xây dựng đội ngũ HDVDL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về phẩm chất, trình độ, đội ngũ HDVDL đủ năng lực chuyên môn, hoàn thành công việc kết quả cao nhất.

Công ty lên kế hoạch trước 1 năm cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ. Công tác đào tạo thực hiện hàng tháng theo từng tuyến điểm, và tổ chức ngoài DN dưới hình thức các chuyến đi thực tế. Với những HDV nội địa, đa số là các đợt đào tạo diễn ra vào thời điểm thấp điểm như tháng 3 và tháng 8, những tháng này mùa vụ du lịch không còn cao điểm thì tiến hành ra soát HDV và đào tạo. Và với thị trường nội địa thì đa số là các cộng tác viên là nhiều, nhưng đều là những cộng tác viên đã có kinh nghiệm đi đoàn nên chủ yếu chỉ tập huấn thêm một số nghiệp vụ như: nhắc nhở về những quy định mới, hoạt động hoạt náo, xử lý tình huống, teambuilding… Với những HDV đi outbound, inbound thì lịch đào tạo không cố định hàng năm mà chỉ là những đợt rút kinh nghiệm và tập huấn lại dựa trên cơ sở có những ý kiến phản hồi của khách, hoặc nhận thấy nhu cầu đào tạo của người phụ trách phòng hướng dẫn. Thời gian đào tạo ngắn và chủ yếu là nhắc nhở những vấn đề mới.

Chuyên viên đứng lớp là các anh chị HDV 5 sao nhiều kinh nghiệm. Công ty còn mời các chuyên gia hàng đầu về văn hóa - nghệ thuật - ẩm thực về giảng cho HDVDL theo nhiều chuyên đề khác nhau để bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho HDV. Hoạt động đào tạo thông qua các lớp chuyên đề được tổ chức thường xuyên, quanh năm nhằm kịp thời củng cố kỹ năng và cập nhật kiến thức cho HDV. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên bố trí cho HDV đi theo tour để mở rộng và nâng cấp thị trường. Mỗi năm, đội ngũ này phải tham gia ít nhất 3 khóa đào tạo ngắn hạn do công ty tổ chức và cấp chứng chỉ.

Tại Viettravel Hà Nội, ban lãnh đạo DN cũng thường xuyên tổ chức các buổi workshop, talkshow để giúp nhân sự có thể nâng cao bản thân của mình. Cụ thể: Các khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cho từng nhóm gồm: nhân viên mới, HDVDL lâu năm, các cấp quản lý.

- Công tác bố trí và sử dụng hướng dẫn viên du lịch


Đối với HDVDL cơ hữu, HDVDL nội địa và quốc tế được bố trí luân phiên. Với đội ngũ HDVDL cộng tác, công ty bố trí dựa trên kinh nghiệm của HDVDL đó về tuyến điểm, HDVDL nội địa phải đã từng đi tuyến điểm dự kiến phân công ít nhất 2 lần, HDVDL quốc tế phải đi tuyến điểm dự kiến phân công ít nhất 5 lần. Sau mỗi chuyến đi 3 ngày HDV được nghỉ 1 ngày, sau chuyến đi 5 ngày HDV được nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dẫn khách.

- Công tác đánh giá thực hiện công việc và khuyến khích hướng dẫn viên du lịch.

Cuộc thi xếp sao được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao chuyên môn cho khối HDV, nhân viên kinh doanh. Cuộc thi xếp hạng sao dành cho cả hai đối tượng là HDVDL cơ hữu và HDVDL cộng tác.

Cứ 2 năm một lần, các HDVDL đều phải trải qua kỳ thi xếp hạng sao để chứng nhận chất lượng, trình độ và kiến thức. Tùy bậc sao muốn đạt mà các HDVDL sẽ đăng ký dự thi ở những hạng sao khác nhau, cùng với đó cũng sẽ có những câu hỏi khác nhau được Ban giám khảo đưa ra, trong đó bậc sao cao nhất là 5 sao.

Thành phần ban giám khảo là các Giảng viên, Chuyên gia, HDVDL kì cựu, lãnh đạo công ty cùng các phòng ban là những người dày dặn về kinh nghiệm và kiến thức. Về hình thức thi gồm 2 phần: trắc nghiệm kiến thức và thuyết trình trước hội đồng ban giám khảo. Đề tài đưa ra khá đa dạng từ những kiến thức về các tuyến điểm du lịch, về công ty, về các tình huống xảy ra,… tùy theo nguyện vọng phấn đấu đạt được 3, 4 hay 5 sao của HDVDL đăng ký. Các HDVDL dự thi ở hai nội dung gồm lý thuyết và thuyết trình, ngoài phần lý thuyết thí sinh bốc câu hỏi ngẫu nhiên từ thùng phiếu thì phần thuyết trình mỗi HDVDL phải trả lời câu hỏi từ Ban giám khảo về xử lý tình huống, tuyến điểm và năng khiếu. Riêng ở phần thi tìm hiểu về các Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam mỗi thí sinh sẽ có thời gian 10 phút để thuyết trình những nội dung câu hỏi ban giám khảo đưa ra, chủ yếu tập trung vào 5 tiêu chí là: lịch sử, địa lý, khoa học, kiến trúc, thẩm mỹ và văn hóa xã hội. Sau khi chấm chọn tùy vào kết quả đạt được mà HDVDL có thể được nâng hạng hoặc rớt hạng sao. Những HDVDL nào không vượt qua cuộc thi sẽ bị rớt hạng hoặc không được tiếp tục hướng dẫn khách cho công ty. Các HDV xếp hạng 4 - 5 sao sẽ được dẫn các đoàn khách quan trọng, có mức chi tiêu cao và thu nhập cũng cao hơn. Còn những HDV không được phân hạng chịu thiệt hơn, điều đó là công bằng đối với những người làm nghề. Thông qua cuộc thi không chỉ tạo ra sân chơi để HDVDL học hỏi, khẳng định mình và phấn đấu đạt thứ hạng cao hơn mà còn là một cách sàng lọc để tìm ra những HDVDL tốt nhất. Điều này góp phần khuyến khích đội ngũ HDVDL phải luôn chủ động, nâng cao trình độ, đồng thời để tái đào tạo và nâng cao nghiệp vụ đội ngũ HDVDL nhằm đáp ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp, thỏa mãn yêu cầu ngày càng


cao của du khách. Nếu muốn xếp loại thì HDV phải tự nâng cao năng lực của mình, điều này giúp công ty nâng cao chất lượng cho các tour du lịch. Việc xếp hạng sao HDVDL giúp công ty có cơ sở để xây dựng chương trình đánh giá năng lực định kỳ, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý cho các HDV. Ngoài ra, hàng năm Vietravel tổ chức lễ tôn vinh HDVDL tốt nhất nhằm ghi nhận thành tích, đóng góp của từng người sau một năm làm việc…

Công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng chính sách phúc lợi và chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ HDV. Việc trả lương (thù lao) cho HDVDL luôn gắn kết với kết quả thực hiện công việc của HDVDL, hiệu quả hoạt động kinh doanh và quỹ lương của công ty. Bảng lương của DN bao gồm lương cơ bản trong đó quy định hệ số lương cơ bản của HDVDL cơ hữu trong công ty, bảng lương kinh doanh quy định hệ số lương kinh doanh. Lương cơ bản được sử dụng để ký kết hợp đồng lao động và tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc,...và các chế độ khác liên quan đến người lao động. Lương kinh doanh căn cứ vào hệ số lương kinh doanh, hệ số phụ cấp trách nhiệm, đơn giá tiền lương kinh doanh do giám đốc công ty quyết định trên cơ sở kết quả kinh doanh của toàn công ty, chất lượng công việc hoàn thành của nhân viên và số ngày công thực tế cùng số ngày công theo chế độ quy định của công ty. Chính sách thưởng căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động với các tiêu chuẩn. Nhiều mức thưởng khác nhau luôn được ban lãnh đạo DN đưa ra để động viên tinh thần các HDVDL cơ hữu gồm: Thưởng tháng thứ 13; thưởng lễ tết theo quy định pháp luật; Thưởng vượt chỉ tiêu kinh doanh; Thưởng vượt kế hoạch KPI; Được công ty hỗ trợ du lịch; Tặng thưởng coupon du lịch cho HDV trong những dịp đặc biệt của Vietravel; Hỗ trợ trong công việc; Hỗ trợ kinh phí may đồng phục; Hỗ trợ các vật dụng, trang thiết bị phục vụ công việc; Các khoản công tác phí; Hỗ trợ về đồ trang điểm, xi đánh giày cho nhân viên; Cơ hội được đào tạo, phát triển.

Vietravel xây dựng chính sách thưởng, hoa hồng dành cho HDV khi tham gia vào hoạt động quảng bá và giới thiệu khách hàng đến với công ty. Đặc biệt, các chính sách đãi ngộ, khen thưởng dành cho HDV (không phân biệt chính thức hay cộng tác) đều được bảo đảm. Vì thế, họ luôn có động lực và sự hỗ trợ kịp thời để hoàn thành tốt nhất vai trò của mình.

Để đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ của HDV diễn ra đồng bộ, Vietravel Hà Nội đã triển khai việc quản lý HDV thông qua website guidebook.vn. Tại website này, các quy trình từ phân công tour, thiết lập hồ sơ cá nhân, kiểm tra năng lực HDV, thanh quyết toán đều tự động hóa.

- Công tác tạo môi trường, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ ngơi cho hướng dẫn viên du lịch


Bộ phận hướng dẫn luôn duy trì mối quan hệ với các bộ phận khác của Công ty, đặc biệt là bộ phận thị trường, điều hành, tổ xe… để cùng phối hợp với HDVDL trong công tác phục vụ khách hàng chu đáo, gây được thiện cảm và uy tín đối với mọi khách du lịch khi đến Việt Nam qua Công ty. Trong nội bộ giữa các HDV cũng có sự phối hợp để có thế giúp đỡ nhau về chuyên môn hay thay thế ttrong những tình huống cấp bách. HDV hướng dẫn trước coi những HDV hướng dẫn sau cũng như là những vị khách của mình (khách hàng nội bộ), tức là HDV hướng dẫn trước phải hoạt động làm sao để vừa hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa tạo điều kiện để HDV hướng dẫn sau có thể phục vụ khách một cách tốt hơn hoặc ít nhất cũng không làm ảnh hưởng đến công việc hướng dẫn của những HDV hướng dẫn sau. Ưu tiên bố trí các HDV theo nguyện vọng đi cùng tour để hỗ trợ nhau, tạo hiệu quả cao hơn trong thực hiện công việc hướng dẫn.

3.2.5.2. Thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của công ty lữ hành Hanoitourist

* Khái quát về công ty lữ hành Hanoitourist

Tên doanh nghiệp: Công ty lữ hành Hanoitourist

Địa chỉ: 18 Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024 777 0666

Email: info@hanoitourist.vn Website: www.hanoitourist.vn

Công ty lữ hành Hanoitourist tiền thân là một trung tâm du lịch trực thuộc công ty du lịch Hà nội được thành lập ngày 25/3/1963, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 12/7/2004, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, trên cơ sở tập hợp một số DN kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố với mục tiêu tập trung xây dựng một Tổng công ty du lịch lớn, có thương hiệu mạnh, hoạt động đa ngành nghề, đa sở hữu, có sức cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành Du lịch và nền kinh tế Thủ đô. Công ty du lịch Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các đoàn ngoại giao, khách quốc tế đến thăm Thủ đô Hà Nội. Từ một trung tâm nhỏ trực thuộc tổng công ty du lịch Hà Nội, trung tâm lữ hành Hanoitourist được chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ công ty con trở thành công ty thành viên trực thuộc tổng công ty du lịch Hà Nội.

Công ty Lữ hành Hanoitourist thành lập năm 2005 là đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội - Công ty TNHH, là công ty chuyên doanh lữ hành quốc tế với 3 mảng nghiệp vụ lữ hành: Inbound - Outbound - Nội địa. Công ty lữ hành


Hanoitourist chịu trách nhiệm kinh doanh mảng du lịch lữ hành bên cạnh những mảng kinh doanh khác như kinh doanh khách sạn, dịch vụ văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại và vui chơi giải trí mà tổng công ty đang hoạt động kinh doanh.

* Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của công ty Hanoitourist

Theo cơ cấu tổ chức của Hanoitourist thì HDVDL thuộc nhân sự phòng hướng dẫn.

Bảng 3.23. Hướng dẫn viên du lịch cơ hữu của Hanoitourist


STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ trọng (%)

1

Chức danh




Trưởng phòng hướng dẫn

1

5

Phó phòng

1

5

Hướng dẫn viên tiếng Anh

3

15

Hướng dẫn viên tiếng Pháp

2

10

Hướng dẫn viên tiếng Đức

1

5

Hướng dẫn viên tiếng Trung

5

25

Hướng dẫn viên tiếng Nga

1

5

Hướng dẫn viên tiếng Nhật

1

5

Hướng dẫn viên Tiếng Việt

5

25

2

Giới tính




Nữ

2

10

Nam

18

90

3

Độ tuổi




23 – 30 tuổi

10

50

31 – 40 tuổi

9

45

41 – 50 tuổi

1

5

5

Kinh nghiệm




Dưới 2 năm

1

5

2 - 5 năm

10

50

6 – 10 năm

9

45

6

Trình độ




Trung cấp, cao đẳng

2

10

Đại học

17

85

Trên đại học

1

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 16

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Hanoitourist, 2020

Ngoài HDVDL cơ hữu, công ty hiện có danh sách hơn 200 HDVDL cộng tác


thường xuyên với DN. Vào mùa cao điểm, công ty hợp tác với HDVDL nội địa để dẫn các tour chuyên đề lịch sử, kiến trúc, văn hóa…

* Chất lượng hướng dẫn viên du lịch của doanh nghiệp

Tại Hanoitourist, có một đội ngũ lớn HDVDL cơ hữu đóng vai trò quan trọng trong sự thành công việc giữ vững chất lượng, uy tín thương hiệu của công ty. HDV được phân chia theo nhóm ngôn ngữ nên đảm bảo thuận tiện cho việc điều động HDV, nhưng có khó khăn đối với các HDV là phải am hiểu tất cả các tour tuyến của DN. Còn các HDVDL cộng tác với DN là những HDV cộng tác lâu năm, không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ HDVDL còn góp phần là cầu nối trong việc quảng bá hình ảnh tươi đẹp của du lịch Việt Nam đến du khách trong nước và bạn bè thế giới.

Chất lượng HDVDL của Hanoitourist được các nhà quản trị của DN đánh giá ở mức tốt. 85% khách hàng phản hồi tích cực về đội ngũ HDVDL của DN. Sau khi đi hướng dẫn một đoàn khách, HDV phải lấy ý kiến của khách du lịch về chất lượng công tác của mình và nộp cho trưởng phòng hướng dẫn. HDVDL của DN được đánh giá cao về kỹ năng và kết quả thực hiện công việc hướng dẫn.

Mức lương, thưởng của HDV phụ thuộc vào đánh giá của khách cũng như chất lượng công việc và trình độ nghiệp vụ của họ. Điều này buộc HDV phải không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm của mình đối với công việc. Đội ngũ HDV giỏi chính là yếu tố không nhỏ góp phần vào thành công của DN, thu hút ngày càng nhiều khách đến DN. Chất lượng công tác hướng dẫn hàng năm được nâng cao rõ rệt, trong đó tỷ trọng HDV chuyên nghiệp của DN được khen thưởng cũng ngày càng cao hơn.

* Các hoạt động nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại doanh nghiệp

- Công tác tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch

Công tác tuyển dụng được diễn ra theo nhu cầu của công ty, tuân thủ quy trình tuyển dụng của Tổng công ty Du lịch Hà Nội. Tuyển dụng HDVDL theo đúng các quy định của luật lao động, HDVDL được ký hợp đồng lao động có thời hạn và các thỏa thuận theo từng chương trình du lịch. Về nguồn tuyển HDVDL cho công ty: Công ty sử dụng chủ yếu từ nguồn lao động bên ngoài được thu hút trên thị trường qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, các công ty tuyển dụng, các cơ sở đào tạo. Quy trình tuyển dụng cũng được tuân thủ chặt chẽ theo quy chế tuyển dụng của Tổng công ty bao gồm: thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu phân loại hồ sơ ứng viên theo các tiêu chí học vấn, kinh nghiệm làm việc, sức khỏe, nguyện vọng, lập danh sách ứng viên đủ tiêu chuẩn và tiến hành phỏng vấn bao gồm phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chuyên sâu.


Một số tiêu chí công ty đặt ra khi tuyển dụng HDVDL bao gồm:

+ Đối tượng là người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành du lịch, có thẻ HDVDL, có khả năng giao tiếp tốt, biết ít nhất 1 ngoại ngữ.

+ Về ngoại hình: Khuôn mặt dễ nhìn, không dị tật, luôn tươi cười.

Nam cao 1,65m trở lên, cân nặng 56kg trở lên; Nữ cao 1,55m trở lên, cân nặng 45kg trở lên. Độ tuổi: Từ 20-25 tuổi.

+ Về nghiệp vụ: Kiến thức cơ bản: 50%; Kiến thức nâng cao: 30%; Kiến thức chuyên sâu, khả năng giải quyết tình huống: 20%.

Ứng viên đạt yêu cầu trong phần phỏng vấn chuyên sâu sẽ tiến hành kiểm tra y tế. Công ty ra quyết định tuyển dụng sau khi ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm việc.

- Bố trí, sử dụng hướng dẫn viên du lịch

Sau khi công ty ra quyết định tuyển dụng đối với những HDV đáp ứng các yêu cầu trong quy trình tuyển dụng, HDVDL sẽ được phòng hướng dẫn tiếp nhận, bố trí sắp xếp công việc. Việc bố trí, sắp xếp công việc cho HDVDL sẽ hoàn toàn do lãnh đạo, trưởng bộ phận hướng dẫn chủ động sắp xếp và trên cơ sở các vị trí công việc còn trống. Sau mỗi chuyến du lịch, HDVDL sẽ làm báo cáo kết quả thực hiện công việc và người phụ trách, quản lý trực tiếp HDVDL sẽ đánh giá năng lực hiệu quả thực hiện công việc của HDVDL, sự phù hợp của HDVDL đối với vị trí công việc hiện tại. Trên cơ sở đánh giá HDVDL dựa vào các tiêu chí về khả năng thực hiện công việc, sự phù hợp của năng lực HDVDL với công việc nhân lực đang đảm nhiệm, người quản lý trực tiếp sẽ làm tờ trình lên phòng tổ chức hành chính và Ban giám đốc công ty về việc ký tiếp hợp đồng, không ký tiếp hợp đồng hay khi nhân lực không phù hợp với vị trí công việc đang làm. Kết quả việc sắp xếp bố trí công việc cho các HDVDL đã được tuyển dụng những năm gần đây của công ty lữ hành Hanoitourist cho thấy các HDVDL đều được đáp ứng được yêu cầu và được bố trí, sắp xếp công việc vào các vị trí theo nhu cầu tuyển dụng của DN. Yêu cầu riêng với những HDVDL cộng tác là đã nhận tour thì không được hủy tour. Nếu HDVDL đã nhận tour rồi lại hủy thì HDVDL đó vĩnh viễn không có cơ hội được cộng tác tiếp với công ty.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Tổng công ty Du lịch Hà Nội chủ yếu thực hiện dưới hai hình thức là đào tạo tại Tổng công ty mẹ và tại công ty thành viên, công ty con. Tổng công ty có kế hoạch đào tạo cho các công ty thành viên về các kiến thức kỹ năng tổng hợp chung áp dụng cho các công ty thành viên như đào tạo ngoại ngữ, marketing bán hành, kỹ năng giao tiếp. Hoạt động đào tạo tại công ty lữ hành Hanoitourist chủ yếu là các chương trình hướng


nghiệp, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn theo từng khối chức năng. Hoạt động đào tạo này diễn ra thường xuyên, không cố định thời điểm do tính chất thay đổi sản phẩm dịch vụ thường xuyên. Kế hoạch đào tạo của tổng công ty cho các công ty thành viên trung bình có khoảng 2 khóa đào tạo thời gian trung bình từ một đến vài tháng tùy vào nội dung chương trình đào tạo, đào tạo tại chỗ tại đơn vị tương đối thường xuyên diễn ra nhiều lần trong tháng để HDVDL có thể nắm bắt được các quy chế mới, quy trình làm việc và đặc biệt là các nội dung đào tạo về nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ. Do chủ yếu sử dụng HDVDL cộng tác nên công tác phát triển chia được chú trọng tại doanh nghiệp.

Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái cho biết, công ty đã tìm cách tiết giảm các chi phí nhân sự, mặt bằng để vẫn đảm bảo duy trì thu nhập và quyền lợi cho người lao đang đang tiếp tục làm việc tại Hanoitourist. Trong giai đoạn này, việc bán sản phẩm gần như không triển khai nên công ty tập trung vào đào tạo sử dụng nền tảng mạng xã hội để tương tác với khách hàng. Đặc biệt, giai đoạn này công ty chuẩn hóa các quy trình, sản phẩm, xây dựng data với nhà cung cấp dịch vụ và triển khai bán thử nghiệm một số sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

- Đánh giá kết quả thực hiện công việc và khuyến khích hướng dẫn viên du lịch

Sau khi HDVDL thực hiện xong tour, công ty thu lại các phiếu lấy ý kiến khách hàng về chất lượng tour trong đó có đánh giá chất lượng HDVDL. Nếu HDVDL có những ý kiến đánh giá không tốt sẽ được điều hành góp ý, chấn chỉnh ngay sau đó để HDVDL biết và rút kinh nghiệm. Tại công ty cũng thu nhận ý kiến phản hồi của HDVDL để điều chỉnh cho hợp lý những vẫn đề còn chưa làm tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của HDVDL.

Về khuyến khích vật chất cho HDVDL: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương cơ bản theo chế độ của Nhà nước tại nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính Phủ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tiền lương được căn cứ vào hệ số lương cơ bản của cán bộ nhân viên, đơn giá tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ, số ngày công thực tế làm việc và số ngày công quy định theo chế độ của Công ty. Đây là khoản tiền lương cơ bản làm cơ sở để tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc, nghỉ chế độ có hưởng lương và các chế độ khác có liên quan đến người lao động. Đối với HDVDL cộng tác, công tác phí sẽ được thanh toán ngay sau khi kết thúc tour. Hình thức khuyến khích HDVDL của DN là tạo điều kiện cho các HDVDL cộng tác đóng bảo hiểm thông qua công ty và chịu thuế thu nhập cho HDVDL cộng tác.

- Tạo môi trường, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí