Đánh Giá Về Kết Quả Thực Hiện Công Việc Hướng Dẫn


trị ít cập nhật, vốn hiểu biết xã hội, nền kiến thức thấp. Chính vì thế, để có được một HDV tốt, các DN phải đào tạo lại từ 3-6 tháng.

Với các thị trường mới như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil,... rất hiếm HDV nên giải pháp của nhiều DNLH là sử dụng lao động từng đi xuất khẩu tại các thị trường đó, tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng rồi thuê làm HDV. Vì xuất phát điểm như trên nên trình độ của HDV rất hạn chế trong khi đó du lịch Việt Nam chủ yếu là du lịch văn hóa lịch sử, rất cần kiến thức chuyên sâu.

Một số DNLH đã chuẩn bị bài thuyết minh mẫu cung cấp cho HDV, tuy nhiên chưa có cơ chế bắt buộc và kiểm soát HDV sử dụng bài thuyết minh mẫu. Có những bài thuyết minh lượng thông tin, độ chính xác, mức độ thuyết phục, hấp dẫn truyền đạt tới khách tham quan chưa nhiều, thậm chí có số liệu còn sai lệch với lịch sử, chưa đủ tư liệu chứng minh đã được đưa vào nội dung thuyết minh. Một nguyên nhân nữa khiến chất lượng HDV giảm sút, đó là các HDV trẻ tham việc, ham dẫn tour liên tục để có thu nhập nên không có thời gian trau dồi kiến thức.

3.2.2.2. Về kỹ năng nghề nghiệp

Hướng dẫn viên không những phải có kiến thức cơ bản về điểm đến, hiểu biết giá trị lịch sử văn hóa của điểm du lịch mà còn phải biết giải quyết vấn đề của du khách một cách linh hoạt, bởi họ là người duy nhất có thể kết nối trực tiếp với đơn vị tổ chức và DNLH khi có những rắc rối xảy ra. Kỹ năng nghề nghiệp này không phải HDV nào cũng đáp ứng được, nhất là khi các chương trình đào tạo hiện hành về nghề nghiệp vụ du lịch còn thiếu, các trải nghiệm thực tế mang lại những kỹ năng giải quyết tình huống, giao tiếp, ứng xử cho các học viên.

Bảng 3.6. Đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

KNNN1

HDVDL có kỹ năng giao tiếp linh hoạt

4,6583

0,65323

KNNN2

HDVDL có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo

4,6333

0,69587

KNNN3

HDVDL có kỹ năng thuyết minh, thuyết trình chuẩn mực

4,4625

0,86702

KNNN4

HDVDL có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, khéo léo

4,4667

0,88155

KNNN5

HDVDL có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ

4,5625

0,66930

KNNN6

HDVDL có kỹ năng quản lý đoàn khách tốt

4,1125

1,02676

KNNN7

HDVDL có khả năng phối hợp làm việc nhóm

4,4917

0,70854

KNNN8

HDVDL có kỹ năng văn nghệ, hoạt náo lôi cuốn

4,4587

0,68903

KNNN

Kỹ năng nghề nghiệp

4,4839

0,56850

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 13

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS


Theo kết quả khảo sát từ bảng 3.6: Kỹ năng nghề nghiệp của HDVDL được đánh giá ở mức 4,4839 điểm, điều này chứng tỏ kỹ năng của đội ngũ HDVDL đáp ứng rất tốt yêu cầu của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Tiêu chí HDVDL có kỹ năng giao tiếp linh hoạt được đánh giá cao nhất (µ = 4,6583; ϭ = 0,65323); tiếp đến tiêu chí HDVDL có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo (µ = 4,6333; ϭ = 0,69587). Đánh giá thấp nhất là HDVDL có kỹ năng quản lý đoàn khách tốt (µ = 4,1125; ϭ = 1,02676) do kỹ năng này đòi hỏi HDVDL phải có năng lực tổ chức, sắp xếp, điều hành và tố chất để quản lý đoàn khách, hơn nữa kỹ năng này chỉ có khi HDVDL có nhiều kinh nghiệm. Phần lớn các nhà quản trị DNLH được điều tra đều cho rằng kỹ năng giao tiếp linh hoạt rất quan trọng, là tiêu chí hàng đầu để đánh giá kỹ năng của HDVDL.

Theo kết quả phỏng vấn các nhà quản trị DNLH, đội ngũ HDV hiện nay chưa được đào tạo bài bản, nhiều HDV không chỉ yếu về kiến thức chuyên môn, lịch sử - văn hóa mà còn yếu kỹ năng truyền đạt kiến thức. Riêng đối với các HDV trẻ, họ giàu nhiệt huyết, giỏi ngoại ngữ nhưng lại thiếu kỹ năng nên công ty không dám giao hướng dẫn các đoàn lớn. Một số HDV có kỹ năng hướng dẫn thiếu chuyên nghiệp, chưa thật sự nhạy bén, tự tin trong giao tiếp với khách, chưa chủ động linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh. Lãnh đạo các công ty du lịch cho biết, với đối tượng là sinh viên chuyên ngành du lịch mới tốt nghiệp, để sử dụng đội ngũ này trở thành HDVDL, đơn vị phải mất từ 6-12 tháng để đào tạo lại. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đó, ngành Du lịch cũng nhanh chóng phát triển theo mô hình “du lịch thông minh”. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang đặt ra yêu cầu đội ngũ Hphải đảm bảo kỹ năng, nghiệp vụ và thành thạo sử dụng các phần mềm, công nghệ quản lý du lịch thông minh

3.2.2.3. Về thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Kết quả đánh giá về thái độ, đạo đức nghề nghiệp thông qua khảo sát qua nhà quản trị của các DNLH trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng 3.7:

Bảng 3.7. Đánh giá về thái độ, đạo đức nghề nghiệp


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

TDDD1

HDVDL nhiệt tình, chăm chỉ, chịu khó

3,6167

1,20100

TDDD2

HDVDL có trách nhiệm trong công việc được giao

3,7208

1,17558

TDDD3

HDVDL trung thực trong công việc

3,7083

1,14180

TDDD4

HDVDL có thái độ hợp tác, lắng nghe, hỗ trợ đồng nghiệp và

khách du lịch

3,7375

1,23489


TDDD5

HDVDL có thái độ thân thiện, lịch sự trong giao tiếp

3,6167

1,22855

TDDD6

HDVDL chủ động trong công việc được giao

3,6917

1,18071

TDDD

Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp

3,6819

1,01545

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Thái độ, đạo đức nghề nghiệp của HDVDL được đánh giá đạt 3,6819 điểm, tương ứng với mức tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc của các DNLH. Trong đó, tiêu chí HDVDL có thái độ hợp tác, lắng nghe, hỗ trợ đồng nghiệp và khách du lịch được đánh giá cao nhất (µ = 3,7375; ϭ = 1,23489); tiếp đến tiêu chí HDVDL có trách nhiệm trong công việc được giao (µ = 3,7208; ϭ = 1,17558). Đánh giá thấp nhất là HDVDL nhiệt tình, chăm chỉ, chịu khó (µ = 3,6167; ϭ = 1,20100) và HDVDL có thái độ thân thiện, lịch sự trong giao tiếp (µ = 3,6167; ϭ = 1,22855). Các DNLH được khảo sát cho rằng thái độ hợp tác, lắng nghe và có trách nhiệm được đánh giá cao vì HDVDL có phối hợp với đồng nghiệp và hỗ trợ khách hàng sẽ giúp mang lại một chuyến du lịch có trải nghiệm tốt với khách hàng. Nhà tuyển dụng luôn coi trọng thái độ của HDV, thậm chí còn quan trọng hơn trình độ. Thực tế những người thành công lâu dài trong nghề 95% phụ thuộc vào thái độ.

Các nhà quản trị cho biết, vẫn còn tiêu cực về thái độ, đạo đức của HDVDL đó là nhiều HDVDL lợi dụng mùa cao điểm đòi công tác phí cao trong khi năng lực không tương xứng, gây khó khăn cho DN, có trường hợp bỏ tour vì DN khác trả công tác phí cao hơn. Đây cũng là vấn đề DNLH cần xem xét để có những chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và giữ chân HDVDL chất lượng cao.

3.2.2.4. Về sức khỏe thể lực

Sức khỏe tốt là nền tảng tạo ra sự dẻo dai, bền bỉ trong công việc. Như vậy để thực hiện tốt công việc hướng dẫn thì sức khỏe của HDVDL khá được coi trọng, biểu hiện là chiều cao, cân nặng đáp ứng tiêu chuẩn hướng dẫn và trong quá trình hướng dẫn không có các biểu hiện tiêu cực hoặc bất thường, sẽ làm gián đoạn lịch trình của khách cũng như ảnh hưởng đến DN.

Bảng 3.8. Đánh giá về sức khỏe thể lực

Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

SK1

HDVDL có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc

3,0208

1,32705

SK2

HDVDL chịu được áp lực công việc

2,8333

1,38330

SK3

HDVDL đảm bảo ngày công (ngày đi tour) theo quy định

2,8833

1,37024

SK

Sức khỏe thể lực

2,9125

1,26727

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Theo kết quả khảo sát từ bảng 3.8, sức khỏe thể lực của HDVDL của các


DNLH trên địa bàn Hà Nội được đánh giá đạt 2,9125 điểm, phản ánh sức khỏe thể lực của đội ngũ HDVDL chưa đáp ứng được yêu cầu công việc theo đánh giá của các nhà quản trị DNLH. Trong đó, tiêu chí HDVDL sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc được đánh giá cao nhất (µ = 3,0208; ϭ = 1,32705); tiếp đến tiêu chí đảm bảo ngày công (ngày đi tour) theo quy định (µ = 2,88333; ϭ = 1,37024). Đánh giá thấp nhất tình trạng sức khỏe HDVDL chịu được áp lực công việc (µ = 2,8333; ϭ = 1,38330). Kết quả này cho thấy sức khỏe tinh thần và điều kiện đảm bảo thực hiện công việc của HDVDL là những yêu cầu bắt buộc để HDVDL hoàn thành được công việc do đặc điểm nghề HDVDL làm việc với cường độ cao và môi trường thường xuyên thay đổi.

Theo số liệu thống kê tại các DNLH được khảo sát cho thấy, về độ tuổi HDVDL có hiện đang hành nghề phần lớn trong độ tuổi từ 20 – 40, là lực lượng lao động có sức khỏe và có nhiều động lực, hoài bão. Đây thực sự là một lợi thế cho các DNLH vì họ đều là những người hăng say, muốn được lao động, được cống hiến, không ngại khó, ngại khổ, thậm chí càng khó họ càng muốn chinh phục. Đặc điểm chung của HDVDL trẻ là có sức khỏe, năng động, tháo vát, linh hoạt trong công việc nhưng ý thức nghề nghiệp chưa cao, tâm lý thiếu ổn định có thể sẵn sàng nhảy việc để tìm những công việc mới nếu có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biến động đội ngũ HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua.

Ngoài ra, số liệu thống kê tại các DNLH cho thấy, 87% số DN được điều tra cho rằng sức khỏe và ngoại hình của đội ngũ HDVDL đáp ứng được yêu cầu công việc. Loại bệnh HDVDL chủ yếu mắc phải là các bệnh về tai, mũi, họng và xương khớp. Nguyên nhân có thể là do trong quá trình làm việc, HDVDL bị ảnh hưởng không nhỏ từ điều kiện, môi trường làm việc. Những biểu hiện không tốt về sức khỏe kéo dài là nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp mà HDVDL lớn tuổi, làm việc nhiều năm trong ngành mắc phải. Về tình hình sức khỏe sau quá trình làm việc, phần lớn HDVDL gặp phải các biểu hiện không tốt về cơ bắp, lưng, cột sống, cổ vai gáy và tai mũi họng.

3.2.2.5. Về kết quả thực hiện công việc hướng dẫn

Kết quả thực hiện công việc cũng là một yếu tố mà các DNLH thường xem xét để cộng tác lâu dài với các HDVDL.

Bảng 3.9. Đánh giá về kết quả thực hiện công việc hướng dẫn


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

KQTH1

HDVDL thực hiện đúng lịch trình du lịch cho khách hàng

3,8325

1,39513


KQTH2

HDVDL đảm bảo cung ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dịch

vụ của doanh nghiệp cho khách hàng

3,5833

1,12601

KQTH3

HDVDL làm hài lòng khách hàng

3,3926

1,55121

KQTH

Thực hiện công việc hướng dẫn

3,6028

1,35745

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Theo kết quả điều tra của bảng 3.9, kết quả thực hiện công việc của HDVDL được đánh giá ở mức trung bình 3,6028 điểm phản ánh kết quả thực hiện công việc đáp ứng được yêu cầu của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, tiêu chí HDVDL thực hiện đúng lịch trình du lịch cho khách hàng được đánh giá cao nhất (µ = 3,8325; ϭ = 1,39513), đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để DNLH đánh giá kết quả HDVDL thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp đến tiêu chí HDVDL đảm bảo cung ứng đầy đủ các tiêu chuẩn dịch vụ của DN cho khách hàng (µ = 3,5833; ϭ = 1,12601). Đánh giá thấp nhất HDVDL làm hài lòng khách hàng (µ = 3,6028; ϭ = 1,55121). Sau mỗi chuyến đi, các DNLH thường khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ DN cung cấp trong đó có khảo sát về chất lượng HDVDL. Các đánh giá của khách hàng là một kênh thông tin để DNLH có thể đưa ra các chính sách về đào tạo, trả thù lao, đãi ngộ. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy DNLH đánh giá chất lượng HDVDL dựa vào kết quả hoàn thành những công việc được giao theo phân công hay hợp đồng, từ đó làm cơ sở để DNLH bố trí, sắp xếp công việc cho HDVDL. Kết quả thực hiện công việc cũng là một yếu tố để DN xem xét cộng tác lâu dài với các HDVDL tự do.

3.2.2.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp lữ hành

Đánh giá tổng hợp của các nhà quản trị DNLH về các tiêu chí chất lượng HDVDL cho thấy các tiêu chí về sức khỏe thể lực; kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, đạo đức nghề nghiệp và kết quả thực hiện công việc không có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ các nhà quản trị đánh giá toàn diện về chất lượng HDVDL để có thể tuyển dụng và sử dụng HDVDL một cách có hiệu quả nhất, làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng và đem lại hiệu quả trong kinh doanh.

Bảng 3.10. Mức độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp lữ hành


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

MDDU1

HDVDL có sức khỏe thể lực đáp ứng nhu cầu của DNLH

3,3708

0,62945

MDDU2

HDVDL có kiến thức chuyên môn đáp ứng nhu cầu của

DNLH

3,3890

0,64927

MDDU3

HDVDL có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của

DNLH

3,4282

0,68982


MDDU4

HDVDL có thái độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu

cầu của DNLH

3,3681

0,66137

MDDU5

HDVDL có kết quả thực hiện công việc đáp ứng nhu cầu

của DNLH

3,3708

0,64991

MDDU

Mức độ đáp ứng nhu cầu của DNLH

3,3853

0,49893

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Qua số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, các DNLH được khảo sát đều cho rằng HDVDL đáp ứng được nhu cầu của DNLH. Trong đó, HDVDL có kỹ năng nghề nghiệp được các DNLH đánh giá cao nhất (µ = 3,4282; ϭ = 0,68982); HDVDL có thái độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của DNLH được đánh giá thấp nhất (µ = 3,3708; ϭ = 0,62945). Kỹ năng nghề nghiệp theo thời gian có thể được hoàn thiện, HDVDL tiếp xúc với nhiều thị trường khách hàng, hướng dẫn trên nhiều tuyến điểm khác nhau cũng giúp cho HDVDL nâng cao được kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu của DNLH sử dụng. Còn thái độ, đạo đức nghề phần nhiều ảnh hướng từ phía cá nhân HDVDL như hoàn cảnh gia đình, nhận thức, trình độ văn hóa… dẫn đến HDVDL có thái độ chưa tốt, các DNLH

chưa thấy thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân lực hướng dẫn.

3.2.3. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

3.2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

MTBN1

Yếu tố quản lý nhà nước đối với đội ngũ HDVDL

3,9608

0,84756

MTBN2

Chất lượng đào tạo HDVDL của các cơ sở đào tạo

4,0000

0,92945

MTBN4

Sự phát triển của khoa học công nghệ

3,6167

1,22855

MTBN5

Khách hàng

3,9917

1,18071

MTBN

Môi trường bên ngoài

3,8402

1,01545

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Qua số liệu khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, các DNLH được khảo sát đều cho rằng môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL. Trong đó, chất lượng đào tạo HDVDL của các cơ sở đào tạo được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HDVDL của DNLH (µ = 4,0000; ϭ = 0,92945); Sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng thấp nhất đến chất lượng HDVDL (µ = 3,3708; ϭ = 0,62945).


- Yếu tố quản lý của nhà nước đối với HDVDL đạt 3,9608 điểm có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đồng bộ, góp phần tạo nên hành lang pháp lý khoa học hơn cho công tác quản lý hướng dẫn du lịch. Luật Du lịch số 09/2017/QH 14 có hiệu lực từ 1/1/2018 đã có thêm nhiều bước tiến về quản lý HDVDL: Các tiêu chuẩn và yêu cầu về công tác hướng dẫn đã được quy định rất rõ trách nhiệm quản lý, đào tạo HDVDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của cơ quan chuyên môn quản lý về du lịch cấp tỉnh, của DN; trách nhiệm của của các tổ chức nghề nghiệp xã hội đối với lĩnh vực hướng dẫn; bổ sung điều kiện hành nghề của HDVDL nhằm đảm bảo HDV được hoạt động và quản lý trong một tổ chức nhất định. Nhiều văn bản được ban hành nhằm quản lý hiệu quả hoạt động hướng dẫn: Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành công văn Số: 4091/BVHTTDL-TCDL ngày 9/12/2019 về việc giấy tờ HDV mang theo khi hành nghề hướng dẫn du lịch; Tổng cục Du lịch ban hành công văn 822/TCDL-LH ngày 06/7/2020 về việc quản lý thẻ HDV...

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động HDVDL được tiến hành thường xuyên hơn và có sự tham gia của Tổng cục Du lịch, cơ quan chuyên môn quản lý về du lịch cấp tỉnh, hiệp hội nghề nghiệp... Hàng năm, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt thanh tra hoạt động hướng dẫn và hoạt động kinh doanh của DNLH đã phát hiện nhiều sai phạm của HDVDL như thiếu các văn bản theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ, cá biệt có lao động thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng thẻ HDV giả để hành nghề.

Do đặc điểm của đội ngũ HDVDL là 95% làm việc tự do mà không thuộc biên chế của DNLH, điều này gây khó khăn trong việc quản lý HDVDL và đảm bảo chất lượng HDVDL, ngày10/10/ 2017, Hội HDVDL Việt Nam được thành lập, là tổ chức xã hội nghề nghiệp của những công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên là HDVDL Việt Nam. Đồng thời, góp phần hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn cho các hội viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch; và phát triển các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế để đào tạo phát triển năng lực đội ngũ HDVDL, góp phần nâng cao vị thế của đội ngũ HDV trong ngành du lịch, xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Chi hội Hội HDVDL thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 72/QĐ- HHDLVN ngày 29/11/2017 của BCH Hiệp Hội Du lịch Việt Nam và được chuyển giao về trực thuộc Hiệp Hội Du lịch TP. Hà Nội theo Quyết định số 11/QĐ-HHDLVN ngày 08/01/2018. Đến cuối tháng 05/2018, mới có hơn 400 HDVDL đăng ký gia nhập Chi hội và Ban chấp hành Chi hội đã xét duyệt kết nạp Hội viên và cấp Giấy chứng nhận cho 152 HDVDL có đủ điều kiện, như vậy số lượng HDVDL tham gia chi hội hướng dẫn


vẫn còn rất ít so với tổng số lượng HDVDL của Hà Nội. Do vậy, việc quản lý HDVDL vẫn còn gặp nhiều khó khăn, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HDVDL.

Như vậy, vẫn còn rất nhiều HDVDL tự do không thuộc DN hoặc tổ chức nào quản lý. Hiện tại không có kênh thống nhất quản lý HDV nên các DNLH chỉ có một cách là thông tin cho nhau về HDV, nhưng không phải lúc nào cũng đầy đủ, vì vậy có tình trạng HDV bị đưa vào danh sách đen của DN này nhưng lại được DN khác chào đón vì họ không nắm được. Đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL của các DNLH.

- Chất lượng của các cơ sở đào tạo đạt 4,0 điểm cho thấy sự ảnh hưởng lớn của chất lượng đào tạo đến chất lượng HDVDL. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện nay cả nước có 156 cơ sở đào tạo về du lịch, tại Hà Nội là 47 cơ sở đào tạo các cấp từ sơ cấp đến bậc đại học. Theo danh mục mà ngành đào tạo của Bộ GDĐT hiện nay, mã ngành Hướng dẫn du lịch chỉ được đào tạo ở bậc Trung cấp và Cao đẳng. Ở bậc Đại học, hướng dẫn du lịch là một chuyên ngành trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hoặc ngành Việt Nam học. Thời lượng dành cho học phần Hướng dẫn du lịch cả lý thuyết và thực hành thường không nhiều. Vẫn có tình trạng các trường dù đã mở mã ngành Hướng dẫn du lịch nhưng chưa có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý thực sự hiểu và có đủ năng lực đào tạo nghề Hướng dẫn du lịch. Hơn nữa, mỗi DN có một thị trường khách du lịch, kinh doanh một số loại hình du lịch… trong khi những bài học ở Nhà trường thường mang tính quy luật chứ không phải cá biệt. Hiện nay, HDV chưa đáp ứng được cả chất lượng, số lượng do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu quy mô và chất lượng. Nhiều lãnh đạo các DN du lịch cũng cho biết, do các trường du lịch hầu hết là dân lập, tư thục nên nhiều trường mở ra để kiếm lợi nhuận, họ chỉ quan tâm đến số lượng, còn chất lượng thì bỏ ngỏ.

Lao động du lịch sau khi tốt nghiệp từ Nhà trường, có khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc trong ngành du lịch chiếm tỉ trọng chưa cao: 60% lao động biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm 62%, còn lại là tiếng Trung 25%, tiếng Pháp 4% và các thứ tiếng khác. Việc đào tạo HDVDL không theo kịp nhu cầu, vẫn còn tình trạng “dạy chay, học chay”, không gắn với thực tiễn của DN. Việc đào tạo chưa đi đôi với thực hành, việc phối kết hợp giữa nhà trường và DN còn yếu nên còn thiếu những môi trường để các sinh viên học tập, thực hành ngay từ còn trên ghế nhà trường. Nhiều sinh viên, học viên dù đã được đào tạo nhưng sau khi được tuyển dụng hầu hết các DNLH đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng HDVDL, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí