Số Liệu Khách Quốc Tế Đến Hà Nội Và Cả Nước Giai Đoạn 2016 - 2020


- Yếu tố về sự phát triển của khoa học công nghệ đạt 3,6167 điểm có ảnh hướng đến HDVDL. Ứng dụng khoa học công nghệ giúp cho HDVDL có thể thực hiện công việc tốt hơn, chính xác hơn, nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN. Tuy nhiên nhiều ứng dụng khoa học công nghệ như sử dụng mã QR tại các điểm đến khiến cho du khách hiểu cụ thể hơn, chính xác hơn về điểm đến lại làm cho đội ngũ HDVDL không có động lực để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Thậm chí, các ứng dụng trên điện thoại thông minh (như tìm địa điểm, đặt phương tiện đi lại, dịch vụ giải trí,…) đang dần thay thế các chức năng của HDVDL.

Năm 2006, lần đầu tiên phần mềm quản lý HDVDL được xây dựng. Đến năm 2008, phần mềm HDVDL trực tuyến (http://huongdanvien.vn) chính thức được triển khai áp dụng trên toàn quốc. Tất cả 63 tỉnh/thành phố sử dụng phần mềm http://huongdanvien.vn để cấp thẻ HDV, quản lý HDV và sử dụng phần mềm để phục các công tác thống kê, báo cáo, đề xuất chính sách... Từ năm 2008 đến nay, phần mềm này đã được nhiều lần nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các chức năng thống kê, phần mềm phát hiện bằng giả, tích hợp mã QR code, bổ sung các module quản lý... DNLH có công cụ để lựa chọn, sử dụng HDVDL có đủ năng lực phục vụ khách du lịch; Cơ quan quản lý có thể sử dụng phần mềm rà soát bằng giả để ngăn chặn tình trạng sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả để xin cấp thẻ HDV. Ngoài ra, để quản lý tốt hơn đội ngũ HDVDL, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã sử dụng website: huongdanvien.vn nhằm ngăn chặn việc HDV sử dụng văn bằng chứng chỉ giả tại địa phương này lại sang địa phương khác xin cấp.

Hệ thống thông tin hướng dẫn du lịch của Hội Hướng dẫn viên Du lịch Việt Nam vận hành trên website: http://hoihuongdanvien.vn và App Hire A Guide cũng đã hỗ trợ hiệu quả cho các HDV trong quá trình hành nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời giúp hội viên tìm kiếm công việc, ký kết hợp đồng hướng dẫn với các công ty lữ hành.

Trong việc đào tạo nhân lực thực hành nghề HDVDL do đặc thù ngành nên phải đi lại rất nhiều, một số cơ sở đào tạo đã ứng dụng công nghệ thông tin - công nghệ VR và AI, xây dựng nhiều phòng học thông minh để dạy các môn chuyên ngành. Từ đó giảm thiểu sức khỏe và thời gian đi lại cho sinh viên nhờ việc tạo ra các phòng học thực hành tại chỗ mà vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn ngành và khoa học.

- Yếu tố khách hàng đạt 3.9917 điểm cho thấy khách cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng HDVDL. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam trở thành một điểm đầu tư về kinh tế hấp dẫn với thị trường khách quốc tế đến đầu tư, tiêu biểu từ các quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức. Lượng khách


quốc tế đến đầu tư tại thị trường du lịch Việt Nam cũng là cơ duyên để phát triển du lịch inbound và du lịch nội địa.

+ Khách du lịch quốc tế

Trong giai đoạn 2016 - 2019, mức tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế đạt 21,2%/năm. Thị phần khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng lớn, chiếm 39% so với cả nước.

Năm 2020, lượng khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1.11 triệu lượt khách, giảm 84,2% so với năm 2019, dẫn đến mức tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế trong cả giai đoạn chỉ đạt 0,09%.

Bảng 3.12. Số liệu khách quốc tế đến Hà Nội và cả nước giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị tính: Lượt khách


Năm

Việt Nam

Hà Nội

%

Hà Nội/Việt Nam

%

Hà Nội tăng so với năm trước

2015

7.943.651

3.263.743



2016

10.012.735

4.020.306

40,1

23,2

2017

12.922.151

4.950.000

38,3

23,1

2018

15.497.791

6.005.268

38,7

21,3

2019

18.008.591

7.025.000

39

17

2020

3.837.000

1.107.356

29

-84,2

Tỷ lệ bình quân giai đoạn

2016 - 2020

37,02

0,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 14

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

Khách quốc tế đến Hà Nội với mục đích kết hợp hội nghị hội thảo chiếm 5,2%; thương mại chiếm 5,9%; lễ hội, tín ngưỡng chiếm 1,6%; mục đích khác chiếm 1,5%; thăm thân chiếm 1,2%; thông tin báo chí chiếm 1,1% (thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, 2020).

+ Khách nội địa

Năm 2020, ước khách du lịch nội địa đến Hà Nội đạt 8,65 triệu lượt khách, giảm 65,6% so với năm trước, đưa mức tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2016- 2020 xuống thấp tới (-7,2%).

Bảng 3.13. Số liệu khách nội địa đến Hà Nội và cả nước giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: Lượt khách


Năm

Việt Nam

Hà Nội

%

Hà Nội/Việt Nam

%

Hà Nội tăng so với năm trước

2015

57.000.000

16.430.000




2016

62.000.000

17.810.600

28,7

8,4

2017

73.000.000

18.880.000

25,8

6

2018

80.000.000

20.296.000

25,4

7,5

2019

85.000.000

21.920.000

25,8

8

2020

56.000.000

7.544.782

13,47

-73

Tỷ lệ bình quân giai đoạn

2016 - 2020

23,8

-8,6

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

Khách nội địa đến Hà Nội với mục đích kết hợp thương mại chiếm 14,1%; thăm thân chiếm 12,1%; hội nghị hội thảo, tập huấn, học tập ngắn ngày chiếm 8,3%; chữa bệnh chiếm 6,3%; lễ hội, tín ngưỡng chiếm 4,6%; mục đích khác chiếm 4,5% và thông tin báo chí chiếm 2,1% (thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, 2020).

Dự báo về số lượng khách du lịch cũng như tìm hiểu nhu cầu của du khách là cơ sở để các DNLH đưa ra các chiến lược kinh doanh, sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp, qua đó liên quan đến nhân lực thực hiện nhiệm vụ trong đó có đội ngũ HDVDL.

3.2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

MTBT1

Chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của DNLH

3,0888

0,82338

MTBT2

Chính sách quản trị nhân lực của DNLH

4,0893

0,95723

MTBT3

Các yếu tố thuộc về nhà quản trị

3,6789

1,00977

MTBT4

Các yếu tố thuộc về HDVDL

3,7676

1,01342

MTBT5

Môi trường làm việc

3,1227

0,83011

MTBT

Môi trường bên trong

3,4694

0,73493

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Từ số liệu khảo sát về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên trong theo bảng 3.14, các DNLH đều cho rằng môi trường bên trong được điều tra đều có ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL. Trong đó, chính sách quản trị nhân lực của DNLH ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng HDVDL (µ = 4,0893; ϭ = 0,95723); Chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của DNLH có ảnh hưởng ít nhất đến chất lượng HDVDL (µ = 3,3708; ϭ = 0,62945).

- Chiến lược phát triển, kinh doanh của DNLH đạt 3,0888 điểm cho thấy các chiến lược phát triển, kinh doanh của DN ảnh hưởng chưa nhiều đến chất lượng HDVDL. Các quyết định trong DN xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu cần


đạt được, xác định các hành động mà DN thực hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số ngành và thị trường sản phẩm. Trong các quyết định đó thì lập kế hoạch về nhân sự có tác động đến đội ngũ HDVDL, xác lập thị trường mục tiêu và sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL.

Các DNLH quốc tế trên địa bàn Hà Nội đang tập trung vào các chiến lược sau: đa dạng hóa sản phẩm - tập trung vào khai thác tốt các thị trường sẵn có và xây dựng thêm các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch nội địa; Tăng trưởng bằng hội nhập, liên kết với các nhà cung cấp để làm phong phú hơn sản phẩm du lịch; Đầu tư mới từ bên trong – đầu tư cho bộ phần R&D để tạo ra sản phẩm mới, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới.

Mục tiêu của các DNLH là cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng cao, trong đó đội ngũ HDVDL là nòng cốt để tạo ra chất lượng dịch vụ. DNLH của Việt Nam nói chung và DNLH tại Hà Nội nói riêng chủ yếu là DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ, tiềm lực còn hạn chế. Nhận thức một số bộ phận DN chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, bị động trong công tác phát triển thị trường, xây dựng sản phẩm.

- Các chính sách quản trị nhân lực đạt 4,0893 điểm thể hiện các chính sách quản trị nhân sự có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng HDVDL. Nội dung cơ bản của việc quản lý nhân lực trong DNLH chủ yếu tập trung vào thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho DN đang có những thiếu hụt về số lượng, chất lượng và thiếu hài hòa trong cơ cấu đội ngũ lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực trong DN. Thông qua các chính sách mà các DNLH đang áp dụng như hoạch định, tuyển dụng, bố trí, đào tạo, phát triển, đánh giá, đãi ngộ, kiểm tra giám sát… sẽ giúp cho DNLH có một đội ngũ HDVDL có chất lượng tốt bao gồm các nội dung:

+ Cung cấp cho HDVDL một nơi làm việc an toàn.

+ Khuyến khích HDVDL làm việc hết khả năng của mình

+ Trả lương và đãi ngộ khuyến khích HDVDL làm việc đạt năng suất cao dựa trên số lượng và chất lượng.

+ Bảo đảm cho HDVDL cộng tác dài hạn đang làm việc cho DN là họ sẽ được ưu tiên khi DN có chỗ trống, nếu họ chứng tỏ đủ khả năng.

- Các yếu tố thuộc về nhà quản trị đạt 3,6789 điểm chứng tỏ nhà quản trị có ảnh hưởng đến HDVDL.

Đội ngũ lãnh đạo trong DNLH ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản trị nguồn nhân lực trong DN thể hiện qua tư duy phát triển, tầm nhìn, sự am hiểu, phong cách giao tiếp, qua việc áp dụng các công cụ khích lệ để tạo ảnh hưởng lên hành vi ứng xử của nhân viên. Các DNLH trên địa bàn Hà Nội phần lớn là DN vừa


và nhỏ, sử dụng HDVDL cộng tác là chủ yếu, do đó để kích thích tinh thần làm việc của HDVDL các nhà quản trị thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi với đội ngũ HDVDL để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, lắng nghe, hợp tác. Qua những buổi trao đổi, nhà quản trị thu thập được các thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch, bố trí, sử dụng nhân lực thích hợp cũng như có những đánh giá về việc thực hiện công việc với đội ngũ HDVDL.

Luật Du lịch 2017 đã quy định yêu cầu về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Thông qua phiếu khảo sát về trình độ nhà quản trị cho thấy, 5% nhà quản trị của các DNLH có trình độ sau đại học, 92% trình độ đại học, còn lại 3% là trình độ cao đẳng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số DN kinh doanh lữ hành nhưng cả cán bộ quản lý lẫn nhân viên không được đào tạo về du lịch, về hướng dẫn du lịch, tìm cách lách luật bằng cách thuê mượn người đứng tên trong đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý. Nếu người quản lý DNLH không có trình độ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình du lịch và công tác tuyển dụng, sử dụng và đánh giá HDVDL.

Theo kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh về quan điểm của lãnh đạo DN đối với tầm quan trọng của HDVDL trong quá trình phát triển DN, bên cạnh 33,4% lãnh đạo đồng ý rằng HDVDL có vai trò rất quan trọng đối với DN thì vẫn còn 28,7% lãnh đạo không đồng ý với quan điểm này và 37,9% lãnh đạo cho rằng HDVDL có đóng vai trò trong quá trình phát triển nhưng không phải là rất quan trọng. Như vậy, có hơn 50% lãnh đạo DN không đánh giá cao vai trò của HDVDL trong quá trình phát triển của DN. Có thể thấy rằng, đây là một trong những nguyên nhân gây nên một số hạn chế của các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL tại các DNLH trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Các yếu tố thuộc về HDVDL đạt 3,7676 điểm cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm, hoàn cảnh gia đình, giới tính, độ tuổi ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL. Theo số liệu từ các DNLH, số lượng HDVDL nam chiếm hơn 70%, còn lại HDVDL nữ. Các HDVDL chủ yếu trong độ tuổi từ 22 đến 40 là lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe, có động lực làm việc. Tuy nhiên hoàn cảnh gia đình chi phối đến chất lượng HDVDL nữ khá nhiều, và HDVDL sau khi lập gia đình thường thay đổi công việc mà khó có thể tiếp tục hành nghề hướng dẫn. Một số HDVDL có tư tưởng xem thường công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Chính tư tưởng này sẽ làm hạn chế việc tiếp thu một cách chủ động những kiến thức, kỹ năng cần có trong nghề. Hơn nữa, khi tìm hiểu các yếu tố thuộc về HDVDL từ dữ liệu


thứ cấp tại các DN cho thấy HDVDL chưa nhận thức đúng đắn về chất lượng HDVDL có ảnh hưởng đến sự phát triển của DN nhất là đội ngũ HDVDL cộng tác. Cá biệt có những trường hợp lựa chọn đoàn khách để đi tour, khi thấy đoàn khách không có tiềm năng hay khả năng chi trả không cao, HDV bỏ tour hoặc chuyển sang cộng tác với DNLH khác. Mặt khác, đa phần HDVDL đều chung quan điểm, chỉ làm nghề này một thời gian, sau khi tích góp được ít vốn sẽ chuyển nghề hoặc chuyển vị trí khác.

Môi trường làm việc đạt 3,1227 thể hiện yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng HDVDL. Môi trường làm việc của HDVDL thường gắn với khách hàng, các đối tác cung cấp dịch vụ và địa điểm thăm quan du lịch. Hiện nay, để cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt cho khách hàng, các DN đầu tư tăng cường liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ để có được dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển có chất lượng cao cho du khách cũng như HDVDL. Ngoài ra HDVDL cũng được trang bị thêm các phương tiện đảm bảo an toàn cho những tour du lịch mạo hiểm.

3.2.4. Phân tích thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng HDVDL của DNLH cho thấy, đa số các hoạt động nâng cao chất lượng HDVDL nghiên cứu sinh khảo sát đều được thực hiện tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa. Các DNLH nhỏ và siêu nhỏ chủ yếu sử dụng HDVDL tự do nên một số hoạt động không được doanh nghiệp tiến hành.

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát việc thực hiện nội dung nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

STT

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của

doanh nghiệp lữ hành

Thực hiện (%)

Không

1

Tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch

100

0

2

Bố trí, sử dụng hướng dẫn viên du lịch

100

0

3

Đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch

100

0

4

Đánh giá thực hiện công việc và khuyến khích hướng

dẫn viên du lịch

95

5

5

Phát triển hướng dẫn viên du lịch

68

32

6

Tạo môi trường, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi

cho hướng dẫn viên du lịch

61

39

Nguồn: Nghiên cứu sinh khảo sát

Theo kết quả khảo sát cho thấy các DNLH đều tuyển dụng; bố trí sử dụng và đào tạo HDVDL làm việc cho DN. Tất cá các DNLH đều đánh giá kết quả thực hiện


công việc của HDVDL bằng các hình thức như thông qua phiếu đánh giá sự hài lòng của khách hàng, đánh giá 360 hoặc phân loại, xếp hạng HDVDL. Với những DNLH có HDVDL cơ hữu đều có các hình thức khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho HDVDL. Với đội ngũ HDVDL cộng tác, các DNLH cũng đánh giá HDVDL thông qua sự hài lòng của KH và cho phép HDVDL tham gia các cuộc thi xếp hạng và có những hình thức khuyến khích bằng vật chất cho đội ngũ HDVDL này. Trong công tác phát triển đội ngũ, các DNLH chủ yếu phát triển về số lượng ngày một tăng, cơ cấu HDVDL quốc tế cũng ngày một nhiều hơn, họ được giao nhiều nhiệm vụ mới, được tạo điều kiện tham gia vào các dự án mới của DNLH. Về nội dung Tạo môi trường, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi cho HDVDL thì chỉ có những DNLH có HDVDL cơ hữu thực hiện các nội dung này, một số DNLH cũng sử dụng hoạt động này để nâng cao chất lượng HDV với những HDVDL công tác lâu năm và thường xuyên với DN.

3.2.4.1. Tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch

Tuyển dụng HDVDL là việc làm thường xuyên của các DNLH do đặc điểm kinh doanh của các DNLH theo mùa vụ và số lượng HDVDL cơ hữu tại các DN không thể đáp ứng nhu cầu khách du lịch vào mùa cao điểm. Do đó, các DNLH sẽ tuyển dụng các HDVDL tự do để làm việc cho doanh nghiệp theo chương trình du lịch, theo mùa vụ, theo thị trường khách…

Bảng 3.16. Tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

TCHD1

DNLH có kế hoạch tuyển dụng rõ ràng

3,6162

0,59795

TCHD2

DNLH có mục tiêu tuyển dụng HDVDL hiệu quả

3,7755

0,88721

TCHD3

DNLH có tiêu chí tuyển dụng rõ ràng

3,8225

0,84990

TCHD4

Thủ tục tuyển dụng HDVDL hợp lý

4,1253

0,78598

TDTH

Tuyển dụng HDVDL

3,5770

0,45036

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Theo số liệu khảo sát từ bảng 3.16, ý kiến của các nhà quản trị trong DNLH về hoạt động tuyển dụng HDVDL cho thấy công tác tuyển dụng đang được đánh giá tốt đạt 3,5770 điểm. Trong đó thủ tục tuyển dụng HDVDL hợp lý (µ = 4,1253; ϭ = 0,78598) đang được đánh giá cao nhất và DNLH có kế hoạch tuyển dụng hợp lý (µ

= 3,6162; ϭ = 0,59795) đang được đánh giá thấp nhất. Do đặc điểm kinh doanh theo mùa vụ nên kế hoạch về tuyển dụng của nhiều DNLH vẫn phụ thuộc vào thị trường khách, do đó kế hoạch tuyển dụng HDVDL có thể thay đổi theo nhu cầu của KH.


Theo kết quả phỏng vấn các nhà quản trị cho thấy công tác tuyển dụng được diễn ra thường xuyên theo nhu cầu của DN, tuân thủ quy trình tuyển dụng mà các DNLH đưa ra. Các DNLH thực hiện đúng các quy định của luật lao động, HDV được tuyển dụng dưới 2 hình thức: ký hợp đồng lao động có thời hạn và thỏa thuận theo từng chương trình du lịch. Về nguồn tuyển HDVDL cho doanh nghiệp: doanh nghiệp sử dụng chủ yếu từ nguồn lao động bên ngoài được thu hút trên thị trường qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, các công ty tuyển dụng, các cơ sở đào tạo. Kế hoạch tuyển dụng được xây dựng cụ thể trên cơ sở các chỉ tiêu kinh doanh của DN và tình hình nhân sự thực tế của đơn vị.

3.2.4.2. Bố trí, sử dụng hướng dẫn viên du lịch

Sau khi các công ty ra quyết định tuyển dụng đối với những HDVDL đáp ứng các yêu cầu của DN, HDVDL sẽ được DN ký hợp đồng thử việc và được các phòng ban tiếp nhận, bố trí sắp xếp công việc.

Bảng 3.17. Bố trí, sử dụng hướng dẫn viên du lịch


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

BTSD1

DNLH bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường của

HDVDL

4,1723

0,80350

BTSD2

DNLH phân công công việc cho đội ngũ HDVDL một cách

hợp lý

2,9556

0,96570

BTSD3

DNLH có định mức phù hợp cho đội ngũ HDVDL

3,0209

0,97325

BTSD4

DNLH sử dụng đội ngũ HDVDL có hiệu quả

2,9687

0,97833

BTSD

Bố trí, sử dụng HDVDL

3,9739

0,46187

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả khảo sát từ bảng 3.17 về công tác bố trí, sử dụng HDVDL của các DNLH cho thấy công tác này đang được đánh giá ở mức tốt đạt 3,9739 điểm. Trong đó DNLH bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường của HDVDL (µ = 4,1723; ϭ = 0,80350) đang được đánh giá cao nhất và DNLH phân công công việc cho HDVDL một cách hợp lý (µ = 3,6162; ϭ = 0,59795) đang được đánh giá thấp nhất. Tại các DNLH hiện nay, việc bố trí, sử dụng HDVDL sẽ do toàn do lãnh đạo, trưởng bộ phận quản lý nhân lực, trưởng phòng hướng dẫn hoặc phòng thị trường chủ động sắp xếp và trên cơ sở các vị trí công việc còn trống. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, HDVDL cơ hữu sẽ viết báo cáo kết quả thực hiện công việc và người phụ trách, quản lý trực tiếp nhân lực sẽ đánh giá năng lực, hiệu quả thực hiện công việc của HDV, sự phù hợp của HDV đối với vị trí công việc hiện tại. Trên cơ sở đánh giá HDVDL dựa vào các tiêu chí về khả năng thực hiện công việc, sự phù hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023