Sản Phẩm Và Thị Trường Của Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội


lữ hành, tương đương với 12.168 người.

3.1.2. Sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Các DNLH trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang cung cấp các tour trọn gói hoặc tour từng phần, các dịch vụ cho thuê HDV, thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, gia hạn visa….Cùng với tính sáng tạo và không ngừng đổi mới, các công ty ngày càng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ cung cấp.

Các lĩnh vực kinh doanh thông thường mà các DNLH tại Hà Nội cung cấp cho khách hàng bao gồm:

- Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh: Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, kinh doanh khách sạn và vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, đường sông và trên Vịnh, kinh doanh các dịch vụ du lịch và dịch vụ đại lý bán vé máy bay.

- Đầu tư, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng du lịch: khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại dịch vụ.

- Kinh doanh ăn uống; Dịch vụ hdvdl; Phiên dịch; Dịch vụ thông tin; vui chơi giải trí; Cho thuê các phương tiện vận tải.

- Kinh doanh nhà hàng, đồ lưu niệm; Cho thuê văn phòng, dịch vụ quảng cáo, tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên đề, hội nghị, hội thảo và Dịch vụ xúc tiến du lịch – thương mại.

- Tư vấn kinh doanh các loại hàng hóa; Đại lý tiêu thụ hàng hóa cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; Sản xuất, kinh doanh đồ mỹ nghệ (đồ gốm, đồ gỗ giả cổ, đồ sơn mài, chạm khảm trang trí).

- Tổ chức đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng các nghiệp vụ về: du lịch, khách sạn, HDVDL, ngoại ngữ, buồng, bàn, bar, lễ tân, giúp việc gia đình.

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, ngành du lịch Hà Nội không chỉ thu hút khách du lịch mà còn khách ngoại giao, kinh doanh và khách tham gia sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội nữa. Sở Du lịch Hà Nội cho biết hiện số lượng khách châu Á đến Hà Nội chiếm 65%, khách châu Âu chiếm 25%, còn lại là các thị trường khác. Các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Australia, Malaysia, Thái Lan, Canada.


900


800


700


600


500


400


300

2016

2017

2018

2019

200


100


0

Hình 3.1. Top 10 thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

Thị phần khách quốc tế đến Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2019 chiếm 30% thị phần cả nước. Theo báo cáo điều tra khách du lịch đến Hà Nội năm 2019 của Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch khi đến Hà Nội theo các loại hình du lịch: du lịch kết hợp công việc, du lịch chữa bệnh, du lịch thuần túy…

Thông thường, các DN thường tập trung xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến Hà Nội hay khách Hà Nội đi các địa phương khác nhưng trong thời điểm dịch bệnh, nhiều DNLH chú trọng xây dựng sản phẩm phục vụ ngay chính người Hà Nội.

3.1.3. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Giai đoạn 2016-2019, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2016, khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,83 triệu lượt, năm 2017 đạt 23,83 triệu lượt khách, năm 2018 đạt 26,30 triệu lượt và năm 2019 đạt 28,945 triệu lượt khách. Tốc độ tăng bình quân về khách du lịch đạt 10,1%/năm, hoàn thành vượt chỉ tiêu về tốc độ tăng trung bình từ 8-10%/năm. Về tổng số lượng khách du lịch, tính đến năm 2019, đã đạt tỷ lệ 96,49% so với chỉ tiêu đề ra vào năm 2020.


120000000


100000000


80000000


60000000


40000000


20000000


0 2015

Doanh thu (Tr đồng) 54967000 Khách quốc tế 3263743

Khách nội địa 16430000

2016

61778000

4020306

17810600

2017

70958000

4950000

18880000

2018 2019

7748000 103807000

6005268 7025000

20296000 21920000

Hình 3.2. Tình hình khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019‌

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2000

Qua bảng 3.2 trên cho thấy cơ cấu khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn lượng khách du lịch quốc tế, trong đó du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ 68%, mục đích thương mại và công vụ chiếm 20% còn lại là mục đích khác. Trong tổng thu về du lịch, tỷ trọng doanh thu chủ yếu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống, doanh thu về vui chơi giải trí và mua sắm chiếm tỷ trọng thấp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thời gian lưu trú tại Hà Nội thấp.

Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2020, vì vậy trong tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội đạt 4,13 triệu lượt khách, giảm 64,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đạt 961.000 lượt khách, giảm 65,2% so với cùng kỳ 2019 (bao gồm 692.000 lượt khách quốc tế lưu trú và

269.000 lượt khách du lịch quốc tế trong ngày); khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,17 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm 2019 (bao gồm 1,08 triệu lượt khách du lịch nội địa có lưu trú và 2,09 triệu lượt khách du lịch nội địa trong ngày). Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 16.639 tỷ đồng, giảm 59,3% so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 24.287 tỷ đồng).

Theo số liệu của Cục Thống kê (Thành phố Hà Nội), từ đầu năm 2021 đến nay, khách du lịch đến Hà Nội đạt thấp do một số địa phương trong đó có Hà Nội triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở cấp độ cao sau khi xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng hồi cuối tháng 1/2021.


3.2. Chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua

3.2.1. Khái quát về đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

3.2.1.1. Số lượng và cơ cấu hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tính đến hết năm 2020, tổng số lượng HDVDL tại Hà Nội là 5.729 người theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thống kê hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội năm 2020



STT


Nội dung


Hà Nội


Toàn quốc

Tỷ trọng

(%)

Tỷ trọng (%) Hà Nội so với

toàn quốc

1

Tổng số hướng dẫn viên

5.729

27.686


20,06

2

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế

4.301

17.421

75

24,6

3

Hướng dẫn viên du lịch nội địa

1.428

10.265

25

13,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội - 12

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Số lượng HDVDL được cấp thẻ quốc tế nhiều gấp ba lần HDVDL nội địa. Chỉ có khoảng 5% số HDV này là có ký hợp đồng lao động với các DNLH, được các công ty trả lương và đóng bảo hiểm xã hội, còn khoảng 95% số HDV còn lại hoạt động tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội (Hội Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam, 2020). Trước đây khi áp dụng Luật Du lịch 2005, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bắt buộc DN phải ký hợp đồng với 03 HDV quốc tế (quy định này làm cho các DN thường thực hiện mang tính đối phó, không thực chất). Từ sau khi Luật Du lịch 2017 ban hành, quy định trên được thay đổi, không còn quy định bắt buộc khiến cho các DNLH có thể giảm biên và sử dụng cộng tác viên là chủ yếu. Một nguyên nhân nữa là theo luật DN, công ty phải căn cứ trên mức lương tối thiểu để đóng 32% các khoản thuế phí có liên quan để giúp HDV được hoạt động. Áp lực này buộc các DN vừa và nhỏ không tuyển dụng HDV chính thức mà chỉ hợp đồng theo công việc trên tour hay từng đoàn khách nhất định nào đó. Một số DN có HDV cơ hữu đó là Vietravel, Đất Việt tour, Saigontourist, Hanoitourist… thì số lượng HDV cơ hữu cũng không lớn. Tại các DN này, HDV cơ hữu được hưởng chính sách và chế độ của nhân viên chính thức, họ không phải lo trích thu nhập để đóng bảo hiểm. Nhưng với HDVDL cộng tác thì đây là gánh nặng hàng tháng khi phải trích thu nhập đóng bảo hiểm theo quy định và một số khoản khác có liên quan. Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong bảo đảm chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ thương hiệu du lịch quốc gia.


3.2.1.2. Trình độ đào tạo của hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Qua bảng 3.2. tổng hợp về trình độ đào tạo HDVDL của Hà Nội, tỷ lệ HDVDL có trình độ đào tạo trên đại học chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên HDVDL được đào tạo đúng chuyên ngành hướng dẫn chỉ chiếm khoảng 25% so với HDVDL được đào tạo từ các chuyên ngành khác. Phần lớn nguồn HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội chỉ qua các khóa học “cấp tốc” hoặc ngắn hạn nên kỹ năng nghề nói chung còn thấp. Số lượng HDVDL được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch thấp, có 1.048 người được đào tạo đúng ngành/chuyên ngành HDVDL, chiếm 18,3%, còn lại 4.861 người tốt nghiệp các ngành, chuyên ngành khác như du lịch khác, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, chiếm 81,7%, điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng HDVDL của các DNLH trên địa bàn Hà Nội.

Bảng 3.2. Thống kê hướng dẫn viên du lịch Hà Nội theo trình độ đào tạo năm 2020‌


STT


Nội dung

Hà Nội

Toàn quốc

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%) Hà Nội so với toàn quốc

1

Trình độ chuyên môn

5.729

27.686


20,06


Dưới trung cấp

166

801

3,03

20,72


Trung cấp

435

2.105

7,96

20,66


Cao đẳng

1.038

5.022

18,96

20,7


Đại học

3.789

19.446

68,67

19,48


Sau đại học

283

312

5,31

90,7

2

Chuyên ngành đào tạo


Chuyên ngành hướng dẫn

1.048

4.848

18,3

21,61


Chuyên ngành du lịch khác

4.681

22.838

81,7

20,49

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Hướng dẫn viên du lịch theo chuyên đề, HDV có khả năng sử dụng nhiều ngoại ngữ và ngoại ngữ hiếm, HDV mạo hiểm còn thiếu hụt trầm trọng, trong khi thị trường này đang có xu thế tăng lên. Nếu nhìn vào cơ cấu tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội theo quốc tịch và cơ cấu HDVDL theo ngôn ngữ theo bảng 3.3 thì sẽ thấy rõ sự bất cập trong tỷ lệ HDVDL quốc tế sử dụng ngoại ngữ.


Bảng 3.3. Thống kê hướng dẫn viên du lịch Hà Nội theo ngôn ngữ năm 2020


STT

Nội dung

Hà Nội

Toàn quốc

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

Hà Nội so với toàn quốc

1

Tiếng Anh

2.439

9.725

56,7

25,1

2

Tiếng Pháp

474

1.302

11

36,4

3

Tiếng Đức

160

378

3,7

42,3

4

Tiếng Trung

669

4.407

15,5

15,2

5

Tiếng Nhật

224

675

5,2

33,2

6

Tiếng Tây Ban Nha

156

251

3,6

62,2

7

Tiếng Nga

128

431

2,9

29,7

8

Tiếng Ý

63

105

1,4

60

9

Tiếng Thái

23

271

0,5

8,5

10

Tiếng Hàn

128

446

2,9

28,7

11

Tiếng Indonesia

5

22

0,1

22,7

12

Tiếng Bungary

2

2

0,05

100

13

Tiếng Hungary

1

1

0,03

100

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Các thị trường hàng đầu là Trung Quốc (chiếm trên 30% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) lại chỉ có hơn 15% HDV tiếng Trung; thị trường khách Hàn Quốc là thị trường khách du lịch quốc tế lớn thứ hai ở Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 3% HDV tiếng Hàn; trong khi đó có hơn 55% HDV tiếng Anh... Nhìn vào bảng 3.3 trên đây có thể thấy, đội ngũ HDV quốc tế chủ yếu sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung, trong 19 thứ tiếng được Việt Nam cấp thẻ hành nghề hiện nay còn một số ngôn ngữ không có HDV. Đây là một thực trạng đáng báo động của ngành du lịch Việt Nam, nó gây khó khăn lớn cho các DNLH trong việc tìm HDV tiếng hiếm đặc biệt vào mùa cao điểm. Hiện nay, các DNLH Hà Nội đang rất khó khăn trong với việc thiếu đội ngũ HDV có khả năng sử dụng ngoại ngữ hiếm. Vào mùa vụ các DN gần như là sử dụng HDV nước ngoài, HDV của các công ty gửi khách hoặc sử dụng phiên dịch. Trong khi đó, HDV thường chỉ có nhiệm vụ đi theo đoàn. Trong tổng số các HDV ngoại ngữ hiếm thì chỉ có một phần nhỏ được đào tạo bài bản từ các trường du lịch, còn lại đa phần đội ngũ này là những người đã từng sinh sống ở nước ngoài, hoặc một số tốt nghiệp từ trường Đại học Hà Nội.

3.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

So với cỡ mẫu mục tiêu là 420 quan sát tại 140 DNLH được xác định, nghiên cứu sinh đã kiểm tra lại tính đầy đủ, phù hợp của thông tin thu thập và số lượng quan sát được sử dụng trong phân tích là 383, các phiếu khảo sát không sử dụng được là các phiếu thiếu thông tin cung cấp từ người trả lời. Đối tượng khảo sát là các nhà quản trị DNLH quốc tế có trụ sở tại các quận nội thành Hà Nội. Theo kết quả khảo sát được mô tả từ


bảng 3.4 cho thấy độ tuổi các nhà quản trị từ 25 – 40 là chủ yếu, chiếm 72,06%. Tỷ lệ giới tính khá cân đối giữa nhà quản trị nam và nữ. Về chức vụ, Trưởng các phòng phụ trách về nhân sự, hướng dẫn, điều hành, chăm sóc khách hàng, phòng nội địa, phòng quốc tế trả lời nhiều nhất. Tiếp theo các trưởng nhóm phân theo thị trường khách: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…, trưởng nhóm chăm sóc khách hàng, trưởng nhóm hướng dẫn theo ngôn ngữ…Về trình độ học vấn và kinh nghiệm, các nhà quản trị đa số đều tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm trên 10 năm trong nghề.

Bảng 3.4. Mô tả mẫu điều tra


Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ phần trăm (%)

1. Độ tuổi

25 – 40 tuổi

276

72,06

40 – 55 tuổi

79

20,62

Trên 55 tuổi

28

7,32

2. Giới tính

Nam

200

52,21

Nữ

183

47,79

3. Chức vụ

Giám đốc

20

5,22

Phó giám đốc

59

15,40

Trưởng phòng

200

52,21

Trưởng nhóm

104

27,15

4. Trình độ học vấn

Trung cấp

11

2,87

Cao đẳng

63

16,44

Đại học

263

68,67

Sau đại học

46

5,31

5. Số năm kinh nghiệm công tác

1 – 5 năm

45

11,74

6 – 10 năm

98

25,58

Trên 10 năm

240

62,66

Nguồn: Nghiên cứu sinh khảo sát

Thang đo Likert 5 điểm, theo định lý giới hạn trung tâm các biến có thể được xem như phân bố chuẩn và được chấp nhận để sử dụng các kỹ thuật thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2009). Với thang đo Likert 5 điểm (1 - Rất kém, 2 – Kém, 3 - Trung bình, 4 – Tốt, 5 – Rất tốt); kc = (Max – Min)/5 = 4/5 = 0,8 giá trị trung bình các biến đo được phân thành 5 khoảng như sau: Từ 1 – 1,8: Rất kém; 1,81 – 2,6: Kém; 2,61 – 3,4: Trung bình; 3,41 – 4,2: Tốt; 4,21 – 5,0: Rất tốt. Những biến quan sát nào có giá trị trung bình thấp hơn 3,4 thì thuộc nhóm cần ưu tiên tập trung cải thiện, khắc phục.


3.2.2.1. Về kiến thức chuyên môn

Theo kết quả khảo sát bảng 3.5, kiến thức chuyên môn của HDVDL đang làm việc cho các DNLH trên địa bàn Hà Nội chưa được đánh giá cao.

Bảng 3.5. Đánh giá về kiến thức chuyên môn


Mã hóa

Tiêu chí đánh giá

Trung bình

Độ lệch chuẩn

KTCM1

Kiến thức địa lý của HDVDL phong phú

2,8000

1,00292

KTCM2

Kiến thức lịch sử của HDVDL sâu rộng

2,7333

1,03280

KTCM3

Kiến thức văn hóa của HDVDL sâu rộng và phong phú

2,5583

0,93106

KTCM4

HDVDL am hiểu kiến thức về hệ thống chính trị và các văn

bản pháp luật Du lịch

2,6500

0,98227

KTCM5

HDVDL có kiến thức tổng quan du lịch tốt

2,6208

1,16880

KTCM6

HDVDL có kiến thức sâu rộng về khu du lịch, tuyến, điểm

du lịch

2,8042

1,09735

KTCM7

HDVDL am hiểu về tâm lý khách du lịch

2,7500

1,06877

KTCM8

HDVDL có kiến thức tin học đáp ứng tiêu chuẩn nghề

2,6750

1,06808

KTCM9

HDVDL có kiến thức xuất nhập cảnh hàng không, lưu trú

đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp

2,6167

1,03644

KTCM10

HDVDL am hiểu về kiến thức lễ tân ngoại giao

2,6250

1,03546

KTCM11

HDVDL có kiến thức nghiệp vụ hướng dẫn đáp ứng tiêu

chuẩn nghề

2,3667

1,05841

KTCM12

HDVDL có kiến thức y tế du lịch phù hợp với loại hình du

lịch

2,6292

1,07071

KTCM

Kiến thức chuyên môn

2,6253

0,73400

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kiến thức chuyên môn của HDVDL có giá trị trung bình 2,6253 điểm cho thấy đội ngũ HDVDL chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của các DNLH trên địa bàn Hà Nội. Trong các chỉ tiêu kiến thức chuyên môn được khảo sát, tiêu chí HDVDL am hiểu về khu du lịch, tuyến, điểm du lịch được đánh giá cao nhất (µ = 2,8042; ϭ = 1,09735); tiếp đến tiêu chí HDVDL có kiến thức địa lý Việt Nam phong phú (µ = 2,8000; ϭ = 1,00292). Đánh giá thấp nhất là HDVDL có kiến thức nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn nghề (µ = 2,3667; ϭ = 1,05841). Kết quả khảo sát này cho thấy khi tuyển dụng hoặc bố trí, sắp xếp HDVDL, DNLH đánh giá cao những HDVDL có am hiểu về khu du lịch tuyến điểm, địa lý và bố trí HDVDL đi theo năng lực của HDVDL để đạt hiệu quả cao.

Theo kết quả khảo sát các nhà quản trị, đội ngũ HDV hiện nay chưa được đào tạo bài bản, nhiều HDV yếu về kiến thức chuyên môn, lịch sử - văn hóa, chính

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí