Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - 2

Bảng 2.14: Tình hình dư nợ tại NHTMCP CT chi nhánh tỉnh Nam Định Bảng Bảng 2.15: Tình hình tài trợ thương mại

Bảng 2.16: Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.17: Số lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định

Bảng 2.18: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng

Bảng 2.19: Dư nợ tín dụng đối với DNV&N trong 4 năm

Bảng 2.20: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 2.21: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.22: Nợ quá hạn của toàn chi nhánh Bảng 2.23: Dư nợ quá hạn của DNV&N Bảng 2.24: Tỷ lệ dư nợ quá hạn ngắn hạn

Bảng 2.25: Tỷ lệ nợ khó đòi của toàn chi nhánh và của cho vay ngắn hạn đối với DNV&N


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - 2

Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNV&N năm 2006-2009

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Ở Việt Nam, khối các ngân hàng do nhà nước nắm giữ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là hoạt động tín dụng, cung cấp tới 80% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Đối tượng khách hàng chủ yếu của các ngân hàng thương mại là các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Doanh nghiệp lớn, trong khi đó, những năm gần đây, khối doanh nghiệp này bắt đầu bộc lộ một số yếu kém, như kinh doanh thua lỗ, mất cân đối về tài chính … làm ảnh hưởng không nhỏ tới các NHTM.

Bên cạnh các các doanh nghiệp lớn, các DNV&N ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trên 90% tổng số doanh nghiệp hiện có trong cả nước. Nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ được vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. DNV&N đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất, lưu thông phân phối, đáp ứng kịp thời mọi mặt nhu cầu đời sống dân cư và xuất khẩu. Nhận thức được vai trò cũng như khả năng phát triển của các DNV&N mà hầu hết các ngân hàng hiện nay đều xem đây là khách hàng mục tiêu của mình và luôn tìm cách mở rộng cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Do vậy đã nảy sinh sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cũng như quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng bộc lộ nhiều vướng mắc. Trước tình hình đó, nâng cao chất lượng cho vay là vấn đề luôn được các ngân hàng quan tâm và cần có những biện pháp để giải quyết. Các thủ tục, quy trình cho vay luôn đòi hỏi phải cải tiến để đảm bảo tiện ích cho các doanh nghiệp cũng như an toàn vốn cho ngân

hàng. Xuất phát từ vấn đề này em quyết định chọn đề tài ”Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến cho vay ngắn hạn đối với DNV&N của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam như: Viettinbank, Vietcombank, ACB, Techcombank … và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh tỉnh Nam Định trong những năm gần đây để từ đó phân tích, đề ra những định hướng, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.

3. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy diễn giải, phương pháp tác nghiệp, phương pháp đối chiếu, phương pháp tổng hợp thống kê. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để minh hoạ.

4. Nội dung và kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục bảng biểu, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn với DNV&N tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ‌

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính tiền tệ trong nền kinh tế với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, trên cơ sở đó tiến hành hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Thực tế hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng.

1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là hoạt động kinh tế ra đời từ rất sớm trong điều kiện tín dụng nặng lãi trong điều kiện sản xuất thấp kém. Cùng với sự phát triển của xã hội, tín dụng có những bước phát triển vượt bậc. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế hoạt động độc lập và giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua trao đổi mua bán để hình thành một thể thống nhất. Ở mỗi tổ chức kinh tế có những lúc thừa vốn và cũng có những lúc thiếu vốn, nhưng đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì tại một thời điểm nhất định sẽ có một nhóm tổ chức kinh tế có vốn tạm thời chưa sử dụng, một nhóm khác lại có nhu cầu bổ sung vốn. Đây là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình sản xuất xã hội, đồng thời đó là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn. Chính điều này đòi hỏi tín dụng phải làm cầu nối giữa nơi thừa và thiếu vốn.

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.

Như vậy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả.‌

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

- Lòng tin: là sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối với người đi vay.

- Tính thời hạn: là thời hạn người đi vay sử dụng tiền vay.

- Tính hoàn trả: đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn để phân biệt quan hệ tín dụng với quan hệ tài chính khác. Giá trị lúc hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần gốc. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay phải được hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn thanh toán.

1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp tín dụng theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định.

* Phân loại theo thời gian:

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết tới tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian tín dụng được phân chia thành.

- Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ…

- Tín dụng dài hạn: tín dụng dài hạn có thời hạn từ 5 năm trở lên để đáp ứng các nhu cầu dài hạn về xây dựng nhà ở, xây dựng các xí nghiệp mới…

* Theo hình thức tài trợ tín dụng được phân thành:

- Cho vay: là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

- Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

- Chiết khấu thương phiếu: chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn.

* Mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Tín dụng không có đảm bảo: Là những khoản tín dụng cấp cho khách hàng mà không cần tài sản đảm bảo.

- Tín dụng có đảm bảo là những khoản tín dụng mà cần phải có bảo đảm bằng tài sản, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

* Tín dụng phân loại theo rủi ro:

- Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

- Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng bị thiên tai, khách hàng chậm nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng.

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục nợ tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…‌

- Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá hạn lâu, khả năng trả nợ kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì…

1.2. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thuật ngữ DNV&N ở các nước Phương Tây viết là SME( Small and Medium Enterprise) hiểu theo nghĩa chiết tự thì những từ trên có nghĩa là các cơ sở sản xuất kinh doanh có qui mô tương đối nhỏ. Nhưng để xác định qui mô lớn đến đâu hay nhỏ đến mức nào để luận chứng cho vấn đề trên thì còn rất nan giải nó phụ thuộc vào từng quốc gia khác nhau với tình hình phát triển kinh tế, tình hình việc làm và tính chất của nền kinh tế của nước đó.

Các tiêu thức để xác định DNV&N là tổng vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản cố định, số lao động được sử dụng thường xuyên…Trong thực tế thì không phải các tiêu thức này được sử dụng hoàn toàn giống nhau ở các nước. Tuy nhiên để tiện cho việc so sánh thì tiêu thức được sử dụng phổ biến là số lao động thường xuyên tham gia sản xuất bởi nó không chịu sự khác biệt giữa các quốc gia. Ngoài ra tiêu thức về tổng vốn đầu tư cũng thường được sử dụng. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà độ lớn của các tiêu thức này khác nhau.

Một số khái niệm về DNV&N của các nước trên thế giới:

- Đài Loan: DNV&N là doanh nghiệp có số vốn góp dưới 40 triệu đô la Đài Loan và có số lao động thường xuyên dưới 300 người đối với doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng còn dưới 500 người là trong lĩnh vực khai khoáng.

- Philippin: DNV&N là doanh nghiệp có số vốn từ 1,5 đến 60 triệu

Peso

- Nhật Bản: trong khu vực sản xuất thì DNV&N có dưới 300 lao động

và 1 triệu USD vốn đầu tư. Trong khu vực thương mại và dịch vụ thì DNV&N là doanh nghiệp có dưới 100 lao động và vốn đầu tư dưới 300000 USD.

- Liên minh Châu Âu: DNV&N là doanh nghiệp có dưới 250 lao động, doanh số không quá 40000 ECU hoặc tổng số vốn hàng năm không quá 27 triệu ECU, có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn.

- Việt Nam: nước ta cũng sử dụng hai tiêu chí phổ biến là số lao động thường xuyên và vốn sản xuất. Việc sử dụng hai tiêu chí này là rất hợp lý vì nó có tính phổ dụng, tính bao quát và tính sát thực. Theo Nghị Định của Chính Phủ số 90/2001/NĐ-CP(23/11/2001) DNV&N vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật hiện hành, có số vốn kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

1.2.1.2. Đặc điểm của DNV&N

Đặc điểm của DNV&N có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối với các doanh nghiệp này. Đặc điểm của các DNV&N xuất phát trước hết từ qui mô vốn của các doanh nghiệp. Do tiêu thức xác định DNV&N ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới nên đặc điểm của các DNV&N của nước ta cũng có những điểm tương đồng với các quốc gia khác. Tuy nhiên do đặc thù của nước ta là từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp cộng với những tàn dư của xã hội cũ đã tác động đến đặc điểm của các DNV&N.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí