Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – bidv từ sơn - 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---O0O---


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV TỪ SƠN


Giáo viên hướng dẫn : Ngô Khánh Huyền Sinh viên thực hiện : Diêm Thị Linh Trang Mã sinh viên : A16542

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân Hàng


HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc Sỹ Ngô Khánh Huyền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang qúy báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã cho em số liệu để hoàn thành khóa luận và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại chi nhánh.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các toàn thể cán bộ công nhân viên tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Em xin chân thành cảm ơn!



Sinh viên thực hiện

Diêm Thị Linh Trang

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!


Sinh viên thực hiện

Diêm Thị Linh Trang



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 1

1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1

1.1.2 Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2.1 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2.2 Một số đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.2.1 Khái niệm cho vay 5

1.2.2 Các hình thức cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ...5 1.2.2.1 Mục đích cho vay 6

1.2.2.2 Thời hạn cho vay 6

1.2.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 7

1.2.2.4 Phương pháp cho vay 7

1.2.3 Các nhân tố cơ bản trong hoạt động cho vay của ngân hàng 8

1.2.3.1 Nguồn vốn cho vay 8

1.2.3.2 Thời hạn cho vay 9

1.2.3.3 Lãi suất cho vay 9

1.2.3.4 Hạn mức cho vay 9

1.2.4 Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 9

1.2.5 Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 11

1.2.5.1 Đối với ngân hàng 12

1.2.5.2 Đối với khách hàng 12

1.2.5.3 Đối với nền kinh tế 12

1.3 Chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 13

1.3.1 Quan niệm chất lượng cho vay 13

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay 14

1.3.2.1 Nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để phát triển kinh tế 14

1.3.2.2 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại 14

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 14

1.3.3.1 Chỉ tiêu định tính 14

1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng 16

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng 19

1.3.4.1 Nhân tố về phía ngân hàng 19

1.3.4.2 Nhân tố thuộc về khách hàng 21

1.3.4.3 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và đối thủ cạnh tranh 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV TỪ SƠN 26

2.1 Khái quát chung về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 26

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 26

2.1.2 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 27

2.1.2.1 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 27

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 28

2.1.3 Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 29

2.1.4 Kết quả tài chính 32

2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh 33

2.1.5.1 Những mặt làm được trong thời gian gần đây 34

2.1.5.2 Những mặt còn hạn chế 34

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn .35 2.2.1 Phân tích định tính 35

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu định lượng 36

2.2.2.1 Chỉ tiêu doanh số cho vay và tỷ trọng các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ 37

2.2.2.2 Chỉ tiêu thu nợ 40

2.2.2.3 Chỉ tiêu dư nợ 41

2.2.2.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn 42

2.2.2.5 Chỉ tiêu nợ xấu 43

2.2.2.6 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 44

2.2.2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận 45

2.2.2.8 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 46

2.2.2.9 Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng 47

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 47

2.3.1 Kết quả đạt được 47

2.3.1.1 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 47

2.3.1.2 Đối với chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 48

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49

2.3.2.1 Hạn chế 49

2.3.2.2 Nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV TỪ SƠN 52

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

....................................................................................................................................52

3.1.1 Phương hướng phát triển chung của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 52

3.1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 53

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 54


3.2.1 Đa dạng hoá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 54

3.2.1.1 Đa dạng hoá về loại hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ..54

3.2.1.2 Đa dạng hoá hình thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 54

3.2.1.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay 55

3.2.2 Xây dựng chiến lược Marketing 55

3.2.3 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 56

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

................................................................................................................................56 3.2.4.1 Về thu thập thông tin..............................................................................57

3.2.4.2 Về phân tích và đánh giá khách hàng 57

3.2.5 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 58

3.2.6 Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 59

3.3 Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn .61

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan 61

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 62

3.3.3 Kiến nghị với chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHTM Ngân hàng thương mại

PGD Phòng giao dịch

SXKD Sản xuất kinh doanh



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam 2

Bảng 1.2 Đánh giá vai trò của DNVVN ở Việt Nam 4

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn 28

Bảng 2.1 T nh h nh hoạt động cho vay từ n m 2001-2013 29

Bảng 2.2 Diễn biến dư nợ theo thành phần kinh tế 31

Bảng 2.3 Nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2001-2013 31

Bảng 2.4 Kết quả tài chính của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn giai đoạn 2011-2013 32

Bảng 2.5 Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn 37

Bảng 2.6 Doanh số cho vay phân theo loại h nh doanh nghiệp 38

Bảng 2.7 Doanh số thu nợ phân theo thời gian 40

Bảng 2.8 T nh h nh dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn 41

Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-201343 Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2013 44

Bảng 2.11 Vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 45

Bảng 2.12 Thu chi giai đoạn 2011-2013 45

Bảng 2.13 Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013 46

Bảng 2.14 Hệ số rủi ro tín dụng giai đoạn 2011-2013 47

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh và ngày càng khẳng định những đóng góp quan trọng của mình vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với nhiều đổi mới trong các chính sách, Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nhu cầu vốn để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DNVVN là rất lớn. Chính vì vậy, đối với các ngân hàng, DNVVN được đánh giá là đối tượng tiềm năng lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một thực tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng cũng như việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay đó. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế trong công tác cho vay đối với các DNVVN.

Nhận thấy được tầm quan trọng và tiềm năng lớn từ đối tượng khách hàng là các DNVVN, trong những năm gần đây chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã chú trọng hơn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đến bộ phận khách hàng này. Tuy nhiên, dù đã có được nhưng kết quả nhất định nhưng chất lượng cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn vẫn còn những mặt hạn chế. Xuất phát từ thực tế tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn trong thời gian học tập, nghiên cứu, em thấy rằng vấn đề cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh còn nhiều vấn đề cần xem xét như doanh số cho vay còn hạn chế, các chỉ tiêu tín dụng như chỉ tiêu thu nợ, chỉ tiêu dư nợ,… chưa thực sự tốt. Hơn nữa, trong thời kỳ này kinh tế huyện Từ Sơn đang bắt đầu có làn sóng phát triển vượt bậc, các DNVVN được thành lập nhiều kèm theo vô số dự án kinh doanh, chính vì thế chi nhánh cần nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN để nâng cao hiệu suất kinh doanh, từ đó mang lại lợi nhuận cao nhất cho chi nhánh.

Xuất phát từ thực tiễn đó em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.



2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ ba mục tiêu chính sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

- Phân tích làm rõ thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn, từ đó thấy được những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.

- Từ những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu tại ngân hàng và điều tra thực tiễn, các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, hỏi ý kiến chuyên gia …

4. Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ thị, kết cấu khóa luận gồm ba chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

Trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy (cô) để đề tài luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện tốt hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Ngô Khánh Huyền đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định với mục đích công ích hoặc thu lợi nhuận. Thông thường cần có 3 điều kiện sau để được công nhận là một doanh nghiệp:

- Có tư cách pháp nhân đầy đủ.

- Có vốn pháp định để kinh doanh.

- Có tên gọi và hoạt động với danh nghĩa riêng, chịu trách nhiệm độc lập về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại các doanh nghiệp theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất: Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp. Cụ thể:

- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý nó với tư cách là chủ sở hữu.

- Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp do cá nhân đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp là các doanh nghiệp có sự đan xen của các hình thức sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.

Cách phân loại này chỉ rõ quan hệ sở hữu về vốn và tài sản trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Đồng thời là một trong các căn cứ để Nhà nước có những chính sách kinh tế và định hướng phát triển phù hợp đối với từng loại doanh nghiệp.

Thứ hai: Dựa vào mục đích kinh doanh, các doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích. Cụ thể:

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Mục tiêu số một là thu được lợi nhuận tối đa.

- Doanh nghiệp hoạt động công ích (thường là doanh nghiệp Nhà nước) là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của Nhà



nước hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là hiệu quả kinh tế và xã hội.

Phân loại doanh nghiệp theo tiêu thức này là cơ sở để chọn tiêu thức đánh giá lợi ích xã hội của doanh nghiệp cho hợp lý và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính sách tài trợ của Nhà nước.

Thứ ba: Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có thể chia làm hai loại là doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính. Cụ thể:

- Doanh nghiệp tài chính là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty tài chính, công ty bảo hiểm,... Những doanh nghiệp này có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các loại dịch vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm,...

- Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy việc SXKD làm hoạt động chính.

Phân loại theo tiêu thức này chỉ ra chức năng của từng loại doanh nghiệp, qua tiêu thức phân loại này Nhà nước có thêm căn cứ để hoạch định các chính sách quản lý phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp trong từng ngành nghề.

Thứ tư: Dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.

Căn cứ Chương 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về việc hỗ trợ phát triển DNVVN đã định nghĩa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, cụ thể như sau:

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam



Quy mô

Doanh

nghiệp siêu nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa

Khu vực

Số lao động

Tổng

nguồn vốn

Số lao động

Tổng

nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Từ trên 200 người đến

300 người

II. Công

nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10

người đến 200 người

Từ trên 20

tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200

người đến 300 người

III. Thương mại và dịch

vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

50 người

Từ trên 10 tỷ đồng đến

50 tỷ đồng

Từ trên 50 người đến

100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – bidv từ sơn - 1

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)


2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022