Tổng Quan Về Chi Nhánh Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Bidv Từ Sơn

Ngày 01 tháng 01 năm 1997 chi nhánh ngân hàng Bắc Ninh được tách riêng thành chi nhánh cấp hai trực thuộc trực tiếp ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đến nay chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Từ Sơn đã có thêm hai PGD là Châu Khê và Đồng Quang.

Một điều dễ nhận thấy là ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Bắc từ ngày thành lập đến năm 1995 chỉ hoạt động như một ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ 1995 chi nhánh đã thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại thực sự. Và chi nhánh ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển lớn mạnh, dần chiếm lĩnh thêm thị phần khác ngoài thị phần chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản.

2.1.2 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn

2.1.2.1 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn

Tính đến 31/12/2013:

- Vốn huy động: 281.241 triệu đồng.

- Vốn tự có: 35.245 triệu đồng.

- Dư nợ: 301.455 triệu đồng.

- Mạng lưới hoạt động: 2 phòng giao dịch.

- Tổng số cán bộ biên chế: 96 người.

Tr nh độ cán bộ:

- Đại học: 26 người chiếm 27,1%.

- Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: 26 người chiếm 27,1%.

- Cán bộ tín dụng: 17 người chiếm 17,7%.

- Cán bộ kế toán – ngân quỹ: 17 người chiếm 17,7%.

- Cán bộ tổ chức hành chính kiểm tra: 4 người chiếm 4,2%.

- Lãnh đạo: 6 người chiếm 6,2%.



Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –

Giám đốc

Phó Giám đốc

BIDV Từ Sơn


Phòng

Phòng

Các

Phòng

kế toán

hành

phòng

kế

- ngân

chính

giao

hoạch

quỹ

dịch

kinh


nhân


doanh


sự






PGD

Châu Khê



PGD

Đồng Quang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – bidv từ sơn - 4


Nguồn Phòng nhân sự chi nhánh BIDV – Từ Sơn 2 1 2 2 Chức năng nhiệm vụ của 1

Nguồn Phòng nhân sự chi nhánh BIDV – Từ Sơn 2 1 2 2 Chức năng nhiệm vụ của 2

(Nguồn: Phòng nhân sự, chi nhánh BIDV – Từ Sơn)

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng kế toán - ngân quỹ

Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toán theo quy định của ngân hàng Tỉnh.

Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách theo luật.

Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn cho quỹ.

Quản lý thiết bị thông tin điện toán, phục vụ các hoạt động kinh doanh theo quy định của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Bắc Ninh.

- Phòng hành chính và nhân sự

Là trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc.


28

Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của hành chính, văn thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản, theo yêu cầu của ban giám đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan.

Thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm,... quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan.

- Các phòng giao dịch

Hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn cũng giống như hoạt động của chi nhánh ngân hàng BIDV tại huyện Từ Sơn, bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền nhanh. Tuy nhiên về tổ chức các phòng này chỉ bao gồm giám đốc PGD, phó giám đốc PGD và các nhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, kinh doanh,.... Quyền hạn của các phòng giao dịch này cũng thu hẹp hơn so với chi nhánh ngân hàng BIDV tại huyện Từ Sơn.

- Phòng kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh trên địa bàn.

Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm định, đề xuất các biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản hoạt động tín dụng.

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài

nước.

Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên

địa bàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng đồng thời tổng hợp viết báo cáo chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.

2.1.3 Tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn

Một ngân hàng có tình hình hoạt động kinh doanh tốt là ngân hàng có các chỉ tiêu tốt trong việc đi vay và cho vay. Dưới đây là tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn.

Bảng 2.1 T nh h nh hoạt động cho vay từ n m 2001-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Doanh số cho vay

234.908

259.163

332.031

Tổng dư nợ

209.321

246.267

301.455

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)



Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn đang phát triển mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Sơn nói riêng trong thời gian này gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản khi kinh doanh không mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, giá cả ngày càng leo thang, lãi suất không ổn định, tình hình kinh tế trong nước không ổn định càng gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động cho vay của chi nhánh. Trước những thách thức, khó khăn đó đó, chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã không dừng bước, mà vẫn cố gắng để tìm ra con đường kinh doanh để phát triển.

Giai đoạn 2011-2013 tình hình trong nước có nhiều chuyển biến, số lượng doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức vay vốn ngân hàng ngày càng tăng. Đặc biệt trên địa bàn huyện Từ Sơn, tại đây có rất nhiều DNVVN hoạt động trong lĩnh vực SXKD, những doanh nghiệp này luôn cần số lượng vốn lớn để sản xuất hàng hóa và cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vay ngân hàng luôn là đích đến của các doanh nghiệp này. Tình hình này thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu dưới đây:

Doanh số cho vay tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 tăng 24.255 triệu đồng, tương ứng tăng 10,33% so với năm 2011 và doanh số cho vay năm 2013 tăng 72.868 triệu đồng, tương ứng tăng 28,12% so với năm 2012. Con số này cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp, các nhân, tổ chức có xu hướng vay vốn ngân hàng nhiều hơn để phục vụ cho các mục đích riêng, chứng tỏ khả năng thẩm định tài sản và thủ tục cho vay của ngân hàng không quá phức tạp, điều này đã tạo được uy tín và tiếng nói đối với người dân. Doanh số cho vay tăng là do hiện nay các doanh nghiệp tại địa bàn đang mở rộng SXKD, đầu tư vào cơ sở vật chất nhiều hơn, lượng hàng hóa sản xuất ra trước khi bán cho khách hàng tăng nhiều hơn, và điều này dẫn đến việc cần nhiều vốn hơn nữa.

Tổng dư nợ cho thấy, năm 2012 là một năm hết sức khó khăn với ngành ngân hàng nhưng dư nợ của chi nhánh năm 2012 vẫn tăng 36.946 triệu đồng, tương ứng tăng 17,65% so với năm 2011 và dư nợ năm 2013 tăng 55.188 triệu đồng, tương ứng tăng 22,41% so với năm 2012. Do đó, năm 2013 chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã được cấp trên khen thưởng trong phong trào thi đua của toàn bộ hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Để đạt được kết quả này thì ngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là việc chi nhánh đã tích cực nắm bắt, tìm kiếm các dự án đầu tư để mở rộng cho vay để tăng doanh số cho vay và dư nợ trung bình và dài hạn.


30

Bảng 2.2 Diễn biến dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng


Tổ chức kinh tế

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Khối doanh nghiệp

7.243

3,46

24.037

9,76

28.323

9,40

Hợp tác xã nông nghiệp

5.667

2,71

777

0,32

0

0

Hộ SXKD

196.411

92,57

221.453

88,62

273.132

90,05

Thành phần khác

2.653

1,27

3.215

1,31

1.679

0,56

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Diễn biến dư nợ theo thành phần kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là: dư nợ Khối doanh nghiệp năm 2012 tăng 16.794 triệu đồng, tương ứng tăng 231,87% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 4.286 triệu đồng, tương ứng tăng 17,83% so với năm 2012. Con số này cho thấy sự tăng đột biến trong những năm gần đây, huyện Từ Sơn đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn ở khối doanh nghiệp, cơ chế chính sách thông thoáng giúp các doanh nghiệp làm ăn có lãi và đang ngày càng mở rộng quy mô nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển kinh tế cá nhân và kinh tế hộ gia đình. Với sự khuyến khích của nhà nước, người dân đua nhau làm giàu bằng nguồn vốn vay để thực hiện các dự án SXKD. Điều đó thể hiện rõ qua tốc độ tăng tuyệt đối về nhu cầu vốn. Dư nợ của Hợp tác xã nông nghiệp năm 2013 là 0 triệu đồng, nguyên nhân của điều này là do năm 2013 tỉnh ủy Thành phố Bắc Ninh không còn duy trì thành phần kinh tế là Hợp tác xã nông nghiệp nên dư nợ của thành phần này là 0 triệu đồng và số dư nợ của thành phần kinh tế này tại chi nhánh BIDV – Từ Sơn đã chuyển sang cho Khối doanh nghiệp, Hộ SXKD Thành phần khác.

Như vậy, tình hình cho vay của chi nhánh diễn ra khá tốt qua sự tăng trưởng của Doanh số cho vay và Tổng dư nợ qua các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động cho vay của chi nhánh còn thể hiện qua nợ xấu trong giai đoạn này.

Bảng 2.3 Nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2001-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Nợ quá hạn

1.616

3.209

1.722

Nợ xấu

1.216

1.718

931

Tổng dư nợ

209.321

246.267

301.455

Nợ xấu

x 100

Tổng dư nợ

0,59%

0,70%

0,31%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)



Bảng số liệu cho thấy, năm 2012 nợ xấu tăng 502 triệu đồng, tương ứng tăng 41,28% so với năm 2011; năm 2013 nợ xấu giảm 787 triệu đồng, tương ứng giảm 45,81% so với năm 2012. Qua những con số trên cho thấy, năm 2012 là một năm khó khăn cho nền kinh tế của huyện Từ Sơn, nợ xấu tăng lên rất cao và là một con số đang báo động. Con số này còn được thể hiện rõ hơn qua tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu / Tổng dư nợ). Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng 0,11% so với năm 2011; năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm 0,39% so với năm 2013. Với tình trạng báo động như thế trong năm 2012, bước sang năm 2013 trong toàn thể hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển – BIDV Việt Nam đã có những biện pháp thắt chặt đó là hạn chế cho vay và tăng cường thu hồi nợ xấu. Riêng tại địa bàn huyện Từ Sơn, nhờ sự nỗ lực của toàn thể các doanh nghiệp SXKD, đặc biệt là các chính sách trong việc thu hồi nợ nên nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV Từ Sơn đã giảm vào năm 2013.

Những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng đã được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,70% vào năm 2012 khiến cho chất lượng cho vay tại ngân hàng giảm đi. Vì thế, ban giám đốc ngân hàng cần có những định hướng tốt hơn để tỷ lệ nợ xấu không gia tăng và giảm vào các giai đoạn sau.

2.1.4 Kết quả tài chính

Bảng 2.4 Kết quả tài chính của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Tổng thu

39.108

33.184

42.812

Tổng chi

30.212

26.855

33.678

Thu – Chi (chưa lương)

8.896

6.329

9.134

T ng trưởng tuyệt đối

5.487

-2.567

2.850

Tốc độ t ng trưởng ( )

62,13%

-28,84%

44,32%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy, tổng thu năm 2012 giảm 5.924 triệu đồng, tương ứng giảm 15,15% so với năm 2011; tổng thu năm 2013 tăng 9.628 triệu đồng, tương ứng tăng 29,01% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, chi nhánh không thu hồi được các khoản vay đến hạn của người dân, đặc biệt là các khoản vay của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Sơn. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên tốt hơn nên tổng thu của chi nhánh cũng tăng. Qua đó cho thấy, tổng thu của chi nhánh không ổn định, chi nhánh cần nâng cao công tác thẩm định với các khoản vay sau này để tránh việc các khoản vay rơi vào tình trạng nợ quá hạn.


32

Tổng chi năm 2012 giảm 3.357 triệu đồng, tương ứng giảm 11,11% so với năm 2011. Tổng chi năm 2013 tăng 6.823 triệu đồng, tương ứng tăng 25,41% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi trả lãi tăng do tăng quy mô nguồn vốn và lãi suất tiền gửi tăng cao. Điều này cho thấy cơ cấu các khoản chi là hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng của chênh lệch thu chi năm 2012 giảm 28,84% so với năm 2011. Tuy nhiên, xét về sự tăng trưởng trong cả thời kỳ này, thì chi nhánh đã đạt tốc độ rất cao đặc biệt năm 2011 tăng 62,13% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trên cả nước nên. Năm 2013, sau khi vượt qua khủng hoảng về cơ bản thì ngân hàng lại tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng 44,32% so với năm 2012.

Với sự tăng trưởng cao trong chênh lệch thu chi thì trong thời gian gần đây đã khẳng định sự tăng trưởng về quy mô ngày càng lớn của chi nhánh, nhất là năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính đến toàn hệ thống ngân hàng trên cả nước nhưng nhờ sự linh động trong phương pháp quản lý và khả năng tạo uy tín với khách hàng ngày càng được mở rộng cùng với việc bám sát với chính sách và chỉ tiêu do cấp trên đề ra nên vào năm 2013 tốc độ tăng trưởng của chi nhánh lại tiếp tục đạt mức cao trong đó: tổng thu năm 2013 tăng 9.628 triệu đồng tương ứng tăng 29,01% so với năm 2012; tổng chi năm 2013 tăng 6.823 triệu đồng, tương ứng tăng 25,41% so với năm 2012. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc cụ thể là giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động được cũng như chất lượng cho vay ngày càng cao, các khoản thu – chi hợp lý hơn, điều này đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và tạo ra nhiều lợi nhuận.

Đứng trên mặt lý thuyết và thông qua tình hình thu chi cụ thể của chi nhánh thì có thể khẳng định, việc kinh doanh của chi nhánh mang lại lợi nhuận và tình hình kinh doanh vẫn diễn ra tốt. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, tại huyện Từ Sơn nơi có rất nhiều các DNVVN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thì mức tổng thu của ngân hàng còn khiêm tốn, năm 2013 tổng thu chỉ tăng 3.704 triệu đồng, tương ứng tăng 9,47% so với năm 2011. Con số này cho thấy giai đoạn này chi nhánh với các hoạt động cho vay chưa hiệu quả và chiến lược kinh doanh của chi nhánh chưa khuyến khích được phần lớn các DNVVN tại đây tham gia đầu tư mở rộng hoạt động SXKD.

2.1.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế huyện Từ Sơn đã trải qua rất nhiều biến động do ảnh hưởng từ các biến động của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là vào năm 2011, khi giá cả tăng cao gây áp lực tăng lạm phát làm tăng lãi suất, dịch cúm gia cầm, sâu bệnh, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn,… Trước những thách thức như vậy, năm 2012 – 2013, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh



ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của ngân hàng tỉnh xác định chủ động mở rộng quy mô kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, xác định đúng đắn các chỉ tiêu phấn đấu của toàn chi nhánh, đề ra nhiều giải pháp sát thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Bên cạnh đó, nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, của ngân hàng cấp trên, sự phối hợp của các ngành đoàn thể đã tạo thuận lợi cho cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.5.1 Những mặt làm được trong thời gian gần đây

Chi nhánh luôn triển khai đề án kinh doanh đã được đề ra và luôn bám sát định hướng của ngành. Công tác cho vay có chọn lọc, tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo chất lượng cho vay, giảm thiểu rủi ro mất vốn. Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay để tăng cường năng lực tài chính.

Tăng trưởng tín dụng qua các năm đều đạt 100% kế hoạch đề ra. Dư nợ cơ cấu hợp lý, suất đầu tư tăng lên, chất lượng cho vay tốt hơn, hơn nữa theo bảng 2.3, nợ quá hạn các năm đều nhỏ hơn 0,7% tổng dư nợ, đáp ứng vốn kịp thời phục vụ SXKD, phục vụ nhu cầu đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Kết quả thu đó là nhờ vào công tác dự báo, sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự đồng tình của khách hàng.

Ngân hàng luôn thực hiện tốt các quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, từ khâu kế hoạch, tài chính, tiền lương, tiền thưởng đến hợp đồng lao động làm cho nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tập trung xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh.

Công tác chỉ đạo điều hành có hiệu quả, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong điều hành đã tạo cho các phòng chủ động sáng tạo trong công việc, chú trọng công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, thường xuyên tổ chức kiểm tra thường kỳ, đột xuất và tiến hành đổi địa bàn cần thiết. Qua công tác kiểm tra, các trường hợp sai phạm đã được xử lý nghiêm, giải quyết đơn thư đúng trình tự.

Công tác thi đua khen thưởng luôn được quan tâm đúng mực, các phong trào thi đua được phát động có nội dung và được tập thể các phòng ban hưởng ứng nhiệt tình xem đó là động lực thúc đẩy cho phong trào hoàn thành tốt nhiệm vụ được tỉnh công nhận là đơn vị xuất sắc.

2.1.5.2 Những mặt còn hạn chế

Nguồn vốn huy động các năm đều đạt kế hoạch nhưng vẫn không vững chắc, cá biệt có phòng giao dịch chưa hoàn thành kế hoạch, nguyên nhân là do cán bộ tại PGD chưa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn từ dân cư khiến cho tỷ lệ tiền gửi dân cư không đạt kế hoạch. Nguồn vốn huy động còn hạn hẹp với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, chưa thu hút được những nguồn vốn lớn từ những tổ chức.

Chất lượng cho vay còn thấp, nợ không sinh lời vẫn còn tồn đọng, tại PGD Đồng Quang chất lượng cho vay chưa đảm bảo như yêu cầu của chi nhánh,…. Tỷ lệ


34

nợ xấu thấp nhưng thực tế là do chi nhánh đã tiến hành xử lý rủi ro, tồn đọng nhiều khoản nợ không sinh lời, tiềm ẩn nợ quá hạn còn cao.

Tài chính thu khá nhưng chứa đựng nhiều rủi ro, nguyên nhân là do chưa thu hồi được lãi từ nhiều hoạt động tài chính. Nguồn thu nhập chủ yếu vẫn lệ thuộc vào thu hoạt động cho vay, thu dịch vụ, thu rủi ro đạt thấp.

Công tác xây dựng, quản lý kế hoạch đôi lúc chưa thực sự linh hoạt, nhạy bén. Công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đang còn nhiều bất cập, việc tuân thủ quy trình, nội quy, chế độ cơ quan, của ngành thực hiện chưa nghiêm túc cả trong công tác kế toán, ngân quỹ lẫn tín dụng.

Trình độ cán bộ chưa đồng đều, đang có nhiều hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định quản lý khách hàng còn buông lỏng, thiếu phương pháp làm việc khoa học, đặc biệt một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với ngành với nghề, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp kém, vi phạm nội quy, quy chế của nghành, làm mất hình ảnh của đơn vị ngân hàng.

2.2 Thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn

2.2.1 Phân tích định tính

Mặc dù tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều biến động nhưng chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn vẫn kiên trì vượt qua khó khăn thách thức và đã đạt được những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Chi nhánh đã thể hiện được tiềm lực mạnh mẽ về kinh nghiệm, về uy tín của mình đối với khách hàng. Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng đối với ngân hàng, ở phương diện huy động vốn hay là sử dụng vốn, khi ngân hàng đã có lòng tin ở khách hàng thì sẽ có tất cả. Sau đây là một số chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng DNVVN:

- Vào đầu mỗi năm, chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn luôn nhận được chỉ tiêu kế hoạch do ngân hàng cấp trên đề ra, để hoàn thành tốt chỉ tiêu thì ngân hàng đã không ngừng thực hiện những biện pháp tích cực và đã đạt được những kết quả đáng kể.

- Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, xác định đúng đắn các chỉ tiêu phấn đấu của toàn chi nhánh, đề ra nhiều giải pháp sát thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Bên cạnh đó, nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, của Ngân hàng cấp trên, sự phối hợp của các ngành đoàn thể đã tạo thuận lợi cho cho hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng của ngân hàng.



- Ngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng DNVVN truyền thống, ngân hàng đã mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Ngân hàng đã tích cực nắm bắt tìm kiếm các dự án đầu tư để mở rộng cho vay để tăng doanh số cho vay và dư nợ trung bình.

- Ngân hàng luôn chú trọng đến công tác kế toán và ngân quỹ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặc dù có khó khăn do quy trình công nghệ thay đổi nhưng ngân hàng đã tiếp nhận, triển khai hoàn thành các chương trình tốt. Bên cạnh đó, lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngày càng lớn, công tác thu nợ tại xã theo điểm cố định gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm đếm.

- Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay lãi suất thỏa thuận để tăng cường năng lực tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng DNVVN đến vay vốn tại chi nhánh.

- Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc cụ thể là giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động được cũng như chất lượng cho vay ngày càng cao, nâng cao các khoản thu của chi nhánh, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tạo ra nhiều lợi nhuận.

- Trình độ cán bộ khá tuy nhiên chưa đồng đều, đang có nhiều hạn chế như trình độ tin học, năng lực thẩm định quản lý khách hàng còn buông lỏng, thiếu phương pháp làm việc khoa học, đặc biệt một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với ngành với nghề, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp kém, vi phạm nội quy, quy chế của ngành, phần nào làm mất hình ảnh của đơn vị ngân hàng.

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu định lượng

Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội, tháng 5/2014, ban hành theo văn bản số 162/KH-THQH ngày 27/05/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh thì số lượng DNVVN trên địa bàn huyện Từ Sơn là 351 doanh nghiệp. Các DNVVN tại huyện Từ Sơn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thường sản xuất các mặt hàng đồ gỗ như bàn ghế, đồ thờ hay sản xuất hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ. Đây là các mặt hàng thông dụng và đòi hỏi nguồn vốn lớn để mua nguyên liệu, hơn nữa, để tăng tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp này thường sản xuất trước nhiều sản phẩm trưng bày với nhiều mẫu mã các loại và mở thêm các cửa hàng trưng bày nên vốn chính là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp này có thể duy trì và đạt hiệu quả cáo trong việc SXKD. Cũng chính vì vậy, việc quan tâm và tạo điều kiện cho các DNVVN tại địa bàn huyện Từ Sơn vay vốn sẽ giúp cho chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

– BIDV Từ Sơn mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do đặc điểm ngành đề không ổn


36

định, tức là các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều hàng với giá trị lớn nhưng rất khó bán hết được trong một thời gian ngắn và cố định nên dẫn đến tình trạng hàng tồn kho tồn đọng nhiều, cũng có doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc không thu hồi được vốn và không thể trả được nợ cho chi nhánh khi khoản vay tới hạn, điều này dẫn đến xuất hiện nhiều rủi ro tín dụng và làm giảm chất lượng của khoản vay đó tại chi nhánh.

Hơn nữa, đa số các DNVVN này hoạt động trong một phạm vi không gian rất nhỏ nên trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp thường khá yếu kém, kỹ năng SXKD chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình. Vì vậy khả năng lập kế hoạch kinh doanh tổ chức và triển khai hoạt động sản xuất còn mang tính chất chủ quan. Mỗi khi có sự thay đổi về môi trường kinh doanh, bộ phận doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn để thích ứng với môi trường. Bên cạnh đó các DNVVN này còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin đặc biệt là thông tin kinh doanh. Những nguồn thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu,... Hay những thông tin về môi trường kinh doanh như hệ thống pháp luật, các văn bản liên quan đến DNVVN, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng chưa được cập nhật nên dẫn tới hậu quả là nhiều DNVVN bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Cũng chính từ những yếu kém mang tính chủ quan này khiến cho các DNVVN tại huyện Từ Sơn không chiếm được lòng tin của chi nhánh ngân hàng BIDV – Từ Sơn trong việc vay vốn.

2.2.2.1 Chỉ tiêu doanh số cho vay và tỷ trọng các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.5 Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu cho vay

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Ngắn hạn

11.243

100%

25.779

80,66%

33.950

80,64%

Trung, dài hạn

0

0%

6.180

19,34%

8.150

19,36%

Tổng số

11.243

100%

31.959

100%

42.100

100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 14.536 triệu đồng, tương ứng tăng 129,29% so với năm 2011; năm 2013 tăng 8.171 triệu đồng, tương ứng tăng 31,70% so với năm 2012.

Điều này được lí giải do một số nguyên nhân sau:

- Về phía DNVVN với đặc điểm là nguồn vốn nhỏ và hoạt động kinh doanh mang tính không ổn định nên thường xuất phát nhu cầu vốn lưu động lớn.Vì



vậy, chủ yếu đi vay vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho việc mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân viên.

- Mặt khác, về phía ngân hàng thì không muốn cho vay trung dài hạn do hoạt động của DNVVN hoạt động còn nhiều bất cập, ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, với ngân hàng, việc giảm thiểu cho vay trung dài hạn đối với DNVVN luôn gắn liền với lợi ích của ngân hàng.

Việc BIDV chủ yếu cấp vốn ngắn hạn cho các DNVVN tại địa bàn huyện Từ Sơn cho thấy sự chắc chắn trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc này nhằm tránh được những rủi ro tín dụng để từ đó nâng cao chất lượng cho vay trên địa bàn. Hơn nữa, việc BIDV chủ yếu cấp vốn ngắn hạn còn để khuyến khích các DNVVN tận dụng tối đa nguồn vốn vay để nâng cao, mở rộng hoạt động SXKD.

BIDV chủ yếu cấp vốn ngắn hạn không có nghĩa là DNVVN không được “ưu ái” vay vốn trung, dài hạn. Cụ thể, năm 2012, vốn vay trung, dài hạn tăng 6.180 triệu đồng, tương ứng tăng 100% so với năm 2011; năm 2013 vốn vay trung, dài hạn tăng 1.970 triệu đồng, tương ứng tăng 31,88% so với năm 2012. Nguyên nhân là do một số DNVVN có tình hình SXKD tốt và có nguồn đầu tư lớn về các loại tài sản lưu động cũng như cố định nên cần nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn. Chính vì vậy, BIDV đã xem xét và tạo điều kiện cho các DNVVN này vay vốn trung, dài hạn.

Điều đó cho thấy, BIDV – Từ Sơn hoạt động không hề cứng nhắc mà rất linh hoạt với các DNVVN trên địa bàn huyện, tuy nhiên sự linh hoạt này vẫn nằm trong khuôn khổ và các quy trình nghiệp vụ vẫn thực hiện theo đúng quy định.

Bên cạnh doanh số cho vay theo thời gian, doanh số cho vay của BIDV còn thể hiện rõ hơn qua doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp dưới đây:

Bảng 2.6 Doanh số cho vay phân theo loại h nh doanh nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Doanh nghiệp lớn

0

0%

0

0%

0

0%

DNVVN

11.243

100%

31.959

100%

42.100

100%

Công ty Cổ phần

9.106

80,99%

24.024

75,17%

24.800

58,91%

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

1.012

9,00%

3.625

11,34%

8.660

20,57%

Doanh nghiệp tư nhân

1.125

10,01%

4.310

13,49%

8.640

20,52%

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Trên địa bàn huyện Từ Sơn có một vài doanh nghiệp lớn, tuy nhiên những doanh nghiệp lớn này lại là khách hàng truyền thống của ngân hàng Công Thương, nên BIDV – Từ Sơn không có doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân là


38

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022