Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học


Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học thể hiện sự thuần thục khi thực hiện hoạt động QLDH, là biểu hiện cho thấy hiệu trưởng Tiểu học thích ứng với hoạt động QLDH.

Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện qua: Kỹ năng lập kế hoạch QLDH; Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; Kỹ năng xử lý các tình huống dạy học.

- Kỹ năng lập kế hoạch QLDH

Lập kế hoạch: căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và nhiệm vụ được giao mà xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, biện pháp, điều kiện để đạt được mục tiêu.

Kỹ năng lập kế hoạch QLDH là khả năng người hiệu trưởng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm quản lý vào lập kế hoạch QLDH của mình giúp hoạt động dạy học đạt mục tiêu đã định.

Kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho người hiệu trưởng tiểu học có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ thành viên trong trường làm theo mục tiêu của kế hoạch đã định.

Kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện: Kỹ năng phân tích chỉ thị, quyết định, thông tư kế hoạch quản lý của cấp trên liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường; Kỹ năng phân tích chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục của địa phương đang có hiệu lực đến hoạt động của trường tiểu học; Kỹ năng xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp dạy học của trường tiểu học; Kỹ năng đánh giá các nguồn lực phục vụ dạy học của trường tiểu học

- Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học là khả năng người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

hiệu trưởng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm quản lý vào tổ

chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học giúp hoạt động dạy học đạt mục tiêu đã định.

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 8


Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học biểu hiện: Kỹ năng phân công nhiệm vụ cho cán bộ/giáo viên theo kế hoạch dạy học; Kỹ năng tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên; Kỹ năng ra quyết định QLDH; Kỹ năng tổ chức thực hiện quyết định QLDH; Kỹ năng động viên, khuyến khích.

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là khả năng người hiệu trưởng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm quản lý vào kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học giúp hoạt động dạy học đạt mục tiêu đã định.

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học biểu hiện: Kỹ năng xây

dựng cách thức chung để theo dõi hoạt động và tiến độ thực hiện; Kỹ năng xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo lường thành tựu; Kỹ năng xác định mức độ đáp ứng của thành tựu so với tiêu chuẩn; Kỹ năng tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá

- Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH

Tình huống trong quản lý: Là toàn bộ những sự việc, hiện tượng có chứa đựng mâu thuẫn này sinh trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đòi hỏi tập thể hay cá nhân người lãnh đạo phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết.

Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH là việc giải quyết có kết quả những tình huống nảy sinh trong hoạt động QLDH bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác của quá trình giải quyết tình huống trên cơ sở vận dụng các tri thức và kinh nghiệm về hành động đó, nhằm đưa hoạt động của nhà trường đạt được những mục tiêu giáo dục- đào tạo đã xác định.

Kỹ năng xử lý tình huống là một trong những kỹ năng quản lý của người hiệu trưởng tiểu học, là một biểu hiện của năng lực quản lý. Đây là một kỹ năng không thể thiếu để góp phần vào sự thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học. Các ứng xử, hành vi cá nhân trong các tình huống quản lý của hoạt động quản lý dạy học biểu hiện mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học.


Kỹ năng xử lý các tình huống dạy học biểu hiện: Kỹ năng nhận dạng tình huống và xác định mục tiêu cần đạt được khi xử lý tình huống; Kỹ năng xác định, phân tích tình huống; Kỹ năng đề ra các ý tưởng xử lý tình huống; Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu; Kỹ năng tổ chức thực hiện theo phương án đã lựa chọn

d. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học.

Sự thừa nhận là sự chấp nhận, sự đánh giá tốt của khách quan đối với chủ thể. Hoạt động QLDH là hoạt động tương tác giữa nhà quản lý (hiệu trưởng) và đối tượng quản lý (giáo viên, tập thể giáo viên), nên khác với các biểu hiện của sự thích ứng tâm lý khác là biểu hiện sự thích ứng quản lý dạy học thể hiện ở cả hai phía người hiệu trưởng (nhà quản lý) và về phía giáo viên, tập thể giáo viên (đối tượng quản lý). Vì vậy chúng tôi cho rằng một trong các tiêu chí đánh giá sự thích ứng là ở hành vi và hành vi đó phải được người khác thừa nhận. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu học có thể hiểu là một hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành trên cơ sở những phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng tiểu học tạo nên sức mạnh ảnh hưởng đến người khác khiến họ thừa nhận, tin tưởng, quý trọng và tuân theo. Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học cho thấy mức độ thích ứng với hoạt động quản lý nói chung và hoạt động QLDH nói riêng của hiệu trưởng tiểu học.

- Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng biểu hiện ở: Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới; Sự quý trọng của cấp dưới; Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới.

- Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới đối với hiệu trưởng tiểu học

- Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới đối với hiệu trưởng tiểu học: là thái độ tin cậy, ngưỡng mộ…của cấp dưới vào những phẩm chất, năng lực cũng như vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng tiểu học.

- Biểu hiện lòng tin, sự tín nhiệm của cấp dưới đối với hoạt động quản lý của hiệu trưởng Tiểu học được thể hiện ở một số nội dung cơ bản: Tin tưởng vào mục đích làm việc của hiệu trưởng; Thực sự tin vào vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng; Đặt niềm tin vào năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng; Hoàn toàn tin vào chủ trương, biện pháp mà hiệu trưởng ban hành


- Sự quý trọng của cấp dưới

- Sự quý trọng của cấp dưới là tình cảm quý mến (thái độ tích cực thể hiện sự rung cảm của con người liên quan tới sự thỏa mãn nhu cầu, động cơ của họ) và sự tôn trọng của cấp dưới dành cho hiệu trưởng tiểu học.

- Sự quý trọng của cấp dưới đối với hiệu trưởng tiểu học biểu hiện ở một số khía cạnh sau: Những cảm giác, xúc cảm vui của cấp dưới khi gặp gỡ, tiếp xúc với hiệu trưởng; Tình cảm quý mến và sự tôn trọng của cấp dưới đối với hiệu trưởng trong cuộc sống và trong công việc; Tình cảm vui mừng của cấp dưới khi được hiệu trưởng khen ngợi, đánh giá cao và buồn chán khi bị phê bình, khiển trách; Luôn nhất trí, ủng hộ các ý kiến, quyết định, kết luận của hiệu trưởng

- Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới

- Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới là sự chấp hành của cấp dưới một cách tự giác, tích cực và đồng thuận, ủng hộ các quyết định quản lý của hiệu trưởng.

- Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới được biểu hiện: Thực hiện đầy đủ các quyết định triệu tập của hiệu trưởng (thể hiện sự nhất quán trong nhận thức, đồng thuận về tư tưởng, thống nhất trong hành động của cấp dưới trước các quyết định của cấp trên); Thực hiện đúng theo chủ trương, kế hoạch công tác của hiệu trưởng (thể hiện ở sự nghiên túc, tự giác thực hiện của cấp dưới trước chủ trương, kế hoạch của hiệu trưởng); Làm tốt các quyết định tác nghiệp của hiệu trưởng; Chấp nhận và tuân theo một cách tự nguyện, tự giác các chủ trương, biện pháp mà hiệu trưởng đưa ra

1.4.3. Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

* Khái niệm mức độ

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Mức là “cái được xác định về mặt nhiều ít, làm căn cứ để nhằm đạt tới trong hoạt động, để làm chuẩn so sánh, đánh giá” [, tr.653]. Như vậy, mức có thể hiểu là một đại lượng được xác định cụ thể về mặt định lượng hoặc định tính (nhiều hay ít, cao hay thấp, tốt hay xấu, nông cạn hay sâu


sắc, đầy đủ hay thiếu sót…). Mức là tiêu chuẩn, căn cứ để lựa chọn xây dựng nên trên các nguyên tắc, yêu cầu để đo đạc, so sánh, đánh giá kết quả hoạt động.

Độ là “mức xác định trong một thang đo, một hệ thống tính toán” [, tr.334].

Mức độ là từ ghép để chỉ phạm vi được xác định theo chuẩn mực cụ thể

của các sự vật, hiện tượng làm cơ sở để đánh giá và phân loại chúng. Để tìm

hiểu mức độ của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào con người phải đưa ra được các nội dung tiêu chí cụ thể làm chuẩn để đo đạc, xem xét, so sánh lựa chọn và đánh giá.

* Từ cách hiểu về mức độ và khái niệm thích ứng hoạt động QLDH đã được trình bày ở mục 1.4.1, có thể hiểu mức độ thích ứng hoạt động QLDH như sau:

Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là phạm vi biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Mức độ

thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

biểu

hiện ở là mức độ thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động

QLDH, mức độ hài lòng của người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, mức độ kỹ năng QLDH của người hiệu trưởng tiểu học và mức độ thừa nhận của tập thể nhà trường đối với hiệu trưởng tiểu học.

- Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học:

Mức độ

thích

ứng cao

với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học:

Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH là những hiệu trưởng đã chủ

động, tích cực trong hoạt động QLDH. Họ đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học; vận dụng những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể rất tốt và ứng dụng rất thành thục; họ hứng thú, say mê và rất hài lòng với hoạt động QLDH của mình. Đây là những người được tập thể nhà trường rất tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

Mức độ thích ứng trung bình với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học: Hiệu trưởng tiểu học thích ứng hoạt động QLDH trung bình là những hiệu


trưởng đã làm quen được với hoạt động QLDH, bắt đầu có sự chủ động, tích cực trong hoạt động QLDH nhưng ở mức độ chưa cao. Họ hiểu tương đối đúng và đủ về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học; đã vận dụng những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể khá tốt và ứng dụng khá thành thục; họ hứng thú, say mê và hài lòng với hoạt động QLDH của mình. Đây là những người được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

Mức độ thích ứng kém với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học: Hiệu trưởng thích ứng kém với hoạt động QLDH là những hiệu trưởng còn băn khoăn, lo lắng, chưa tích cực, chủ động với hoạt động QLDH. Họ hiểu biết còn hạn chế hoặc chưa hiểu về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học; bước đầu vận dụng được những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể và ứng dụng chưa thành thục; họ ít hứng thú, say mê và không hài lòng với hoạt động QLDH của mình. Đây là những người chưa (hoặc ít) được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

- Mức độ hiểu biết của hiệu trưởng:

Mức 1: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này hiểu đúng, hiểu đầy đủ về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học.

Mức 2: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này hiểu tương đối đúng và đủ về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học.

Mức 3: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này hiểu biết rất hạn chế hoặc chưa hiểu về vai trò, chức năng, nội dung…của hoạt động QLDH trong nhà trường tiểu học.

- Mức độ hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học:

Mức 1: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này rất hứng thú, say mê và rất hài lòng với hoạt động QLDH của mình.

Mức 2: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này hứng thú, say mê và hài lòng với hoạt động QLDH của mình.


Mức 3: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này ít hứng thú, say mê và không hài lòng với hoạt động QLDH của mình.

- Mức độ kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học:

Mức 1: Những hiệu trưởng đạt mức này đã vận dụng những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể rất tốt và ứng dụng rất thành thục.

Mức 2: Những hiệu trưởng đạt mức này đã vận dụng những hiểu biết về

hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể khá tốt và thành thục.

ứng dụng khá

Mức 3: Những hiệu trưởng đạt mức này đã bước đầu vận dụng được những hiểu biết về hoạt động QLDH vào từng hành động QLDH cụ thể và ứng dụng chưa thành thục.

- Mức độ thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học:

Mức 1: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này là người được tập thể nhà trường rất tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

Mức 2: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này là người được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

Mức 3: Những hiệu trưởng tiểu học đạt mức độ này là người chưa (hoặc ít) được tập thể nhà trường tin tưởng, tín nhiệm và quý trọng.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

Có thể nói rằng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là một quá trình thay đổi bản thân đáp ứng yêu cầu hoạt động, bởi vậy nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cá nhân người hiệu trưởng. Trong đó có những yếu tố cơ bản sau:

- Các yếu tố chủ quan: Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học; Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.

- Các yếu tố khách quan: Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường tiểu học; Điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học.


Những yếu tố chủ quan và khách quan có mối quan hệ gắn bó, tác động qua

lại biện chứng tạo ra động lực của sự

thích

ứng hoạt động QLDH của hiệu

trưởng Tiểu học. Những yếu tố ảnh hưởng của sự

thích

ứng với hoạt động

QLDH của hiệu trưởng Tiểu học là cơ sở để tìm kiếm những biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

- Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan bao gồm những tác động bên trong của chủ thể có ảnh hưởng quyết định đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Có nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án này chúng tôi chỉ phân tích các yếu tố mà chúng tôi cho là có ảnh hưởng lớn, đó là yếu tố: Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học và ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.

+ Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học

Sẽ không thể hoạt động gì và hoạt động tốt được nếu như không hoặc ít có kinh nghiệm về hoạt động đó, nói cách khác kinh nghiệm quản lý là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả… hoạt động quản lý của người hiệu trưởng tiểu học. Có thể nói rằng, kinh nghiệm quản lý của hiệu

trưởng có quan hệ mật thiết và góp phần giúp hiệu trưởng tiểu học thích nhanh chóng với hoạt động QLDH.

ứng

Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện: Kinh nghiệm

quản lý dạy học; Kinh nghiệm về cách thức QLDH của hiệu trưởng; Kinh nghiệm xử lý các tình huống trong QLDH; Kinh nghiệm về giao tiếp có hiệu quả trong QLDH; Kinh nghiệm trong quản lý giáo dục trong nước và quốc tế.

+ Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học

Hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng cũng như những hoạt động khác luôn đứng trước sự thay đổi, sự khó khăn, đòi hỏi người hiệu trưởng phải luôn có ý thức tự rèn luyện của bản thân, nỗ lực khắc phục khó khăn. Có thể nói ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thích ứng của hiệu trưởng với hoạt động quản lý nói chung và QLDH nói riêng.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí