Phần A: Gồm các câu hỏi từ A1 đến A6: tìm hiểu về thông tin về khách thể nghiên cứu gồm những thông tin về giới tính, tuổi, chức vụ, thâm niên quản lý…
Phần B: Gồm các câu từ B1 đến B4: tìm hiểu mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động quản lý nói chung và hoạt động QLDH nói riêng trong trường tiểu học. Phần B được chia thành 4 phần:
Câu B1: tìm hiểu mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về vai trò của người hiệu trưởng hiện nay.
Câu B2: tìm hiểu mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về chức năng quản lý hoạt động dạy học của người hiệu trưởng trong trường tiểu học hiện nay, bao gồm các chức năng lập kế hoạch QLDH, tổ chức hoạt động dạy học; chỉ đạo hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học.
Câu B3: tìm hiểu mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về nội dung QLDH của người hiệu trưởng trong trường tiểu học hiện nay, bao gồm quản lý các hoạt động của giáo viên; quản lý các hoạt động của học sinh và quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học.
Câu B4: tìm hiểu mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về các kỹ năng QLDH của người hiệu trưởng trong trường tiểu học hiện nay, bao gồm các kỹ năng lập kế hoạch QLDH; các kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; các kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và các kỹ năng xử lý các tình huống QLDH.
Phần C: Phần C tìm hiểu mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu
trưởng tiểu học, thông qua các biểu hiện: hứng thú với hoạt động QLDH; sáng tạo trong hoạt động QLDH và tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học.
Phần D: Phần D tìm hiểu mức độ thành thục trong các kỹ năng QLDH của
hiệu trưởng tiểu học, thông qua 4 nhóm kỹ năng thành phần: Kỹ năng lập kế
hoạch QLDH; kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và kỹ năng xử lý các tình huống dạy học.
Phần E: Phần E tìm hiểu mức độ thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học, thông qua các biểu hiện: sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới đối với hiệu trưởng; sự quý trọng của cấp dưới đối với hiệu trưởng tiểu học và sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới.
Phần F: Phần F tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
b. Điều tra thử
- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi và chỉnh sửa những câu hỏi chưa đạt yêu cầu.
- Nội dung và phương pháp: Tiến hành điều tra thử bằng bảng hỏi sơ bộ đã được soạn thảo, tính độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.
- Khách thể: 26 hiệu trưởng tiểu học thuộc các trường Tiểu học tỉnh Nghệ
An.
- Xử lí số liệu: Số liệu thu về từ điều tra thử được xử lí bằng chương trình
SPSS, phiên bản 13.0 trong môi trường Window. Ở đây chúng tôi sử dụng 2 kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố để xác định giá trị của bảng hỏi.
Bảng 2.1: Độ tin cậy của các thang đo
Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH | Hệ số Alpha | |
1 | Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học | 0,638 |
Hiểu biết về chức năng quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học | ||
2 | Hiểu biết về chức năng Lập kế hoạch dạy học | 0,689 |
3 | Hiểu biết về chức năng Tổ chức hoạt động dạy học | 0,570 |
4 | Hiểu biết về chức năng Chỉ đạo hoạt động dạy học | 0,687 |
5 | Hiểu biết về chức năng Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học | 0,757 |
Hiểu biết về nội dung quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học | ||
6 | Hiểu biết về nội dung Quản lý hoạt động của giáo viên | 0,599 |
7 | Hiểu biết về nội dung Quản lý hoạt động của học sinh | 0,654 |
8 | Hiểu biết về nội dung Quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học | 0,668 |
Hiểu biết về các kỹ năng quản lý | ||
9 | Hiểu biết về Kỹ năng lập kế hoạch QLDH | 0,649 |
10 | Hiểu biết về Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học | 0,703 |
11 | Hiểu biết về Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học | 0,650 |
12 | Hiểu biết về Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH | 0,772 |
STT | Các biểu hiện sự hài lòng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH | Hệ số Alpha |
1 | Hứng thú với hoạt động quản lý dạy học | 0,804 |
2 | Sáng tạo trong hoạt động quản lý dạy học | 0,773 |
3 | Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý | 0,711 |
STT | Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học | Hệ số Alpha |
1 | Kỹ năng lập kế hoạch QLDH | 0,695 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biểu Hiện Của Sự Thích Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Vài Nét Về Địa Bàn Và Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Kiểm Tra Độ Tin Cậy Các Con Số Phần Trăm Của Rolfludwic
- Thang Đánh Giá Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Qldh Của Hiệu Trưởng Tiểu Học (Dùng Cho Phương Pháp Điều Tra Bằng Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến)
- Phân Tích Thực Trạng Các Biểu Hiện Mức Độ Thích Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học | 0,719 | |
3 | Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học | 0,707 |
4 | Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH | 0,782 |
STT | Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học | Hệ số Alpha |
1 | Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới | 0,708 |
2 | Sự quý trọng của cấp dưới | 0,668 |
3 | Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới | 0,699 |
STT | Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học | Hệ số Alpha |
1 | Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học | 0,532 |
2 | Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học | 0,619 |
3 | Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm | 0,715 |
4 | Điều kiện cho hoạt động quản lý | 0,778 |
Kết quả phân tích cho thấy 16% các item trong bảng hỏi cần chỉnh sửa. Sau chỉnh sửa, độ tin cậy của các phần trong bảng hỏi đã tăng lên. Điều này cho phép chúng tôi chuyển sang giai đoạn điều tra chính thức.
2.2.2.2. Giai đoạn điều tra chính thức
- Mục đích nghiên cứu: Thu thập thông tin về trưởng tiểu học với quản lý hoạt động dạy học.
thực trạng thích
ứng
của hiệu
- Phương pháp nghiên cứu: Trong giai đoạn này chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, giải các bài tập tình huống và nghiên cứu điển hình (case study).
2.2.2.3. Giai đoạn xử lí kết quả
Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lí theo từng cá nhân và nhóm, với sự trợ giúp của chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 12.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
* Phân tích thống kê mô tả:
- Điểm trung bình cộng ( X ) để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, mỗi nội dung của bảng hỏi.
- Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.
cứu.
- Tần xuất, chỉ số phần trăm phương án trả lời câu hỏi của khách thể nghiên
* Phân tích thống kê suy luận
- Phân tích so sánh: sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means) và
các kiểm nghiệm F và ANOVA. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác suất p < 0,05. So sánh hai nhóm, chúng tôi dùng phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu (T-Test) hoặc F tùy theo cỡ mẫu. So sánh ba nhóm trở lên, chúng tôi sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA).
- Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng hệ số tương quan Pearson. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1, nó cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận (cùng tăng hoặc cùng giảm) giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho biết mối liên hệ nghịch (biến này tăng thì biến kia giảm) giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (p) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ. Ở đây, chúng tôi chọn p = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi p < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.
- Phân tích hồi qui tuyến tính: Phép phân tích hồi qui cho phép xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập. Người ta thường dùng phép hồi qui để dự đoán biến số phụ thuộc từ những biến số độc lập. Phân tích hồi qui cho biết khi các biến độc lập biến đổi thì biến phụ thuộc biến đổi như thế nào.
2.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tác động
2.3. Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
(được trình bày trong 2.3.2.6)
Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về các vấn đề liên quan đến thích ứng và thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH …
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Mục đích:
+ Khảo sát thực trạng mức độ thích trưởng tiểu học.
ứng với hoạt động
QLDH của hiệu
+ Khảo sát thực trạng mức độ
thích
ứng với hoạt động
QLDH của hiệu
trưởng tiểu học thông qua các biểu hiện: Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về
hoạt động QLDH; Mức độ hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động
QLDH; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học.
+ Tìm hiểu những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
+ Tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố
chủ
quan, khách quan
ảnh
hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
Cơ sở xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến: Phương pháp trưng cầu ý kiến cho phép thu thập thông tin trên phổ rộng với số lượng khách thể lớn, do vậy có thể rút ra những kết luận với độ tin cậy cao. Trong quá trình xây dựng phiếu, chúng tôi tuân theo những nguyên tắc chung sau:
+ Chỉ đưa ra những câu hỏi có liên quan đến nội dung cần thiết của đề tài và có kế hoạch phân tích các thông tin thu được qua các câu hỏi đó.
+ Câu hỏi đó phải ngắn gọn đủ để thu thập những thông tin cần thiết, nhưng phải đề cập tương đối đầy đủ tới các khía cạnh của vấn đề.
+ Câu hỏi phải dễ hiểu đối với người trả lời, tránh những câu hỏi đa nghĩa dẫn tới việc họ không biết trả lời hoặc trả lời thế nào cũng được.
Nội dung nghiên cứu thể hiện trong bảng hỏi chính thức sau khi đã chỉnh sửa ở giai đoạn điều tra thử.
2.3.3. Phương pháp quan sát
Mục đích: Thu thập thêm thông tin về các biểu hiện thực tế của sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học qua 4 biểu hiện của sự thích ứng nhằm bổ sung, khẳng định lại cho những nhận định từ các phương pháp khác.
Nội dung: Quan sát trên các loại tình huống thường gặp trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học: điều khiển cuộc họp, ứng xử của hiệu trưởng với cấp dưới… để đánh giá hiểu biết của hiệu trưởng Tiểu học về hoạt động QLDH, sự hài lòng của hiệu trưởng Tiểu học với hoạt động QLDH; Đồng thời
chúng tôi quan sát hành vi của người khác (cán bộ quản lý và giáo viên trong
trường) để đánh giá sự thừa nhận của tập thể nhà trường đối với hiệu trưởng Tiểu học.
Ngoài ra chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động lập kế hoạch QLDH, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học và xử lý các tình huống QLDH, kết quả qua sát được chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí: tính đúng đắn của các thao tác, tính thành thạo, linh hoạt của các thao tác và tính hiệu quả của các thao tác hành động để đánh giá kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Mục đích: Trong khuôn khổ luận án, phương pháp chuyên gia được sử dụng cả trong nghiên cứu lý luận và thực nghiệm nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lí học về nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án. Cụ thể: xây dựng phiếu điều tra; xây dựng hệ thống bài tập tình huống đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; xây dựng quy trình thực nghiệm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.
Các chuyên gia bao gồm: Chuyên viên của phòng giáo dục, các giáo viên Tiểu học giỏi có kinh nghiệm trong giảng dạy, các hiệu trưởng Tiểu học có thâm niên quản lý lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà trường và các nhà khoa học.
Nội dung: trao đổi về các biểu hiện của sự thích ứng với QLDH của hiệu trưởng Tiểu học (hiểu biết, kỹ năng…) và các tình huống, hoàn cảnh bộc lộ các biểu hiện.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Khẳng định kết quả của phương pháp điều tra viết; khai thác sâu hơn các mặt biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học; góp phần cho việc phân tích trường hợp (mô tả chân dung).
Nguyên tắc: Tạo không khí thoải mái, vui vẻ
và cởi mở
trong quá trình
phỏng vấn, khuyến khích những được phỏng vấn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của
mình. Chuẩn bị đưa ra những câu hỏi theo dàn ý, tuy nhiên phải có sự linh hoạt, mềm dẻo. Cần khéo léo trong việc đặt câu hỏi.
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn sâu các vấn đề sau:
- Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về QLDH (cách thức quản lý, vai trò quản lý, các tình huống trong QLDH).
- Đánh giá mức độ hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH.
- Mức độ kỹ năng QLDH hiện có của hiệu trưởng tiểu học.
- Đánh giá sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học.
Xử lý kết quả phỏng vấn sâu: Kết quả phỏng vấn sâu được chia thành từng nhóm, thông tin thu được này sẽ được đưa ra làm dẫn chứng minh họa cho kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi.
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu điển hình (case study)
Mục đích: Mô tả ba chân dung điển hình là các hiệu trưởng có mức độ thích ứng với QLDH cao, trung bình và thấp, nhằm mục đích phác họa mô hình nhân cách điển hình và mối quan hệ của nó với những biểu hiện và mức độ biểu hiện sự thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Đây sẽ là
nguồn tư liệu sinh động bổ sung cho những kết luận thu được từ các phương
pháp khác.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp này là sự kết hợp của nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu và trắc đạc xã hội học.
Cách tiến hành: thông qua phiếu hỏi, qua quan sát các hoạt động QLDH, qua phỏng vấn sâu, qua trắc đạc xã hội học nhằm tìm hiểu sâu các vấn đề: Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về QLDH (cách thức quản lý, vai trò quản lý, các tình huống trong QLDH), mức độ hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH, mức độ kỹ năng QLDH hiện có của hiệu trưởng tiểu học, sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học. Những thông tin thu thập được sẽ được phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa để dựng lên mô hình chân dung tâm lý điển hình của hiệu trưởng tiểu học.
Chân dung của mỗi hiệu trưởng được mô tả:
1. Thông tin về cá nhân
- Họ tên - Ngày, tháng, năm sinh - Quê quán
- Thâm niên quản lý (hiệu trưởng)
2. Mức độ thích ứng với QLDH tiểu học qua các chỉ báo
- Kết quả nghiên cứu qua phiếu tự đánh giá
- Kết quả nghiên cứu qua giải quyết bài tập tình huống
- Kết quả nghiên cứu qua quan sát
- Kết quả nghiên cứu qua trắc đạc xã hội học
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng của hiệu trưởng
4. Kết luận chung: Đánh giá chung về sự thích ứng với QLDH của hiệu trưởng, thích ứng cao nhất ở biểu hiện nào? yếu nhất ở biểu hiện nào? Trong các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố nào tác động nhiều nhất, mạnh nhất, yếu tố nào ít ảnh hưởng nhất?
2.3.7. Phương pháp trắc đạc xã hội học (Sociometrie)
Mục đích: Xác định vị thế, sự thừa nhận của tập thể nhà trường đối với hiệu trưởng Tiểu học.