Vài Nét Về Địa Bàn Và Khách Thể Nghiên Cứu



thủ

Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng Tiểu học biểu hiện: Tuân các quy định trong chuẩn hiệu trưởng; Tự mình khắc phục khó khăn trong

công tác quản lý; Tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm quản lý; Chủ động giải quyết các tình huống trong quản lý; Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; Tuân thủ tổ chức kỷ luật.

- Các yếu tố khách quan

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là một quá trình tích cực. Tuy nhiên, sự thích ứng không chỉ phụ thuộc vào bản thân chủ thể thích ứng mà còn chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan. Trong các yếu tố khách quan tác động, chúng tôi xem xét ảnh hưởng của bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường tiểu học và điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học tới sự thích ứng của hiệu trưởng.

+ Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường tiểu học

Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của một số đông người đối với một sự việc hay một hiện tượng khách quan nào đó liên quan đến nhu cầu của họ.

Bầu không khí tâm lý xã hội trong trường tiểu học là trạng thái tâm lý tập thể, là nét đặc trưng phản ánh thực trạng các mối quan hệ nẩy sinh trong hoạt động của tập thể, bao gồm các mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân, các bộ phận của tập thể trường tiểu học trên cơ sở các mối quan hệ chính thức cũng như không chính thức trong trường tiểu học đó.

Bầu không khí tâm lý tập thể trong trường tiểu học không đơn thuần là tổng số đặc điểm tâm lý cá nhân của thành viên trong tập thể nhà trường, mà nó biểu hiện mức độ hoà hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ và được hình thành từ thái độ của mọi người trong trong tập thể nhà trường đối với công việc, bạn bè và đồng nghiệp và với người lãnh đạo của họ.

Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong trường Tiểu học đóng vai trò quan trọng đối với tập thể sư phạm nói chung, đối với hoạt động quản lý

của người hiệu trưởng trường

tiểu học nói riêng, có thể

thúc đẩy hoặc kìm

hãm sự thích ứng với hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Tập thể sư phạm

thân thiện, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng cộng tác giúp đỡ lẫn nhau…là điều kiện


thuận lợi cho hoạt động quản lý của hiệu trưởng và giúp cho hiệu trưởng thích

ứng nhanh với hoạt động QLDH.

viên trong nhà trưSờơngđồtin1t.ư1ở: nMg,ÔhiHểÌuNbHiếKt lHẫnUnNhGauL; KÝhTôHngUkYhẾí dTânCcỦhAủ là không khí chủ đạo trong tập thể nhà trường; CáLc UthẬànNh ÁviNên trong nhà trường có thái độ làm

việc tích cực; Các thành viên trong tập thể nhà trường đoàn kết, gắn bó, tương trợ

Biểu hiện của bầu không khí tâm lý tập thể trong trường tiểu học: Các thành


iện cho hoạt động quản lí: các điều kiện cho việc quản

vụ tốt nhất cho việc QLDH, bao gồm: Điều kiện về cơ

u trưởng; Sự ủng

ới.

ên trong quản lý; S

của lãnh đạo cấp t

ủng hộ của cấp

hiệu trưởng.

+ Điều k

học nhằm phục

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng trường tiểu học

lý dạy

sở vật

chất của nhà trường; Điều kiện về cơ chế chính sách; Mức độ rõ ràng của chuẩn

hiệ

Hiểu biết của hiệu trưởng TH về hoạt động QLDH

h

ự Sự thừa nhận của tập thể nhà trường

với hiệu trưởngTH

Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

Các yếu tố chủ quan

- Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học

- Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học

nhau.



ộ Sự hài lòng với r

hoạt động QLDH của hiệu trưởng TH

Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng

TH




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 9


- Hiểu biết về vai trò của người hiệu trưởng TH

- Hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng TH

- Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng TH

- Hiểu biết về các kỹ năng QLDH

- Hứng thú với hoạt động QLDH

- Thích sáng tạo trong hoạt động QLDH

- Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý


- Kỹ năng lập kế hoạch QLDH

- Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

- Kỹ năng xử lý các tình huống QLDH

- Sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới;

- Sự quý trọng của cấp dưới;

- Sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới



Các yếu tố khách quan




- Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường tiểu học

- Điều kiện cho hoạt động quản lí của hiệu trưởng tiểu học


Tiểu kết chương 1

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Tiêu chí cơ bản để đánh giá thích ứng của hiệu trưởng tiểu học là: Hiểu

biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động quản lý dạy học; Sự hài lòng với

hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng.

Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là phạm vi biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu

hiện ở là mức độ thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động

QLDH, mức độ hài lòng của người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, mức


độ kỹ năng QLDH của người hiệu trưởng tiểu học và mức độ thừa nhận của tập thể nhà trường đối với hiệu trưởng tiểu học.

Thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học là một quá trình biến đổi phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan như kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học; ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học…; và các yếu tố khách quan như bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường tiểu học, điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học…


Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ. Nghệ An có 1 thành phố (thành phố Vinh), 2 thị xã (thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa) và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, trong 17 huyện thì có 10 huyện miền núi có địa hình phức tạp, giao thông và kinh tế khó khăn. Có 7 tộc người sinh sống tại nghệ An: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An tại thời điểm tháng 10 năm 2012, cả tỉnh hiện có 615 trường tiểu học, có 12.543 giáo viên tiểu học trong biên chế, 349 giáo viên tiểu học hợp đồng không xác định thời hạn, 520 giáo viên tiểu học hợp đồng ngắn hạn và 618 giáo viên tiểu học giảng dạy theo chế độ hợp đồng lao động của trường (chưa tính 28 giáo viên của 02 trường ngoài công lập trực tiếp dạy 16 lớp). Như vậy, với 12.892 giáo viên trong biên chế và hợp đồng không xác

định thời hạn, tỷ

lệ giáo viên/lớp của giáo dục tiểu học Nghệ

An đạt 1,33

(12.892/9.714). Qua khảo sát các huyện miền núi ở Nghệ An cho thấy có nhiều trường tiểu học có nhiều điểm trường lẻ xa khu chính, có nhiều lớp phải ghép 2 trình độ. Học sinh thuộc nhiều đối tượng khác nhau, có học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc vùng đặc biệt khó khăn, học lực của học sinh không đồng đều..., đây cũng là một trong những khó khăn trong QLDH của hiệu trưởng tiểu học Nghệ An.

Khách thể nghiên cứu chính trong luận án: 173 hiệu trưởng tiểu học tỉnh Nghệ An, trong đó: 26 hiệu trưởng là khách thể khảo sát thử nhằm chuẩn hoá công cụ; Khách thể khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH: 147 hiệu trưởng tiểu học (trong đó 67 hiệu trưởng nam, 80 hiệu trưởng nữ; 49


hiệu trưởng có thâm niên làm hiệu trưởng trên 5 năm, 98 hiệu trưởng có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm); 156 cán bộ quản lý (hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn) và giáo viên của các trường tiểu học có các hiệu trưởng là khách thể nghiên cứu chính của đề tài.

Khách thể thực nghiệm: 27 hiệu trưởng (những hiệu trưởng có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm).

Các hiệu trưởng tiểu học phần lớn là giáo viên giỏi được bổ nhiệm làm

công tác quản lý, có trình độ

chuyên môn và nghiệp vụ

sư phạm tốt, có kinh

nghiệm trong công tác giáo dục, có bản lính chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách nhà nước nói chung và tổ chức quản lý quá trình đào tạo nói riêng. Các hiệu trưởng

trường tiểu học tại Nghệ

An có độ

tuổi tương đối trẻ, tập trung nhiều trong

khoảng từ 30-45 tuổi. Hiệu trưởng trường tiểu học ở Nghệ An có trình độ học vấn tương đối đồng đều, phần lớn đã có trình độ đại học, một số đã có trình độ thạc sỹ và còn một số ít có trình độ cao đẳng, không có hiệu trưởng nào có trình độ trung cấp. Các hiệu trưởng phần lớn chưa được đào tạo bài bản về quản lý, chủ yếu là qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, vẫn còn hiệu trưởng chưa từng được đi bồi dưỡng.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Đề tài được tổ chức và nghiên cứu theo 3 giai đoạn: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tác động.

2.2.1. Nghiên cứu lý luận

2.2.1.1. Mục đích

- Tổng quan các nghiên cứu ngoài và trong nước về vấn đề có liên quan đến thích ứng, thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: thích ứng, hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, thích ứng với hoạt động QLDH. Phân tích các yếu tố tác động đến thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.


- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo việc nghiên cứu thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

2.2.1.2. Nội dung

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài và trong nước về thích ứng: thích ứng với hoạt động học tập, thích ứng nghề, thích ứng với hoạt động QLDH …, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu, điểm mới trong nghiên cứu của luận án.

- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn là:

+ Xác định các biểu hiện thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học gồm: Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH; Mức độ hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học.

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học: Kinh nghiệm QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học; Bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm trong nhà trường Tiểu học; Điều kiện cho hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

2.2.1.3. Tiến trình nghiên cứu lý luận

Tiến trình nghiên cứu lý luận bắt đầu từ năm 2009 và bao gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn xây dựng đề cương với những công việc chủ yếu sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu cần thiết, trên cơ sở đó xác định những nội dung chủ yếu, nội dung chi tiết của luận án.

- Giai đoạn hoàn thiện với nhiệm vụ chính là hoàn chỉnh phần cơ sở lý luận với những nội dung đã được xác định.

2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn Mục đích:

- Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học


Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu thăm dò và khảo sát thử, giai đoạn điều tra chính thức, giai đoạn xử lí kết quả. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp, khách thể và nội dung nghiên cứu khác nhau.

2.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu thăm dò và khảo sát thử

- Mục đích: phát hiện vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó hình thành giả thuyết khoa học; xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu; xác định độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ điều tra khảo sát.

- Nội dung: Giai đoạn này được tiến hành trên cơ sở thu thập ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, quản lý giáo dục về những vấn đề liên quan

đến sự

thích

ứng của hiệu trưởng với hoạt động quản lý, đồng thời sử dụng

phiếu trưng cầu ý kiến với những câu hỏi mở để thăm dò các hiệu trưởng tiểu học. Giai đoạn này được chia làm 2 bước: Thiết kế bảng hỏi và điều tra thử.

- Phương pháp: Phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích tài liệu;

phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.

a. Thiết kế bảng hỏi

- Mục đích: Hình thành nội dung sơ bộ cho các bảng hỏi.

- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn.

- Nội dung: Từ kết quả phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về thích ứng và thích ứng với hoạt động quản lý; lấy ý kiến chuyên gia về hoạt động quản lý và thích ứng hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học và lấy ý kiến thăm dò các hiệu trưởng tiểu học, chúng tôi thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.

Nội dung và cấu trúc bảng hỏi: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để khảo sát mức độ thích ứng với hoạt động QLDH

của hiệu trưởng tiểu học dành cho hiệu trưởng tiểu học và các cán bộ quản lý

khác ở trường tiểu học và giáo viên. Bảng hỏi gồm mở đầu và 6 phần:

Mđu: Giới thiệu sơ bộ về mục đích của bảng hỏi

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí