Các Biểu Hiện Của Sự Thích Hiệu Trưởng Tiểu Học


Trong nhà trường tiểu học, hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu, có vai trò quan trọng nhất trong việc dẫn dắt nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục. Hiệu trưởng tiểu học là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trường tiểu học, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

Từ khái niệm thích ứng, hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học có thể hiểu thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học như sau:

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người hiệu trưởng tiểu học một cách chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH nhằm đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Với khái niệm trên, sự thích ứng hoạt động QLDH có các đặc điểm sau:

Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là quá trình tích cực, chủ động trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, giúp hiệu trưởng tiểu học đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH, đạt được mục đích hoạt động QLDH.

Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, thái độ hài lòng của tập thể và bản thân người hiệu trưởng đối với hoạt động QLDH, hình thành các kỹ năng QLDH phù hợp với QLDH.

Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học xuất hiện do tác động của những yêu cầu, điều kiện mới của hoạt động QLDH.

Sự thích ứng với hoạt động QLDH bắt đầu ở thời điểm hiệu trưởng Tiểu học làm quen với điều kiện mới của môi trường hoạt động QLDH, và kết thúc khi hoạt động đạt được mục đích QLDH đặt ra. Hoạt động QLDH là hoạt động đặc biệt, hoạt động mà công cụ chủ yếu là năng lực và phẩm chất của người hiệu trưởng, vì vậy người hiệu trưởng phải không ngừng tiếp thu tri thức mới, bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực để quản lý ngày càng tốt hơn. Do vậy, có thể


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

nói rằng sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng chỉ thực sự kết thúc khi người hiệu trưởng không còn tham gia hoạt động quản lý nữa.

Các

Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 7

ứng xử

đặc trưng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của hoạt động

QLDH (thể hiện ở sự hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, ở mức độ hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học) và kết quả hoạt động QLDH của hiệu trưởng (thể hiện ở kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; ở sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng tiểu học...) chính là các số khách quan, cơ bản để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH.

Thích ứng với hoạt động QLDH có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lí nhà trường. Nhờ thích ứng hoạt động QLDH mà người hiệu trưởng tiểu học biết lập kế hoạch QLDH phù hợp, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học có hiệu quả, giải quyết các tình huống QLDH một cách linh

hoạt, hợp lý và khoa học... Bởi vậy, có thể nói rằng, thích QLDH càng sớm thì hiệu quả hoạt động QLDH càng cao.

ứng với hoạt động

1.4.2. Các biểu hiện của sự thích hiệu trưởng tiểu học

ứng với hoạt động

quản lý dạy học của

* Cơ sở xác định các biểu hiện hiện của sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học

- Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học là thích ứng nghề nên về mặt lý luận luận án đi theo quan điểm của Ermolaeva E.A [] đưa ra

bốn chỉ số khách quan: chất lượng công việc; trình độ tay nghề; uy tín của cá

nhân trong tập thể; sự tuân thủ kỷ luật lao động; và ba chỉ số chủ quan của sự

thích ứng nghề nghiệp: thái độ hài lòng với công việc; điều kiện làm việc; mối quan hệ với người khác trong tập thể.

- Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm thích ứng hoạt động QLDH (đã trình bày ở trên);

- Tham khảo các luận án tiến sĩ cùng hướng nghiên cứu về thích ứng:


“Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là mức độ thay đổi nhận thức, thái độ và kỹ năng học tập để hình thành những cấu trúc tâm lý mới đáp ứng được những nhiệm vụ học tập mới” - luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Thanh Mai: Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [, tr.67]; “Thích ứng với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy là sự thay đổi tâm lý của giáo viên…. Sự thay đổi tâm lý của giáo viên là sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hình thành kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy”- Nguyễn Chí Tăng: Sự thích ứng của giáo viên THCS với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy, luận án tiến sĩ TLH 2011 [, tr.39]; Đặng Thị Lan nghiên cứu Mức độ thích ứng với hoạt động học một số môn học chung và môn đọc hiểu tiếng nước ngoài của sinh viên trường Đại học ngoại ngữ-Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng: “Mức độ thích ứng với hoạt động học một số môn học chung và môn Đọc hiểu tiếng nước ngoài biểu hiện ở ba mặt chủ yếu là: nhận thức, thái độ và hành động”, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu hai mặt nhận thức và hành động trong thích ứng [, tr.54]; Luận án của Chu Văn Đức trong Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trạm giam xem hành vi là mặt biểu hiện tập trung nhất của sự thích ứng và lấy hành vi làm tiêu chí để đánh giá sự thích ứng [, tr.67].

- Căn cứ vào đặc điểm QLDH của hiệu trưởng tiểu học:

+ QLDH tiểu học là loại hình lao động quản lý tác động thông qua các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động dạy học. Các chức năng quản lý vừa là phương tiện vừa là nội dung quản lý dạy học. Đánh giá các mặt của quản lý đều phải thông qua chức năng quản lý dạy học.

+ QLDH tiểu học là quá trình tác động tương tác giữa chủ thể quản lý (hiệu trưởng tiểu học) và đối tượng quản lý (giáo viên tiểu học, tập thể sư phạm tiểu học) vì thế đánh giá quản lý trên hai mặt: tính chủ quan của bản thân hiệu trưởng (hiểu biết, tri thức, xúc cảm…) và tính khách quan (phía giáo viên, tập thể sư phạm-sự thừa nhận, sự đánh giá của tập thể sư phạm).


Với các cơ sở khoa học trên, trong luận án, biểu hiện cơ bản để đánh giá mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học là các yếu tố thuộc về chủ thể là Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH; Sự hài lòng với hoạt

động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu

học; và theo chức năng quản lý, yếu tố thuộc về đánh giá của đối tượng quản lý là Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng.

a. Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH

Hiểu biết là nhận thức, tri thức của con người về thế giới, về sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Với mọi hoạt động, muốn tham gia được và đạt kết quả, con người phải có hiểu biết về hoạt động đó. Hiểu biết về hoạt động QLDH là chỉ số thích ứng và cũng là một trong những chỉ số đánh giá thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH.

Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH biểu hiện ở hiểu biết về vai trò của người hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về các kỹ năng quản lý.

- Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học

Hiểu biết về vai trò của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện: Là nhà quản lý trường học; Là người lãnh đạo; Là người phối hợp, tham gia các hoạt động giáo dục tại cộng đồng địa phương; Là nhà giáo dục và người giáo viên; Là nhà tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, học sinh; Là nhà nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các hoạt động khoa học-công nghệ trong trường; Là người học tích cực, thường xuyên đi đầu và có hiệu quả trong phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân.

- Hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học

Hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện: Lập kế hoạch QLDH; Tổ chức hoạt động dạy học; Chỉ đạo hoạt động dạy học; Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học.

+ Lập kế hoạch QLDH bao gồm: Phân tích chỉ thị, quyết định, thông tư kế hoạch quản lý của cấp trên liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường;


Phân tích chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục của địa phương đang có hiệu lực đến hoạt động của trường tiểu học; Xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp dạy học của trường tiểu học; Đánh giá các nguồn lực phục vụ dạy học của trường tiểu học.

+ Tổ chức hoạt động dạy học bao gồm: Tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp cho giáo viên; Phân công nhiệm vụ cho cán bộ/giáo viên theo kế hoạch dạy học;

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên; Ra quyết định

QLDH.

+ Chỉ đạo hoạt động dạy học


bao gồm: Điều hành việc thực hiện hoạt

động dạy học trong nhà trường; Chỉ đạo hoạt động dạy học phù hợp kế hoạch dạy học; Động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện hoạt động dạy học; Điều chỉnh hoạt động giảng dạy trên lớp cho phù hợp với mục tiêu.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

bao gồm:

Xây dựng cách thức

chung để theo dõi hoạt động dạy học và tiến độ thực hiện; Xây dựng tiêu chuẩn và cách thức kiểm tra kết quả hoạt động dạy học; Lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra phù hợp; Xác định mức độ đáp ứng của kết quả hoạt động dạy học so với tiêu chuẩn; Tổ chức đánh giá kết quả dạy học.

- Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học

Hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện: Quản lý hoạt động của giáo viên; Quản lý hoạt động của học sinh; Quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học.

+ Quản lý hoạt động của giáo viên bao gồm: Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy; Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên; Quản lý chỉ đạo, kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và quản lý giờ lên lớp của giáo viên; Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy; Quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên.

+ Quản lý hoạt động của học sinh bao gồm: Quản lý xây dựng nề nếp kỷ cương học tập; Quản lý hoạt động học tập trên lớp của học sinh; Quản lý hoạt động tự học của học sinh; Lập hồ sơ học sinh, quản lý học sinh cá biệt, học sinh


năng khiếu, học sinh diện chính sách; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

+ Quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học bao gồm: Quản lý công tác bồi

dưỡng của đội ngũ giáo viên; Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; Tổ chức kết hợp giữa nhà trường với hội cha mẹ học sinh; Kết hợp tổ chức các hoạt động và phong trào giáo dục với địa phương.

- Hiểu biết về các kỹ năng quản lý dạy học

Hiểu biết về các kỹ năng quản lý biểu hiện: Hiểu biết về kỹ năng lập kế hoạch QLDH; Hiểu biết về kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; Hiểu biết về kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; Hiểu biết về kỹ năng xử lý các tình huống QLDH.

b. Sự

hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học

Sự hài lòng là sự thỏa mãn, trạng thái vui vẻ (dương tính) với đối tượng

của tự

nhiên, xã hội và tư

duy.

Golomstor E.A. cho rằng: “Sự

thích

ứng nghề

nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động có kết quả, đồng thời thể hiện tình cảm thoả mãn với công việc của mình” [dẫn theo , tr.25].

Từ lâu, người ta đã biết đến vai trò của cảm xúc trong việc giúp sinh vật thích ứng với môi tường. Những cảm xúc xuất hiện là tín hiệu về sự an toàn hay nguy hiểm của tác động từ môi trường, từ đó sinh vật có thể phản ứng một cách thích hợp. Tuy nhiên cảm xúc lại tiến hoá rất chậm chạp và với một môi trường phức tạp, biến đổi không ngừng như môi trường xã hội (đặc biệt là xã hội hiện đại) thì những cảm xúc nảy sinh có thể không phù hợp nữa. Điều này đòi hỏi con người phải biết điều chỉnh cảm xúc để duy trì sự cân bằng tâm lí []. Và đây cũng là biểu hiện của sự thích ứng với môi trường xã hội. Nói cách khác, cảm xúc là một chỉ báo, một khía cạnh quan trọng của quá trình thích ứng.

Hài lòng với công việc là một trạng thái tâm lý tích cực của cá nhân, nó có tác động đáng kể tính tích cực hoạt động, đến năng suất lao động, tinh thần làm việc và thái độ ứng xử của cá nhân đối với công việc. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ gắn kết của cá nhân với hoạt động nghề.


Hài lòng với hoạt động quản lý nói chung, hoạt động QLDH nói riêng của người hiệu trưởng Tiểu học là một trong những tiêu chí đánh giá sự thích ứng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH, bởi có thích ứng, người hiệu trưởng mới có

được thái độ

tích cực với hoạt động đó. Các biểu hiện sự

hài lòng của hiệu

trưởng với hoạt động quản lý: Hứng thú với hoạt động QLDH; Thích sáng tạo

trong hoạt động QLDH; Chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

- Hứng thú với hoạt động QLDH

“Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân với đối tượng vừa có ý nghĩa với cuộc sống vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [].

Theo nhà Tâm lý học Marôsôva [dẫn theo , tr.5] có 3 yếu tố đặc trưng cho hứng thú: Có xúc cảm đối với hoạt động, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động.

Hứng thú với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học biểu hiện ở sự

nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại trong QLDH; Sẵn sàng đón nhận và giải

quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong QLDH; Kiên trì để đạt được mục tiêu; Rất lạc quan, cố gắng vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ; Cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình thực hiện hoạt động QLDH.

- Thích sáng tạo trong hoạt động QLDH

Sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học không chỉ

biểu hiện ở sự hiểu biết, ở sự hài lòng của hiệu trưởng với hoạt động QLDH mà

còn thể

hiện ở

thích sáng tạo trong quá trình tiến hành hoạt động quản lý nói

chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của người hiệu trưởng, bởi thích sáng tạo thể hiện sự tích cực, chủ động cao trong hoạt động quản lý của người hiệu trưởng-tiêu chí khách quan để đánh giá sự thích ứng hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học.

Thích sáng tạo trong hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể hiện

ở: Thích cải tiến, đổi mới cách thức, phương pháp QLDH; Mềm dẻo trong


QLDH; Chủ động tìm cách thức giải quyết công việc quản lý một cách tốt

nhất; Chấp nhận sự khó khăn và quyết đoán để đạt đến thành công cao; Linh hoạt khi tình huống QLDH bất ngờ xảy ra; Có các ý tưởng độc đáo trong việc ra quyết định QLDH; Nhạy cảm với sự tồn tại của vấn đề dạy học, đón nhận mọi tình huống trong quản lý.

- Tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý

Để hình thành hành vi thích hợp đáp ứng yêu cầu, điều kiện mới của hoạt

động QLDH, người hiệu trưởng phải không ngừng học hỏi, tìm tòi các kinh

nghiệm quản lý qua đồng nghiệp hoặc các khoá đào tạo quản lý, hay nghiên cứu sách báo, tài liệu. Việc hiệu trưởng tích cực tham gia tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, tham gia các khoá học biểu hiện sự hài lòng của hiệu trưởng với hoạt động quản lý của mình đồng thời thể hiện sự thích ứng của mình với hoạt động quản lý.

Tính tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở: Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý; Tìm tòi, tiếp cận kiến thức KHQL, liên hệ thực tế QLDH để nâng cao chất lượng QLDH trong nhà trường; Chủ động trao đổi kinh nghiệm quản lý dạy học với các đồng nghiệp; Rút kinh nghiệm ngay sau các tình huống quản lý dạy học; Ít bảo thủ trong việc đón nhận thông tin mới về quản lý dạy học.

c. Kỹ năng quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học

Kỹ năng quản lý là biểu hiện của năng lực quản lý. Kỹ năng quản lý của người quản lý là khả năng người quản lý vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm quản lý vào hoạt động quản lý của mình.

Kỹ năng QLDH là một thành tố tâm lý trong nhân cách người hiệu trưởng Tiểu học, góp phần quyết định trực tiếp hiệu quả quản lý một hoạt động cơ bản - hoạt động dạy học trong nhà trường Tiểu học. Đồng thời kỹ năng QLDH cũng là một chỉ báo, biểu hiện về hành vi thích ứng tâm lý với hoạt động QLDH của hiệu trưởng Tiểu học.

Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học là khả năng người hiệu trưởng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm quản lý vào hoạt động QLDH của mình nhằm đạt được hiệu quả QLDH cao.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 09/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí