John Broadus Watson (1878 - 1958)- người sáng lập tâm lí học hành vi, kế thừa quan điểm của nhà tâm lý học động vật Thorndike E. (1874-1949),
Watson J. mô tả
hành vi theo công thức S-R (kích thích-phản
ứng). Watson J.
cho rằng sự thích ứng của người và động vật giống nhau, để tồn tại, con người và động vật đều phải học được một hệ thống hành vi, ứng xử phù hợp với kích thích, phù hợp với môi trường. Mỗi hành vi cụ thể có cơ sở là các kinh nghiệm,
hành vi cũ và có động lực là sự thích ứng. Đó là quá trình cá nhân học được
những hành vi mới cho phép nó giải quyết những yêu cầu, những đòi hỏi của
cuộc sống. Không học được hoặc học được nhưng không đáp cầu của môi trường, tức là thích ứng kém.
ứng được yêu
Có thể bạn quan tâm!
- Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Thích Ứng Hoạt Động Nghề
- Các Công Trình Nghiên Cứu Thích Ứng Hoạt Động Nghề
- Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Các Biểu Hiện Của Sự Thích Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Lý thuyết hành vi của Watson J. đã coi con người là một cơ thể sống với một hệ thống hành vi, phản ứng đáp lại kích thích của bên ngoài nhằm thích ứng với môi trường, con người “không phải là một chủ thể chủ động hoạt động trong môi trường xã hội, tác động và làm biến đổi môi trường đó, mà là các cơ thể, cá thể thụ động đối lập với áp lực của môi trường” [dẫn theo ].
Về sau Edward Chace Tolman (1886-1959), Clark Leonard Hull (1884-1952), Burrhus Frederic Skinner (1904-1990)… đã có rất nhiều cố gắng trong giải thích các hiện tượng thích ứng ở người nhưng vẫn không khắc phục được hạn chế coi hành vi thích ứng hoàn toàn bị quyết định bởi những kích thích, tác động của môi trường.
Mặc dù còn hạn chế khi xem sự học tập (tức là sự thích ứng) ở người và động vật là cùng bản chất (chỉ khác về mức độ), song trường phái hành vi với việc chỉ ra mức độ thích ứng đầu tiên của con người là phản ứng trực tiếp đối với các kích thích của môi trường, đồng thời phát hiện bản chất của thích ứng chính là học tập-học tập là cơ chế cơ bản để sinh vật thích ứng với môi trường, điều này đã đóng góp vào việc nghiên cứu vấn đề học tập, cơ chế hình thành hành vi thích ứng.
Quan điểm của tâm lí học nhân văn về thích ứng
Trường phái tâm lí học nhân văn ra đời vào đầu thập niên 1960, người sáng lập là Abraham Maslow (1908 - 1970) và Carl Rogers (1902 - 1987).
Nếu như tâm lí học hành vi đồng nhất tâm lý người với tâm lý động vật, phân tâm học nhấn mạnh động cơ vô thức, thì tâm lý học nhân văn lại nghiên cứu những con người bình thường và động lực của họ, bao gồm cả sự phát triển nhân vị và phát triển xã hội. Maslow A. coi thích ứng là sự thể hiện được những cái vốn có của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định. Theo ông, tiền đề tạo ra sự thích ứng là một hệ thống nhu cầu của nhân cách, được sắp xếp theo thứ bậc, mà cao nhất là nhu cầu tự thể hiện - một nhu cầu bẩm sinh nhưng có tính chất nhân văn, chỉ xuất hiện khi các nhu cầu bậc thấp được thoả mãn []. Maslow cho rằng nhu cầu tự thể hiện, mong muốn phát triển hết mức những khả năng vốn có của bản thân và năng lực lựa chọn một cách có ý thức những mục tiêu hành động của nhân cách là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người.
Tâm lí học nhân văn coi thích ứng chính là quá trình con người nỗ lực, cố gắng thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, trong đó mức độ cao là nhu cầu gia nhập vào các nhóm xã hội, hiện thực hoá đầy đủ tiềm năng của mình. Quá trình
này, ngoài nỗ
lực của bản thân, còn phụ
thuộc vào một yếu tố đặc biệt quan
trọng, đó là môi trường xã hội.
Trong vấn đề thích ứng, tâm lí học nhân văn chỉ ra một cách tiếp cận mới, một cách nhìn mới: thích ứng không tách rời quá trình con người vươn tới những mục tiêu của cuộc đời. Và như vậy ở đây, chắc chắn mức độ thành công của một người là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ thích ứng của người đó. Tuy nhiên tâm lý học nhân văn vẫn chưa giải quyết được vấn đề bản chất xã hội của thích ứng tâm lý người cũng như cơ chế hình thành thích ứng tâm lý.
Quan điểm của tâm lí học nhận thức về thích ứng
Jean Piaget (1896 - 1989) là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu thế kỷ XX, đại diện tiêu biểu của tâm lí học nhận thức. Ông chuyên nghiên cứu về sự phát triển nhân cách trẻ em dưới góc độ thích nghi. Piagiet J. nghiên cứu nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, gắn liền lí thuyết nhận thức của mình với khái niệm thích ứng. Theo Piagiet, “sự phát triển tâm lý là quá trình
cải tổ, chuyển hoá các cấu trúc của các quá trình nhận thức vốn có của trẻ em đưa đến sự thích nghi, thích ứng” []. Cũng theo ông, cơ cấu nhận thức của mỗi người là một hệ thống sơ đồ (scheme), tức phản xạ, nhờ đó cá nhân tương tác với môi trường.
Với Piagiet J., quá trình thích ứng tinh thần cũng tương tự như thích ứng sinh học, cho nên ông dùng những thuật ngữ sinh học để mô tả cơ chế thích ứng tinh
thần nhưng với nghĩa rộng, đó là đồng hoá (assimilation) và điều (accommodation).
ứng
- Đồng hoá là quá trình cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài và biến thành chất dinh dưỡng của cơ thể. Đồng hoá trí tuệ - nhận thức là quá trình não tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lý thông tin và biến chúng cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng với môi trường. Theo Piagiet, trong khi tương tác với môi trường, cá nhân có được kinh nghiệm. Nếu kinh nghiệm này phù hợp với cơ cấu nhận thức hiện có của cá nhân, nó sẽ được tiếp thu - đó là đồng hoá. Piagiet J. cho rằng sự đồng hoá này "giúp cho chủ thể trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích này" và bản thân cấu trúc nhận thức thì "thay đổi và phong phú thêm theo những sự đồng hoá mới" [, tr.11]. Nghĩa là con người sẽ thích ứng tốt hơn nhờ sự đồng hoá.
- Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới. Nếu kinh nghiệm đó không phù hợp với cơ cấu nhận thức của cá nhân, sự mất cân bằng diễn ra và cơ cấu nhận thức sẽ được thay đổi để nó có thể tiếp nhận kinh nghiệm - đó là điều ứng. Chính điều ứng làm cho cơ cấu nhận thức của cá nhân phát triển thêm nhiều cơ cấu mới, giúp cá nhân tương tác phù hợp và hiệu quả với môi trường, duy trì sự cân bằng với môi trường.
- Cân bằng là sự bù trừ lẫn nhau giữa hai quá trình đồng hoá và điều ứng. để tạo lập được sự thích nghi và phát triển của cơ thể thì cần phải thiết lập được
sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng với nhiều mức độ khác nhau là cân bằng sinh học và cân bằng tâm lý.
Như vậy theo Piaget J., thích ứng là quá trình kép gồm đồng hoá và điều ứng, trong đó cơ cấu nhận thức của cá nhân được biến đổi cả về chất và phát triển phong phú hơn để cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm vốn ban đầu không phù hợp với cơ cấu nhận thức. Quá trình này, về bản chất, tương tự như quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường trong sinh học nhưng ở trình độ cao hơn.
Lí thuyết nhận thức của Piaget J. đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của tâm lý học, đặc biệt là về trí khôn người và sự phát triển của nó, tuy nhiên nhìn nhận sự phát triển tâm lý người dưới góc độ thích nghi sinh học, ông chủ yếu
chú ý về mặt hình thức của sự thích ứng mà chưa quan tâm đúng mức tới bản
chất, nội dung xã hội-lịch sử của sự thích ứng tâm lý người.
Quan điểm của tâm lí học hoạt động về thích ứng
Tâm lí học hoạt động (tâm lý học mác-xít, tâm tâm lý học duy vật biện
chứng) ra đời đầu thế kỷ 20, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, đã đưa tâm lý học trở thành một khoa học khách quan và khoa học. Đại diện của Tâm lí học hoạt động là các
nhà tâm lí học xô viết Vưgôtxki L.X. (1896-1934); Leônchev A.N. (1903-1979),
Rubinstein (1889-1960), Luria A.R. (1902-1997), Ganperin P.Ia (1902-1988)...
Các nhà tâm lý học học hoạt động cho vấn đề thích ứng mà các trường phái tâm lý nghiên cứu đã không thể hiện đúng bản chất quan hệ giữa con người với môi trường - coi con người chỉ là một thực thể sinh học với bản năng quyết định (S.Freud), con người như “cái máy phản ứng” (chủ nghĩa hành vi), hay con người như “cái tôi” thầm kín sinh vật (Piaget J.)... Theo các nhà tâm lý học hoạt động, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội nên ngoài việc xem xét con người trong sự thích nghi với môi trường sống như là một sinh vật, phải xem xét con người trong mối quan hệ với môi trường xã hội.
Vưgôtski L.X., một trong những nhà tâm lý học sáng lập ra trường phái tâm lý học hoạt động, đã đưa ra tư tưởng mới về bản chất sự thích nghi ở con người.
Theo ông: “Con người có một hình thức thích nghi mới và đây là cơ chế cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường, dạng thức hành vi này nảy sinh trên cơ sở các tiền đề sinh vật nhất định, nhưng đã vượt ra ngoài phạm trù sinh vật, tạo nên một hệ thống hành vi có chất lượng khác và theo một tổ chức mới” [, tr.130]. Vưgôtski gọi dạng thức hành vi chuyên biệt người này là “hành vi cấp cao”. Hệ thống hành vi cấp cao này khác biệt về chất lượng so với hành vi sinh vật. Con người không thụ động trước các kích thích mà làm chủ các hành vi của mình nhờ việc tự tạo ra các kích thích tác động lên bản thân mình. Qua việc phát hiện ra cơ chế hình thành và điều khiển hành vi ở cá nhân, ông đã chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa thích ứng tâm lý ở người và thích nghi sinh học ở động vật.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Vưgôtski, Lêonchiev A.N. đã phân tích sự khác biệt cơ bản về chất giữa thích nghi sinh vật với thích ứng ở con người. Theo ông, quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài,
năng lực của cơ thể và hành vi của cơ thể; còn quá trình lĩnh hội (tiếp thu) ở
người là quá trình cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch sử. Cũng theo Lêonchiev A.N., hành vi của động vật và hành vi ở người khác nhau về cơ chế hình thành, hành vi ở động vật được hình thành bởi kinh nghiệm loài và cá thể trong đó sự hình thành kinh nghiệm cá thể là đem hành vi loài thích nghi với những yếu tố biến động của môi trường bên ngoài; còn ở người, hành vi được hình thành bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử. Với việc vạch ra sự khác biệt về chất giữa thích nghi sinh vật và thích ứng xã hội-tâm lý của con người, Lêonchiev A.N. đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu hiện tượng này về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Tâm lý học hoạt động nghiên cứu tâm lý người trong sự thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách và hoạt động, theo cách tiếp cận hoạt động, đã giải quyết vấn đề thích ứng tâm lý về mặt lý luận một cách khoa học và toàn diện.
Theo tâm lý học hoạt động, cuộc sống là dòng các hoạt động. Hoạt động là phương thức hình thành, tồn tại và phát triển của tâm lý người. Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới, nhằm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân. Thông qua hoạt động với đối tượng, chủ thể lĩnh hội nội
dung và phương thức hoạt động ẩn tàng trong đó, biến thành cái riêng của mình, hình thành tâm lý, ý thức, nhân cách. Hai quá trình: nhập tâm và xuất tâm chính là quá trình thích ứng của con người với môi trường, bởi nhờ hai quá trình này mà sự trao đổi giữa con người và thế giới bên ngoài diễn ra: cái tâm lí bên trong được chuyển ra thế giới bên ngoài và ngược lại cái từ thế giới bên ngoài được chuyển vào bên trong. Nghĩa là hoạt động sẽ đưa đến sự "hài hoà", sự "cân bằng", sự "tương thích" giữa con người và môi trường.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cứ tham gia vào hoạt động thì con người sẽ thích ứng với môi trường, và mọi người cùng tham gia vào một hoạt động thì sẽ thích ứng với môi trường ở mức độ như nhau. Ở đây các nhà tâm lí học hoạt động nhấn mạnh rằng môi trường chỉ tác động vào con người ở chừng mực mà con người tác động vào môi trường. Nói cách khác, một yếu tố rất quan trọng đối với kết quả của sự tương tác giữa con người và môi trường, tức của quá trình thích ứng, đó là tính tích cực của chủ thể, mức độ thích ứng phụ thuộc vào hoạt động và hiệu quả của nó, chủ thể càng tích cực trong hoạt động thì cường độ sự trao đổi giữa con người và môi trường càng lớn và vì thế càng thích ứng với môi trường. Để thích ứng được con người phải hoà nhập được vào hoạt động, chiếm lĩnh nó với tư cách là một chủ thể tích cực. Mặt khác, phải nắm được nội dung và cách thức hoạt động được định hình trong công cụ cùng với những điều kiện của nó. Thích ứng là quá trình cá nhân bằng hoạt động của chính mình với tư cách là chủ thể nắm lấy các công cụ, phương tiện đã được xã hội tạo ra, hình thành, phát triển thêm năng lực người mới để có được những ứng xử đáp được đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội-lịch sử nhất định của nó. Sự thích ứng và hoạt động có mối quan hệ hai mặt:
+ Con người phải thích ứng với bản thân hoạt động. Hoạt động chỉ có kết quả khi cá nhân thích ứng được với nó.
+ Hoạt động là phương thức, đồng thời là biểu hiện khách quan của sự thích ứng tâm lý của cá nhân.
Quá trình thích ứng bằng hoạt động của cá nhân được thực hiện trong điều kiện giao tiếp xã hội. Bởi vậy có thể khẳng định giao tiếp là điều kiện của sự thích ứng con người. Bên cạnh đó, ta thấy cá nhân để tồn tại và phát triển trong xã hội phải chiếm lĩnh những giá trị, chuẩn mực xã hội thông qua giao tiếp. Như vậy, con người phải thích ứng với giao tiếp xã hội, có như vậy con người mới cân bằng được các quan hệ xã hội, thực hiện chúng một cách có kết quả.
Tóm lại, với tâm lí học hoạt động, thích ứng được thực hiện bằng cơ chế hoạt động và giao tiếp. Thích ứng là quá trình tác động qua lại giữa con người và môi trường, trong đó con người lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành những phẩm chất tâm lí, những phương thức hành vi mới đảm bảo cho sự tác động trở lại phù hợp, hiệu quả của con người đối với môi trường. Quá trình thích ứng diễn ra trong hoạt động, giao tiếp, biểu hiện trong hoạt động, giao tiếp và vì vậy cũng được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động và giao tiếp.
Từ những luận điểm cơ bản trên của tâm lí học hoạt động về bản chất của thích ứng tâm lý người, một số nhà tâm lý học đã đi sâu và tiếp tục giải quyết các vấn đề thích ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận phải kể đến các công trình nghiên cứu của Ermolaeva E.A. - với các chỉ số đặc trưng cho sự thích ứng
nghề; Andreeva D.A.-phân biệt thích ứng tâm lý người với thích nghi sinh học;
Serbacov A.I.-nhấn mạnh sự làm quen với điều kiện và đặc điểm của hoạt động cũng là quá trình thích ứng; Golomstoor E.A.-biểu hiện thích ứng nghề là con người lĩnh hội và thực hiện la động có kết quả, tình cảm thoả mãn với công việc của mình…
Từ sự phân tích khái niệm thích ứng dưới góc độ tâm lí học, chúng ta có thể thấy các nhà tâm lý học hiện nay đa số tán thành thuật ngữ “thích ứng” bắt nguồn từ “thích nghi” trong sinh học song nhấn mạnh sự khác nhau về chất giữa 2 khái niệm này.
Thích nghi là một phạm trù cơ bản dùng để chỉ các quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật nhằm duy trì sự cân bằng của quan hệ cơ thể - môi trường trong điều kiện môi trường thay đổi.
Thích nghi được thể hiện ở hai trình độ:
+ Thích nghi sinh học: Là trình độ đầu tiên, thấp nhất - còn gọi là tính chịu kích thích - có ở mọi sinh vật, mọi loài. Đặc trưng của trình độ này là khả năng cơ thể đáp lại những kích thích trực tiếp về mặt lý hoá từ môi trường một cách chậm chạp, tạo ra những biến đổi ổn định của cơ thể.
Cơ chế của thích nghi sinh học là di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên.
+ Thích ứng: Là thích nghi ở trình độ mới. Thích ứng bao gồm ba mức độ:
Một là: thích ứng sinh lý. Đây là trình độ đầu tiên của thích ứng, là những phản ứng có tính chất tự động, quan hệ giữa cơ thể với môi trường là quan hệ trực tiếp. Cơ chế của thích ứng sinh lý là những phản xạ không điều kiện - thích ứng ở mức độ này chỉ có ở động vật có hệ thần kinh với tư cách là cấu trúc phản ánh chuyên biệt.
Hai là: Thích ứng tâm lý: là khả năng của cơ thể đáp lại được những kích thích có tính chất tín hiệu từ phía môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lý là cơ chế phản xạ không điều kiện, động vật đã thoát ra khỏi sự cân bằng trực tiếp giữa cơ thể và môi trường. Hình thức thích ứng này có ở cả người và động vật khi có hệ thần kinh phát triển, đáp ứng được những kích thích gián tiếp, đoán trước hoặc tái tạo gần kề.
Ba là: Thích ứng xã hội-tâm lý: Đây là mức độ thích ứng cao nhất. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ này cân bằng tích cực, tự giác; là cân bằng tạo ra môi trường mới: môi trường xã hội có đặc trưng là hoạt động và giao tiếp. Thích ứng xã hội- tâm lý là quá trình tương tác giữa con người và môi trường xã hội, quá trình con người làm quen, thâm nhập vào môi trường xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Đây là một quá trình tích cực, thường xuyên và liên tục. Những thay đổi của môi trường luôn đặt ra trước con người những vấn đề nhất định. Để giải quyết những vấn đề này, trong quá trình thích ứng, con người phải huy động năng lực tâm lí sẵn có, lĩnh hội kinh nghiệm và những phương thức hành vi mới. Con người thích ứng với môi trường là con người giải quyết thành công những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ con người-môi trường. Nói cách khác,