Cách thức tiến hành: Đề tài luận án tiến hành đo đạc xã hội học trên 3 tập thể đã ổn định để xác định vị thế, sự thừa nhận của tập thể đối với 3 hiệu trưởng có vị thế cao, trung bình và thấp. Chúng tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường với yêu cầu: “Nếu được cử hiệu trưởng trường Tiểu học (ở trường ta hoặc sang làm hiệu trưởng một trường Tiểu học khác trong vùng), thầy (cô) giới thiệu đồng chí nào? Tại sao thầy (cô) lựa chọn đồng chí đó?”(không giới hạn số lượng). Sau khi thu phiếu, chúng tôi xử lý bằng cách lập ma trận:
Ma trận 2.1. Ma trận lựa chọn
A | B | C | … | N | ∑Y | |
A | ||||||
B | ||||||
C | ||||||
… | ||||||
N | ||||||
∑ X |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Vài Nét Về Địa Bàn Và Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Điều Tra Bằng Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến
- Thang Đánh Giá Mức Độ Thích Ứng Với Hoạt Động Qldh Của Hiệu Trưởng Tiểu Học (Dùng Cho Phương Pháp Điều Tra Bằng Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến)
- Phân Tích Thực Trạng Các Biểu Hiện Mức Độ Thích Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
- Sự Hài Lòng Với Hoạt Động Quản Lý Dạy Học Của Hiệu Trưởng Tiểu Học
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Phân tích ma trận cột X sẽ xác định được vị thế, sự thừa nhận của tập thể với cá nhân. So sánh ∑X và ∑Y sẽ thấy được mức độ thừa nhận cao hay thấp của cá nhân so với tự đánh giá, tự lựa chọn của bản thân giáo viên, người quản lý.
Đo đạc xã hội học dùng trong luận án được kết hợp với phỏng vấn sâu về động cơ lựa chọn và các phẩm chất năng lực của người quản lý dùng để mô tả các chân dung điển hình (case stady) về hiệu trưởng.
2.3.8. Phương pháp giải bài tập tình huống
Mục đích: Xây dựng các bài tập tình huống để tìm hiểu thực trạng những biểu hiện thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; đồng thời thông
qua giải các bài tập tình huống trong QLDH để rèn luyện kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học.
Nội dung: Trước khi xây dựng các tình huống, chúng tôi tham khảo ý kiến
chuyên gia nhằm mục đích xác lập các tình huống QLDH hiệu trưởng thường gặp khó khăn và xây dựng đáp án tối ưu cho các tình huống đó.
Chúng tôi xây dựng 27 tình huống giả định theo 2 phần:
tiểu học
- Phần 1 gồm 17 tình huống tìm hiểu thực trạng, được xây dựng theo 4 nhóm tương ứng với 4 biểu hiện của thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học- Hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH; Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng. Cụ thể:
+ Nhóm tình huống về hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH gồm các tình huống về hiểu biết về vai trò của người hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về chức năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về nội dung QLDH của hiệu trưởng tiểu học, hiểu biết về các kỹ năng quản lý.
+ Nhóm tình huống về sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học gồm các tình huống về hứng thú với hoạt động QLDH; sáng tạo trong hoạt động quản lý dạy học; tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
+ Nhóm tình huống về kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học gồm các tình huống về kỹ năng lập kế hoạch QLDH; kỹ năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; kỹ năng xử lý các tình huống dạy học.
+ Nhóm tình huống về
sự thừa nhận của tập thể
nhà trường với hiệu
trưởng gồm các tình huống về sự tin tưởng, tín nhiệm của cấp dưới; sự quý trọng của cấp dưới; sự tuân thủ quyền lực hiệu trưởng của cấp dưới.
- Phần 2 gồm 10 tình huống tập trung vào hình thành kỹ năng quản lý dạy học để đưa vào quá trình rèn luyện nâng cao thích ứng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học.
Sau khi xây dựng các tình huống QLDH, chúng tôi xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các bài tập tình huống. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các bài tập tình huống được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tính khả thi của các bài tập tình huống
Các tình huống | Khả thi | Ít khả thi | Không khả thi | |
Các tình huống khảo sát thực trạng | ||||
1 | Tình huống 1 | X | ||
2 | Tình huống 2 | X | ||
3 | Tình huống 3 | X | ||
4 | Tình huống 4 | X | ||
5 | Tình huống 5 | X | ||
6 | Tình huống 6 | X | ||
7 | Tình huống 7 | X | ||
8 | Tình huống 8 | X | ||
9 | Tình huống 9 | X | ||
10 | Tình huống 10 | X | ||
11 | Tình huống 11 | X | ||
12 | Tình huống 12 | X | ||
13 | Tình huống 13 | X | ||
14 | Tình huống 14 | X | ||
15 | Tình huống 15 | X | ||
16 | Tình huống 16 | X | ||
17 | Tình huống 17 | X | ||
Các tình huống để rèn luyện kỹ năng QLDH | ||||
18 | Tình huống 18 | X | ||
19 | Tình huống 19 | X | ||
20 | Tình huống 20 | X | ||
21 | Tình huống 21 | X | ||
22 | Tình huống 22 | X | ||
23 | Tình huống 23 | X | ||
24 | Tình huống 24 | X | ||
25 | Tình huống 25 | X | ||
26 | Tình huống 26 | X | ||
27 | Tình huống 27 | X |
Trong số 27 tình huống được xây dựng có 22 tình huống các chuyên gia
đánh giá là khả thi, 2 tình huống ít khả thi và 3 tình huống không khả thi. Chúng tôi loại bỏ các tình huống ít khả thi và không khả thi giữ lại các tình huống khả thi, còn 14 tình huống để đo thực trạng và 8 tình huống cho thực nghiệm tác động.
- Xử lý kết quả bài tập tình huống: mỗi tình huống có 3 phương án lựa chọn với 3 mức độ: đúng, gần đúng, không đúng, lựa chọn phương án nào sẽ
được tính điểm ở phương án đó theo điểm 1-2-3, giải quyết đúng 1 điểm, gần đúng 2 điểm và không đúng 3 điểm. Sau đó tính điểm trung bình của kết quả giải quyết các bài tập tình huống của từng hiệu trưởng và của tất cả hiệu trưởng Tiểu học.
2.3.9. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
a. Mục đích : Khẳng định tính khả thi của biện pháp tác động:
Biện pháp 1: Cung cấp tri thức nâng cao hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng tiểu học, ở đây là rèn luyện các kỹ năng quản lý (kỹ năng lập kế hoạch QLDH và kỹ năng giải quyết tình huống trong QLDH) theo quy trình của X.I.Kixegov nhằm nâng cao sự thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
b. Cơ sở lý luận và thực tiễn
* Cơ sở lý luận
- Chúng tôi lựa chọn thực nghiệm tác động hình thành kỹ năng vì thích ứng suy cho đến cùng là hành vi, hành vi thích ứng là kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực
nhất định.
Hoạt động vừa là đối tượng vừa là phương thức của sự thích
ứng,
nghĩa là thích ứng là thích ứng với hoạt động và để làm được điều này thì cá nhân phải đi vào hoạt động, thông qua hoạt động của chính mình
- Kỹ năng chi phối các biểu hiện còn lại của sự thích ứng: Cơ sở của kỹ năng hoạt động là phải có tri thức, hiểu biết; thành thục trong các kỹ năng hoạt động thì mức độ hài lòng với hoạt động sẽ được nâng lên, đồng thời QLDH tốt thì sẽ có được sự thừa nhận của tập thể nhà trường.
- Thay đổi hành vi (kỹ năng) là thay đổi sự thích ứng: vì tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ thích ứng cao hay thấp là thay đổi hành vi, hoạt động và hiệu quả hoạt động.
* Cơ sở thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học, chúng tôi nhận thấy mức độ thích ứng ở mức trung bình, với ĐTB=1,65.
- Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học là điều kiện cần để thích ứng với hoạt động QLDH. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy kỹ năng QLDH của hiệu
trưởng tiểu học đạt
mức độ trung bình
X =1,68, các kỹ
năng QLDH của hiệu
trưởng tiểu học phần lớn ở mức độ ít thành thục, trong đó kỹ năng lập kế hoạch dạy học là kỹ năng đạt mức độ cao nhất vẫn chưa đạt được ở mức độ thành thục
mà chỉ ở mức trung bình với X =1,49. Bên cạnh đó, một kỹ năng vô cùng quan
trọng góp phần làm nên sự thành công trong quản lý nhà trường là kỹ năng xử lý
các tình huống, các hiệu trưởng Tiểu học đạt ở mức trung bình, X =1,77.
- Căn cứ vào thực trạng tương quan kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học và kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, theo kết quả điều tra ở chương 3, kỹ năng QLDH của hiệu trưởng Tiểu học có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với các yếu tố chủ quan nói chung và kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng Tiểu học nói riêng, điều đó chứng tỏ rằng: kinh nghiệm quản lý càng đầy đủ thì kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học càng cao.
- Căn cứ vào khả năng dự báo về độ biến thiên các biểu hiện thích ứng QLDH của hiệu trưởng tiểu học, trong đó có kỹ năng QLDH khi thay đổi các yếu tố chủ quan nói chung và kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng Tiểu học nói riêng (dự báo 11,2% độ biến thiên của kỹ năng QLDH) có ảnh hưởng mạnh. Những biến thiên của mức độ dự báo khi thay đổi các biến độc lập trong phép phân tích hồi quy cho phép chúng tôi khẳng định: trong việc tìm kiếm các biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học cần chý ý tới biện pháp tác động nhằm nâng cao các yếu tố chủ quan, đặc biệt nâng cao hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH.
Vì thế chúng tôi tập trung vào tiến hành tác động bằng 2 biện pháp: Cung
cấp tri thức nâng cao hiểu biết về QLDH trong nhà trường tiểu học (kỹ năng quản lý nói chung, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng giải quyết tình huống trong QLDH nói riêng); Tổ chức rèn luyện kỹ năng QLDH trong đó có kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng giải quyết tình huống trong QLDH cho hiệu trưởng tiểu học nhằm góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của họ.
c. Khách thể thực nghiệm
Mẫu thực nghiệm
được tác giả
luận án chọn trên 2 nhóm hiệu trưởng:
nhóm hiệu trưởng đối chứng và nhóm hiệu trưởng thực nghiệm, mỗi nhóm gồm 27 hiệu trưởng trường tiểu học.
Nguyên tắc chọn mẫu: hai nhóm hiệu trưởng tiểu học phải có sự tương đồng về độ tuổi, thâm niên làm hiệu trưởng, và nhóm trường mà hiệu trưởng làm quản lý phải có tương đồng về quy mô trường lớp, số lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất, địa bàn… Điểm khác nhau là hiệu trưởng nhóm các trường đối chứng không được bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng quản lý.
d. Biến độc lập và biến phụ thuộc
Biến độc lập: sử dụng biện pháp tác động là hướng dẫn và tổ chức cho hiệu trưởng hình thành một số kỹ năng quản lý cơ bản.
Biến phụ thuộc: Sự biến đổi mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học tỉnh Nghệ An.
e. Thời gian thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm tác động được tổ chức tại các địa phương trong thời gian 02/2012-3/2012. Đo kết quả lần 1 sau khi làm thực nghiệm (đo bằng tự đánh giá và bài tập tình huống); đo kết quả lần 2 vào 10/2012, sau một thời gian hiệu trưởng tiểu học hoạt động QLDH ở trường tiểu học (đo bằng tự đánh giá và lấy ý kiến của tập thể)
f. Các bước tiến hành
Bước 1: Đo nghiệm sự thích ứng với QLDH qua các biểu hiện ở cả hai nhóm hiệu trưởng tiểu học (nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm)
Bước 2: Tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động đối với 27 hiệu trưởng tiểu học thuộc nhóm khách thể thực nghiệm.
- Tổ chức tập huấn nâng cao tri thức về quản lý hoạt động dạy học và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết tình huống quản lý dạy học) theo quy trình hình thành kỹ năng 5 bước của X.I. Kixegov cho các hiệu trưởng Tiểu học ở nhóm thực nghiệm.
* Rèn luyện theo quy trình hình thành kỹ năng 5 bước của X.I. Kixegov:
- Cung cấp kiến thức về hoạt động QLDH trong nhà trường Tiểu học.
- Hiệu trưởng tiểu học nắm vững lý thuyết quy trình đó.
- Hiệu trưởng tiểu học quan sát hành động mẫu để nắm được trình tự các thao tác của hành động cũng như cách thức tiến hành hành động.
- Hiệu trưởng tiểu học vận dụng các tri thức hành động để thực hiện hành động lập kế hoạch QLDH và giải quyết tình huống QLDH một cách có ý thức.
- Hiệu trưởng tiểu học vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các tình huống khác nhau của hoạt động QLDH.
* Tổ chức rèn luyện kỹ năng QLDH cho hiệu trưởng tiểu học thông qua nhập vai giải các bài tập tình huống trong QLDH: chúng tôi xây dựng các tình huống QLDH giả định để các hiệu trưởng nhập vai xử lý, thông qua đó họ vận dụng các tri thức hành động đã được cung cấp.
Các biện pháp tác động này được tiến hành trong thời gian chúng tôi tổ chức các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ QLGD cho cán bộ quản lý giáo dục tại các huyện trong tỉnh.
Thực nghiệm nâng cao mức độ thích ứng với QLDH theo quy trình của X.I. Kixegov sử dụng hai tài liệu đã xây dựng được:
- Tài liệu tập huấn: Cung cấp tri thức về trưởng tiểu học gồm 4 chương:
Chương 1. Lý luận về dạy học tiểu học
hoạt động QLDH của hiệu
Chương 2. Lý luận về quản lý dạy học tiểu học
Chương 3. Các mô hình quản lý chất lượng dạy học tiểu học
Chương 4. Các con đường nâng cao hiệu quả QLDH tiểu học (xem phụ lục 10)
- Bộ tình huống gồm 8 tình huống trong QLDH rèn luyện kỹ năng QLDH (xem phụ lục 8)
Bước 3:Đo nghiệm kết quả mức độ thích ứng với QLDH ở cả hai nhóm hiệu trưởng đối chứng và thực nghiệm (đo mức độ hiểu biết của hiệu trưởng tiểu học về hoạt động QLDH, mức độ hài lòng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động QLDH, kỹ năng quản lý và sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu
trưởng tiểu học) bằng phiếu hỏi, quan sát, bài tập tình huống… (sau khi các
hiệu trưởng tiểu học về trường hoạt động QLDH một học kỳ) so sánh kết quả giữa lần đo 1 và lần đo 2 ở mỗi nhóm đối chứng và thực nghiệm để khẳng định
tính khả thi của biện pháp tác động sư phạm nâng cao mức độ thích QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
ứng với
Để đánh giá mức độ
thích
ứng của hiệu trưởng tiểu học hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm, chúng tôi đánh giá 4 biểu hiện
của thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học: Hiểu biết của hiệu
trưởng tiểu học về hoạt động quản lý dạy học; Mức độ hài lòng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu học; Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng; trung bình cộng của các mặt biểu hiện sự thích ứng là mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
Chúng tôi cho điểm các mệnh đề là 1 điểm; 2 điểm; 3 điểm, với điểm càng thấp thì mức độ càng cao. Khoảng trung bình của mẫu được tính theo công thức:
X -ĐLC≤TB≤ X +ĐLC. Để thuận lợi cho việc so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm, chúng tôi chia khoảng trung bình thành 2 khoảng: trung bình cao và trung bình thấp, từ đó chúng tôi đánh giá sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học trên 4 mức độ: mức độ thích ứng cao, mức độ thích ứng trung bình cao, mức độ thích ứng trung bình thấp và mức độ thích ứng thấp
- Mức độ 1: 1≤ X ≤ 1,44. Hiệu trưởng thích ứng cao với hoạt động QLDH.
- Mức độ 2: 1,45≤ X ≤1,65. Hiệu trưởng thích ứng trung bình cao với hoạt động QLDH
- Mức độ 3: 1,66≤ X ≤1,86. Hiệu trưởng thích ứng trung bình thấp với hoạt động QLDH
- Mức độ 4: 1,87≤ X ≤3. Hiệu trưởng thích ứng thấp với hoạt động QLDH.
2.3.10. Phương pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của Rolfludwic
- Tính |P1-P2|
- So sánh giá trị |P1-P2| với giá trị của Tsd và biện luận kết quả