Tổ Chức Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.‌

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam) thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, các vấn nạn đô thị hóa, chính sách xã hội. Những bệnh mạn tính không truyền nhiễm và truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, tim mạch, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người [1].

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Đại học Y Dược hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Nam nói riêng. Cơ sở chính nằm tại số 217 Hồng Bàng, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh. Đại học hiện có 7 khoa: Điều dưỡng - Kĩ thuật y học (quận 5), Răng hàm mặt (quận 5), Khoa học Cơ bản (quận 5), Dược (quận 1), Y tế Công cộng (quận 8), Y (quận 5), Y học Cổ truyền (quận Phú Nhuận). Đại học Y Dược còn quản lý một bệnh viện là Bệnh viện Đại học Y Dược là đơn vị cấp 2 thực, cơ sở thực hành cho sinh viên (http://www.yds.edu.vn/).

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.‌

Nghiên cứu tại một thời điểm.

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Các rối nhiễu tâm lý trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Dân số mục tiêu.‌

Sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3. Khách thể nghiên cứu (Dân số chọn mẫu).‌

Gồm 400 sinh viên gồm các khoa khoa Dược, khoa Y tế Công cộng, khoa Y, khoa Y học cổ truyền, khoa Điều Dưỡng-Kỹ thuật y học- Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU.‌

Đây là nghiên cứu ước lượng về tỉ lệ rối nhiễu tâm lý nên dùng công thức chọn mẫu

[14],


n: Cỡ mẫu

𝑍2 �1 − 𝛼� ∗ 𝑃(1 − 𝑃) n =2

d2


α: Xác sất sai lầm loại 1, 𝛼 = 0,05

2

Z: Hệ số tin cậy, 𝑍(1−𝛼) = 1,96; Z2=3,84

p: Tỉ lệ nghiên cứu trước (của Trương Đình Chính tỉ lệ tâm thần là 59% trên 382 người) [3].

d: Sai số 5% (d= 0,05) Design effect = 1

Vậy cỡ mẫu là n=388


2.4. CHỌN MẪU.‌

2.4.1. Kỹ thuật chọn mẫu.

- Lập danh sách năm 1 và năm 3 tại các Khoa.

- Lấy toàn bộ sinh viên năm 1 và 3, sau đó chọn ngẫu nhiên đơn hệ thống khoảng cách là 6 (1/6) có phân tầng theo năm, khoa.

- Danh sách sinh viên được chọn dựa trên thực tế số lượng sinh viên có mặt tại thời điểm nghiên cứu.

- Nghiên cứu viên phát phiếu khảo sát đến sinh viên.

- Mỗi sinh viên có thời gian là 10-15 phút trả lời vào phiếu.


2.4.2. Tiêu chí đưa vào.

- Được sự đồng ý của sinh viên tham gia trả lời bộ câu hỏi.

- Có mặt tại lớp trong thời điểm phỏng vấn.

- Kết quả trả lời của sinh viên được xem là trung thực (câu hỏi kiểm định tính trung thực).

2.4.3. Tiêu chí loại ra.

- Không hợp tác.

- Trả lời không đủ số liệu trong bảng câu hỏi.

- Có kết luận y tế là rối loạn tâm lý.

2.5. THU THẬP SỐ LIỆU.‌

2.5.1 Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu.‌

Sử dụng bộ câu hỏi theo hướng dẫn của APA trong DSM-IV [11].

Tất cả đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi DASS-42 [25], dùng để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress; tại Hồng Kông, nghiên cứu sử dụng DASS-42 trên 155 sinh viên vừa tốt nghiệp; tại Iran, một nghiên cứu ứng dụng DASS-42 [40]. Độ tin cậy Alpha’Cronbach của DASS-42 khá cao, tuy nhiên nó có một chút thay đổi khi sử dụng trên những đối tượng khác nhau: ở đối tượng là người lớn, tuổi từ 18 đến 91 (một khảo sát trên 1.794 người ở Anh), độ tin cậy thống nhất cho DASS-42 là 0,93, trầm cảm là 0,88, lo âu là 0,82, stress là 0,90; một nghiên cứu khác trên 850 đối tượng ở tuổi trung bình là 21-22 thì độ tin cậy thống nhất cho DASS-42 là 0,89, trầm cảm là 0,79, lo âu là 0,70, stress là 0,76. Và hệ số tin cậy trong nghiên cứu tại Việt Nam (n=1078) của DASS-21 là 0,84, trầm cảm là 0,81, lo âu là 0,83, stress là 0,88 [21].

Tuy DASS-21, DASS-42 được sử dụng rộng rãi ở các nước nhưng nó vẫn hạn chế cho các đối tượng dưới 14 tuổi. DASS-42 có 42 câu, mỗi câu có bốn mức độ trả lời, tương ứng với số điểm là 0, 1, 2, 3.

Mức độ trầm cảm: câu 1, 22, 2, 23, 4, 25, 6, 27, 7, 28, 8, 29, 9, 30, 11, 12, 32, 33, 14,

15, 35, 36, 18, 19, 20, 39, 40, 41

Mức độ lo âu : câu 1, 3, 24, 5, 6, 26, 27, 8, 29, 10, 11, 12, 13, 14, 31, 32, 33, 34, 35,

16, 17, 18, 37, 38, 39, 21, 42

Mức độ stress: 2, 3, 4, 5, 23, 24, 25, 26, 7, 28, 9, 10, 30, 31, 13, 34, 15,16,17, 36, 37,

38, 19, 20, 21, 40, 41, 42.

Bảng 1.5. Các mức độ rối nhiễu tâm lý DASS-42 (*).


Mức độ

Trầm cảm

Lo âu

Stress

Bình thường

0 – 9

0 - 7

0 – 14

Nhẹ

10 – 13

8 – 9

15 – 18

Vừa

14 – 20

10 - 14

19 – 25

Nặng

21 – 27

15 - 19

26 – 33

Rất nặng

≥28

≥20

≥34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 8

(*) Bảng này được phân loại dựa trên nghiên cứu từ ngoài nước chưa được chuẩn hóa trên dân số Việt Nam (bảng tiếng Việt từ nguồn: Viện sức khỏe tâm thần trung ương) [25].

Mức độ dao động hay phạm vi có thể của các nhóm rơi vào biên độ các khoảng trên.

2.5.2. Các bước nghiên cứu.‌

- Nghiên cứu thử nghiệm bộ câu hỏi trước bằng 20 sinh viên.

- Chỉnh câu hỏi chưa rõ ý, hay nhiều ý trong mỗi câu hỏi.

2.5.3. Kiểm soát sai lệch dữ liệu.‌

2.5.3.1. Kiểm soát sai lệch thông tin.

- Mỗi sinh viên có thời gian là 10-15 phút trả lời vào phiếu.

- Các biến số được định nghĩa rõ ràng.

- Người khảo sát được hướng dẫn tập huấn.

2.5.3.2. Kiểm soát sai lệch lựa chọn.

Các câu đo tính tin cậy của phiếu trả lời. Tổng trên 4 điểm phiếu bị loại.

Cộng 1 điểm: Khi đã hứa làm một việc gì, bạn có luôn luôn giữ lời hứa không (bất kể lừa hứa có thuận lợi với mình hay không)? Tất cả mọi thói quen của bạn đều tốt và hợp với mong muốn của bạn phải không? Nếu không bị kiểm tra bạn có mua vé tầu hay xe không?

Trừ 1 điểm: Thỉnh thoảng bạn có nổi nóng, tức giận không? Bạn hay có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho người khác biết phải không ? Đôi khi bạn cũng hay thêu dệt chuyện phải không ? Có khi nào bạn đến chỗ hẹn, hoặc đi học, hay đi làm muộn không ? Trong số những người quen, có người mà bạn không ưa thích một cách công khái phải không ? Bạn có thường hay nói những vấn đề mà bạn chưa hiểu kỹ phải không ?

2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU-PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.‌

2.6.1. Nhập liệu.‌

Bằng epidata 3.1 (phiên bản miễn phí tại địa chỉ: http://fphhcm.edu.vn/elearning/index.php).

2.6.2. Xử lý.‌

Toán thống kê ứng dụng phần mền R phiên bảng R.2.13.2 http://www.r-project.org/ [22], [23].

Trên window địa chỉ http://cran.r-project.org/bin/windows/base/.

Các Packages: psych, epicalc, Hmisc được sử dụng trong nghiên cứu này.

2.6.3. Phân tích dữ liệu.‌

Tính tỉ lệ phần trăm cho các biến số định tính (danh định). Dùng phép kiểm chi bình phương cho các biến số này.

Tính trung bình và độ lệch chuẩn cho các biến số định lượng. Dùng kiểm định t-test, anova cho biến định lượng có phương sai đồng nhất (kiểm định phương sai sdtest).

Nếu phân phối không bình thường sử dụng phương pháp hồi quy poisson, bootstrap.

Tính mối liên hệ bằng tỉ số tỉ lệ nguy cơ PR (Prevalence ratio) cho các biến số danh định, định lượng, hay thứ tự, hay hồi qui Poision cho các biến định lượng phân phối không theo phân phối chuẩn [15].

Dùng phép kiểm hệ số tương quan đa biến. Mức ý nghĩa thống kê 95%, =0,05 [4].

Kiểm định hệ số tin cậy Alpha Cronbach’s cho thang đo DASS-42.


2.7. LIỆT KÊ VÀ ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ.‌

2.7.1. Biến số nền.‌

- Giới tính: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị nam hoặc nữ.

- Khoa: biến số danh định, gồm 5 giá trị: Điều dưỡng-Kỹ thuật y học, Dược, Y, Y học Cổ Truyền, Y tế công cộng.

- Số năm học của sinh viên: là biến số danh định gồm 2 giá trị: năm 1, năm 3.

- Dân tộc: là biến số danh định, gồm 3 giá: trị Kinh, Hoa, Khơ me, Khác.

- Tôn giáo: là biến số danh định, gồm 2 giá trị: Không, Phật giáo, Thiên giáo, Khác.

- Chỗ ở hiện tại: là biến số danh định gồm 6 giá trị: Nhà trọ/phòng trọ, Ký túc xá, Nhà riêng, Nhà của cha mẹ, Ở nhờ bà con/dòng họ, Khác.

- Số lượng người: là biến số liên tục là những giá trị nguyên dương.

- Thường sử dụng phương tiện đi học hàng ngày: là biến số danh định, gồm 6 giá trị: Xe buýt, Xe máy, Xe đạp, Đi bộ, Xe hơi (ô tô), khác.

- Làm việc kiếm tiền: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

- Mục đích chính sử dụng số tiền kiếm được: là biến số danh định gồm 4 giá trị: Giúp đỡ gia đình, Để lấy tiền học, Để tiêu /xài, Khác.

- Thông tin từ nguồn: là biến số danh định nhiều lựa chọn gồm các giá trị: Tivi

/radio, Internet (phòng máy cho thuê), Máy tính xách tay (laptop), Điện thoại di động, Wifi (công cộng, coffee), Truyền thông từ “tổ chức sự kiện”, Báo (tuỏi trẻ, phụ nữ, sức khỏe,.......),Tạp chí khoa học chuyên ngành, Blog/web, Thư viện nước ngoài.

- Sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý: biến số nhị giá bao gồm có hoặc không.

- Nơi khám, tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ,...liên quan đến sức khỏe tâm lý: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

- Hiện nay, có đang hút thuốc lá không (Chẳng hạn như thuốc điếu, xì gà, tẩu hay thuốc lào): là biến số nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

- Hiện nay, Bạn có rượu/bia không (kể cả rượu trái cây): là biến số nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

- Thời gian trong ngày dành cho đọc sách tham khảo, trong một tuần: là biến số định lượng đơn vị là giờ.

- Thời gian bạn nghe nhạc, xem phim trong một ngày: là biến số định lượng đơn vị là phút.

- Kế hoạch làm việc, học tập: là biến số danh định gồm 4 giá trị là Tuần, tháng, năm, Không có.

- Bạn có nghe nói hay trực triếp tham gia chuyên đề Sức khỏe tâm lý chưa: là biến số nhị giá gồm 2 giá trị có hoặc không.

- Thái độ đối với việc chung sống trước hôn nhân: rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

- Thái độ đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân: rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

- Thái độ đối với việc li hôn/Li dị: rất đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý.

2.7.2. Biến số tiên lượng.‌

- Lo âu bao gồm các câu: 1, 3, 24, 5, 6, 26, 27, 8, 29, 10, 11, 12, 13, 14, 31, 32, 33, 34,

35, 16, 17, 18, 37, 38, 39, 21, 42: được ghi nhận với số điểm 0,1,2,3, mỗi câu có bốn mức độ trả lời, tương ứng với số điểm là 0, 1, 2, 3. Là biến số định lượng (Không đúng với tôi chút nào cả, Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng, Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng).

- Trầm cảm gồm câu 1, 22, 2, 23, 4, 25, 6, 27, 7, 28, 8, 29, 9, 30, 11, 12, 32, 33, 14, 15,

35, 36, 18, 19, 20, 39, 40, 41. Là biến số định lượng gồm 4 giá trị: Không đúng với tôi chút nào cả, Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng, Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng.

- Stress bao gồm câu 2, 3, 4, 5, 23, 24, 25, 26, 7, 28, 9, 10, 30, 31, 13, 34, 15,16,17, 36,

37, 38, 19, 20, 21, 40, 41, 42 . Là biến số định lượng gồm 4 giá trị: Không đúng với tôi chút nào cả, Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng, Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng.

2.7.3. Các câu kiểm định tính trung thực.

Là các biến số danh định, có 2 giá trị: đồng ý và không đồng ý.

- Khi đã hứa làm một việc gì, bạn có luôn luôn giữ lời hứa không (bất kể lừa hứa có thuận lợi với mình hay không).

- Tất cả mọi thói quen của bạn đều tốt và hợp với mong muốn của bạn phải không.

- Nếu không bị kiểm tra bạn có mua vé tàu hay xe không.

- Thỉnh thoảng bạn có nổi nóng, tức giận không.

- Bạn hay có những ý nghĩ mà bạn muốn dấu không cho người khác biết phải không.

- Đôi khi bạn cũng hay thêu dệt chuyện phải không.

- Có khi nào bạn đến chỗ hẹn, hoặc đi học, hay đi làm muộn không.

- Trong số những người quen, có người mà bạn không ưa thích một cách công khái phải không.

- Bạn có thường hay nói những vấn đề mà bạn chưa hiểu kỹ phải không?

2.7.4. Biến số hy vọng bao gồm 11 câu [18].

- Tôi có thể nghĩ ra nhiều cách để thoát khỏi những tình khó khăn.

- Tôi rất nổ lực theo đuổi mục đích của mình.

- Gần như lúc nào tôi cũng cảm thấy mệt mõi.

- Tôi nghĩ bất cứ lĩnh vực nào cũng có nhiều mặt.

- Tôi dễ nổi cáu trong các cuộc tranh luận.

- Tôi có thể tìm được nhiều cách để đạt được những điều quan trọng đối với bản thân.

- Tôi lo lắng về sức khỏe của mình.

- Thậm chí khi không được những người khác khuyến khích/ ủng hộ tôi vẫn tìm cách giải quyết.

- Những kinh nghiệm trong quá khứ đã chuẩn bị tốt cho tương lai của tôi

- Tôi cũng thành công chút đỉnh trong cuộc sống.

- Tôi thường cảm thấy lo lắng về một điều diều gì đó.

- Tôi đạt được mục tiêu mà chính tôi đặt ra cho mình.

Là biến số định lượng: Hoàn toàn đúng, Hầu như đúng, Đôi khi đúng, Chỉ đúng một chút, Chỉ không đúng một chút, Đôi khi không đúng, Hầu như không đúng, Hoàn toàn không đúng.

2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.‌


- Được sự thông qua của hội đồng khoa học Khoa Tâm lý - Giáo dục.

- Khảo sát khuyết danh.

- Góp phần chính sách sức khỏe và y tế cho sinh viên.

- Đem lại những kiến nghị nhằm giảm tỉ lệ rối loạn Lo âu, Trầm cảm, Stress trong sinh viên và tăng cường can thiệp các yếu tố có liên quan.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí