Thời Gian Đọc Sách Tham Khảo Và Giải Trí Của Sinh Viên

321 (80%)

79 (20%)

Có uống rượu / bia Không uống rượu/bia


Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ uống dụng rượu / bia của sinh viên


Đa số 80% sinh viên có sử dụng bia/ rượu trong tháng qua.

Uống rượu 18,5 ly tiêu chuẩn mỗi tuần, sinh viên mới biết uống với 2,95 ly chuẩn mỗi tuần. Có 54% hút thuốc lá (hút thuốc nhiều hơn 100 điếu) và 46% hút thuốc ít hơn 100 điếu. Kết quả đã chứng minh rằng 74%, người hút thuốc lá thì uống được rượu nhiều hơn. Nhìn chung, người hút thuốc có kinh nghiệm mạnh mẽ hơn tác động chủ quan của rượu đồng thời và sử dụng thuốc lá, tuy nhiên, kết quả cho thấy hút thuốc trong khi dưới ảnh hưởng của rượu là một kinh nghiệm tích cực ngay cả đối với người hút thuốc lá tương đối thiếu kinh nghiệm.

Mức độ uống rượu/bia phổ biến ở Việt Nam, trong đó cứ 10 sinh viên thì có 8 người có uống rượu/ bia trong vòng 1 tháng qua (biểu đồ 3.13).

Hầu hết sinh viên cho rằng các chiến lược tránh hút thuốc lá tỉ lệ 93,7% và uống bia hoặc rượu vang tỉ lệ 92,9% [73].

Kế hoạch học tập của sinh viên

Bảng 3.6. Kế hoạch học tập của sinh viên (n=400)


Kế hoạch học tập

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Không

66 (55)

54 (45)

120 (30)

30

Tuần

122 (57)

94 (43)

216 (54)

84

Tháng

23 (61)

15 (40)

38 (10)

94

Năm

14 (54)

12 (46)

26 (7)

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 10

Kiểm định chi bình phương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Gần khoảng 1/3 sinh viên không có kế hoạch học tập.

Kết quả học tập – kiến thức, thái độ và kỹ năng của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào việc tổ chức kế hoạch học tập hợp lý. Kế hoạch học tập của cá nhân của mỗi sinh viên phụ thuộc vào kế hoạch của nhà trường, bệnh viện. Sinh viên có mục tiêu học tập cho riêng mình, đó là yếu tố cơ bản, quan trọng, chủ yếu quyết định đến năng lực của sinh viên. Tuy nhiên có khoảng 1/3 sinh viên ngành y tế không có kế hoạch học tập. Trong sinh viên không có kế hoạch học tập cho rằng sự thay đổi lịch học của Trường/bệnh viện làm cho sinh viên không thể xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân riêng cho mình (bảng 3.6).

Chỉ có ít sinh viên (7%) có chiến lược học tập cho cả năm học, phân nữa là lịch học theo tuần (54%). Điều này có thể được giải thích vì sao sinh viên khó khăn trong học tập và những hối tiếc sau khi ra trường có kết quả học tập kém. Không có mục tiêu học tập đồng nghĩa là không thể học được điều gì. Sự định hướng học tập là rất quan trọng, nếu không có mục tiêu học cụ thể thì không đạt được kết quả tốt (bảng 3.7).

Kế hoạch học tập gắn liền với phương pháp tự học của sinh viên. Thông tin y khoa được công bố trên các tạp chí y khoa có uy tính là những tiêu chuẩn có tính chứng cứ của y học trong quá trình chăm sóc, điều trị, nâng đỡ bệnh nhân.

Hầu hết sinh viên cho rằng không có kế hoạch học tập do sự thay đổi lịch học của Trường/bệnh viện bảng 3.7.


Bảng 3.7. Lý do không có lập kế hoạch (n=120).


Kế hoạch học tập

Tần số

Tỉ lệ %

Bị động do kế hoạch của nhà trường

114

95

Khác

6

5


Sinh viên sử dụng thời gian rảnh rỗi .

Thời gian đa số sinh viên dành cho đọc sách tham khảo là 2 giờ/ tuần. Thời gian đa số sinh viên nghe nhạc là 4 giờ/ tuần.

Bảng 3.8. Thời gian đọc sách tham khảo và giải trí của sinh viên

Giờ/tuần

Trung bình

Trung vị

KTC 95%(*)

Đọc sách tham khảo

3,4

2

1-3

Nghe nhạc

4,8

4

3-6,3

(*) Khoảng tin cậy 95% của trung vị.

Đa số sinh viên dành cho đọc sách tham khảo thời gian là 2 giờ/ tuần. Đa số sinh viên dành thời gian nghe nhạc là 4 giờ/ tuần. Giải trí là một phần trong cuộc sống, không thể thiếu được của mỗi sinh viên. Là yếu tố giúp giảm đi những căng thẳng, lo âu, cảm xúc nặng nề trong cuộc sống của sinh viên.

Theo Tunay.S, Soygüt.G và cộng sự để đánh giá mức độ lo âu khác thường trên hai nhóm, điểm số giữa các nhóm trầm cảm và lo âu. Xem xét và phân tích tỉ lệ tham gia của sinh viên trong hoạt động thể chất ở mức độ cần thiết để thu được lợi ích sức khỏe [92].

Chiến lược thư giãn là 52,5%, và nỗ lực để được gần gũi với quan tâm đến một người nào đó là 50,5%, các chiến lược chuyển hướng tìm kiếm nghe nhạc tỉ lệ 57,7% [73].

Sự hy vọng trong sinh viên ngành y tế.

Hy vọng của sinh viên có trị số trung vị là 55 (điểm), khoảng tin cậy 95% là 44 đến 77 (điểm).

Bảng 3.9. Hy vọng của sinh viên.



Trung bình

Trung vị

KTC 95% (*)

Hy vọng

57

55

44-77

(*) Khoảng tin cậy 95% của trung vị.

Nghiên cứu theo chiều dọc của Stewart.S.M [91], những phát hiện này cho thấy đặc điểm của học sinh dễ bị tổn thương những người có thể được xác định sớm trong năm đầu tiên của họ và cung cấp hỗ trợ thêm. Ngoài ra, thông tin về các chiến lược đối phó có hiệu quả tức là những nỗ lực tích cực đối phó và có nghĩa là không hiệu quả đối phó với stress tức là tránh né những nỗ lực đối phó có thể là hữu ích trong việc ngăn chặn nạn [91].

Một kết quả khác từ nghiên cứu tại khoa Điều dưỡng và khoa Y tế Công cộng mới đây [18] của tác giả H.H.N.Quỳnh và M.Dunn sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 401 sinh viên của 2 khoa, chiều hướng tích cực của sức khỏe tâm lý được đo lường thông qua các thang đo về hạnh phúc và hy vọng trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà trường.

Đối với nữ, tất cả các nhóm biến độc lập bao gồm các đặc điểm về gia đình, nhà trường và xã hội, đều có tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ. Hy vọng là yếu tố tăng cường bảo vệ trong hình thức đối phó căng thẳng của sinh viên.


Thái độ của sinh viên đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Bảng 3.10. Thái độ của sinh viên đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.


Thái độ

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Rất đồng ý

56 (53)

50 (47)

106 (27)

27

Đồng ý

51 (54)

43 (46)

94 (24)

51

Bình thường

53 (60)

35 (40)

88 (22)

73

Không đồng ý

15 (65)

8 (35)

23 (5)

78

Rất không đồng ý

50 (56)

39 (44)

89 (22)

100

Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng p=0,7.

Có khoảng 51% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, vốn coi trọng sự tiết dục, coi tình dục chỉ là việc trong hôn nhân, thanh thiếu niên nam nữ còn “trong trắng” không được phép quan tâm đến. Tuy vậy, hiện nay đã có các cuộc tranh luận sôi nổi, thể hiện nhiều quan điểm đa dạng về vấn đề này trên các phương tiện thông tin-truyền thông đại chúng. Phải nói rằng đòi hỏi không quan hệ tình dục trước khi lập gia đình nay đã có nhiều phần được nới lỏng. Nhưng đối với phái nữ, những quan điểm coi trinh tiết là chuẩn mực đạo đức, thậm chí là thước đo giá trị người con gái còn khá nặng nề.

Qua kết quả khảo sát trên sinh viên ngành y tế, có khoảng 51% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý việc quan hệ tình dục trước hôn nhân (bảng 3.21). Những thay đổi về thái độ đối với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên. Có thể nói phân nữa sinh viên không quan trọng hóa về nhận thức truyền thống coi trinh tiết là chuẩn mực đạo đức.

Kết quả cho thấy ranh giới về thái độ quan hệ tình dục được xem là khác nhau giữa nam và nữ, tuy nhiên trong bảng cho thấy, thái độ này giữa sinh viên và sinh viên nữ không có sự khác biệt nhau về các mức độ tỉ lệ của thái độ p>0,05.


Thái độ của sinh viên đối với việc sống chung trước khi kết hôn. Bảng 3.11. Thái độ của sinh viên đối với việc sống chung trước hôn nhân

Thái độ

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Rất đồng ý

21 (62)

13 (38)

34 (9)

9

46 (64)

26 (36)

72 (18)

27

Bình thường

63 (50)

62 (50)

125 (31)

58

Không đồng ý

58 (55)

48 (45)

106 (27)

84

Rất không đồng ý

37 (59)

26 (41)

63 (16)

100

Đồng ý

Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p=0,3.

Có 27% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý với việc sống chung với nhau trước khi kết hôn, trong đó nam có tỉ lệ cao hơn nữ.

Nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về các mức độ thái độ sống chung với nhau trước khi kết hôn của sinh viên nam và nữ.

Từ kết quả cho thấy có 27% sinh viên có thái độ rất đồng ý và đồng ý với việc chung sống trước khi kết hôn, trong đó nam có tỉ lệ cao hơn nữ. Nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về các mức độ thái độ sống chung trước hôn nhân của sinh viên nam và nữ.

Hay nói cách khác, nếu hỏi 4 sinh viên thì có khoảng 1 sinh viên có thái độ đồng ý về chung sống với nhau giữa nam và nữ trước khi kết hôn. Sinh viên ngày nay có xu hướng tự lập cao và việc thiết lập mối quan hệ, trong đó sống chung trước hôn nhân hay quan hệ tình dục giữa hai người khác giới, thường được nhìn nhận như là một hành động chứng tỏ sự trưởng thành. Có nhiều cách giải thích khác nhau, như điều kiện kinh tế của họ chưa thể tổ chức lễ cưới, mua nhà, tổ chức đời sống gia đình. Hai là sống xa gia đình, họ cần có bạn có thể sống theo ý mình, tính tự lập có thể là yếu tố củng cố họ sống chung với nhau. Động lực thúc đẩy họ, nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn, sự an toàn trước tiên là quan hệ tình dục với bạn tình. Có thể lý nhìn nhận từ gốc độ khác rằng sinh viên có thái độ đồng ý một cách mạch mẽ hay không mạnh mẽ do tâm lý tò mò và muốn khám phá cái mới, cái lạ. Nếu đứng trên nhận thức đạo đức, cho rằng tự do phóng túng, tình cảm không còn được coi trọng, thì có thể dẫn đến nguy cơ phụ nữ có thai ngoài ý muốn. hành vi nạo phá thai sẽ diễn ra và ảnh hưởng đến sức khỏe. Sống chung với nhau để hai người biết những đức tính tốt và những đức tính xấu rồi coi thử coi có chấp nhận lẫn nhau hay không, đó là một điều tốt. Một số nhà giáo dục, cha mẹ lo ngại cho lối suy nghĩ này của sinh viên. Họ cho rằng nếu tình hình tiếp tục theo chiều hướng này thì xã hội sẽ dần biến mất đơn vị gia đình, và sẽ ngày càng có nhiều trẻ em sinh ra ngoài giá thú. Đây cũng là những điều cần có những nghiên cứu nghiêm túc về các vấn đề trên, tuy nhiên nó nằm ngoài mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.

Thái độ của sinh viên đối với hiện tượng li hôn/ li dị.

Bảng 3.12. Thái độ của sinh viên đối với hiện tượng ly hôn/ li dị


Thái độ

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Rất đồng ý

23 (59)

16 (41)

39 (10)

10

Đồng ý

53 (59)

37 (41)

90 (23)

33

Bình thường

61 (56)

48 (44)

109 (27)

60

Không đồng ý

31 (56)

25 (44)

56 (14)

73

Rất không đồng ý

57 (54)

49 (46)

106 (27)

100

Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng p=0,9.

Cứ 10 sinh viên thì có khoảng 1 sinh viên có thái độ rất đồng ý việc ly hôn/ li dị, 2 sinh viên đồng ý li hôn/li dị.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về các mức độ của thái độ ở sinh viên nam và nữ với hiện tượng li hôn / li dị.

3.4. Tỉ lệ có khả năng rối nhiễu tâm lý theo các mức độ khác nhau ở sinh viên.‌

Rối nhiễu lo âu có điểm trung vị là 13, khoảng tin cậy 95% của trung vị là từ 7 đến

49.

Rối nhiễu Stress có điểm trung vị là 11, khoảng tin cậy 95% của trung vị là 6 đến 53. Rối nhiễu trầm cảm có điểm trung vị là 14, khoảng tin cậy 95% là từ 9 đến 40.

Bảng 3.13. Trị số trung bình, trung vị của thang điểm DASS-42.



Trung bình

Trung vị

KTC 95% (*)

Lo âu

14,8

13

7,0-49

Stress

13,3

11

6-53

Trầm cảm

20

14

9,0-40

(*)Khoảng tin cậy 95% của Trung vị.

Có khoảng 15% sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở mức độ nặng. Trong đó sinh viên nam có tỉ lệ hiện mắc là 52%, sinh viên nữ 48% [25], tác giả Bayram, Bilgel.N mô tả cắt ngang trên 1.617 sinh viên, bằng thang đo DASS-42 phiên bảng tiếng anh, kết quả là rối nhiễu trầm cảm, lo âu và stress mức độ nặng vừa phải hoặc cao hơn đã được tìm thấy có ở sinh viên có tỉ lệ lần lượt là 27%, 47% và 27% người trả lời tương ứng. Lo âu và stress đã được cao hơn điểm giữa các học sinh nữ. Sinh viên năm thứ hai tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao hơn năm khác.

Những sinh viên mà hài lòng với nền giáo dục thì các rối nhiễu tâm lý của họ như trầm cảm, lo âu và stress thấp hơn. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu và stress cao giữa các sinh viên là đáng báo động [34],[93].

Sinh viên có khả năng bị rối nhiễu trầm cảm.

Trong mẫu nghiên cứu này, người nghiên cứu nhận thấy có khoảng 15% sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở mức độ nặng. Trong đó sinh viên nam có tỉ lệ hiện mắc là 52%, sinh viên nữ 48%.

Có 9% sinh viên có biểu hiện trầm cảm rất nặng.

Kết quả này so sánh với kết quả một nghiên cứu tại Hàn Quốc trầm cảm chiếm 52% (1.640 sinh viên). Các yếu tố đó đã ảnh hưởng là dễ bị tổn thương, stress, hỗ trợ xã hội, đối phó [92]. Có 9% sinh viên có biểu hiện trầm cảm rất nặng. Như vậy kết quả khảo sát trên sinh viên Việt Nam có tỉ lệ trầm cảm nặng và rất nặng thấp hơn kết quả khảo sát trên sinh viên Hàn Quốc, Anh, Úc.


Bảng 3.14. Tỉ lệ có khả năng rối nhiễu trầm cảm của sinh viên.


Trầm cảm

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Bình thường

28 (65,1)

15 (34,9)

101 (25)

25

Nhẹ

45 (53,6)

39 (46,4)

78 (20)

45

Vừa

102 (57,3)

76 (42,7)

126 (32)

75

Nặng

31 (51,7)

29 (48,3)

60 (15)

90

Rất nặng

19 (54,3)

16 (45,7)

35 (10)

100

Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p=0,7.

Tại sao có sự khác biệt này, để có đáp án thuyết phục, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo và bộ công cụng đo lường phải được chuẩn hóa ở phiên bảng tiếng Việt. Tuy nhiên với hệ số tin cậy alpha Cronbach của phiên bảng tiếng Việt và tiếng Anh, có thể tạm thời so sánh các yếu tố rối nhiễu trên sinh viên Việt Nam (ngành Y) phụ thuộc nhiều vào tính cách, văn hóa, tâm lý của người Việt- sức chịu đựng cao (Trần Ngọc Thêm, 2003). Tỉ lệ nào khác với một số công trình nước ngoài như kết quả của một số tác giả cho rằng nữ có tỉ lệ trầm cảm cao hơn nam [54]. Rối nhiễu trầm cảm sinh viên, 25% sinh viên bình thường trong đó nam là 65% và nữ là 35%, 20% rối nhiễu trầm cảm nhẹ trong đó nam là 54% nữ là 46%,

32% là vừa trong đó nam là 37% nữ là 43%, 15% nặng nam là 52% nữ là 48, 9% rất nặng

nam là 54% và nữa là 46%, bảng 3.26.


Nhẹ

Vừa

Rất nặng

Bình thường

Nặng

Biểu đồ 3.13. Mức độ rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên.


Sinh viên có khả năng bị rối nhiễu lo âu.

Có 13% sinh viên lo âu ở mức độ nặng, 11% ở mức độ rất nặng.

Lo âu ở mức độ bình thường của sinh viên nam là 57%, nữ là 43%. Lo âu ở mức độ nhẹ của sinh viên nam là 55%, nữ là 45%. Lo âu ở mức độ vừa sinh viên nam là 59%, sinh viên nữ là 41%. Có 13% sinh viên lo âu ở mức độ nặng, trong đó tỉ lệ ở sinh viên nam là 48%, và tỉ lệ sinh viên nữ là 52%. Sinh viên nam và nữ có 11% rối nhiễu lo âu ở mức độ rất nặng, trong nhóm này rối nhiễu lo âu nặng ở nam có tỉ lệ là 57% và nữ là 43%. Kiểm định bằng phép kiểm chi bình phương khuynh hướng không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của các nhóm sinh viên nam và nữ về quy rối nhiễu lo âu (p>0,05).

Bảng 3.15. Tỉ lệ có khả năng các mức độ rối nhiễu lo âu của sinh viên.


Lo âu

Nam

n (%)

Nữ

n (%)

Nam + Nữ

n (%)

Phần trăm tích lũy

Bình thường

58 (57,4)

43 (42,5)

101 (25)

25

Nhẹ

41 (54,6)

34 (45,3)

75 (19)

44

Vừa

76 (59,4)

52 (40,6)

50 (32)

76

Nặng

24 (48)

26 (52)

50 (13)

89

Rất nặng

26 (56,5)

20 (43,5)

46 (11)

100

Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p=0,7.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2024